intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông báo số 55/2006/TB-VPCP

Chia sẻ: Son Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

76
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông báo số 55/2006/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư và sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2006-2010 của tổng công ty Hóa chất Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông báo số 55/2006/TB-VPCP

  1. VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ****** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 55/2006/TB-VPCP Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2006 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, ĐẦU TƯ VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010 CỦA TỔNG CÔNG TY HÓA CHẤT VIỆT NAM Ngày 23 tháng 02 năm 2006, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh và sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2006-2010 của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Tổng Giám đốc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam báo cáo, ý kiến củ Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và của đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan liên quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau: 1. Đánh giá chung: Ngành Hóa chất là một ngành có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đã có nhiều cố gắng, phát huy tốt các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định cả về sản xuất và tiêu thụ, hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, giữ vai trò nòng cốt trong việc đáp ứng nhu cầu phân bón cho nông nghiệp và các sản phẩm hóa chất tiêu dùng cho xã hội; xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; tích cực sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, bảo đảm tiến độ và có hiệu quả. Tuy nhiên, sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí nòng cốt trong ngành Hóa chất Việt Nam; các sản phẩm như hóa dược, hóa dầu… chưa đáp ứng được nhu cầu; một số dự án quan trọng như sản xuất phân bón DAP, đạm từ than… tiến độ triển khai còn chậm. 2. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới: Kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh và sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2006-2010 của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam phải bám sát nội dung Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Hóa chất Việt Nam đến năm 2010 có tính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó cần lưu ý:
  2. - Tổng công ty Hóa chất Việt Nam phải là doanh nghiệp nòng cốt, đi đầu trong sản xuất hóa chất cơ bản và sản xuất các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng, đáp ứng nhu câàu trong nước và xuất khẩu. - Phải xác định những dự án trọng điểm, khả thi để tập trung đầu tư nhằm sớm đưa vào sản xuất, nhất là những dự án sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp (sản xuất phân đạm từ khí thiên nhiên và từ than, sản xuất NPK theo công nghệ tiên tiến, sản xuất DAP, khai thác muối mỏ tại Lào…), các dự án hóa được để sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất các loại thuốc chữa bệnh thiết yếu. - Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất hiện có, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tiếp thu công nghệ hiện đại để tự chủ vận hành các nhà máy mới, nhất là đối với những cơ sở sản xuất phân bón (DAP, đạm từ than…), lốp ôtô (lốp radian), xút, soda… - Chủ động xây dựng hoặc tham gia các dự án hóa dầu tại các khu lọc hóa dầu đang và sẽ xây dựng (nhà máy sản xuất PP, LAB, PS, PE, PTA, VMC…), Cụm công nghiệp sử dụng khí tại Phú Mỹ, Cụm công nghiệp sử dụng khí Tây Nam… - Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nhằm tăng doanh số, chủng loại sản phẩm xuất khẩu. - Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp trực thuộc theo hướng: Cổ phần hóa những đơn vị Nhà nước đang nắm giữ 100% vốn điều lệ (trừ Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam); bán tiếp cổ phần ở những đơn vị mà Nhà nước đang nắm giữ cổ phần chi phối nhằm huy động thêm nguồn vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm của Tổng công ty. 3. Về một số kiến nghị của Tổng công ty: - Đồng ý chuyển Tổng công ty Hóa chất Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty xây dựng Điều lệ hoạt động và Quy chế tài chính, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Về cơ cấu, chính sách ưu đãi đối với các dự án quan trọng, Tổng công ty xây dựng dự án, đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi trình Thủ tướng Chính phủ. - Giao Tổng công ty Hóa chất Việt Nam chủ trì, thực hiện các dự án hóa dược; phối hợp với Tổng công ty Dược Việt Nam thực hiện dự án sản xuất thuốc kháng sinh. - Đồng ý Tổng công ty Hóa chất Việt Nam thực hiện dự án liên doanh sản xuất hydroxyt nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tổng công ty xây dựng dự án,t rình duyệt theo quy định. - Về nguyên tắc, đồng ý giao Tổng công ty Hóa chất Việt Nam quản lý, khảo sát, quy định sử dụng và khai thác khu mỏ quặng apatit tại tỉnh Lào Cai.
  3. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan và Tổng công ty Hóa chất Việt Nam biết, thực hiện./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; PHÓ CHỦ NHIỆM - Ban Kinh tế TW; - Các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, LĐ-TB và XH: Nội vụ; Tài nguyên và Môi trường; - UBND các tỉnh: Lào Cai, Lâm Đồng. - Các TCty: Hóa chất VN, Dược VN: Cao su VN; - VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý, PCN Phạm Viết Muôn, Các vụ: TH, KTTH, ĐMDN, ĐP, TTBC, Website CP; Văn Trọng Lý - Lưu: Văn thư, CN (5)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2