TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
TH NG BÁO VÀ R T INH NGHI M VỀ B NH NH N<br />
NHIỄM GIUN ƢƠN THỂ<br />
N TOẢ SU MÒN NẶNG<br />
ĐƢỢC CH N ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THÀNH C NG<br />
TẠI B NH VI N QU N 1 3<br />
Nghiêm Thị Minh Châu*; Nguyễn Hoàng Hiệp*<br />
Nguyễn Ngọc Châu*; Nguyễn Thị Hạnh*<br />
TÓM TẮT<br />
Thông báo và rút kinh nghiệm về trường hợp bệnh nhân (BN) nhiễm giun lươn thể lan tỏa suy<br />
mòn nặng được chẩn đoán và điều trị thành công tại Bệnh viện Quân y 103, kết quả cho thấy:<br />
- Nhiễm giun lươn ít gặp ở miền Bắc.<br />
- BN nhiễm giun lươn thể lan tỏa điển hình thường có tam chứng: đau bụng, tiêu chảy, mề đay.<br />
Tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân ái toan trong máu và tổ chức là triệu chứng gợi ý quan trọng.<br />
- Xét nghiệm ELISA nên chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ.<br />
- Tẩy giun lươn cần nhắc lại nhiều lần đến khi các xét nghiệm phân, ELISA âm tính sau 15 ngày<br />
kể từ khi tẩy giun.<br />
* Từ khóa: Nhiễm giun lươn thể lan tỏa; Suy mßn nÆng.<br />
<br />
Lessons Drawn from a Case of Disseminated Strongyloidiasis and<br />
Severe Cachexia Successfully Treated at 103 Hospital<br />
Summary<br />
To report and to draw experience from one severe cachectic case with disseminated strongyloidiasis<br />
who was diagnosed and successfully treated at 103 Hospital, the results show that:<br />
- Infected with strongyloids stercoralis is rare in the North.<br />
-The patient infected with disseminated strongyloidiasis is clinically characterized by water<br />
diarrhea, abdominal cramping and urticarial rash. The increasing rate of eosinophil in blood and<br />
tissue is an importantly suggestive symptom.<br />
- ELISA test should be prescribed in suspected cases.<br />
Anthelmintic therapy must be repeated several times until stool examinations, ELISA results<br />
are negative 15 days after the day’s taking anthelmintic drug.<br />
* Key words: Disseminated strongyloidiasis; Severe cachexia.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh nhiễm giun lươn là bệnh hiếm<br />
gặp tại khu vực miền Bắc. Ở phía Bắc nói<br />
<br />
chung và Hà Nội nói riêng, chưa có công<br />
trình nghiên cứu nào về dịch tễ, lâm sàng<br />
và điều trị bệnh này. Nhân một trường hợp<br />
BN bị suy mòn do nhiễm giun lươn được<br />
<br />
* Bệnh viện uân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nghiêm Thị Minh Châu (chaunghiemminha7@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/04/2015; Ngày phản biện đánh giá ài báo: 27/06/2015<br />
Ngày ài báo được đăng: 13/07/2015<br />
<br />
161<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
chẩn đoán và điều trị thành công tại Bệnh<br />
viện Quân y 103, chúng tôi xin thông báo<br />
để các đồng nghiệp tham khảo và rút kinh<br />
nghiệm trong quá trình chẩn đoán, điều trị.<br />
TÓM TẮT B NH ÁN<br />
- BN: P.B.T; tuổi: 50; nam giới.<br />
- Lý do vào viện: teo cơ, suy mòn.<br />
Tóm tắt diễn biến và quá trình điều trị:<br />
cách đây khoảng 4 năm, BN biểu hiện<br />
ngứa da, nổi mề đay, mụn loét toàn thân.<br />
BN được điều trị tại nhiều cơ sở y tế với<br />
chẩn đoán viêm da dị ứng… Thuốc thường<br />
sử dụng là kháng histamine, corticoid.<br />
BN ổn định từng đợt, tuy nhiên bệnh hay<br />
tái lại. Kèm theo đó, BN ăn uống kém, đại<br />
tiểu tiện táo lỏng thất thường, đặc biệt có<br />
những đợt ỉa lỏng kéo dài kèm đau bụng<br />
âm ỉ lan tỏa, cơ thể ngày càng gày yếu,<br />
gần đây sút 13 kg/3 tháng. Khoảng 3 tháng<br />
trước khi vào viện, BN thường xuyên buồn<br />
<br />
nôn và nôn ngay sau khi ăn. BN đã điều trị<br />
tại nhiều bệnh viện tại Hà Nội với chẩn<br />
đoán: teo cơ tứ chi chưa rõ nguyên nhân;<br />
viêm đại tràng; bệnh lý dạ dày tá tràng…,<br />
các triệu chứng bệnh không cải thiện. Một<br />
tuần trước khi vào viện, BN vào Bệnh<br />
viện Quân y 103 điều trị do không tự đi lại<br />
được vì suy mòn. BN có sở thích và rất<br />
hay ăn tiết canh và hải sản sống.<br />
Tình trạng BN khi vào viện: BMI: 12,84,<br />
phù thiểu dưỡng.<br />
- Da nhiều vết thâm rải rác toàn thân<br />
(sẹo của những lần loét da trước đã lành),<br />
không loét, không ngứa (trước kia có ngứa,<br />
BN phải dùng các thuốc chống ngứa, kháng<br />
histamine, corticoid…nay đã hết), không sốt.<br />
- Huyết áp: 130/90 mmHg, mạch: 78 80 nhịp/phút.<br />
- BN không tự đi lại được do teo cơ<br />
2 chân, yếu 2 chân.<br />
- Các xét nghiệm:<br />
<br />
Công thức máu<br />
<br />
Bạch cầu: 12,2 G/l; N: 49,7%; L: 18,8%; M: 6,6%; E: 24,3%; hồng cầu:<br />
3,83 T/l; huyết sắc tố: 129 g/l<br />
<br />
Sinh hóa máu<br />
<br />
Glucose: 6,7 mmol/l; ure: 5,2 mmol/l; creatinin: 40 µmol/l; albumin:<br />
+<br />
34,7 g/l; protein: 57,7 g/l; GOT: 24 U/l; GPT: 35 U/l; Na : 128 mmol/l;<br />
+<br />
K : 2,5 mmol; Cl : 91 mmol/l; Ca.TP: 1,7 mmol/l; CRPhs: 9 mg/l.<br />
Cortison: 8,8 µg/dl; PCT: 0,115 ng/ml<br />
<br />
Kết quả xét nghiệm các marker Trong giới hạn bình thường<br />
ung thư<br />
Hình ảnh mô bệnh học của<br />
cơ, niêm mạc đại tràng<br />
<br />
- Mô bệnh học cơ trên tiêu bản sinh thiết: bình thường<br />
<br />
Xét nghiệm miễn dịch<br />
<br />
Định lượng IgE máu: > 2.500 IU/ml<br />
<br />
Soi tươi phân<br />
ELISA máu<br />
<br />
- Hình ảnh viêm niêm mạc đại tràng mạn tính, tăng bạch cầu hạt ái toan<br />
thành từng ổ<br />
<br />
u trùng giun lươn giai đoạn II (dày đặc: +++)<br />
Dương tính với S. Stercoralis (2,9 UI)<br />
<br />
Từ những căn cứ trên, BN được chẩn đoán: suy mòn suy kiệt do nhiễm giun lươn<br />
thể lan tỏa.<br />
162<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
* Điều trị:<br />
- Điều trị đặc hiệu trong 2 lần đầu với<br />
phác đồ abendazole 400 mg/ngày trong<br />
vòng 3 ngày. Sau lần đầu điều trị, BN đã<br />
giảm đau bụng, cảm giác muốn ăn và sau<br />
khi ăn không buồn nôn. Sau lần điều trị 2,<br />
BN hết đau bụng, ăn uống ngon miệng,<br />
lên 4 kg.<br />
- Điều trị lần thứ 3: phác đồ thiabendazole<br />
dùng 25 mg/kg, 2 lần mỗi ngày, trong vòng<br />
3 ngày. BN ăn uống tốt, không buồn nôn<br />
và nôn, không đau bụng.<br />
Trong cả 3 lần điều trị, BN đều được<br />
tăng cường nuôi dưỡng qua đường tĩnh<br />
mạch.<br />
Xét nghiệm soi tươi tìm ấu trùng giun<br />
lươn sau lần điều trị đầu chỉ còn 2 ấu<br />
trùng/vi trường; sau lần điều trị 2 âm tính.<br />
Xét nghiệm ELIS máu sau điều trị lần<br />
đầu: 1,9 UI.<br />
Xét nghiệm ELIS máu sau điều trị lần 2:<br />
0,7 UI.<br />
Xét nghiệm ELIS<br />
lần 3: âm tính.<br />
<br />
máu sau điều trị<br />
<br />
BÀN UẬN<br />
Giun lươn có tên khoa học là Strongyloids<br />
stercoralis. Đây là loài giun tròn nguy hiểm<br />
nhất trong các loài ký sinh trùng đường<br />
tiêu hóa của người, vì chúng có khả năng<br />
tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự<br />
nhiễm). Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm và tái nhiễm<br />
giun lươn khá cao, chiếm 1 - 2% dân số.<br />
Tuy nhiên, bệnh ít gặp ở miền Bắc, chủ yếu<br />
gặp ở các tỉnh phía Nam. Trong khoảng<br />
5 năm gần đây, các bệnh viện khu vực<br />
Hà Nội phát hiện 3 - 4 trường hợp nhiễm<br />
giun lươn do các tổn thương da điển hình,<br />
<br />
trong khi đó, bệnh viện phía Nam gặp<br />
khoảng 120 - 130 trường hợp, triệu chứng<br />
chủ yếu ở đường tiêu hóa.<br />
Theo Speare R (1989), các dạng nhiễm<br />
giun lươn có thể liên quan đến rối loạn về<br />
miễn dịch, nhưng nguyên nhân chủ yếu là<br />
sử dụng corticosteroid vì hiệu ứng sinh<br />
học trực tiếp của loại thuốc này lên giun<br />
lươn. Nhiễm giun lươn là một bệnh chưa<br />
được đánh giá đúng mức, hầu hết BN<br />
đều không có triệu chứng đặc hiệu [3].<br />
Quá trình sống trong cơ thể người,<br />
giun đực bị tống xuất ra ngoài khi BN ho<br />
hoặc cũng có thể bị nuốt xuống thực quản,<br />
rồi xuống ruột, nhưng sẽ bị chết vì không<br />
sống ký sinh được. Trong khi đó, giun cái<br />
rơi vào thực quản, xuống ruột, ký sinh<br />
trong thành ruột, sinh sản tiếp tục theo<br />
chu kỳ sinh học. Thời gian từ lúc ấu trùng<br />
xâm nhập vào cơ thể cho đến khi phát<br />
triển thành giun trưởng thành, có khả năng<br />
sinh sản mất khoảng 20 - 30 ngày qua hai<br />
lần lột vỏ. Giun cái ký sinh có thể sống từ<br />
10 - 13 năm ở người. Như vậy, thời gian<br />
từ khi BN nhiễm giun lươn đến khi có triệu<br />
chứng có thể rất dài. Đặc điểm này khác<br />
với giun móc và các loài giun tròn khác và<br />
tạo nên tính nguy hiểm [1].<br />
Đối chiếu với BN của chúng tôi, điều<br />
này hoàn toàn phù hợp. Những biểu hiện<br />
lâm sàng ở da của BN chính là triệu<br />
chứng trên da ở BN nhiễm giun lươn. BN<br />
cũng có thời gian dài sử dụng corticoid.<br />
Theo tài liệu nghiên cứu về lâm sàng<br />
các thể nhiễm giun lươn: ở giai đoạn đầu<br />
của bệnh, phổ biến nhất là triệu chứng về<br />
da liễu, triệu chứng tiêu hóa và hô hấp.<br />
Với thể nhiễm giun mạn tính, thông thường<br />
BN sẽ không có triệu chứng rõ rệt, nhưng<br />
163<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
có thể gặp một số triệu chứng tiêu hóa.<br />
Như vậy, có thể thấy cùng một phương<br />
thức lây nhiễm, nhưng triệu chứng nhiễm<br />
giun lươn khác với nhiễm giun móc do<br />
không gây thiếu máu.<br />
Một nghiên cứu tại Khoa Nội Tiêu hóa,<br />
Bệnh viện Nhân dân 115 từ năm 2004 2005 ghi nhận trong nhóm những BN bị<br />
rối loạn tiêu hóa kéo dài hay tái đi tái lại<br />
có đến 82% bị nhiễm giun lươn.<br />
Trong trường hợp này, BN không thiếu<br />
máu, triệu chứng tiêu hóa chủ yếu là<br />
buồn nôn, nôn, đi lỏng kéo dài từng đợt.<br />
Chính vì vậy, BN đã từng được chẩn<br />
đoán: theo dõi viêm đại tràng. BN được<br />
sinh thiết đại tràng, kết quả cho thấy hình<br />
ảnh tăng tế bào ưa eosin tại ổ viêm. Với<br />
trường hợp này, chúng tôi chưa phát hiện<br />
thấy giun lươn tại niêm mạc đại tràng.<br />
Theo Skerratt LF (1995), nên lấy nhiều<br />
mẫu bệnh để kiểm tra sự có mặt của giun<br />
lươn như: dịch rửa phế quản, nước tiểu,<br />
dịch dạ dày, phân, mẫu sinh thiết da…,<br />
nhưng trong thực tế thực hành lâm sàng<br />
mẫu sinh thiết và nội soi ở ruột hiếm khi<br />
lấy được [4]. Trường hợp BN này khó vận<br />
động đồng ý sinh thiết đại tràng lần 2 tại<br />
một vị trí khác.<br />
Một số tác giả cho rằng khi tỷ lệ bạch<br />
cầu đa nhân ái toan tăng trong máu là lúc<br />
ký sinh trùng không còn ở ruột mà đã di<br />
chuyển vào tổ chức, lúc này xét nghiệm<br />
phân khó tìm thấy bằng chứng. Tuy vậy,<br />
điều này có lẽ phù hợp với các loài giun<br />
tròn khác, còn đối với giun lươn do quá<br />
trình tự nhiễm nên có thể đồng thời ấu trùng<br />
giun lươn ở cả tổ chức và ruột. Theo đa<br />
số tác giả: ưa eosin tăng không điển hình<br />
cho bệnh nhiễm giun lươn lan tỏa, tuy nhiên<br />
164<br />
<br />
triệu chứng này đi kèm cho tiên lượng tốt<br />
hơn [4, 5]. BN của chúng tôi có tỷ lệ ưa<br />
eosin trong máu tăng (24,3%), phù hợp<br />
với các nghiên cứu trong và ngoài nước,<br />
tỷ lệ tử vong ở BN nhiễm giun lươn lan<br />
tỏa > 80%, khi được điều trị, khả năng hồi<br />
phục của BN khá nhanh. Sau 3 tháng<br />
điều trị, trọng lượng BN tăng được 5 kg.<br />
Chẩn đoán huyết thanh, xét nghiệm công<br />
thức máu để xác định số lượng tế bào ưa<br />
eosin, soi phân tìm ký sinh trùng là những<br />
phương pháp kinh điển để chẩn đoán<br />
nhiễm giun lươn mạn tính. Triệu chứng<br />
tăng tế bào ưa eosin ở BN nguy cơ cao<br />
có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 93%.<br />
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp<br />
với thông báo về đặc điểm lâm sàng những<br />
ca nhiễm giun lươn được phát hiện tại<br />
Bệnh viện Nhân dân 115; Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng TW; Viện Lâm<br />
sàng các bệnh nhiệt đới...<br />
Có nhiều phương pháp để tìm ấu trùng<br />
giun lươn, nhưng do bệnh ít gặp ở phía<br />
Bắc, vì vậy, khi chỉ định xét nghiệm cần<br />
ghi rõ: “Tìm giun lươn” để các phòng xét<br />
nghiệm có thể lưu ý lựa chọn sử dụng<br />
phương pháp chuyên biệt theo khả năng<br />
của từng labo như phương pháp Baermann.<br />
Chẩn đoán huyết thanh có thể thực hiện<br />
bằng những phương pháp như ELIS hoặc<br />
GPIA (Gelatin particle indirect agglutinationngưng kết hạt gelatin gián tiếp) với độ nhạy<br />
dao động từ 70 - 98%, độ đặc hiệu lên đến<br />
gần 100% ngay cả ở BN đã bị suy giảm<br />
miễn dịch.<br />
Điều đáng chú ý là khi nhiễm bệnh,<br />
giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể và lại<br />
có quá trình tự nhiễm, do đó việc điều trị<br />
gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
Ở những BN có sức đề kháng kém<br />
hoặc táo bón, ấu trùng thực quản phình<br />
nếu ở lâu trong ruột, không được thải ra<br />
ngoài sẽ phát triển thành ấu trùng thực<br />
quản hình ống, ấu trùng thực quản hình<br />
ống xuyên qua thành ruột vào hệ tuần<br />
hoàn tĩnh mạch để bắt đầu chu kỳ mới.<br />
* Về điều trị: BN của chúng tôi được<br />
điều trị 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tuần.<br />
- Lần 1: abendazole 400 mg/ngày trong<br />
3 ngày. Sau điều trị lần 1: kết quả soi tươi<br />
phân tìm ấu trùng giun lươn (2 ấu trùng/vi<br />
trường); kết quả ELIS : 1,9 UI (trước điều<br />
trị ấu trùng giun lươn dày đặc vi trường;<br />
xét nghiệm ELISA: 2,9 UI).<br />
- Lần 2: abendazole 400 mg/ngày trong<br />
3 ngày. Sau điều trị lần 2: kết quả soi tươi<br />
phân tìm ấu trùng giun lươn (âm tính); kết<br />
quả ELIS : 0,7 UI; BN lên được 4 kg.<br />
- Lần 3: mặc dù sau lần điều trị 2, kết<br />
quả soi tươi phân tìm ấu trùng giun lươn<br />
(âm tính), BN vẫn được điều trị tiếp bằng<br />
thiabendazole 25 mg/kg, 2 lần mỗi ngày<br />
trong 3 ngày. Sau điều trị, kết quả ELISA:<br />
âm tính.<br />
Sau lần điều trị thứ 3, BN lên thêm được<br />
1 kg.<br />
Trong thời gian này chúng tôi kết hợp<br />
tăng cường nuôi dưỡng cho BN qua<br />
đường tĩnh mạch. Suốt quá trình điều trị,<br />
tác dụng không mong muốn của thuốc<br />
trên BN không đáng kể, BN có thể chịu<br />
đựng được và không phải dừng điều trị<br />
giữa chừng.<br />
Hiện nay, theo hướng dẫn của Viện Sốt<br />
rét - Ký sinh trùng và Côn trùng TW, các<br />
thuốc sử dụng điều trị nhiễm giun lươn<br />
<br />
có thể là albendazole, thiabendazole hoặc<br />
ivermectin.<br />
- Thiabendazole dùng 25 mg/kg, 2 lần<br />
mỗi ngày, trong 3 ngày có hiệu quả cho<br />
khoảng 70% trường hợp. Liệu pháp sẽ<br />
được lặp lại sau 2 - 3 tuần để bảo đảm<br />
loại trừ hoàn toàn ký sinh trùng. Phản<br />
ứng phụ của thuốc như buồn nôn, khó<br />
chịu, ảo giác và một số vấn đề tâm thần<br />
kinh khá phổ biến (> 95% trường hợp).<br />
- Abendazole 400 mg/ngày trong 3 ngày<br />
có hiệu quả và tác dụng không mong muốn<br />
tương tự.<br />
- Ivermectin hiệu quả ngang với<br />
thiabendazole với phản ứng phụ dễ chịu<br />
hơn và thời gian điều trị ngắn hơn (2 ngày)<br />
cho trường hợp mạn tính. Liều dùng phổ<br />
biến 200 µg/kg, 1 liều duy nhất. Liệu pháp<br />
này cũng đã áp dụng thành công trong<br />
điều trị thể nhiễm lan tỏa. Do chu kỳ tự<br />
nhiễm có thể kéo dài đến 2 tuần, các tác<br />
giả này đề nghị sử dụng liên tục thuốc<br />
cho đến khi có cải thiện về mặt lâm sàng<br />
và kết quả xét nghiệm (soi tươi phân,<br />
ELISA) âm tính sau 15 ngày kể từ khi<br />
dừng thuốc. Liệu pháp corticosteroid trong<br />
thời gian này nên được tạm dừng. BN của<br />
chúng tôi không sử dụng corticoid trong<br />
suốt thời gian điều trị và cũng được khuyến<br />
cáo không dùng thuốc này khi về nhà.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua chẩn đoán, điều trị và theo dõi BN<br />
suy mòn nặng do nhiễm giun lươn thể lan<br />
tỏa ở trên, chúng tôi rút ra một số kinh<br />
nghiệm:<br />
- Trên lâm sàng, BN có đủ tam chứng:<br />
đau bụng, tiêu chảy, mề đay. Triệu chứng<br />
165<br />
<br />