Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế số
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày khái niệm về thu hút vốn đầu tư; khái niệm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài; khái niệm Kinh tế số; tình hình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2022; tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2022;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế số
- THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ Lê Nhân Mỹ1, Nguyễn Quốc Đại Trường An2 1. Trường Đại học Kinh tế - Luật (VNU-HCM); 2. Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan Email: myln@uel.edu.vn, an.nqdt@gmail.com TÓM TẮT Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh. Đây có thể được xem là tỉnh có cửa ngõ giao thương rất quan trọng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay tỉnh Bình Dương đang tích cực xây dựng trở thành thành phố thông minh, chuyển sang một nấc thang phát triển cao hơn – Vùng Đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới đẩy mạnh phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp. Từ đó cho thấy việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế số, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh là điều rất cần thiết. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bình Dương, kinh tế số Abstract ATTRACTING THE FOREIGN DIẺCT INVESTMENT IN BINH DƯƠNG PROVINCE IN THE DIGITAL ECONOMY Binh Duong is a province in the Southeast region of Vietnam, located in the Southern Key Economic Region, to the north by Binh Phuoc province, to the south by Ho Chi Minh City, to the east by Dong Nai province and to the west by Tay Ninh province. This can be considered as a very important trade gateway with Ho Chi Minh City and neighboring provinces, favorable for comprehensive economic and social development. Over the years, the economic growth rate of the province has always been high, the economic structure changed positively, industry and services grew rapidly and accounted for a high proportion. Currently, Binh Duong province is actively building to become a smart city, moving to a higher level of development – Innovation Zone, creating a new driving force to promote economic development, meeting the needs of people and businesses. From there, it shows the analysis of the curent situation and offers solutions to attract foreign direct investment capital in the context of the digital economy, digital transformation in the province is essential. Keywords: Foreign Direct Investment, Binh Duong, digital economy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toàn cầu hóa phát triển cũng đã thúc đẩy các công ty mở rộng biên giới hoạt động ra thị trường toàn cầu, tạo điều kiện cho các công ty trở thành các công ty đa quốc gia (MNC) khi di chuyển hoạt động sản xuất, kinh doanh đến quốc gia khác (Hill, 2020). Trong quá trình mở rộng 152
- quốc tế, quyết định lựa chọn quốc gia nào để đầu tư là một trong những quyết định quan trọng nhất của các MNC. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được chứng minh là đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển (Gholami, Tom Lee, & Heshmati, 2006) vì FDI thường liên quan đến việc di chuyển vốn và công nghệ là 2 yếu tố thường thiếu tại các nước này. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho nhiều doanh nghiệp để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số. Do đó để nâng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân, việc làm cho người lao động, tỉnh cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung trong bối cảnh nền kinh tế số. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về thu hút vốn đầu tư Theo điều 3 của Luật đầu tư ban hành, ngày 12 tháng 12 năm 2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Chính sách khuyến khích đầu bao gồm hệ thống chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi như: Sự ổn định về chính trị - xã hội, môi trường kinh tế, cơ sở hạ tầng; Hệ thống chính sách khuyến khích của nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực, vùng nhất định; Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Năm 1988 Quốc hội đã ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Đảng ta đã khẳng định rằng, phat triển kinh tế Hàng hóa nhiều thành phần là vấn đề chiến lược lâu dài. Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh, giữa các loại doanh nghiệp và địa bàn hoạt động tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tự do phát triển là những chính sách quan trọng, tạo niềm tin và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. 2.2. Khái niệm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là sự gia tăng giá trị ròng của các khoản đầu tư vào một quốc gia do các nhà đầu tư của một quốc gia khác nắm giữ (Graham,1995). Theo đó, có thể hiểu rằng đầu tư nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sỡ hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động dòng vốn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa FDI là một hoạt động đầu tư quốc tế nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác (OECD,1996). Theo khái niệm này, đầu tư trực tiếp nước ngoài được đặc trưng bởi “lợi ích lâu dài” đối với lĩnh vực kinh doanh đang được thực hiện đầu tư. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phản ánh mục tiêu thiết lập một lợi ích lâu dài bởi một doanh nghiệp cư trú trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đối với một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Mối lợi ích lâu dài hàm ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý doanh nghiệp. 153
- Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước mới giành được quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ lệ phân chia lợi nhuận tùy thuộc vào tỉ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa theo tỉ lệ này. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, quy mô đầu tư cũng như áp dụng công nghệ và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Vì vậy, không có những ràng buộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các nước tiếp nhận đầu tư, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh ngiệm quản lý hiện đại của chủ đầu tư FDI. 2.3. Khái niệm Kinh tế số Theo Bukht R. & Heeks R. (2017) có nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế số và có thể khái quát ở bảng1 . Bảng 1. Các khái niệm khác nhau về kinh tế số Chỉ bao gồm lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) với các hoạt động: Kinh tế số lõi • Sản xuất thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông và thiết bị bán dẫn (Core Digital • Các dịch vụ viễn thông và truy cập internet Economy) • Xử lý dữ liệu và các dịch vụ thông tin khác • Phát triển phầm mềm Kinh tế số phạm vi Bao gồm các ngành nghề có mô hình kinh doanh gắn liền với công nghệ số như: hẹp • Các nền tảng trực tuyến (Digital Economy) • Các dịch vụ hỗ trợ nền tảng như nền kinh tế chia sẻ, tài chính tổng hợp, gọi vốn cộng đồng (crowdsourcing), nền kinh tế việc làm tự do (gig) Bao gồm cả các ngành nghề truyền thống đang cố gắng đưa công nghệ số vào hoạt động của Kinh tế số phạm vi mình như: rộng • Thương mại điện tử, kinh doanh điện tử (Digitalised • Công nghiệp 4.0 (industry 4.0), nông nghiệp chính xác (precision agriculture), Economy) kinh tế thuật toán (algorithmic economy), kinh tế chia sẻ (sharing economy),… • Chính phủ điện tử (Nguồn: Bukht R & Heeks R (2017). Theo Bowman (1996), kinh tế số được khởi nguồn vào tháng 11 năm 1994 với sự kiện chíp Pentium - sản phẩm chiến lược của Intel – bị công bố có lỗi vào ngày 30/10/1994 và mãi tới ngày 20/12/1994, Intel mới thừa nhận lỗi được phát hiện. Sự chậm hiểu về thị trường số và hạ thấp vấn đề đã đưa Intel tới một hậu quả đau đớn là phải thu hồi toàn bộ chíp Pentium của hãng. Bowman nhận định rằng câu chuyện về chíp Pentium đánh dấu một bước ngoặt kinh tế mới, theo đó thị trường số (digital markets) là khác biệt lớn với thị trường truyền thống (physical markets) ở một số khía cạnh: mua sắm so sánh không có giới hạn, các công ty có sản phẩm thực sự khác biệt hoặc hiệu năng giá cả tốt hơn sẽ nhanh chóng nổi lên trên còn những công ty không có sẽ thất bại. Trong các thị trường số, mọi công ty đều đứng ở cùng một ngã tư đường. Sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi của Intenet vạn vật vào kinh doanh kéo theo việc hình thành và phát triển tốc độ cao của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn tới sự đa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số. R. Bukht và R. Heeks (2017) tổng hợp 21 định nghĩa điển hình về kinh tế số, cho biết định nghĩa đầu tiên về kinh tế số xuất hiện từ năm 1999 và ngày càng có thêm các định nghĩa mới. Các nhà nghiên cứu đồng thuận một nhận định là chưa có một định nghĩa được đồng thuận về kinh tế số. Trên cơ sở nhìn nhận mối quan hệ giữa sự xuất hiện của công nghệ đột phá với sự phát triển lý thuyết kinh tế học và quản lý trong suốt quá trình tiến hóa công nghệ của loài người, X. Zhu (2019) cho rằng cộng đồng nghiên cứu về kinh tế số nên cố gắng tạo ra các đột phá nền tảng mới trong nghiên cứu lý thuyết về kinh tế học và quản lý để nắm bắt và phát triển kinh tế số. 154
- 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2022 Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 – 2022 (Đơn vị: %) Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2015 8,07 3,1 9,15 7,24 2016 10,56 3,44 10,96 11,51 2017 9,27 3,1 10,6 6,39 2018 8,51 2,81 9,15 7,96 2019 10,65 2,8 11,68 9,38 2020 6,45 3,46 7,45 4,98 2021 2,62 2,01 4,32 -1,75 2022 8,02 3,1 8,2 9,5 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương và tổng hợp của tác giả Trong giai đoạn 2015 – 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương luôn duy trì ở mức tăng trưởng tốt, chỉ duy nhất năm 2020 và 2021 là đạt mức khá và trung bình do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Tuy nhiên con số này vẫn rất khả quan hơn rất nhiều so với các tỉnh khác trong đó có TP.HCM năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng âm và kinh tế rơi vào khó khăn. Đối với các lĩnh vực thì công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với các lĩnh vực khác. Lĩnh vực dịch vụ trong năm 2022 có sự vượt bậc mạnh mẽ khi vượt qua công nghiệp và dịch vụ đạt 9,5%. Điều này hứa hẹn trong thời gian tới tỉnh sẽ có sự bứt phá ở lĩnh vực này nhưng vẫn xác định công nghiệp là trọng tâm (Bảng 3.1). Trong quý I năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng 1,15% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó công nghiệp – xây dựng giảm 0,93%, dịch vụ tăng 5,55%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,82%. Trong quý I này việc sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, phần lớn là do tình hình suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng thấp, thị trường xuất khẩu cũng giảm do ảnh hưởng từ lạm phát. Tuy nhiên tỉnh cũng đang cố gắng rà soát lại và tìm ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tốt hơn trong các quý tiếp theo. 3.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2022 Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2022 Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) 2015 231 3648,8 2016 264 1753,3 2017 200 1614,9 2018 228 1397,4 2019 255 1636,2 2020 133 806,8 2021 78 1233,7 2022 70 1910,0 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương và tổng hợp của tác giả Trong giai đoạn 2015 – 2022 số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương có nhiều biến động. Cụ thể giai đoạn 2015-2019 luôn duy trì ở mức từ 200 dự án trở lên, tuy nhiên đến năm 2020-2022 số dự án giảm đáng kể. Điều này cũng một phần do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid – 19 nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2020 tổng số vốn đầu tư chỉ đạt 806,8 triệu USD thấp hơn nhiều so với năm trước đó. Trong năm 2022 mặc dù số dự án có giảm sâu nhưng tổng vốn đầu tư lại đạt con số ấn tượng. Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 14 155
- ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt 1 tỷ 989 triệu đô la Mỹ, chiếm 63,38% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn 1 tỷ 126 triệu đô la Mỹ, chiếm 35,88% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và vận tải kho bãi,…. Theo đối tác đầu tư, đã có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương. Trong đó Đan Mạch đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ 348 triệu USD, chiếm 43% tổng vốn đầu tư đăng ký, Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư là 609,5 triệu USD, chiếm 19,4% tổng vốn đầu tư, Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư là 274,6 triệu USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… Tính luỹ kế đến nay, tỉnh Bình Dương đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau thành phố Hồ Chí Minh) với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 39,7 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Đây là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, tuy nhiên mặc dù Bình Dương trong những năm qua cũng luôn nằm trong Top những tỉnh cho chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao, riêng năm 2022 đã tuột hạng khá sâu xuống hạng 36 cả nước, do vậy tỉnh cần phải có những động thái và các chính sách phù hợp hơn để cải thiện tình hình kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Bảng 3.3: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Bình Dương giai đoạn 2015-2022 Năm Thứ hạng Điểm số 2015 25 58,89 2016 4 63,57 2017 14 64,47 2018 6 66,09 2019 13 67,38 2020 4 70,16 2021 6 69,61 2022 36 65,13 Nguồn: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 3.3. Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế số Hiện nay tỉnh Bình Dương cũng là một trong các tỉnh thành có mức độ chuyển đổi số tích cực, từng bước thăng hạng trong bảng đánh giá chỉ số chuyển đổi số, cụ thể trong năm 2021, chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bình Dương xếp hạng 22/63 tỉnh thành. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Dương đã hoàn thiện 4/4 mức độ phát triển của chính quyền điện tử, phát triển hạ tầng mạng kết nối và sử dụng hiệu quả mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Nhà nước. Các trung tâm dữ liệu của tỉnh đã được đầu tư và tiếp tục được mở rộng với mô hình Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm Dữ liệu dự phòng đáp ứng nhu cầu triển khai các dữ liệu ứng dụng, đảm bảo hạ tầng cho việc phát triển đô thị thông minh. Bình Dương đã và đang xây dựng các trung tâm nhằm thu hút lực lượng công nghệ về để phát triển các sản phẩm, nghiên cứu các công nghệ 4.0, nhà máy thông minh để từng bước ứng dụng trong thực tế sản xuất. Tỉnh dự kiến phát triển hạ tầng số làm nền tảng cho xây dựng Chính quyền số, kinh tế số và đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu (Data Science) và Trí tuệ nhân tạo (AI). Tháng 6 vừa qua, tỉnh Bình Dương vinh dự được lọt vào Top 7 Cộng đồng Thông minh thế giới năm 2022. Chỉ số đánh giá chuyển đổi số ở Bình Dương cũng thăng hạng trong bảng xếp hạng cả nước. Những kết quả này tạo đà cho địa phương chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã sớm xây dựng và triển khai đề án xây dựng thành phố thông minh, cụ thể là dựa trên nền tảng mô hình 156
- “Ba nhà”, đây là mô hình thành công của thành phố Eindhoven ở Hà Lan, thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2011 theo đánh giá của Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF). Mô hình này nhằm thúc đẩy và chính thức hoá sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, các doanh nghiệp, các viện, trường học trong tỉnh và liên kết linh hoạt với các vùng khác trong nước. Bên cạnh đó, tỉnh đã chính thức gia nhập Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) và Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF); đăng cai tổ chức thành công một số sự kiện quốc gia, quốc tế quan trọng như: Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Horasis 2019... ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, kinh tế số và các mô hình kinh tế mới, ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, góp phần giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, hợp tác kinh tế, đặc biệt là thu hút đầu tư và xây dựng thành phố thông minh trong thời gian tới. Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực và giữ vai trò thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế; phấn đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2023 tăng 8,9% so với cùng kỳ. Tỉnh ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số; nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Ấn Độ, Nam Mỹ... Từ đó đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh và cho đến nay tỉnh Bình Dương vẫn đứng thứ 2 cả nước sau TP.HCM. Trong hai tháng đầu năm 2023 tỉnh đã thu hút hơn 340 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng 441% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 11% tổng vốn FDI trong 2 tháng đầu năm của cả nước và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Có thể nói tỉnh Bình Dương luôn biết thay đổi mình trong bối cảnh nền kinh tế mới, kinh tế số để đón nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng tầm vóc, vị thế trong và ngoài nước. 3.4. Những thách thức và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở tỉnh Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế số Thứ nhất, các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa theo kịp các nước, vẫn còn không ít những thủ tục, pháp lý chưa rõ ràng. Các chính sách ưu đãi vẫn còn đâu đó chưa thống nhất, thiếu tính nhất quán, môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều đột phá, chất lượng, hiệu quả thu hút quản lý đầu tư nước ngoài vẫn chưa thật sự cao. Thứ hai, về nguồn lực trên địa bàn hiện nay vẫn còn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều lao động chưa qua đào tạo. Hiện chỉ có khoảng 66% lực lượng lao động qua đào tạo, trong đó 26% có bằng cấp chứng chỉ từ 3 tháng trở lên. Con số này rất thấp so với khu vực. Đáng chú ý, tỉ lệ lao động qua đào tạo có trình độ đại học chung của cả nước là 11% thì Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ đạt tỉ lệ 16%. Cơ cấu lao động vẫn chưa hợp lý, khó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư, bỏ lỡ nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp cận với công nghệ mới tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số, chuyển đổi số. Thứ ba, số lượng dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn ở quy mô nhỏ, công nghệ chưa thật sự hiện đại, hiệu ứng lan toả và năng suất công nghệ chưa cao. Mặc dù xếp thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng tỷ lệ nội địa hoá vẫn còn thấp so với tiềm năng của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp trong ngành phụ trợ như dệt nhuộm, da giày… đang gặp khó khăn về vốn, quỹ đất làm xưởng sản xuất để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ góp phần nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Theo kết quả khảo sát của Sở Công thương tỉnh Bình Dương, tỷ lệ nội địa hóa của mẫu khảo sát trong 4 ngành cơ khí chế tạo, điện tử, dệt may và gốm sứ lần lượt là khoảng 57%, 32%, 40% và 96%. 157
- Thứ tư, sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vẫn chưa thật sự hiệu quả, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. Sản xuất công nghiệp phát triển chưa bền vững, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng còn thấp, thâm dụng lao động và đất đai. Công nghệ công nghệ cao còn phụ thuộc nhiều vào khu vực đầu tư nước ngoài, điện tử, viễn thông chuyên dụng tỷ lệ đạt thấp ( dao động khoảng 5 – 15%). Mạng lưới kết cầu hạ tầng vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, chưa có sự đồng bộ, đầu tư, xây dựng ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan toả của vùng. 4. THẢO LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP Từ kết quả phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế số, chuyển đổi số cho thấy tỉnh có những thành công nhất định và phần nào thích ứng trong bối cảnh mới. Tuy nhiên bênh cạnh đó, vẫn còn những hạn chế và những khó khăn thách thức nhất là năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I của tỉnh vẫn còn khá thấp. Điều này phần nào khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi chọn Bình Dương để đầu tư, do đó tỉnh cần có các giải pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế số như sau: Một là, về chính sách thu hút vốn đầu tư vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh cần xây dựng và có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn đặc biệt các thu hút vào lĩnh vực nào, khu vực nào, tỷ lệ đầu tư nước ngoài ra sao. Bảo đảm sự phù hợp giữa các chủ trương, chính sách của tỉnh liên quan đến việc thu hút vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng chính sách và cơ chế đặc thù trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp tục nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với các quy định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế số, tỉnh cần tìm hiểu và áp dụng các quy định cho phù hợp với thời đại mới. Hai là, tỉnh cần chủ động xúc tiến, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư của tỉnh hoà chung môi trường đầu tư sau khi đã thành công trong đợt chống dịch bệnh Covid – 19, lan toả đến các nhà đầu tư có tâm lý an toàn và an tâm khi đến đầu tư và chọn nơi đây làm kế hoạch phát triển hợp tác lâu dài. Đồng thời cũng đẩy mạnh phát triển các ngành chủ lực của tỉnh, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng và khu vực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ba là, tỉnh cần quan tâm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì đây là nơi có rất nhiều khu công nghiệp và nhiều lao động đến từ rất nhiều tỉnh thành cả nước. Tỉnh nên xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực với các nội dung, giải pháp cụ thể, phù hợp cho từng đối tượng. Bên cạnh đó, tỉnh cần liên kết với các cơ sở giáo dục đào tạo, thực hiện các chương trình hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước để chọn lựa, đặt hàng những nhân sự có chuyên môn và trình độ cao. Đặc biệt chú ý đến đến đội ngũ nhân lực biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao phục vụ triển khai các đề án Thành phố thông minh và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh nền kinh tế số. Bốn là, bên cạnh phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh cũng nên tập trung phát triển công nghiệp dịch vụ theo hướng hiện đại nắm bắt xu thế phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Tập trung các dự án sản xuất công nghệ cao, các nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, các dự án có giá trị kinh tế lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp và có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế cao. Đặc biệt, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhất là trong các lĩnh vực như sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị ô tô, xe máy, điệnt tử. Thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học...; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU)... 158
- Năm là, để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả, tỉnh cần tổ chức nhiều hơn các hội nghị, hội thảo để xúc tiến đầu tư với những nước có lượng vốn đầu tư lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc, … thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các tỉnh thành trong và ngoài nước, đồng thời tỉnh tiếp tục phát huy xây dựng một thành phố thông minh và là “Vùng đổi mới sáng tạo” giúp kết nối, giao lưu nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội mở rộng thêm thị trường và phát triển sản phẩm. 5. KẾT LUẬN Có thể nhận thấy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương là một điều rất bức thiết nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số, chuyển đổi số. Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và về tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Theo Quy hoạch phát triển của tỉnh, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Đến năm 2050, Bình Dương là thành phố thông minh; trung tâm công nghiệp hiện đại; trung tâm dịch vụ chất lượng hàng đầu châu Á; là môi trường văn minh, đáng sống, thịnh vượng, bền vững; là một trong các địa phương đi đầu trong hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "Net-zero 2050". Do đó, cần đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế số, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bowman, J. P. (1996). The digital economy: promise and peril in the age of networked intelligence. 2. Bukht, R., & Heeks, R. (2017). Defining, conceptualising and measuring the digital economy. Development Informatics working paper, (68). 3. Bukht, R., & Heeks, R. (2017). Defining, conceptualising and measuring the digital economy. Development Informatics working paper, (68). 4. Gholami, R., Tom Lee, S. Y., & Heshmati, A. (2006). The causal relationship between information and communication technology and foreign direct investment. World Economy, 29(1), 43-62. 5. Graham, M. E. M. (1995). Foreign direct investment in the world economy. International Monetary Fund. 6. Hill, C. (2020). W., (1998). Global Business Today. 7. Lê, V. H., Ngô, H. Đ., & Dương, Q. N. (2021). Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam qua trường hợp tỉnh Bình Dương (1977-2016). 8. Nguyen, C. C., & Le, H. A. (2022). Huy động vốn đầu tư và phát triển kinh tế bền vững: Từ lý thuyết đến thực tiễn vùng kinh tế trọng điểm phía nam Việt Nam. Tập san Khoa học và kỹ thuật trường Đại học Bình Dương, 5(2). 9. Nguyen, T. C. (2022). Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam. Tập san Khoa học và kỹ thuật trường Đại học Bình Dương, 5(4). 10. OECD, OECD Group of Financial Statisticians, Development. Committee on International Investment, & Multinational Enterprises. (1996). OECD benchmark definition of foreign direct investment. OECD. 11. Thụy, H. Q., Hiếu, P. X., Thành, N. T., Hiếu, T. T., Vũ, T. M., & Đức, N. H. (2020). Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam. KINH TẾ SỐ, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM, 4. 12. Zhu, X., Zhu, & Achauer. (2019). Emerging champions in the digital economy. Springer Singapore. 159
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam
13 p | 91 | 8
-
Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
11 p | 68 | 8
-
Đánh giá hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế ở Việt Nam
10 p | 34 | 8
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tại Việt Nam
9 p | 26 | 7
-
Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào ngành công nghiệp của Việt Nam
8 p | 73 | 7
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn liền với việc bảo vệ môi trường – thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
3 p | 26 | 7
-
Một số kết quả và kinh nghiệm của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2006 đến 2010
8 p | 83 | 6
-
Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cấp tỉnh ở Việt Nam qua ví dụ nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ
10 p | 16 | 5
-
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam
11 p | 27 | 5
-
Tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia đông Bắc Á vào Việt Nam
11 p | 59 | 5
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi
10 p | 83 | 5
-
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005-2015)
8 p | 96 | 5
-
Kết quả đề tài nghiên cứu "Hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào thành phố Cần Thơ"
3 p | 72 | 5
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang: Thực trạng và giải pháp
11 p | 29 | 4
-
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
10 p | 19 | 3
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương thành tựu và bài học
9 p | 82 | 3
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tỉnh Nghệ An
15 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn