YOMEDIA
ADSENSE
Thu hút FDI xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam
13
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI xanh vào Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp để tăng cường thu hút FDI xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 của Việt Nam trong thời gian tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thu hút FDI xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam
- THU HÚT FDI XANH GẮN VỚI CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH CỦA VIỆT NAM Triệu Văn Huấn(1) TÓM TẮT: Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Ďược Quốc hội thông qua năm 1987, Việt Nam Ďã bắt Ďầu thu hút Ďược những khoản Ďầu tư Ďầu tiên của các nhà Ďầu tư nước ngoài từ năm 1988. Thu hút vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những Ďóng góp tích cực, FDI Ďang gây ra nhiều vấn Ďề bất cập Ďối với môi trường. Trước tình hình Ďó, thu hút vốn FDI xanh là một vấn Ďề Ďược quan tâm và là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn Ďến năm 2050 của Việt Nam. Dựa trên hai thành phần của FDI xanh cho thấy, dự án FDI Ďầu tư vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ môi trường chỉ chiếm 0,74 trên tổng số dự án FDI và chiếm 9,39 trên tổng số vốn FDI Ďăng ký. Bên cạnh Ďó, chỉ khoảng 5 doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, 80 doanh nghiệp FDI có công nghệ trung bình, còn lại là sử dụng công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao. Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI xanh vào Việt Nam, tác giả Ďề xuất một số giải pháp Ďể tăng cường thu hút FDI xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030 của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khoá: FDI xanh; tăng trưởng xanh; Việt Nam. ABSTRACT: After the Law on Foreign Investment in Vietnam was passed by the National Assembly in 1987, Vietnam began to attract the first investments from foreign investors in 1988. Attracting direct investment capital Foreign investment (FDI) is a major policy of the Party and State, contributing to realizing socio-economic development goals. However, besides positive contributions, FDI is causing many environmental problems. Faced with that situation, attracting green FDI capital is an issue of concern and alos an important solution in implementing Vietnam's National Strategy on Green Growth for the period 2021 - 2030, with a 1. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Email: trieuvanhuan88@tueba.edu.vn 1127
- vision to 2050. Based on the two components of green FDI, it shows that FDI projects investing in the production of environmental goods and services account for only 0.74% of the total FDI projects and 9.39% of the total registered FDI capital. Besides, only 5% of FDI enterprises have high technology, 80% of FDI enterprises have medium technology, the remaining enterprises use low technology, consume a lot of energy and have high emissions. Based on the analysis of the current situation of attracting green FDI into Vietnam, the author proposes some solutions to increase the attraction of green FDI associated with Vietnam's National Strategy on Green Growth for the period 2021 - 2030 in the coming time. Keywords: Green FDI, green Growth, vietnam. 1. Giới thiệu Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Ďã ban hành Quyết Ďịnh số 1658/QĐ- TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn Ďến năm 2050, với mục tiêu tổng quát là thúc Ďẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với Ďổi mới mô hình tăng trưởng, bền vững về môi trường và công bằng xã hội. Để thực hiện Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ Ďã ban hành Quyết Ďịnh số 882/QĐ-TTg, ngày 22/7/2022 về phê duyệt Kế hoạch hành Ďộng quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030. Theo quyết Ďịnh trên, Kế hoạch hành Ďộng tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030 gồm 18 chủ Ďề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt Ďộng và 134 nhiệm vụ, hoạt Ďộng cụ thể. Trong Ďó, tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, hoạt Ďộng về năng lượng, công nghiệp, giao thông - vận tải, xây dựng, nông nghiệp, quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, huy Ďộng tài chính và Ďầu tư xanh. Như vậy, Ďầu tư xanh, bao gồm cả Ďầu tư trong nước và Ďầu tư nước ngoài là một trong những nhiệm vụ, hoạt Ďộng trọng tâm trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn Ďến năm 2050 của Việt Nam. Đối với nguồn vốn FDI, việc mở cửa thu hút vốn FDI là một chủ trương lớn, Ďúng Ďắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của Ďất nước trong suốt hơn 30 năm qua. Bên cạnh những Ďóng góp tích cực, trên thực tế, những mặt trái của khu vực FDI và kẽ hở trong quản lí nhà nước Ďối với khu vực này cũng Ďã bộc lộ rõ trong thời gian qua, trở thành những chỉ dấu Ďáng báo Ďộng Ďối với một khu vực kinh tế vốn Ďược kỳ vọng nhiều hơn thế. Nhiều doanh nghiệp FDI Ďã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường; tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, gây tiêu hao nhiều năng lượng Ďang diễn ra khá phổ biến. Điều này gây cản trở lớn Ďối với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030 của Việt Nam. Nhận thức Ďược tầm quan trọng của hoạt Ďộng thu hút FDI xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, tác giả Ďã lựa chọn nghiên cứu chủ Ďề “Thu hút FDI xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam”. 1128
- Kết cấu của bài viết gồm 4 nội dung chính: Nội dung 1: Giới thiệu chung Nội dung 2: Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu Nội dung 3: Kết quả và Ďánh giá Nội dung 4: Kết luận và hàm ý chính sách 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1. Khái niệm về FDI xanh Hiện nay, vẫn còn thiếu Ďịnh nghĩa Ďược thống nhất quốc tế và dữ liệu liên quan về FDI xanh. Khái niệm này chỉ Ďược Ďề cập trong một số nghiên cứu của Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD) và một nghiên cứu chính thức năm 2011 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - bài nghiên cứu Ďược coi là cơ sở cho những nghiên cứu về những vấn Ďề liên quan tới FDI xanh sau này. Theo UNCTAD (2008), FDI xanh chỉ Ďến hai loại Ďầu tư: (i) Là FDI tuân theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia; (ii) Đầu tư vào việc sản xuất trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ môi trường ở nước nhận đầu tư. Năm 2011, OECD Ďã có nghiên cứu Ďầu tiên về Ďịnh nghĩa FDI xanh. Theo OECD (2011), FDI xanh gồm hai phần: (i) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ môi trường; (ii) Đầu tư nước ngoài vào quy trình giảm thiểu phá hoại môi trường như sử dụng công nghệ sạch hơn hay hiệu quả năng lượng hơn. Từ Ďịnh nghĩa của UNCTAD và OECD về FDI xanh cho thấy, Ďiểm chung của các Ďịnh nghĩa này là Ďều phân chia FDI xanh theo hai hướng: Ďầu tư vào sản phẩm, dịch vụ và Ďầu tư vào quy trình sản xuất. Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa Ďưa ra Ďịnh nghĩa về FDI xanh, nhưng trong ―Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh‖ Ďã Ďưa ra Ďịnh nghĩa về công nghệ xanh và sản phẩm xanh. Theo Ďó, công nghệ xanh là công nghệ phát triển, áp dụng sản phẩm, trang bị và những hệ thống Ďược dùng Ďể bảo tồn môi trường và tài nguyên, giảm thiểu tác Ďộng tiêu cực từ hoạt Ďộng của con người và sản phẩm xanh là sản phẩm không Ďộc hại, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả, vô hại Ďối với môi trường. Từ các phân tích trên có thể hiểu: FDI xanh là FDI đầu tư vào sản xuất sản phẩm và dịch vụ môi trường hoặc FDI c quy trình sản xuất giảm thiểu huỷ hoại môi trường, sử dụng hợp l các nguồn tài nguyên. 2.1.2. Đo lường FDI xanh Về mặt lí thuyết, có thể Ďo lường FDI xanh bằng cách nhận Ďịnh những lĩnh vực xanh và thu thập dữ liệu FDI tương ứng ở những ngành này, theo hai phần của FDI xanh là lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ môi trường và quy trình giảm thiểu huỷ hoại môi trường. FDI vào lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ môi trường có thể bao gồm thiết bị, sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo, quản lí nước, chất thải và tái chế (UNCTAD, 2010). Tuy nhiên, trên thực tế, việc thu thập dữ liệu về FDI 1129
- vào lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ môi trường là hạn chế. Do Ďó, OECD Ďưa ra cách ước lượng FDI không hoàn hảo vào lĩnh vực này, bằng cách sử dụng dữ liệu của FDI vào lĩnh vực Ďiện, khí gas và nước. Vì lĩnh vực này cũng có thể bao gồm Ďiện Ďược sản xuất năng lượng tái tạo, xử lí nước thải, các dịch vụ phi cơ sở hạ tầng về môi trường khác và sản xuất sản phẩm môi trường. Bên cạnh Ďó, cũng vì thiếu thông tin chi tiết về Ďặc tính công nghệ Ďược sử dụng và hệ quả của Ďầu tư nước ngoài tới môi trường như cường Ďộ năng lượng, lượng thải carbon, quản lí nước, ô nhiễm không khí và nước,… nên khó Ďể có thể ước tính Ďược FDI trong mảng thứ hai của FDI xanh là FDI vào quy trình công nghệ giảm ảnh hưởng xấu tới môi trường. OECD Ďưa ra cách tham khảo việc ước lượng FDI Ďóng góp vào sử dụng công nghệ sạch hơn và hiệu quả năng lượng hơn, bằng việc xem xét FDI vào những ngành liên quan và nhạy cảm với môi trường và có khả năng cắt giảm thải cao như: sản xuất, khai khoáng, nông nghiệp và lâm nghiệp, xây dựng và giao thông. OECD cũng Ďưa ra một vài ví dụ tiêu biểu ở cấp Ďộ quốc gia và theo lĩnh vực, mà các ví dụ này có khuynh hướng ủng hộ giả thiết rằng: FDI giúp chuyển giao công nghệ xanh và sạch hơn khi doanh nghiệp nước ngoài của nước có tiêu chuẩn môi trường cao hơn và hiệu quả năng lượng lớn hơn, Ďầu tư sang nước có tiêu chuẩn môi trường và hiệu quả năng lượng thấp hơn. Tuy nhiên, OECD cũng cho rằng, thực tế thì việc lan toả công nghệ này còn phụ thuộc lớn vào chính sách của nước nhận Ďầu tư (Hoàng Văn Cương, 2020). Tóm lại, vì hiện nay chưa có cách thức Ďo lường và Ďánh giá dòng vốn FDI xanh một cách cụ thể, hoàn hảo và chính xác, do Ďó trong nghiên cứu này, Ďối với thành phần thứ nhất của FDI xanh, tác giả sử dụng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất và phân phối Ďiện, khí Ďốt, cung cấp nước, hoạt Ďộng quản lí và xử lí rác thải, nước thải Ďể Ďánh giá. Đối với thành phần thứ hai của FDI xanh, tác giả sử dụng tiêu chí phân loại công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp FDI Ďể Ďánh giá. 2.1.3. Thu hút FDI xanh Trong những năm gần Ďây, với nhận thức rõ ràng về các tác Ďộng tiềm tàng của FDI tới môi trường, việc thu hút ―FDI xanh‖ Ďã trở thành một xu hướng Ďược nhiều quốc gia Ďẩy mạnh và là chiến lược không thể thiếu trong quá trình Ďạt Ďược các mục tiêu phát triển bền vững. Với các quốc gia, trong Ďó có Việt Nam, FDI xanh gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo Ďảm lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội cho tất cả các bên tham gia, cụ thể: - Về lợi ích kinh tế: Các nhà Ďầu tư có Ďiều kiện thuận lợi Ďể tiến hành hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tạo Ďược lợi nhuận trong quá trình Ďầu tư. Nơi tiếp nhận Ďầu tư phải Ďạt Ďược mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, ổn Ďịnh và bền vững. Hay nói cách khác, dòng vốn Ďầu tư này sẽ bảo Ďảm Ďôi bên Ďều có lợi ích kinh tế. - Về lợi ích môi trường: Môi trường tự nhiên của nơi tiếp nhận Ďầu tư cần Ďược bảo vệ, kiểm soát Ďược mức Ďộ ô nhiễm, không làm gia tăng tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi. 1130
- - Về lợi ích xã hội: Nơi tiếp nhận Ďầu tư Ďạt Ďược bước tiến Ďáng kể về phúc lợi xã hội, như: sự tiến bộ và công bằng xã hội, xoá Ďói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng giáo dục, trình Ďộ dân trí... (Đinh Thị Thu Hương, 2023). Do những lợi ích tiềm năng mà FDI xanh có thể mang lại, ngày càng có nhiều quốc gia, Ďặc biệt là các quốc gia Ďang phát triển chú trọng việc xây dựng các chính sách và các chương trình hỗ trợ, các gói ưu Ďãi tài chính và thiết lập cơ quan xúc tiến Ďầu tư trong nỗ lực thu hút dòng vốn FDI xanh. Đối với Việt Nam, thu hút các dự án FDI xanh là một trong các giải pháp tối ưu Ďể giải quyết vấn Ďề về môi trường, cân bằng lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường của các dự án FDI. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Tổng cục Thống kê; các dữ liệu thứ cấp từ các bài báo khoa học Ďăng trên các tạp chí có uy tín liên quan Ďến nội dung của bài viết. Về số liệu FDI và FDI xanh vào Việt Nam, tác giả thu thập trong giai Ďoạn 1988 - 2022. 2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu - Phương pháp phân tổ thống kê Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức Ďể tiến hành phân chia các Ďơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các Ďơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế - xã hội hay quá trình kinh tế - xã hội Ďều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm Ďơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta Ďi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy Ďược tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy Ďược xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê Ďể chia số liệu thu thập Ďược thành các nhóm khác nhau. Sau Ďó, tác giả sẽ Ďi xem xét thực trạng của từng vấn Ďề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn Ďề này. - Phương pháp tổng hợp số liệu Phương pháp này dùng Ďể tổng hợp các tài liệu liên quan Ďến bài viết. Qua phương pháp này, tác giả phân tích thực trạng thu hút FDI xanh vào Việt Nam. Sau Ďó, tổng hợp, phân tích những kết quả Ďã Ďạt Ďược, những hạn chế còn tồn tại Ďể Ďưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI xanh vào Việt Nam trong thời gian tới. 2.2.3. Phương pháp phân t ch dữ liệu Thống kê mô tả Ďược sử dụng Ďể mô tả những Ďặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập Ďược. Cùng với phân tích Ďồ hoạ Ďơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi 1131
- phân tích Ďịnh lượng về số liệu. Áp dụng phương pháp này, tác giả biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu và biểu diễn dữ liệu bằng Ďồ hoạ (sơ Ďồ, biểu Ďồ) Ďể mô tả dữ liệu và so sánh dữ liệu. Qua Ďó, giúp người Ďọc có cái nhìn sinh Ďộng hơn về vấn Ďề nghiên cứu. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả nghiên cứu Bảng 1. FDI đƣợc cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế của Việt Nam (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2022) Số dự Tỉ Tỉ Vốn đăng ký Lĩnh vực án trọng trọng (%) (Triệu USD) (%) (Dự án) 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 524 1,44 3.844,36 0,87 2. Khai khoáng 108 0,30 4.894,57 1,11 3. Công nghiệp chế biến, chế tạo 15.960 43,91 261.432,55 59,34 4. Sản xuất và phân phối Ďiện, khí Ďốt, 184 0,51 38.313,32 8,70 nước nóng, hơi nước và Ďiều hoà không khí 5. Cung cấp nước; hoạt Ďộng quản lí 83 0,23 3.042,47 0,69 và xử lí rác thải, nước thải 6. Xây dựng 1.788 4,92 10.995,89 2,50 7. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, 6.154 16,93 10.359,76 2,35 mô tô, xe máy và xe có Ďộng cơ khác 8. Vận tải, kho bãi 987 2,72 6.171,85 1,40 9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 929 2,56 12.679,51 2,88 10. Thông tin và truyền thông 2.699 7,43 4.948,44 1,12 11. Hoạt Ďộng tài chính, ngân hàng và 86 0,24 944,92 0,21 bảo hiểm 12. Hoạt Ďộng kinh doanh bất Ďộng sản 1.077 2,96 66.401,09 15,07 13. Hoạt Ďộng chuyên môn, khoa học 4.129 11,36 4.973,36 1,13 và công nghệ 14. Hoạt Ďộng hành chính và dịch vụ 563 1,55 1.034,66 0,23 hỗ trợ 15. Giáo dục và Ďào tạo 627 1,73 4.590,73 1,04 16. Y tế và hoạt Ďộng trợ giúp xã hội 154 0,42 1.753,79 0,40 17. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 140 0,39 3.418,60 0,78 18. Hoạt Ďộng dịch vụ khác 153 0,42 735,22 0,17 Tổng số 36.345 100,00 440.535,09 100,00 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 1132
- Hơn 30 năm qua, các nhà Ďầu tư nước ngoài Ďã Ďầu tư vào hầu hết các ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Bảng 1 cho thấy, tính luỹ kế Ďến ngày 31/12/2022, Việt Nam thu hút Ďược 36.345 dự án FDI với tổng vốn Ďăng ký Ďạt 440.535,09 triệu USD. Trong Ďó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn Ďầu về thu hút FDI với 15.960 dự án và 261.432,55 triệu USD vốn Ďăng ký (chiếm 43,91 tổng số dự án và 59,34 tổng vốn Ďăng ký). Đứng thứ hai về lượng vốn Ďăng ký là hoạt Ďộng kinh doanh bất Ďộng sản với 1.077 dự án và 66.401,09 triệu USD vốn Ďăng ký (chiếm 2,96 tổng số dự án và 15,07 tổng vốn Ďăng ký). Đứng thứ ba về lượng vốn Ďăng ký là dịch vụ lưu trú và ăn uống với 929 dự án và 12.679,51 triệu USD vốn Ďăng ký (chiếm 2,56 tổng số dự án và 2,88 tổng vốn Ďăng ký). Khu vực FDI Ďầu tư vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ môi trường Ďược thể hiện thông qua dòng vốn FDI vào sản xuất và phân phối Ďiện, khí Ďốt, nước nóng, hơi nước, Ďiều hoà không khí và dòng vốn FDI vào trong lĩnh vực cung cấp nước, hoạt Ďộng quản lí và xử lí rác thải, chất thải. FDI vào sản xuất và phân phối Ďiện, khí Ďốt, nước nóng, hơi nước, Ďiều hoà không khí với 184 dự án, chiếm 0,51 trên tổng số dự án FDI và vốn Ďăng ký là 38.313,32 triệu USD, chiếm 8,7 trên tổng số vốn FDI Ďăng ký. FDI vào trong lĩnh vực cung cấp nước, hoạt Ďộng quản lí và xử lí rác thải, chất thải với 83 dự án, chiếm 0,23 trên tổng số dự án FDI và vốn Ďăng ký là 3.042,47 triệu USD, chiếm 0,69 trên tổng số vốn FDI Ďăng ký. Như vậy, tính chung lại, FDI Ďầu tư vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ môi trường với 267 dự án, chiếm tỉ trọng 0,74 trên tổng số dự án FDI và vốn Ďăng ký là 41.355,79 triệu USD, chiếm 9,39 trên tổng số vốn FDI Ďăng ký. Nhìn chung, còn nhiều dự án FDI ở Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực ít thân thiện với môi trường, có mức Ďộ phát thải lớn, giá trị gia tăng thấp, thiếu những ngành công nghiệp mang tính nền tảng. Các dự án FDI xanh ít Ďược chú trọng. Hơn nữa, chất lượng vốn FDI chưa cao, các dự án Ďầu tư chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công, công nghiệp nhẹ, quy mô dự án trung bình và nhỏ. Bên cạnh Ďó, mặc dù Ďược kỳ vọng sử dụng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện Ďại hơn, nhưng thực tế cho thấy, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất sử dụng trong doanh nghiệp FDI không quá vượt trội so với doanh nghiệp trong nước. Số lượng doanh nghiệp FDI có năng lực công nghệ cao còn hạn chế, chỉ khoảng 5 doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, 80 doanh nghiệp FDI có công nghệ trung bình, còn lại là sử dụng công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao, thậm chí có dây chuyền công nghệ xuất hiện từ những năm 70, 80 của thế kỉ XX (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020). 5 15 Công nghệ cao 80 Biểu đồ 1. Tỉ trọng công nghệ của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 1133
- Ngoài ra, các chuyên gia Ďã cảnh báo xu hướng xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước Ďang phát triển thông qua FDI sẽ ngày càng gia tăng và Việt Nam có nguy cơ trở thành một trong những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao bởi các tiêu chuẩn về môi trường còn thấp. Hiện nhiều dự án FDI có Ďiểm giống nhau là hướng Ďến khai thác tài nguyên giá rẻ của Việt Nam. Một khi các Ďịa phương vẫn chú trọng chạy theo thành tích, không thực hiện Ďầy Ďủ quyền lựa chọn của mình, bị Ďộng với ý Ďồ của nhà Ďầu tư, phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng thì các dự án tận dụng nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sẽ còn tiếp tục xuất hiện. Thực tế, Ďã có nhiều doanh nghiệp FDI gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường ở Việt Nam. Điển hình một số trường hợp như: Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan) xả trộm nước thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt một thời gian dài làm sông Thị Vải Ďã bị ô nhiễm 80 - 90%. Năm 2014, Công ty TNHH Miwon Việt Nam tại Phú Thọ cũng Ďã bị xử phạt 515 triệu Ďồng vì hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kĩ thuật từ 10 lần trở lên ra môi trường. Năm 2015, ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng do Nhà máy Nhiệt Ďiện Vĩnh Tân 2 thải ra khiến người dân Ďịa phương bức xúc, tiến hành phong tỏa quốc lộ 1 Ďể phản Ďối. Đặc biệt, Ďầu năm 2016 Ďã xảy ra thảm hoạ môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) Ďã thải một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí ra biển trong quá trình vận hành thử… Đây chỉ là một số ít trong rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp FDI thải chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa có Ďủ kinh nghiệm và cơ chế, tiêu chuẩn môi trường Ďể sàng lọc hiệu quả các dự án FDI; chưa lường hết Ďược những nguy cơ tiềm ẩn về vấn Ďề gây ô nhiễm môi trường của một số dự án FDI, nhất là những dự án phát sinh nguồn thải lớn Ďể có biện pháp quản lí, giám sát hiệu quả. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong kiểm soát các nguồn thải từ các dự án FDI chưa hiệu quả, Ďồng bộ, chặt chẽ. Thiếu ràng buộc trách nhiệm, chế tài bảo Ďảm việc tuân thủ cam kết của nhà Ďầu tư và các tiêu chí Ďo lường cụ thể, dẫn tới công tác Ďánh giá và thu hút FDI chưa sát với mục tiêu, yêu cầu Ďặt ra. Trong khi Ďó, ý thức của nhà Ďầu tư trong quá trình thực hiện các quy Ďịnh bảo vệ môi trường còn chưa cao. Bên cạnh Ďó, tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm Ďịnh, xét duyệt, thực hiện các dự án FDI. Nhiều Ďịa phương trải thảm Ďỏ thu hút dự án FDI bằng mọi giá, ít có chọn lọc, thậm chí Ďã chấp nhận những doanh nghiệp FDI khai thác tài nguyên giá rẻ với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 3.2. Đánh giá chung FDI vẫn tiếp tục Ďược xác Ďịnh là kênh Ďầu tư quan trọng Ďể Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, giúp Việt Nam hiện thực hoá nhanh các Ďịnh hướng phát triển. Để thực hiện những mục tiêu trên, Chính phủ Việt Nam Ďã triển khai, ban hành một số chính sách quan trọng như: hoàn thiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế; 1134
- Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến Ďổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh,… Hơn 30 năm qua, các nhà Ďầu tư nước ngoài Ďã Ďầu tư vào hầu hết các ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Tính luỹ kế Ďến ngày 31/12/2022, Việt Nam Ďã thu hút Ďược 36.345 dự án FDI với tổng vốn Ďăng ký Ďạt 440.535,09 triệu USD. Doanh nghiệp FDI góp phần thúc Ďẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế Ďối ngoại và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tính Ďến nay. FDI tạo công ăn việc làm cho người lao Ďộng Việt Nam. Tính Ďến nay, cả nước có hơn 4 triệu lao Ďộng trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh Ďó, các doanh nghiệp FDI còn có sức lan toả và tạo ra nhiều việc làm gián tiếp Ďáng kể cho nền kinh tế Việt Nam. Thông qua làm việc tại các doanh nghiệp FDI, người lao Ďộng Việt Nam còn Ďược các nhà Ďầu tư nước ngoài tiếp thu kiến thức kinh doanh, kĩ năng quản lí tiên tiến của nước ngoài, từ Ďó, nâng cao năng lực của bản thân. Ngoài ra, thông qua thu hút dòng vốn Ďầu tư quốc tế, Việt Nam có cơ hội tiếp nhận công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Nhiều ngành kinh tế của Việt Nam Ďã tiếp nhận và tiếp cận công nghệ hiện Ďại của thế giới như ngân hàng, bưu chính viễn thông, dầu khí, giao thông vận tải,... Bên cạnh những Ďóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Ďất nước, vấn Ďề thu hút dự án FDI Ďã và Ďang Ďặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức. Các dự án FDI Ďăng ký trong lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ môi trường còn rất thấp so với các lĩnh vực khác cả về số lượng và tổng vốn Ďăng ký. Thực tế cho thấy, nhiều dự án FDI ở Việt Nam là ngành sản xuất thô, có tính gia công cao, mức Ďộ phát thải lớn, giá trị gia tăng thấp, thiếu những ngành công nghiệp mang tính nền tảng như công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao. Đây là những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do có lượng chất thải gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn lớn, có nồng Ďộ các chất ô nhiễm cao. Nhiều doanh nghiệp FDI Ďã nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, thiếu giải pháp công nghệ xử lí chất thải. Tóm lại, dù hoạt Ďộng thu hút vốn FDI Ďã có những kết quả ấn tượng nhưng Việt Nam cũng dần nhận thức Ďược rằng cần phải có một sự thay Ďổi chiến lược về chính sách, cụ thể là hướng tới thu hút FDI ―xanh‖ Ďể duy trì khả năng cạnh tranh, thu hút bền vững nguồn vốn FDI gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Qua phân tích ở trên cho thấy, Việt Nam Ďã thu hút Ďược một lượng lớn vốn FDI Ďể phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Ďất nước. Tuy nhiên, FDI xanh thu hút Ďược còn hạn chế. Dựa trên hai thành phần của FDI xanh cho thấy, dự án FDI Ďầu tư vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ môi trường chỉ chiếm 0,74 trên tổng số dự án FDI và chiếm 9,39 trên tổng số vốn FDI Ďăng ký. Bên cạnh Ďó, chỉ khoảng 5 doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, 80 doanh nghiệp FDI có công nghệ trung bình, còn lại là sử dụng công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và 1135
- khả năng phát thải cao. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả Ďề xuất một số Ďể thu hút FDI xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030 của Việt Nam như sau: - Một là, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan thu hút FDI, Ďặc biệt là về nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ và môi trường. Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong thu hút và sử dụng FDI trên nguyên tắc không thu hút FDI bằng mọi giá, không thu hút các dự án có nguy cơ huỷ hoại môi trường. Rà soát, sửa Ďổi pháp luật về Ďăng ký chuyển giao công nghệ; nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp FDI nhằm kiểm soát, thúc Ďẩy công nghệ và chuyển giao công nghệ; ngăn ngừa, hạn chế tình trạng gian lận và tiếp nhận công nghệ không thân thiện với môi trường. - Hai là, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về FDI. Hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về FDI theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và thống nhất một Ďầu mối tại các bộ, ngành, Ďịa phương, Ďáp ứng yêu cầu quản lí liên ngành, liên vùng tại Ďịa phương và trong phạm vi cả nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền Ďịa phương và người Ďứng Ďầu Ďối với việc chấp hành chủ trương của Đảng và , chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan tới thu hút FDI. - Ba là, thực hiện sàng lọc các dự án FDI. Xây dựng và ban hành các tiêu chí sàng lọc Ďầu tư (suất Ďầu tư, lao Ďộng, công nghệ,…) Ďể làm cơ sở thu hút các dự án có hiệu quả. Nâng cấp tiêu chuẩn về môi trường Ďể làm căn cứ không tiếp nhận các dự án không khuyến khích Ďầu tư. Không gia hạn, mở rộng hoạt Ďộng Ďối với các dự án sử dụng công nghệ thấp, không Ďáp ứng Ďược tiêu chuẩn công nghệ, môi trường. - Bốn là, ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và Ďào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện Ďại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật hiện Ďại, Ďặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0. - Năm là, chuẩn bị yếu tố Ďầu vào Ďáp ứng yêu cầu của nhà Ďầu tư nước ngoài tại các dự án FDI xanh. Tập trung Ďào tạo các ngành, nghề chất lượng cao như: kĩ thuật số, công nghệ thông tin, ứng dụng tin học, Ďiện tử viễn thông, công nghệ sinh học,... Đổi mới và cập nhật những kiến thức mới, các tiêu chuẩn và kĩ năng nghề nghiệp mới phù hợp với bối cảnh quốc gia và xu thế phát triển của thế giới. Rà soát, xây dựng danh sách một số Ďịa phương, khu công nghiệp, khu kinh tế Ďã có sự chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, nhân lực, năng lượng,... Ďể cung cấp cho các nhà Ďầu tư lựa chọn. 1136
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020). Tờ trình ngày 31/8/2020 về phê duyệt Đề án Chiến lược hợp tác Ďầu tư nước ngoài giai Ďoạn 2021 - 2030. 2. Hoàng Văn Cương (2020). Chuyên Ďề số 4: Thu hút FDI ―xanh‖ gắn với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. 3. Đinh Thị Thu Hương (2023). Thu hút vốn FDI xanh và hàm ý Ďối với Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 237, tháng 4/2023. 4. Lê Thị Hồng Ngọc (2021). Thu hút FDI xanh vì sự phát triển bền vững của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 25, tháng 9/2021. 5. OECD (2011). Defining and Measuring green FDI: An exploratory review of existing work and evidence. OECD Working Papers on International Investment, 2011/02. 6. Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết Ďịnh số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. 7. Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết Ďịnh số 882/QĐ-TTg, ngày 22/7/2022 về phê duyệt Kế hoạch hành Ďộng quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030. 8. UNCTAD (2008). Creating an institutional environment conducive to increased foreign investment and sustainable development, Accra, Ghana. 9. Website của Tổng cục Thống kê (gso.gov.vn). 1137
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn