intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thông sử trung quốc - phần 2

Chia sẻ: Kloi Roong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

82
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"thông sử trung quốc" là tập một của quyển thượng trong bộ "truyện thông sử trung quốc", kể lại những câu chuyện lịch sử, đồng thời giảng giải những kiến thức lịch sử chuẩn xác về một sự kiện, một nhân vật cụ thể, có quan điểm, có miêu thuật và có bình phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thông sử trung quốc - phần 2

44. Hạp Lư tiến đánh Ảnh Đô<br /> Hạp Lư thấy thực lực nước Ngô đã được tăng cường, lại có hai viên đại tướng là Ngũ Tử<br /> Tư và Tôn Vũ phò tá, sớm đánh vào nước Sở để tranh đoạt bá quyền. Tôn Vũ không đồng ý<br /> xuất xuân ngay, ông nói:<br /> - Nước Ngô ta mấy năm liền đánh trận liên miên, dân chúng mệt mỏi quá rồi, nên chờ<br /> thêm hai năm nữa, để cho dân chúng được nghỉ ngơi đã.<br /> Ngũ Tử Tư thì kiến nghị với Ngô Vương phân chia quân đội thành ba loạt. Trước tiên, cử<br /> loạt thứ nhất đến quấy phá biên giới nước Sở, chờ cho quân đội kéo ra nghênh chiến, quân<br /> Ngô lập tức lùi về, đợi cho quân Sở rút về, quân Ngô lại đổi loạt quân thứ hai tới quấy nhiễu.<br /> Như vậy, quân Ngô luân phiên quấy rối, quân Sở tất bật qua lại, không được nghỉ ngơi, thời<br /> gian kéo dài, tất nhiên sẽ mệt mỏi rời rã, mất hết ý chí chiến đấu. Tới lúc đó, nước Ngô hội<br /> hợp ba loại quân đó lại, tổng tấn công, nhất định sẽ giành được thắng lợi. Ngô Vương tiếp<br /> thu kiến nghị của Ngũ Tử Tư, một mặt tiếp tục chỉnh đốn nội chính, tích góp lực lượng; một<br /> mặt chia quân đi quấy rối nước Sở.<br /> Ngô Vương Hạp Lư lại trải qua sáu năm chuẩn bị, đến năm 14 Chu Kính Vương (năm 506<br /> trước Công Nguyên), liền quyết định đánh Sở Hạp Lư bổ nhiệm Tôn Vũ làm chủ tướng. Ngũ<br /> Tử Tư làm phó tướng, người em của mình là công tử Phù Khái làm tiên phong, đích thân<br /> làm thống soái, soái lĩnh sáu vạn quân Ngô xuất phát dưới sự chỉ huy của Tôn Vũ, trước tiên<br /> quân Ngô theo đường thủy qua sông Hoài, sau đó lại chuyển sang đường bộ, thông qua biên<br /> giới hai nước Thái và Đường, lặn lội hơn một nghìn dặm, vu hồi tới miền Đông Bắc nước Sở,<br /> tập kích vào mặt sườn, tiến thẳng vào ảnh Đô. Quân Ngô năm lần đánh năm lần thắng, đã<br /> đánh cho 25 vạn đại quân nước Sở tơi bời tan tác. Sở Chiêu Vương hoảng sợ quá đã phải bỏ<br /> cả ảnh Đô tháo chạy thoát thân.<br /> Được Tôn Vũ, Ngũ Tử Tư... hộ vệ, Hạp Lư tiến vào ảnh Đô. Ngũ Tử Tư khuyên Hạp Lư tiêu<br /> diệt ngay nước Sở. Tôn Vũ không đồng ý, nói:<br /> - Vì sao nước Sở lại rơi vào cảnh ngộ như ngày nay? Chính là vì Sở Bình Vương phế bỏ<br /> thái tử Kiến, lập con trai của Mạnh Doanh. Nếu chúng ta lập công tử Thắng lên làm vua Sở,<br /> khỏi phải nói công tử Thắng sẽ cảm kích chúng ta, sẽ nghe lời chúng ta, mà ngay cả đến dân<br /> chúng nước Sở cũng sẽ cảm kích chúng ta. Làm như vậy, ngoài mặt ta biểu thị sự khoan<br /> hồng đối với nước Sở, trên thực tế, có khác gì tiêu diệt nước Sở đâu, hơn thế, ta còn giành<br /> được tiếng tốt, há chẳng phải là càng tốt hơn hay sao?<br /> Hạp Lư không nghe theo lời Tôn Vũ, quyết định phá sạch, đốt sạch tông miếu của nước<br /> Sở. Thời cổ, tông miếu là thứ đại biểu cho một quốc gia; hủy hoại hết tông miếu có nghĩa là<br /> quốc gia đó đã bị diệt vong. Tiếp đó, Ngô Vương đã bầy đại tiệc ở trên cung điện vua Sở để<br /> chúc mừng thắng lợi. Mọi người đều vui mừng sung sướng, riêng chỉ có Ngũ Tử Tư là buồn<br /> bã chẳng vui. Ngô Vương hỏi:<br /> - Mục đích báo thù huyết hận của ngươi đã đạt được rồi, tại sao lại còn buồn nản như<br /> vậy?<br /> <br /> Ngũ Tử Tư nói:<br /> - Sở Bình Vương đã chết, Sở Chiêu Vương lại chạy trốn, thần không lột sống được da của<br /> chúng, không nhai sống được thịt của chúng, có chết thần cũng không nhắm được mắt.<br /> Ngô Vương hỏi:<br /> - Ngươi muốn được báo thù như thế nào?<br /> Ngũ Tử Tư nói:<br /> - Xin đại vương cho phép thần được khai quật mộ của Sở Bình Vương lên kéo thi hài của<br /> Sở Bình Vương ra, chặt đầu bêu chợ!<br /> Hạp Lư đã đồng ý.<br /> Ngũ Tử Tư dẫn đầu các binh sĩ dưới quyền tìm được phần mộ của Sở Bình Vương, cho<br /> đào lên, bật mở quan quách, kéo thi thể của Sở Bình Vương ra. Với mối thù hận tràn ngập<br /> trong lòng Ngũ Tử Tư tay xách roi da, xông tới chỗ thi thể Sở Bình Vương, ra sức quật<br /> mạnh, quật một mạch được hơn 300 roi mới dừng tay. Sau đó, Ngũ Tử Tư đã cắt đầu Sở<br /> Bình Vương, đem thi thể của Sở Bình Vương chặt thành từng miếng, vất rải rác khắp đồng<br /> ruộng.<br /> Sự việc Ngũ Tử Tư dùng roi quất vào thi thể Sở Bình Vương để phục thù đã được lan<br /> truyền đi rất nhanh. Sau khi người bạn cũ của Ngũ Tử Tư là Thân Bao Tư nghe nói vậy đã<br /> sai người đưa tới cho Ngũ Tử Tư một bức thư, đại ý trong thư nói rằng:<br /> “Việc báo thù này của ông thật là quá đáng, chỉ dựa vào vũ lực, lẽ dĩ nhiên cũng có thể<br /> nhất thời giành được thắng lợi, thế nhưng quá ư tàn bạo, cuối cùng cũng sẽ bị thất bại.<br /> Mong ông hãy mau mau rời khỏi nước Sở, nếu không, lời tôi nói là thiêng lắm đó!”.<br /> Ngũ Tử Tư đọc xong lá thư của Thân Bao Tư, suy nghĩ rất lâu, cuối cùng đã nói với người<br /> đưa thư:<br /> - Ngươi hãy thay ta chuyển lời nói với Thân Bao Tư, giữa trung và hiếu không thể trọn<br /> vẹn cả hai được. Ta cũng ví như người đi đường, trời đã rất tối rồi, mà đi đường vẫn còn rất<br /> xa. Chỉ cần đạt tới mục đích thì còn đếm xỉa gì đến cách đi nữa?<br /> Lúc đầu, Thân Bao Tư đã chẳng từng tiết lộ với Ngũ Tử Tư: “Nếu bạn diệt Sở thì tôi nhất<br /> định phục Sở”; bây giờ nghe xong câu trả lời của Ngũ Tử Tư, Thân Bao Tử cảm thấy nếu còn<br /> khuyên nữa cũng chẳng có ích gì, mà cần phải nhanh chóng nghĩ cách cứu vãn lại nước Sở.<br /> Thân Bao Tư nghĩ đến người mẹ của Sở Chiêu Vương là em gái của Tần ái Công; liền tới<br /> nước Tần để cầu cầu cứu binh lính. Tấn ái Công thấy nước Ngô cường thịnh, không muốn<br /> đắc tội với nước Ngô, nên không chịu xuất binh. Trước tình thế tổ quốc sắp bị diệt vong,<br /> nghĩ tới quê hương của cha mẹ bị người dày xéo mà không phương cứu vãn, Thân Bao Tư<br /> đau đớn cực độ, đứng ngay giữa triều đình nước Tần khóc lóc thảm thiết. Mọi người đều bỏ<br /> đi, ông vẫn đứng yên không động. Ông đã khóc như thế liền suốt bảy ngày, bảy đêm. Người<br /> nghe tiếng ông khóc, không ai là không cảm động trước tấm lòng yêu nước của ông.<br /> Tần ái Công nói:<br /> <br /> - Không ngờ Sở Chiêu Vương u mê ngu muội mà lại có kẻ hạ thần tốt như vậy, thật là<br /> hiếm có vậy.<br /> Tức thì Tần ái Công cử 500 chiếc binh xa tới cứu viện nước Sở.<br /> Quân Tần vừa kéo tới biên giới nước Sở, đã chạm trán ngay với quân Ngô. Lúc này, em<br /> trai của Hạp Lư là Phù Khái, tiên phong của quân Ngô đã lén lút chạy về nước Ngô, Phù Khái<br /> lừa dối mọi người dân trong nước nói:<br /> - Hạp Lư bị quân Tần đánh bại rồi, không biết sống chết thế nào.<br /> Sau đó Phù Khái tuyên bố kế thừa ngôi vua. Hạp Lư nhận được tin này vô cùng kinh ngạc.<br /> Đang cùng bàn bạc đối sách với Ngũ Tử Tư, lại có tin nước Việt thừa cơ đánh úp nước Ngô;<br /> đúng là đợt sóng này chưa yên, đợt sóng khác lại dồn tới. Hạp Lư chờ cho quân Tần vừa rút<br /> về, Hạp Lư lập tức hạ lệnh chuyển hướng đầu đoàn quân hỏa tốc trở về nước Ngô, trừng<br /> phạt Phù Khái.<br /> Phù Khái vốn dĩ chẳng có uy tín gì, các tướng sĩ trong Đô Thành nghe nói Hạp Lư dẫn đầu<br /> đại quân trở về, liền hăng hái chạy ra đầu hàng, rồi ngả theo. Phù Khái biết là đại thế đã mất,<br /> liền chạy trốn. Cuộc phản loạn đã được dẹp yên, Hạp Lư vẫn tại vị. Thế nhưng, từ đây về<br /> sau, nước Ngô và nước Việt đã hóa thành địch thủ của nhau. Ngô Vương đã thề phải trừng<br /> phạt nước Việt.<br /> <br /> 45. Câu Tiễn đại bại ở núi Cối Kê<br /> Ngô Vương Hạp Lư đã đánh bại nước Sở lớn mạnh, một lòng muốn khuếch trương thế lực<br /> ở khu vực Trung Nguyên, làm thủ lĩnh các nước chư hầu. Thế nhưng nước Việt ở phương<br /> Nam cũng đã ngày một cường thịnh lên, bắt đầu uy hiếp hậu phương của nước Ngô, khiến<br /> cho việc Bắc tiến xưng bá bị kiềm chế. Hạp Lư quyết định trước hết phải chinh phục nước<br /> Việt. Hạp Lư lấy cớ khi ông tiến đánh nước Sở thì nước Việt đã đánh úp nước Ngô, nên đã<br /> chuẩn bị xuất quân trừng phạt nước Việt. Năm 24 Chu Kinh Vương (năm 496, trước Công<br /> Nguyên), Việt Vương Doãn Thường qua đời, ông bất cháp sự phản đối của Ngũ Tử Tư, đích<br /> thân dẫn quân tiến đánh nước Việt.<br /> Việt Vương Câu Tiễn nhận được tin tình báo liền cất quân chống lại quân Ngô, cho bố trí<br /> trận địa ở vùng Tuy Lý (phía Tây Nam huyện Gia Hưng, tỉnh Triết Giang ngày nay). Trước<br /> thế trận tề chỉnh của quân Ngô, Câu Tiễn phái Đội cảm tử xông lên, thế nhưng binh sĩ của<br /> Đội cảm tử hai lần xông lên đều bị quân Ngô bắt sống, trận địa quân Ngô vẫn lặng yên bất<br /> động. Câu Tiễn lại nghĩ ra một kế sách: cưỡng bức một toán tù phạm đã bị phán xét xử tử<br /> hình, xếp thành ba hàng, mỗi người đặt một lưỡi kiếm lên trên cổ, hướng về phía trận địa<br /> quân Ngô, cao giọng nói to:<br /> - Hai quân đánh nhau, chúng tôi đã phạm phải quân lệnh, không xứng đáng là quân nhân<br /> nữa. Nay không dám trốn tránh hình phạt, xin tình nguyện dùng cái chết để chuộc tội.<br /> Nói xong, họ cùng tự vẫn. Hành vi kỳ quái đáng sợ này khiến tướng sĩ quân Ngô bị một<br /> cơn sốc kinh hoàng, mắt nhìn trơ trơ, ý chí chiến đấu rời rã, thế trận rối loạn. Chính trong<br /> lúc này đã nghe thấy tiếng trống thúc âm vang, tiếng gào thét dậy đất từ trong trại quân Việt<br /> phát ra, Câu Tiễn chỉ huy quân việt dùng thế dời núi, lấp biển lao thẳng vào quân Ngô xả<br /> thân chém giết. Quân Ngô bị đánh mạnh không kịp trở tay, toàn mặt trận tan vỡ, Hạp Lư bị<br /> một mũi giáo vào chân, giầy và nóng chân cái cũng bị chặt đứt, thiếu chút nữa là bỏ mạng.<br /> Nước Việt đã giành được một trận đại thắng.<br /> Trên mặt tinh thần, Ngô Vương Hạp Lư đã bị đánh một đòn chí mạng, cộng thêm tuổi già<br /> suy yếu, vết thương lại nặng, chưa trở về nước thì đã chết. Người kế ngôi vua là Phù Sai, con<br /> trai của Hạp Lư. Phù Sai quyết tâm báo thù cho cha. Phù Sai cử người đứng trước cửa cung<br /> điện, mỗi lần thấy ông ta ra vào thì không quên nhắc một câu có tính chất khích bác:<br /> - Phù Sai! Ngươi đã quên vụ Việt Vương giết chết cha ngươi rồi sao!<br /> Phù sai trả lời, nói:<br /> - Không! tôi không quên!<br /> Phù Sai tăng cường luyện binh, chờ đủ ba năm đoạn tang, sẽ cất quân đi đánh Việt để trả<br /> thù rửa nhục.<br /> Sau ba năm, Ngô Vương Phù Sai bổ nhiệm Ngũ Tử Tư làm Đại tướng, Bá Phỉ làm phó<br /> tướng, dẫn quân đội trong toàn quốc, đánh thẳng vào nước Việt. Việt Vương Câu Tiễn lập<br /> tức triệu tập các quan đại thần đến để bàn đối sách. Quan đại phu Phạm Lãi nói:<br /> <br /> - Để báo thù, Ngô Vương đã chuẩn bị suốt ba năm trời, binh mạnh, ngựa khỏe, rất khó có<br /> thể dịch được. Chúng ta chỉ thể kiên trì giữ, né tránh mũi kích xung phòng của chúng!<br /> Một quan đại phu khác là Văn Chủng cũng nói:<br /> - Thần nghĩ chi bằng ta cầu hòa, trước mắt cứ để cho nước Ngô rút hết quân rồi sẽ liệu:<br /> Câu Tiễn lại không nghĩ như vậy, nói:<br /> - Nước Ngô là kẻ thù truyền đời của chúng ta, chúng kéo tới, chúng ta phải ứng chiến,<br /> không đánh mà lại cầu hòa, để cho người ta cười cho à?<br /> Tức thì Câu Tiễn liền dẫn quân ra nghênh địch. Lần này là thủy chiến, Phù Sai đứng ở đầu<br /> thuyền, đích thân thúc trống trợ chiến. Quân Ngô cưỡi gió thuận nước lướt tới, mũi tên bắn<br /> vào binh thuyền nước Việt như mưa. Quân Việt phải ngược gió ngược, nước, thuyền không<br /> tiến được, mũi tên cũng không tới được chỗ đối phương, hoàn toàn rơi vào thế bị động,<br /> quân lính chết và bị thương nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Câu Tiễn đành phải bỏ<br /> thuyền trốn lên núi Cối Kê (phía Đông Nam huyện thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang ngày nay).<br /> Quân Ngô lên bờ truy đuổi rồi vây chặt Câu Tiễn. Lúc này, Văn Chủng lại nêu kiến nghị giảng<br /> hòa với Ngô Vương. Câu Tiễn hỏi:<br /> - Quân Ngô đã giành thắng lợi lớn, liệu vua Ngô có bằng lòng không?<br /> Văn Chủng nói:<br /> - Ngô Thái Tể Bá Phỉ là một kẻ tiểu nhân, tham tiền, háo sắc, lại giỏi đánh vào tâm lý của<br /> Phù Sai, cho nên đối với Bá Phỉ, Phù Sai luôn luôn tâm phục. Chỉ cần lôi kéo mua chuộc được<br /> hắn, để hắn thay chúng ta nói với vua Ngô, thì tất vua Ngô phải bằng lòng chứ?<br /> Câu Tiễn lập tức để cho Văn Chủng đem theo mỹ nữ, vàng bạc, châu báu, ngay đêm đó tới<br /> gặp Bá Phỉ.<br /> Vừa gặp Bá Phỉ, Văn Chủng bèn dâng lễ lên, nói:<br /> - Việt Vương Câu Tiễn tuổi trẻ, không hiểu biết, đã mạo phạm tới quý quốc, bây giờ rất<br /> hối hận. Để chuộc lại lỗi lầm. Câu Tiễn tình nguyện làm thần tử hầu hạ nước Ngô, sợ vua<br /> Ngô không bằng lòng. Nhờ ngài nói giúp mấy lời vàng ngọc với vua Ngô. Chút lễ mọn này<br /> xin ngài nhận cho. Từ nay về sau phàm những gì ngài cần, đại vương chúng tôi nhất định<br /> tận lực báo đáp!<br /> Bá Phỉ kênh kiệu, cười nhạt nói:<br /> - Nước Việt các ngươi sắp tận số rồi, lúc đó, tất cả của cải của các ngươi đều là của nước<br /> Ngô chúng ta. Thứ lễ vặt vãnh này khỏi cần phải đưa tới.<br /> Văn Chủng nói:<br /> - Lời của ngài đương nhiên là có lý, thế nhưng ngài đã nghĩ chưa hết, hiện tại nước Việt có<br /> năm nghìn quân tinh nhuệ, có thể quyết một trận sống mái, dù đánh không thắng, chúng tôi<br /> chỉ châm một ngòi lửa đốt cháy hết của cải, châu báu của mình thì quý quốc sẽ thu được gì<br /> nào? Giả dụ có giành được của cải thì phải ưu tiên cho hoàng cung, bản thân ngài phỏng<br /> chừng được bao nhiêu? Nay, nếu ngài giúp đại vương chúng tôi giảng hòa thành công, đại<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2