intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử đề xuất cách thức đánh giá, kiểm tra giúp học sinh THPT chủ động trong học tập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thử đề xuất cách thức đánh giá, kiểm tra giúp học sinh THPT chủ động trong học tập trình bày tiêu chí đánh giá kiểm tra - yêu cầu và thực tiễn; Thử đề xuất cách thức kiểm tra đánh giá nhằm phát huy chủ động, sáng tạo cho người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử đề xuất cách thức đánh giá, kiểm tra giúp học sinh THPT chủ động trong học tập

  1. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” THỬ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA GIÚP HỌC SINH THPT CHỦ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP TS. Nguyễn Thị Ngọc Trung tâm Đánh giá Giáo dục I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu thế giáo dục tiến bộ của thế giới ngày nay đang hướng về việc đào tạo những lớp người mới, năng động - sáng tạo - chủ động tích cực hoạt động trong mọi hoàn cảnh. Nhiều vấn đề trong giáo dục không chỉ ở ta mà ngay cả ở một số nước tiên tiến cũng còn là một thách thức lớn trong quá trình hội nhập để phát triển. Trong nhiều vấn đề nan giải của giáo dục, có một vấn đề đặt ra là làm sao phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh THPT, trong khi ngay cả một số sinh viên một số trường đại học không chỉ ở ta mà còn ở một số nước trong khu vực xem việc lên lớp nghe giảng như là sự bắt buộc đối với học sinh. (Việc xem lại quy định không bắt buộc sinh viên phải lên giảng đường 100% số giờ học là cần được xem lại trong thực tế ở Việt Nam). Hơn thế, trong quá trình giáo dục đào tạo ở bậc trung học có vai trò đặc biệt quan trọng, nó đúc kết kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp cho người học có được những điều kiện cần và đủ để tiếp tục con đường học tập của mình hay sẽ học nghề tiếp ở các trường dạy nghề, cao đẳng khác… Vấn đề làm sao để người học chủ động, tích cực trong học tập được đặt ra một cách cấp thiết, không được phép chậm trễ hơn. Hình ảnh ở giảng đường đại học ở ta, sinh viên đến lớp như là bổn phận, nghĩa vụ, ít đam mê, háo hức trước lời giảng của thầy cô. Nguyên nhân ấy có nhiều. Từ trình độ, phương pháp giảng dạy của giảng viên, trình độ của người học bậc phổ thông, từ khâu tuyển chọn, từ vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, từ quy trình đào tạo ở đại học có những phần chưa thiết thực, chưa cập nhật cho người học một khi nó còn xa rời thực tiễn, trong khi tình hình sinh viên sau ra trường một số phải sống và làm việc ở nghề nghiệp khác, chẳng liên quan đến kiến thức, nghề nghiệp họ học được từ ngôi trường Đại học. Mới đây thôi thông tin trên Tuổi Trẻ cho biết, học sinh THPT thi vào khối C (Văn-Sử-Địa) tăng lên.Lý do được cho biết là năm nay thi tốt nghiệp THPT có thi Sử, Địa nên học sinh kết hợp “hai trong một” nên đăng ký dự thi Đại học ở khối C nhiều hơn. Nghe sao mà đau lòng, bởi lẽ nếu như điều đấy là thực (như lời phóng viên báo phỏng đoán – Tôi nghĩ thế) thì thật buồn, và tôi mong cũng như nhiều người tâm huyết với ngành nghề đều mong rằng điều ấy không là thực. Bởi lẽ, việc chọn ngành nghề quan trọng đến cả đời người lại được quyết định từ những tiện dụng từ các môn thi tốt nghiệp để đỡ thời gian và công sức ôn luyện cho người học. Chẳng lẽ đơn giản và thuận tiện đến thế sao. Chả lẽ các môn học không còn là niềm yêu thích, và nghề nghiệp không thể là nơi thiết tha đau đáu cho suốt đời người…? Chả lẽ việc chọn nghề nghiệp (hiện tại là khối thi, môn học, môn thi) lại được 105 (138)
  2. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” quyết định giản đơn, thuận lợi như thế sao??? Và tôi cứ sợ, cứ lo sẽ đến một ngày người ta lựa chọn nghề nghiệp, rồi sẽ lựa chọn người yêu, người vợ, người chồng (cũng thiêng liêng có khi không hề thua kém nghề nghiệp) cũng dựa trên sự ngẫu nhiên, tình cờ kiểu như thế… Có không??? Từ thực tế trăm chiều còn bất ổn của giáo dục, chúng tôi muốn bàn bạc đến có cần thiết bổ sung cách thức trong đánh giá, kiểm tra để nâng cao tính chủ động tích cực trong học tập của người học. Bàn đến việc này là việc mà các cơ quan chức năng của Bộ (Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Cục Khảo thí, Vụ Giáo dục Trung học, Phòng Khảo thí, Phòng Giáo dục Trung học của các Sở GDĐT phải bắt tay vào cuộc…) Trong khuôn khổ hội thảo này, mà đối tượng phong phú bao gồm: các nhà khoa học, các chuyên gia về phương pháp, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục… chúng tôi hy vọng hội thảo này sẽ là cơ hội được tập trung ghi nhận các đóng góp, bàn bạc trao đổi của các nhà khoa học, của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, được sự lắng nghe, chia sẻ để trong chừng mực nhất định nó có thể có ích cho mỗi người trên lĩnh địa chuyên môn của mình và cho công tác nghiên cứu và thực tiễn giáo dục của nước nhà trước mắt và lâu dài. Đó cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của các cơ quan nghiên cứu nói chung, của các viện nghiên cứu về giáo dục đào tạo nói riêng. II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA - YÊU CAÀU VÀ THỰC TIỄN 1. Một vài suy nghĩ về tiêu chí đánh giá - kiểm định – xét theo yêu cầu cơ bản Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong quá trình giáo dục, nó không chỉ là bước kết thúc quá trình giáo dục – đào tạo mà nó phải giúp các cơ quan chức năng điểu chỉnh chương trình, hình thức quy trình đào tạo đánh giá. Tiêu chí kiểm tra nhằm hướng đến kiểm tra những kiến thức cơ bản, khoa học, thiết thực đối với người học, tạo nên sự kích thích sáng tạo và tiềm năng mà người học trong quá trình tích lũy hiểu biết, vận dụng được trong cuộc sống, làm giàu tri thức, hiểu biết cho chính họ. Tiêu chí đánh giá phải có tác dụng kích thích, gợi mở sự sáng tạo của người học làm cho họ trở thành người chủ động, người đồng cảm, có bản lĩnh trình bày một cách thuyết phục những vấn đề mà họ quan tâm, hiểu biết với chính kiến của mình từ những vấn đề được đặt ra ở đề bài Tiêu chí kiểm tra đánh giá phải có tác dụng phân loại trình độ học sinh một cách khách quan (không loại trừ những yếu tố có thể sai lệch trong điều kiện thực tế). Tiêu chí đánh giá phải giúp cho người thầy điều chỉnh lại kiến thức, phương pháp truyền đạt của chính mình đáp ứng yêu cầu của xu thế giáo dục tiến bộ (trên lĩnh vực kiểm tra đánh giá). 106 (138)
  3. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” 2. Thực tiễn việc kiểm tra đánh giá hiện nay Nhìn chung, nội dung và hình thức đánh giá chưa kích thích được việc dạy - học theo hướng đổi mới và tích cực. Căn bệnh chỉ tiêu, thi đua, thành tích khiến cho tiêu chí đánh giá chỉ đơn thuần đánh giá kiến thức, kỹ năng cơ bản, mang nặng chất hàn lâm, thi cử, duø coù ñoåi môùi. Vì bệnh thành tích vì vấn đề nhạy cảm từ dư luận xã hội về giáo dục, khi kiểm tra chưa động viên, khích lệ học sinh chủ động, sáng tạo.Yêu cầu của kiểm tra đánh giá nặng về kiểm tra kiến thức, vận dụng thực hành theo mẫu, học những bài, kiến thức cơ bản. Điều này được thể hiên rõ hơn ở các môn khoa học xã hội nhân văn, điển hình nhất ở môn ngữ văn. Hơn thế còn có khó khăn từ chính trình độ chuyên môn cũng như bản lĩnh chuyên môn của giáo viên trong việc thực hiện và vận dụng cách thức đánh giá. Cách thức đánh giá như thế đã tác động ngược lại với việc dạy-học. Người dạy không hứng thú vì những điều như thế không có lợi cho học trò trong thi cử. Và tương tự, học trò cũng tiếp cận kiến thức theo kiểu thi gì, học thế. Học là để đối phó, trả bài. Vì vậy, việc thi cử chỉ là hình thức, nặng nề với người dạy, người học… Nội dung, kỹ năng đánh giá một số năm gần đây ít thay đổi theo chiều hướng hội nhập, đổi mới (vì nhiều lẽ): vì dư luận xã hội có tác động quá tải, không phù hợp ở Việt Nam, vì năng lực của quản lý và giáo viên. Khắc phục những nhược điểm của cách đánh giá trước đây, thì năm học 2005 – 2006 toàn quốc đã thực hiện chương trình lớp 9 đại trà. Việc đưa chủ đề tự chọn vào chương trình THCS .Trước mắt là các môn Toán, Công nghệ, tiếng nước ngoài, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Ngữ văn (chương trình THCS môn ngữ văn – NXBGD 2002. Điều này đã giúp học sinh có thêm cơ hội để học tập rèn luyện từ cơ bản đến nâng cao.Trong quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (trước mắt là ở THCS được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16.02.2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong Luật giáo dục sửa đổi theo Nghị quyết số 51/2002/QH10 ngày 25.12.2001 của Quốc hội khóa V kỳ họp thứ 10 về giáo dục trong điều 5 yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục là “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học nguồn năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Những quy định mới về giáo dục – NXBGD 2005 - Phần I Những quy định chung – trang 6). Theo đó, đã hình thành các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn theo môn học. Theo đó, đánh giá xếp loại các môn học tự chọn và các chủ đề tự chọn theo môn 107 (138)
  4. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” học áp dụng cho hoïc sinh lớp 8 và 9 từ năm học 2004-2005. Điểm trung bình các chủ đề tự chọn được tính như sau: Điểm TB tổng cộng = Điểm KT chủ đề 1 + Điểm KT chủ đề 2 +… + điểm KT chủ đề n n (Tìm hiểu những quy định mới về giáo dục, NXB Lao động – trang 183) Theo hướng đó, Bộ Giáo dục đã có những đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá, kết hợp trắc nghiệm và tự luận và đã có những ưu điểm nhất định, tất nhiên cần có thời gian để bổ sung những cách thức kiểm tra để đạt hiệu quả, đặc biệt là giúp cho học sinh chủ động và sáng tạo trong học tập. III. THỬ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM PHÁT HUY CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO NGƯỜI HỌC 1. Hình thức kiểm tra đánh giá STT Hình thức KT KT KT 1 tiết, Báo Bài tập Kết quả miệng 15 phút 2 tiết cáo 1 Trên lớp x x x x 2 Học môn tự chọn x x 3 Ngoại khóa x 4 Làm việc ở nhà x x (thư viện, máy tính) 5 Tự đánh giá x Nhằm hạn chế những tiêu cực từ viêc đơn giản chỉ kiểm tra đánh giá trên về kiểm tra, tự hạn chế được nội dung học tập hàn lâm và hạn chế từ chương trình, sách giáo khoa, học sinh cập nhật kiến thức và có khả năng ứng dụng linh hoạt vào cuộc sống chúng ta đế xuất về nội dung đánh giá 2. Nội dung đánh giá Nội dung hình thức đánh giá phải tuân thủ với mục đích chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông được quy định ở Luật giáo dục 2005 “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (Hỏi đáp về Luật giáo dục 2005, NXB Lao Động, 2005, trang 22). Nội dung đánh giá kiểm tra cần đạt yêu cầu cơ bản, hiện đại, cập nhật, tăng khả năng thực hành, ứng dụng. 108 (138)
  5. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Nội dung đánh giá cần phong phú, linh họat còn dựa trên chương trình tự chọn, chương trình địa phương của từng môn học của từng bậc học. Tóm lại, đa dạng hóa hình thức nội dung đánh giá với xu hướng lấy người học làm trung tâm phải trở thành định hướng trongcải tiến đổi mới đánh giá nhằm phát huy sáng tạo chủ động cho người học trong xu thế hội nhập và phát triển. 3. Kết luận Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo duc là việc cực kỳ khó khăn, nhạy cảm và phức tạp. Kiểm tra đánh giá nhằm đến việc phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh THPT lại càng khó khăn bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan chức năng phối hợp tham gia để đạt được kết quả tốt nhất. Cần nhận thức hết những khó khăn từ thực tế, từ quan niệm chưa đầy đủ về chất lượng giáo dục (ở khâu đánh giá, kiểm định) để từ đó chủ động khắc phục. Muốn đổi mới đánh giá, kiểm tra đạt hiệu quả, cần phải quan tâm đến năng lực quản lý của cấp quản lý, trình độ của giáo viên sẽ thực thi việc đánh giá một cách khách quan, trung thực, khoa học. Tài liệu tham khảo chính 1. Bản tin giáo dục 4/2006 Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TP.HCM 2. Bước đầu đổi mới ra đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 10 thí điểm THPT phân ban (Ban chỉ đạo biên soạn chương trình và sách giáo khoa THPT, Bộ Giáo dục Đào tạo Hà Nội, 3/2004) 3. Ứng dụng công nghệ thông tin và giao tiếp vào việc dạy và học (Microsoft Partners in Learning) 4. Kỷ yếu hội thảo khoa học giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Sư phạm Hà Nội, HN 12/2005) 5. Tài liệu tập huấn đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT thí điểm môn Ngữ văn (Phần Những vấn đề chung, Bộ Giáo dục Đào tạo, Ban chỉ đạo xây dựng chương trình và SGK THPT 5/2005) 6. Tìm hiểu luật giáo dục (Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2005) 7. Chương trình trung học cơ sở môn Ngữ văn (Bộ Giáo dục và Đào tạo) 8. Tìm hiểu những quy định mới về Giáo dục (Nhà xuất bản lao động Hà Nội 2005) 9. Các tạp chí giáo dục (2004-2005) 10. Tạp chí phát triển giáo dục (2003-2005) 109 (138)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2