intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư số 27-TC/KBNN

Chia sẻ: Nguyễn Thục | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư số 27-TC/KBNN về quy định việc quản lý ngoại tệ Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư số 27-TC/KBNN

  1. BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 27-TC/KBNN Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 1991 THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 27-TC/KBNN NGÀY 07 THÁNG 05 NĂM 1991 QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ NGOẠI TỆ NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC Thi hành điểm 4 Điều II Quyết định số 07-HĐBT ngày 04 tháng 01 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, sau khi thống nhất ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính quy định việc quản lý ngoại tệ Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau: I - QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Việc quản lý ngoại tệ Nhà nước qua Hệ thống Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo Nghị định số 161-HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về điều lệ quản lý ngoại hối và chỉ thị số 330-CT ngày 13-9-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường quản lý ngoại hối. 2. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" và tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" tại Ngân hàng Ngoại thương. Việc thu, chi, mua, bán ngoại tệ, thanh toán, luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc Nhà nước với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài được thực hiện qua Ngân hàng Ngoại thương. 3. Kho bạc Nhà nước làm nhiệm vụ thu, chi trả ngoại tệ trong phạm vi: - Quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước. - Quỹ ngoại tệ của ngân sách địa phương (nếu có) - Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước bằng ngoại tệ - Ngoại tệ tạm thu, tạm giữ chờ xử lý. II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Các khoản thu, chi ngoại tệ Nhà nước được quản lý qua Kho bạc Nhà nước, bao gồm: 1.1. Quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước:
  2. a. Về thu: - Ngoại tệ do các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá thể trong nước nộp thuế cho NSNN. - Ngoại tệ do xuất khẩu dầu thô, vật tư, hàng hoá... của Nhà nước. - Ngoại tệ do các tổ chức xuất nhập khẩu, kinh doanh - dịch vụ bán cho Nhà nước. - Ngoại tệ nộp bắt buộc theo Quyết định số 218-CT ngày 18-8-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bao gồm: + Tiền hoa hồng dầu khí. + Tiền thu máy bay nước ngoài qua bầu trời Việt Nam. + Ngoại tệ thu thuế, các khoản tiền thuế đất, thuế tài nguyên của Nhà nước và lệ phí thu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài đặt tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Ngoại tệ của lao động hợp tác, chuyên gia sau khi trừ phần để lại cho người lao động, và phần chi ở nước ngoài cho bộ máy quản lý tổ chức đó (trừ các trường hợp có quy định riêng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). + Ngoại tệ thu của những người công tác tại các tổ chức quốc tế hoặc các công ty liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam được các tổ chức này trả lương, sau khi trừ đi phần được phép hưởng. + Khoản ngoại tệ điều tiết từ thu nhập của cán bộ nước ta đi công tác ở nước ngoài được nước ngoài đài thọ. + Ngoại tệ tịch thu do phạm pháp tại các cửa khẩu, trong các vụ án do công an, Hải quan thực hiện sau khi đã được xử lý. + Các khoản tiền phạt và thu hồi do phía nước ngoài trả liên quan tới chủ quyền lãnh thổ và tài sản của ta. - Ngoại tệ do nước ngoài cho Nhà nước vay. - Ngoại tệ do nước ngoài viện trợ cho Nhà nước. - Các khoản thu ngoại tệ khác (kể cả các khoản ngoại tệ phi mậu dịch - nếu có). b) Về chi: - Trả nợ nước ngoài
  3. - Viện trợ nước ngoài - Cho vay trong nước và nước ngoài - Chi bán ngoại tệ cho các đơn vị, tổ chức kinh tế theo chế độ quy định (nhập khẩu vật tư, hàng hoá, trả cước vận tải...) theo chỉ tiêu Nhà nước. - Chi cho thanh toán phi mậu dịch. - Các khoản chi ngoại tệ khác. 1.2. Quỹ ngoại tệ của ngân sách địa phương: Nguồn hình thành và cơ chế sử dụng quỹ ngoại tệ của địa phương, Bộ Tài chính sẽ có văn bản quy định riêng. 1.3. Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước bằng ngoại tệ: Nguồn hình thành và sử dụng quỹ dự trữ tài chính Nhà nước bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng. 1.4. Ngoại tệ tạm thu, tạm giữ chờ xử lý: Bao gồm các khoản ngoại tệ phạm pháp do các cơ quan Công an, Hải quan... thu giữ chờ xử lý. 2. Việc quản lý ngoại tệ qua KBNN được thực hiện tại Cục Kho bạc Nhà nước và các Chi cục Kho bạc Nhà nước: - Cục Kho bạc Nhà nước thực hiện thu, chi trả quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước bằng ngoại tệ. - Chi cục KBNN thực hiện thu, chi trả quỹ ngoại tệ của địa phương và thực hiện các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ. - Đối với ngoại tệ tạm thu, tạm giữ chờ xử lý phát sinh ở đâu thì Kho bạc Nhà nước ở đó (Cục KBNN, Chi cục KBNN) có nhiệm vụ quản lý và thực hiện xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 3. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" và tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" tại Ngân hàng Ngoại thương. Tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" được mở chi tiết theo từng loại nguyên tệ. 3.4. Cục Kho bạc Nhà nước mở tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" và tài khoản ""tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương và do Cục trưởng Cục Kho bạc Nhà nước làm chủ tài khoản.
  4. 3.2. Chi cục KBNN mở tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" và tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương hoặc phòng ngoại hối các tỉnh, thành phố, đặc khu và do Chi cục trưởng Chi cục KBNN làm chủ tài khoản. 3.3. Ngân hàng Ngoại thương hoặc phòng ngoại hối nơi KBNN mở tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" và tài khoản "Tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" thực hiện thanh toán, thu, chi ngoại tệ và tiền Việt Nam giữa KBNN với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo lệnh của chủ tài khoản. 4. Quy định về việc thu, chi qua tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của KBNN: 4.1. Đối với quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước: Việc thu, chi ngoại tệ thuộc quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước qua tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của cục KBNN tại Ngân hàng Ngoại thương được thực hiện tuỳ theo tính chất của từng khoản thu, chi ngoại tệ: a. Đối với khoản thu ngoại tệ do Nhà nước vay nợ, ngoại tệ nước ngoài viện trợ cho Nhà nước, căn cứ chứng từ vay nợ, viện trợ của nước ngoài chuyển về, Ngân hàng Ngoại thương làm thủ tục hạch toán vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Cục KBNN. b. Đối với các khoản thu ngoại tệ do: - Xuất khẩu dầu thô, vật tư hàng hoá của Nhà nước; - Nộp bắt buộc theo Quyết định số 218-CT ngày 18-8-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; - Các khoản thu ngoại tệ khác (kể cả các khoản lệ phí mậu dịch... nếu có). Căn cứ vào lệnh thu ngoại tệ của Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân có trách nhiệm nộp ngoại tệ vào Cục KBNN, khi nộp ngoại tệ vào Cục KBNN, các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân lập giấy nộp ngoại tệ (theo mẫu do Bộ Tài chính quy định) và yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương nơi đơn vị mở tài khoản, trích tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của đơn vị (hoặc Ngân hàng Ngoại thương trực tiếp thu nhận bằng ngoại tệ) chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Cục KBNN. c. Đối với các khoản ngoại tệ do các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân nộp thuế cho NSNN căn cứ vào lệnh của cơ quan thuế, các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân có trách nhiệm nộp ngoại tệ vào Chi cục KBNN trên địa bàn. Khi nộp ngoại tệ vào KBNN, các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân lập giấy nộp ngoại tệ (theo mẫu do Bộ Tài chính quy định) và yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương nơi đơn vị mở tài khoản, trích tiền gửi ngoại tệ của đơn vị (hoặc NHNT trực tiếp thu nhận bằng ngoại tệ) chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Chi cục Kho bạc Nhà nước.
  5. Chi cục Kho bạc Nhà nước chuyển số ngoại tệ này về Cục KBNN đồng thời hạch toán vào thu NSNN bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Ngoại thương công bố tại thời điểm thu ngoại tệ và điều tiết cho các cấp ngân sách theo chế độ quy định; Cục Kho bạc Nhà nước sẽ chuyển vốn NSTW cho Chi cục Kho bạc Nhà nước về số ngoại tệ đã nộp quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước. d. Tất cả các khoản chi ngoại tệ từ quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước đều được thực hiện theo lệnh của Bộ Tài chính. Căn cứ lệnh chi ngoại tệ của Bộ Tài chính, Cục Kho bạc Nhà nước lập uỷ nhiệm chi gửi Ngân hàng Ngoại thương Trung ương để trích tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Kho bạc Nhà nước chi trả cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài. e. Đối với các khoản ngoại tệ vay nợ, viện trợ, xuất khẩu hàng hoá, hợp tác lao động, chuyên gia thu qua hình thức nhập khẩu hàng hoá hoặc để trừ nợ, căn cứ vào lệnh thu, lệnh chi của Bộ Tài chính, Cục KBNN thực hiện "ghi thu - ghi chi" qua quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước. g. Việc mua, bán ngoại tệ thuộc quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước được thực hiện như sau: - Bộ Tài chính uỷ quyền cho Ngân hàng Ngoại thương thực hiện mua, bán ngoại tệ với các đơn vị, tổ chức kinh tế; Ngân hàng Ngoại thương được hưởng một khoản thủ tục phí là 0,1% trên tổng số ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực mua, thực bán. - Việc mua bán ngoại tệ thuộc quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước được thực hiện thông qua tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" của Cục KBNN mở tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương. Nội dung tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" phản ánh: Bên nợ: Số tiền Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương thanh toán cho các đơn vị, tổ chức kinh tế về số ngoại tệ đã bán cho quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước. Bên Có: + Số tiền Việt Nam Chi cục Kho bạc Nhà nước chuyển cho Ngân hàng Ngoại thương Trung ương để mua ngoại tệ. + Số tiền Việt Nam của các đơn vị, tổ chức kinh tế thanh toán về số ngoại tệ đã mua từ quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước. - Về nguyên tắc, tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" luôn luôn "dư Có", mức tối đa đến 5 tỷ đồng; nếu số "dư Có" trên 5 tỷ đồng Ngân hàng Ngoại thương trích chuyển vào tài khoản "Tiền gửi bằng đồng Việt Nam" của Cục KBNN mở tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội (730.002). Trong trường hợp cần thiết, tài khoản này được phép "dư Nợ" tới mức 1 tỷ đồng trong thời hạn tối đa là 7 ngày.
  6. - Số "dư Nợ" hoặc "dư Có" có tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" được tính lãi theo chế độ lãi suất Ngân hàng NNTW quy định (trường hợp vi phạm các quy định trên hoặc chậm thanh toán thì các bên phải chịu lãi phạt theo chế độ quy định). - Căn cứ kế hoạch mua bán ngoại tệ thuộc quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, định kỳ Cục KBNN chuyển vốn vào tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" để Ngân hàng Ngoại thương thực hiện việc mua, bán ngoại tệ. - Đối với ngoại tệ do các tổ chức xuất nhập khẩu, kinh doanh - dịch vụ và các đơn vị kinh tế khác bán cho Nhà nước hoặc mua của Nhà nước: + Căn cứ vào chế độ bán ngoại tệ nghĩa vụ cho quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, các đơn vị sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, tổ chức kinh tế làm thủ tục bán ngoại tệ gửi NHNT và Cục KBNN; NHNT thực hiện trích ngoại tệ từ tài khoản của đơn vị chuyển vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Cục Kho bạc Nhà nước, đồng thời Ngân hàng Ngoại thương Trung ương trích tiền Việt Nam từ tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" của Cục KBNN trả cho đơn vị theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Ngoại thương công bố. + Đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế được phép mua ngoại tệ của Nhà nước theo chế độ quy định: căn cứ vào lệnh chi ngoại tệ của Bộ Tài chính (Vụ TCĐN), các đơn vị, tổ chức kinh tế phải chuyển tiền Việt Nam theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng Ngoại thương công bố tại thời điểm bán vào tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" của Cục Kho bạc Nhà nước; đồng thời Ngân hàng Ngoại thương TW làm thủ tục trích ngoại tệ từ tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Cục Kho bạc Nhà nước trả cho đơn vị. 4.2. Đối với ngoại tệ của địa phương: Việc thu, chi ngoại tệ thuộc quỹ ngoại tệ của địa phương qua tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Chi cục Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Ngoại thương được thực hiện tuỳ theo tính chất từng khoản thu, chi ngoại tệ. - Đối với các khoản thu ngoại tệ căn cứ vào các chứng từ thu nộp, chi nhánh NHNT (hoặc Phòng ngoại hối) tỉnh, thành phố, đặc khu làm thủ tục và chuyển vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Chi cục KBNN. - Đối với các khoản chi ngoại tệ: theo lệnh của UBND tỉnh (hoặc Sở Tài chính - Vật giá - nếu được uỷ quyền); Chi cục KBNN lập uỷ nhiệm chi gửi chi nhánh NHNT (hoặc Phòng ngoại hối) tỉnh, thành phố, đặc khu để trích tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Chi cục KBNN để chi trả. Riêng việc chuyển số thu NSNN bằng ngoại tệ do các đơn vị, tổ chức kinh tế nộp: Chi cục Kho bạc Nhà nước lập uỷ nhiệm chi gửi Chi nhánh NHNT (hoặc Phòng ngoại hối) để trích tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Chi cục KBNN chuyển vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Cục Kho bạc Nhà nước.
  7. 4.3. Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước bằng ngoại tệ. Đối với các khoản thu, chi thuộc quỹ dự trữ tài chính Nhà nước bằng ngoại tệ; Căn cứ vào chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và lệnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục KBNN làm thủ tục yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương Trung ương: - Chuyển vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Cục KBNN (đối với các khoản thu). - Trích tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Cục KBNN để chi trả (đối với các khoản chi). 4.4. Ngoại tệ tạm thu, tạm giữ chờ xử lý: Các khoản ngoại tệ tạm thu, tạm giữ chờ xử lý đều phải gửi vào KBNN; Theo yêu cầu của cơ quan thu giữ (hải quan, công an, Viện kiểm sát...) Ngân hàng Ngoại thương trực tiếp thu, nhận và chuyển vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của KBNN (Cục KBNN, Chi cục KBNN). Căn cứ vào lệnh của cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu của cơ quan thu giữ, Cục KBNN, chi cục KBNN thực hiện chi trả cho các đối tượng được hưởng hoặc nộp NSNN. III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Cục KBNN, các Chi cục KBNN làm thủ tục mở tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" và tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, Chi nhánh NHNT hoặc phòng ngoại hối các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trước ngày 01-07-1991. 2. Từ ngày 01-07-1991 huỷ bỏ tài khoản cũ "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" (Tài khoản 720) và tài khoản "tiền gửi quỹ ngoại tệ Nhà nước" (Tài khoản 120) tại NHNT TW. 3. Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, Bộ Tài chính thực hiện đối chiếu các số liệu thu, chi ngoại tệ (trên tài khoản 120); thu, chi tiền Việt Nam (trên tài khoản 720); ngoại tệ dự trữ Nhà nước (trên tài khoản 122); xác định số dư cuối ngày 30-6-1991 để làm thủ tục chuyển ngoại tệ vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ", và tiền Việt Nam vào tài khoản "tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam" của Cục KBNN. - Đối với ngoại tệ do địa phương quản lý; UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tài chính, Chi cục KBNN phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương (hoặc Phòng ngoại hối) đối chiếu số liệu và chuyển số dư vào tài khoản "tiền gửi ngoại tệ" của Chi cục KBNN trước ngày 01-07-1991. - Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ chờ xử lý, Ngân hàng Ngoại thương thông báo cho các chủ tài khoản đối chiếu và làm thủ tục chuyển sang Kho bạc Nhà nước trên địa bàn (Cục Kho bạc Nhà nước, Chi cục Kho bạc Nhà nước) để quản lý.
  8. 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-1991. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều không có hiệu lực thi hành. Hoàng Quy (Đã Ký) PHỤ LỤC VỀ CHỨNG TỪ, SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUỸ NGOẠI TỆ 1. Chứng từ kế toán: a. Các chứng từ thu ngoại tệ: Các Kho bạc Nhà nước căn cứ vào các chứng từ sau đây để theo dõi và thực hiện ghi thu ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước: + Lệnh thu ngoại tệ: Lệnh thu ngoại tệ do các cơ quan tài chính yêu cầu các đơn vị có thu ngoại tệ làm nghĩa vụ nộp ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước. Lệnh thu ngoại tệ các cơ quan tài chính chuyển giao cho KBNN để đôn đốc thu nộp và làm cơ sở đối chiếu với chứng từ của NHNT chuyển tới. Lệnh thu ngoại tệ được lập thành 4 bản. 1 - Bản gửi KBNN 1 - Bản gửi NHNT 1 - Bản lưu Vụ TCĐN 1 - Bản gửi đối tượng nộp + Hợp đồng vay ngoại tệ: Hợp dồng vay ngoại tệ xác định tính chất pháp lý trong việc các cơ quan tài chính vay ngoại tệ của các ngành, các đơn vị có ngoại tệ theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính và Nhà nước vay ngoại tệ của các nước khác trên thế giới theo lệnh của Hội đồng Bộ trưởng. Hợp đồng này các cơ quan Tài chính chuyển sang KBNN để theo dõi thu ngoại tệ.
  9. Hợp đồng do cơ quan tài chính lập thành 4 bản 1 - bản gửi bên cho vay 1 - bản gửi NHNT 1 - bản gửi KBNN 1 - bản gửi nơi xin vay. + Ủy nhiệm chi chuyển tiền Uỷ nhiệm chi chuyển tiền do các đơn vị thực hiện chuyển tiền bằng ngoại tệ hoặc bằng tiền Việt Nam để mua ngoại tệ thực hiện việc nộp thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức, doanh nghiệp, nộp hoa hồng, nộp các khoản lệ phí, đầu tư... cho Ngân sách Nhà nước. Uỷ nhiệm chi được lập thành 4 bản: - 1 liên gửi Ngân hàng - 1 liên gửi cơ quan thuế - 1 liên hửi Kho bạc - 1 liên gửi lưu tại đơn vị + Quyết toán đoàn ra: Quyết toán đoàn ra xác định kết quả chi phí về ngoại tệ của các đoàn ra nước ngoài hoặc tạm ứng ngoại tệ phải trả lại cho Ngân sách Nhà nước. Các đoàn ra sau khi làm thủ tục với cơ quan chủ quản nộp ngoại tệ theo nghĩa vụ vào NHNT và thực hiện quyết toán với cơ quan tài chính. Quyết toán đoàn ra, cơ quan Tài chính lập 4 bản: - 1 bản gửi người nhận - 1 bản gửi Ngân hàng - 1 bản chuyển Kho bạc - 1 bản lưu cơ quan Tài chính + Giấy báo Có của Ngân hàng:
  10. Giấy báo Có của Ngân hàng xác định của các đơn vị làm nghĩa vụ với NSNN, các cá nhân đi công tác nước ngoài, hợp tác lao động ở nước ngoài... đã nộp ngoại tệ vào NHNT để tăng tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước. - Giấy báo Có do NHNT lập thành 2 liên: - 1 liên gửi kho bạc - 1 liên gửi Ngân hàng + Phiếu chuyển khoản: Phiếu chuyển khoản xác định các khoản thu bằng ngoại tệ vào KBNN do các đơn vị chuyển từ tài khoản tiền gửi của đơn vị mình vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của KBNN như: thu ngoại tệ tạm thu, tạm giữ, thu lãi tiền gửi, thu về mua ngoại tệ... Phiếu chuyển khoản do NHNT lập thành 2 liên: - 1 chuyển KBNN - 1 lưu tại Ngân hàng + Lệnh thu thuế, thu tiền phạt: Lệnh thu thuế và thu tiền phạt xác định các khoản thu thuế và tiền phạt bằng ngoại tệ các đơn vị và cá nhân phải nộp vào NSNN theo yêu cầu của cơ quan thuế. Lệnh thu thuế do cơ quan thuế lập thành 4 liên: - 1 gửi người nộp - 1 gửi NHNT - 1 gửi Kho bạc - 1 lưu cơ quan thuế + Phiếu thu ngoại tệ: Phiếu thu ngoại tệ xác định các khoản thu ngoại tệ tại các sân bay, bến cảng, cửa khẩu... đã nộp vào NHNT. Phiếu thu ngoại tệ do cơ quan tài chính hoặc nơi thu ngoại tệ thành lập 3 bản - 1 gửi người nộp
  11. - 1 gửi NHNT - 1 gửi KBNN b. Chứng từ về chi ngoại tệ: + Lệnh chi ngoại tệ: Lệnh chi ngoại tệ do Bộ Tài chính (hoặc Sở Tài chính) lập ra lệnh cho Cục Kho bạc Nhà nước (hoặc Chi cục Kho bạc Nhà nước) thực hiện chi ngoại tệ. Lệnh chi ngoại tệ lập 2 bản: - 1 gửi đơn vị kho bạc. - 1 lưu ở cơ quan tài chính. + Lệnh bán ngoại tệ: Lệnh bán ngoại tệ do cơ quan tài chính lập, yêu cầu Kho bạc làm thủ tục với NHNT chi ngoại tệ để bán cho các đối tượng được hưởng do Bộ Tài chính duyệt cho phép. Lệnh bán ngoại tệ lập 2 bản - 1 bản gửi đơn vị KBNN - 1 bản lưu ở cơ quan Tài chính + Lệnh chuyển đổi ngoại tệ: Lệnh chuyển đổi ngoại tệ do Bộ Tài chính lập để yêu cầu KBNN chi ngoại tệ để đổi tiền Việt Nam cho các cá nhân đi công tác nước ngoài. Lệnh này lập 2 bản: - 1 bản cho KBNN - 1 bản lưu tại Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) + Giấy đề nghị chi ngoại tệ: Giấy đề nghị chi ngoại tệ do Cục KBNN đề nghị NHNT trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ của ngoại tệ của Kho bạc để chuyển sang tài khoản tiền gửi của các đối tượng được hưởng về các khoản: chi nhập hàng hoá, chi trả nợ nước ngoài, chi phí mậu dịch, chi cho đơn vị sản xuất kinh doanh, chi trả nợ vay, chi cho vay, chi trả lãi vay và các khoản chi khác.
  12. Giấy đề nghị chi ngoại tệ lập thành 2 bản: - 1 bản gửi NHNT - 1 bản lưu KBNN + Giấy báo Nợ: Giấy báo Nợ là chứng từ mà NHNT chuyển cho KBNN báo các khoản về đề nghị chi ngoại tệ đã được thực hiện trong các trường hợp trả nợ nước ngoài, bán ngoại tệ cho các đơn vị... Giấy báo Nợ do NHNT lập thành 2 bản: - 1 bản gửi KBNN - 1 bản lưu NHNT + Phiếu chuyển khoản: Phiếu chuyển khoản là chứng từ ngân hàng chuyển cho kho bạc xác định các khoản chi ngoại tệ theo giấy đề nghị chi ngoại tệ của KBNN, về các khoản chi nhập hàng hoá, chi phí mậu dịch, chi cho đơn vị sản xuất kinh doanh, chi cho vay, chi tạm ứng... Phiếu chuyển khoản do NHNT lập: - 1 bản gửi KBNN - 1 bản lưu NHNT + Giấy đề nghị chuyển đổi ngoại tệ: Giấy đề nghị chuyển đổi ngoại tệ do Cục Kho bạc đề nghị NHNT trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ của KBNN tại NHNT để chi cho cá nhân đi công tác nước ngoài theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền. Giấy này lập thành 2 bản: - 1 bản chuyển NHNT - 1 bản lưu tại kho bạc 2. Sổ kế toán: Sổ kế toán áp dụng để hạch toán ngoại tệ qua KBNN bao gồm các loại sổ sau:
  13. a. Sổ theo dõi tiền gửi ngoại tệ NHNT (TK 512) - mẫu số: S.40-KB. + Sổ này ghi chép các nghiệp vụ thu chi ngoại tệ gửi tại NHNT của KBNN theo trình tự thời gian và theo từng loại nguyên tệ, cuối tháng, cuối quý đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước công bố. + Sổ này được lập và theo dõi tại Cục Kho bạc Nhà nước và các Chi cục KBNN. b. Sổ theo dõi tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Ngoại thương (TK 514) - mẫu số: S.41-KB. - Sổ này ghi chép các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và các nội dung khác có liên quan đến mua bán ngoại tệ theo trình tự thời gian và hệ thống hoá tính chất mua bán, thanh toán các loại nguyên tệ (đôla, rúp chuyển nhượng, ngoại tệ phi mậu dịch khác và các loại thanh toán khác). - Sổ này được lập và theo dõi tại Cục KBNN và các Chi cục Kho bạc Nhà nước. Sổ theo dõi quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước và địa phương - mẫu (S-44-KB). Sổ này ghi chép các nghiệp vụ về thu chi ngoại tệ để hình thành quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước và quỹ ngoại tệ địa phương theo trình tự thời gian của từng loại nguyên tệ và theo nội dung, tính chất thu chi các loại nguyên tệ đó. - Đối với quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước ghi vào sổ theo các mục sau: + Các mục thu bao gồm: - Mục 1: Thu thuế - Mục 2: Thu do xuất khẩu vật tư hàng hoá - Mục 3: Thu do mua ngoại tệ của các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu. - Mục 4: Thu hoa hồng dầu khí - Mục 5: Thu phí máy bay bay qua bầu trời Việt Nam - Mục 6: Thu lệ phí đầu tư - Mục 7: Thu hợp tác lao động - Mục 8: Thu điều tiết - Mục 9: Thu vốn vay nước ngoài
  14. - Mục 10: Thu viện trợ từ nước ngoài - Mục 11: Thu ngoại tệ do các Chi cục nộp - Mục 12: Thu khác: lãi tiền gửi, vi phạm hợp đồng, hoàn tạm ứng, tiền nộp các Đại sứ quán. + Các mục chi bao gồm: - Mục 1: Chi thanh toán phi mậu dịch - Mục 2: Chi nhập khẩu về trả cước vận tải vật tư hàng hoá - Mục 3: Chi trả nợ nước ngoài - Mục 4: Chi cho vay - Mục 5: Chi bán ngoại tệ - Mục 6: Chi viện trợ - Mục 7: Chi khác - Đối với quỹ ngoại tệ tập trung của địa phương sẽ có quy định sau: - Sổ này được lập vào theo dõi tại Cục KBNN và các Chi cục Kho bạc Nhà nước. c. Sổ theo dõi quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ: (Mẫu: S-42-KB) - Sổ này theo dõi các nghiệp vụ thu, chi quỹ dự trữ tài chính, ghi chép các trình tự thời gian và theo từng loại nguyên tệ. - Sổ này được lập và theo dõi tại Cục Kho bạc Nhà nước. d. Sổ theo dõi quỹ ngoại tệ tạm thu, tạm giữ: (Mẫu: S-43-KB) Sổ này theo dõi các nghiệp vụ thu chi ngoại tệ tạm thu, tạm giữ ghi chép theo trình tự thời gian, hệ thống theo nội dung tạm thu, tạm giữ chờ xử lý, tạm thu tạm giữ chờ thanh toán. Sổ này được lập và theo dõi tại Cục Kho bạc Nhà nước và các Chi cục KBNN.
  15. 3. Báo cáo kế toán: 1. Báo cáo thu chi ngoại tệ (Mẫu: B-20-KB) Báo cáo này phản ánh tình hình thu chi ngoại tệ theo từng mục thu, mục chi và từng loại nguyên tệ, từng loại quỹ ngoại tệ. - Đối với các Chi cục bao gồm: quỹ ngoại tệ của ngân sách địa phương (chi tiết theo từng mục); ngoại tệ tạm thu, tạm giữ. - Đối với Cục Kho bạc Nhà nước: quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước (chi tiết theo từng mục); quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ; ngoại tệ tạm thu, tạm giữ. Báo cáo thu chi ngoại tệ được lập tại Cục và Chi cục vào ngày cuối tháng: + Chi cục lập 3 bản: 1 bản gửi Cục, 1 bản gửi Sở Tài chính, 1 bản lưu. + Cục KBNN lập 3 bản: 2 bản gửi Bộ Tài chính (Vụ NSNN, Vụ TCĐN), 1 bản lưu. 2. Bảng cân đối tài khoản (B-21-KB) Bảng cân đối tài khoản ngoại tệ phản ánh tình hình hiện có, tăng giảm và còn lại của tất cả các loại vốn, nguồn vốn về ngoại tệ tại kho bạc. Các tài khoản cần báo cáo trên bảng cân đối tài khoản như sau: - TK 508 - TK 512 - TK 514 - TK 660: 660-01, 660-02, 660-03, 660-04, 660-05 - TK 661 - TK 662 - TK 903 - TK 923 - TK 954 - TK 981: 981-01, 981-02
  16. - TK 982: 982-01, 982-02 Bảng cân đối tài khoản được lập tại Cục Kho bạc Nhà nước và Chi cục KBNN. - Tại Chi cục lập 2 bản: 1 bản gửi Cục Kho bạc Nhà nước, 1 bản lưu. - Tại Cục KBNN lập 1 bản 3. Bảng cân đối kế toán (B-22-KB) Báo cáo này phản ảnh tình hình cân đối vốn và nguồn vốn thu chi ngoại tệ tại 1 thời điểm. Bảng cân đối kế toán phải căn cứ vào sổ kế toán và báo cáo thu, chi, báo cáo cân đối tài khoản kế toán để lập. Báo cáo này được lập tại Cục KBNN và Chi cục KBNN. - Tại Chi cục KBNN lập 2 bản: 1 bản gửi Cục KBNN, 1 bản lưu. - Tại cục KBNN lập 1 bản tổng hợp. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHO BẠC NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY YÊU CẦU CHI NGOẠI TỆ SỐ: Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ......................................... Đề nghị quý Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ của đơn vị chúng tôi Số TK........................... Số ngoại tệ: Bằng số......................... Bằng chữ:........................................................................ để chuyển bằng thư điện trả cho:..................................... Có các tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam số: ......... mở tại Ngân hàng................................................... Nội dung chi trả:..............................................................
  17. ......................................................................................... ......................................................................................... Ngày.... tháng...... năm ...... Kế toán trưởng Chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Giấy này lập gửi Ngân hàng Ngoại thương 2 bản ngoài ra không phải lập chứng từ kế toán hay uỷ nhiệm chi nào khác). UỶ NHIỆM CHI: Uỷ nhiệm chi Số:... Chuyển khoản, chuyển tiền thư điện. Lập ngày... Phần do NH ghi Đơn vị trả tiền...................... Nợ Số tài khoản: ................ tỉnh.............. Số hiệu NH-A Đơn vị trả tiền: ................................... Có Số hiệu tài khoản: .......................... Tại Ngân hàng .............. tỉnh.......... Số hiệu NH-B Nội dung thanh toán: .................... Loại nghiệp vụ....... ........................................ Ký hiệu T/kê........ Số tiền bằng chữ..................... (bằng số) Đ/v trả tiền NH - A ghi số ngày...... NH - B ghi số ngày...... Kế toán - Chủ tài khoản Kế toán..... kiểm soát Kế toán .... kiểm soát PHIẾU CHUYỂN KHOẢN Ngân hàng Ngoại thương Phiếu chuyển khoản số....... Ngày
  18. LNV:........ KHTK........... Tỷ giá .................... Bên Nợ Bên Có Số tiền Tên tài khoản Số tài Tên tài khoản Số tài Ngoại tệ Việt Nam khoản khoản Nội dung: ....................................... Ký hiệu ngoại tệ............ Lập phiếu Kiểm soát Kế toán trưởng Trưởng Ngân hàng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu CTT17 BỘ TÀI CHÍNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Q/số:..... TỔNG CỤC THUẾ Số:....... Cục, Chi cục thuế Cục, Chi cục thuế LỆNH THU THUẾ - THU TIỀN PHẠT Ngày........ tháng........ năm ........ Căn cứ vào điều: ........................ Của: .................................... Yêu cầu Ngân hàng: ............. Trích từ tài khoản số:............. Của:....................................... - Ghi thu vào chương............. loại khoản......... hạng........... Mục Tên mục thu Số tiền Phần do KBNN ghi Cộng
  19. Tổng số thuế, tiền phạt phải nộp là (bằng số) ....................................... Bằng chữ:..................................... Thủ trưởng cơ quan Thuế Thủ trưởng KB Thủ trưởng NH (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) NGÂN HÀNG GIẤY BÁO CÓ Ngày...... tháng...... năm ..... Liên:.... NGOẠI THƯƠNG Người nộp Tài khoản Số tiền Địa chỉ Nộp vào TK Nợ................................................ Có:................................................ Lý do Người nộp Thủ quỹ Lập phiếu Kiểm soát TL Giám đốc NGÂN HÀNG GIẤY BÁO NỢ SỐ:......... NGOẠI THƯƠNG Ngày...... tháng...... năm ..... Diễn giải Tài khoản Số tiền
  20. Nợ: Có: Đơn vị Kiểm soát Lập phiếu TL Giám đốc CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỆNH CHI NGOẠI TỆ SỐ:............. Về việc: .......................................... Căn cứ vào: .................................... Bộ Tài chính yêu cầu Cục KBNN làm thủ tục với NHNTTW Trích tài khoản tiền gửi:................. của ................................................. tại NHNT Trung ương Số tiền: (bằng số).......................... (bằng chữ).......................... Để chuyển cho đơn vị:................... Số tài khoản:................................... Lý do:............................................. ....................................................... ....................................................... ....................................................... ....................................................... ....................................................... Thẩm kế Trưởng phòng Hà Nội, ngày.... tháng... năm ....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2