YOMEDIA
ADSENSE
Thu nhận enzyme cellulase và xylanase từ giá thể trồng nấm sau thu hoạch và thử nghiệm xử lý rơm rạ
119
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này được nghiên cứu nhằm thu nhận enzyme cellulase, xylanase từ giá thể trồng nấm sau thu hoạch và ứng dụng trong xử lý rơm rạ với hy vọng qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chúng tôi sẽ thu được chế phẩm enzyme từ nấm ăn có hoạt tính cao, làm tăng giá trị kinh tế cho nghề trồng nấm, đồng thời tận dụng và xử lý nguồn phụ phẩm rơm rạ sẵn có của địa phương.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thu nhận enzyme cellulase và xylanase từ giá thể trồng nấm sau thu hoạch và thử nghiệm xử lý rơm rạ
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 84-90<br />
<br />
THU NHẬN ENZYME CELLULASE VÀ XYLANASE TỪ GIÁ THỂ TRỒNG NẤM<br />
SAU THU HOẠCH VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÝ RƠM RẠ<br />
Hoàng Quốc Khánh*, Ngô Đức Duy, Đào Thị Thu Hiền, Mai Kim Rí<br />
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)hoangqk@gmail.com<br />
TÓM TẮT: Cellulase và xylanase thu nhận từ giá thể sau thu hoạch của các loại nấm bào ngư, linh chi,<br />
hầu thủ, và nấm rơm từ các trại trồng nấm ở miền Tây Nam bộ. Hoạt tính cellulase của nấm bào ngư trắng<br />
là 39,603 UI/g, bào ngư Nhật Bản 30,635 UI/g, bào ngư xám 16,707 UI/g, hầu thủ 86,151 UI/g, linh chi<br />
84,682 UI/g, nấm rơm 0,754. Hoạt tính xylanase của nấm bào ngư trắng là 75,762 UI/g, bào ngư Nhật Bản<br />
48,118 UI/g, bào ngư xám 29,032 UI/g, hầu thủ 52,778 UI/g, linh chi 69,899 UI/g, nấm rơm 3,226. Điều<br />
kiện pH và nhiệt độ tối ưu cho cellulase của hầu hết các mẫu nấm là trong khoảng pH 5,0-6,0 và 50oC60oC. Enzyme cellulase và xylanase thu nhận từ giá thể trồng nấm được ứng dụng để thủy phân rơm rạ tạo<br />
đường trong những điều kiện thủy phân tối ưu như sau: thời gian thủy phân 1 giờ, pH 5,0, nhiệt độ 50oC<br />
đối với nấm bào ngư và hầu thủ, nấm linh chi là 60oC; nồng độ rơm rạ ban đầu là 3%. Lượng đường thu<br />
được từ sự thủy phân rơm rạ của hệ enzyme cellulase và xylanase của nấm linh chi là 10,486 mg/ml, hầu<br />
thủ 10,117 mg/ml, bào ngư trắng 4,649 mg/ml, bào ngư Nhật 2,775 mg/ml, bào ngư xám 1,261 mg/ml.<br />
Từ khóa: bào ngư, enzyme cellulase, hầu thủ, linh chi, rơm rạ, xylanase.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Các loài nấm ăn được biết đến rất nhiều vì<br />
giá trị dinh dưỡng cao của chúng đối với con<br />
người. Trong quá trình sinh trưởng trên những<br />
giá thể có nguồn gốc lignocellulose, nấm ăn<br />
thường sản sinh ra hệ enzyme lignocellulase<br />
ngoại bào (cellulase, xylanase, lignin peroxidase,<br />
laccasse, manganase peroxidase...), có vai trò<br />
phân hủy các cấu trúc lignocellulose thành những<br />
cấu trúc đơn giản hơn như các phân tử đường<br />
glucose, xylose... dễ hấp thu làm nguồn dinh<br />
dưỡng. Vì vậy, từ những giá thể trồng nấm sau<br />
thu hoạch có chứa nhiều enzyme lignocellulase,<br />
người ta có thể thu nhận lại hệ enzyme này để sử<br />
dụng cho những mục đích khác, đồng thời<br />
enzyme lignocellulase từ nấm lớn cũng rất an<br />
toàn khi dùng trong công nghệ thực phẩm<br />
[1, 2].<br />
Việt Nam là nước nông nghiệp với nguồn<br />
phụ phế phẩm giàu chất xơ hết sức phong phú,<br />
nhất là nghề trồng lúa hàng năm thải ra ước<br />
chừng 40 triệu tấn rơm rạ. Trong rơm rạ,<br />
cellulose và hemicellulose là thành phần hữu cơ<br />
chiếm tỷ lệ rất cao và rất khó bị phân hủy bởi cấu<br />
trúc phức tạp của nó. Hai thành phần này nếu<br />
được thủy phân sẽ tạo thành những cấu trúc<br />
đường đơn có giá trị kinh tế và có thể ứng dụng<br />
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc<br />
phân hủy cellulose và hemicellulose bằng<br />
<br />
84<br />
<br />
phương pháp vật lý và hóa học rất tốn kém và<br />
gây độc hại cho môi trường. Trong khi đó, việc<br />
xử lý các chất thải hữu cơ chứa cellulose bằng<br />
công nghệ sinh học, đặc biệt sử dụng enzym<br />
cellulase và xylanase ngoại bào từ vi sinh vật sẽ<br />
có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi<br />
trường [3, 4].<br />
Từ vài thập kỷ gần đây, trên thế giới có rất<br />
nhiều nghiên cứu về các enzym thủy phân<br />
cellulose và hemicellulose, nhưng chủ yếu là<br />
enzym có nguồn gốc từ nấm mốc, xạ khuẩn và<br />
vi khuẩn [8, 10]. Trong khi đó, hoạt tính enzym<br />
của ngành nấm lớn như thế nào so với enzym có<br />
nguồn gốc từ nấm mốc, xạ khuẩn hay vi khuẩn<br />
hiện nay vẫn chưa được các nhà nghiên cứu đặc<br />
biệt quan tâm.<br />
Vì những lí do trên, nghiên cứu này được<br />
tiến hành nhằm thu nhận enzyme cellulase,<br />
xylanase từ giá thể trồng nấm sau thu hoạch và<br />
ứng dụng trong xử lý rơm rạ với hy vọng qua<br />
quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chúng tôi<br />
sẽ thu được chế phẩm enzyme từ nấm ăn có<br />
hoạt tính cao, làm tăng giá trị kinh tế cho nghề<br />
trồng nấm, đồng thời tận dụng và xử lý nguồn<br />
phụ phẩm rơm rạ sẵn có của địa phương.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
Rơm rạ được tiền xử lý bằng NaOH; giá thể<br />
<br />
Hoang Quoc Khanh, Ngo Duc Duy, Dao Thi Thu Hien, Mai Kim Ri<br />
<br />
trồng nấm bào ngư trắng, bào ngư Nhật Bản,<br />
bào ngư xám, hầu thủ, linh chi và nấm rơm sau<br />
khi thu hoạch được lấy từ các trại trồng nấm ở<br />
các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp,<br />
Cần Thơ và tp. Hồ Chí Minh.<br />
Mẫu nấm được kí hiệu như sau: bào ngư<br />
trắng: BT; bào ngư Nhật Bản: BN; bào ngư xám:<br />
BX; hầu thủ: HT; linh chi: LC; nấm rơm: NR.<br />
Phương pháp<br />
Xác định hoạt tính cellulase và xylanase<br />
Phương pháp này dựa vào sự thủy phân cơ<br />
chất CMC và xylan bởi cellulase và xylanase ở<br />
pH 5,0 và 40oC. Lượng đường khử sinh ra phản<br />
ứng với 2-hydroxy-3,5-dinitrobenzoic acid<br />
(DNSA) cho dung dịch có màu vàng cam. Dung<br />
dịch màu này được xác định bằng phương pháp<br />
so màu trên máy quang phổ ở bước sóng 530<br />
nm. Lượng đường khử tạo ra được xác định từ<br />
đường chuẩn glucose và xylose được xây dựng<br />
trước [7].<br />
Đơn vị hoạt tính cellulase/xylanase (UI/g)<br />
được xác định như là lượng enzyme phân giải<br />
tạo ra lượng đường khử tương đương với 1 µg<br />
glucose/xylose trong một phút ở điều kiện pH 5,<br />
40oC.<br />
Xác định hàm lượng protein<br />
Hút 1 ml mẫu vào trong ống nghiệm, tiếp theo<br />
thêm 2 ml thuốc thử coomassie, lắc đều. Đo độ<br />
hấp thu trên máy quang phổ Hewlett-Packard<br />
8453 với chương trình HPUV-vis Chemstations<br />
ở bước sóng 595 nm [1].<br />
Hàm lượng protein (µg/ml) trong mẫu được<br />
xác định từ đường chuẩn albumin.<br />
Khảo sát các điều kiện thích hợp cho quá trình<br />
thủy phân rơm rạ<br />
Bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm 1: Khảo sát hoạt tính cellulase,<br />
xylanase thu nhận được từ các giá thể trồng nấm<br />
Thu nhận cellulase và xylanase thô từ giá<br />
thể trồng nấm sau thu hoạch, tiếp theo đem kết<br />
tủa với cồn 99% để loại bỏ tạp chất và thu nhận<br />
lại enzyme dạng bán tinh, sau đó đem xác định<br />
hoạt tính cellulase và xylanase, và hàm lượng<br />
protein của mẫu.<br />
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của pH đến<br />
hoạt tính của cellulase và xylanase thí nghiệm<br />
<br />
Thu nhận enzyme thô của mẫu lần lượt với<br />
các loại đệm có pH khác nhau: 2,2; 3; 4; 5; 6; 7;<br />
8 và xác định hoạt tính cellulase và xylanase.<br />
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ<br />
đến hoạt tính của cellulase và xylanase thí<br />
nghiệm<br />
Dựa trên pH tối ưu được chọn ở thí nghiệm<br />
2 cho phản ứng để xác định hoạt tính cellulase<br />
và xylanase ở nhiệt độ: 40oC; 45oC; 50oC; 55oC;<br />
60oC; 70oC.<br />
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của thời<br />
gian đến khả năng đường hóa rơm rạ đã qua<br />
xử lý của enzyme thí nghiệm<br />
Cho 2 g rơm rạ đã xử lý bằng NaOH phản<br />
ứng với 50 ml dịch enzyme thô, ủ trên máy lắc<br />
với nhiệt độ 40 oC và xác định hàm lượng<br />
đường khử được giải phóng trong phản ứng<br />
theo thời gian 0 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ,<br />
8 giờ và 24 giờ.<br />
Thí nghiệm 5: Khảo sát pH và nhiệt độ tối ưu<br />
cho khả năng thủy phân rơm rạ đã qua xử lý<br />
của enzyme thí nghiệm.<br />
Dựa vào kết quả thí nghiệm 2, 3 và 4 để<br />
thiết lập các điều kiện (thời gian, pH, nhiệt độ)<br />
cho quá trình thủy phân.<br />
Cân 0,2 g rơm rạ đã xử lý cùng với 5 ml<br />
dịch enzyme thô với pH vừa thiết lập, ủ trên<br />
máy lắc ở nhiệt độ vừa thiết lập, thời gian thủy<br />
phân được chọn ở thí nghiệm 2. Xác định hàm<br />
lượng đường khử.<br />
Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của nồng<br />
độ rơm rạ đến khả năng thủy phân của enzyme<br />
thí nghiệm<br />
Rơm rạ với những hàm lượng khác nhau:<br />
0,05 g; 0,1 g, 0,15 g; 0,2 g; 0,25 g; 0,3 g lần<br />
lượt được ủ với 5 ml enzyme thí nghiệm ở pH,<br />
nhiệt độ, thời gian thích hợp. Xác định lượng<br />
đường khử được giải phóng.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Xác định hoạt tính cellulase và xylanase của<br />
mẫu nấm<br />
Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành<br />
thu nhận enzyme cellulase và xylanase từ các<br />
giá thể trồng nấm, sau đó xác định hoạt tính<br />
enzyme và hàm lượng protein. Kết quả thu được<br />
trình bày ở bảng 1.<br />
85<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 84-90<br />
<br />
Bảng 1. Hoạt tính cellulase và xylanase của các mẫu<br />
Mẫu<br />
cellulase (UI/g)<br />
xylanase (UI/g)<br />
BT1<br />
32,74<br />
13,94<br />
BT2<br />
25,64<br />
43,01<br />
BT3<br />
39,60<br />
75,76<br />
BT4<br />
16,47<br />
20,03<br />
BN1<br />
30,64<br />
48,19<br />
BN2<br />
13,33<br />
21,06<br />
BX1<br />
16,71<br />
29,03<br />
BX2<br />
10,12<br />
10,48<br />
HT<br />
86,15<br />
52,78<br />
LC1<br />
84,68<br />
69,89<br />
LC2<br />
48,69<br />
54,93<br />
NR<br />
0,75<br />
3,23<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, so với các loại<br />
nấm bào ngư và nấm rơm, nấm hầu thủ và linh<br />
chi có hoạt tính cellulase và xylanase cao hơn.<br />
Nấm rơm cho hoạt tính enzyme rất thấp.<br />
Xét kết quả hoạt tính enzyme theo từng<br />
giống nấm thì đã có sự khác biệt giữa các mẫu<br />
chung một loài, như mẫu LC1 có hoạt lực<br />
cellulase cao hơn LC2, mẫu BT3 hoạt lực<br />
cellulase cao hơn BT1, BT2, BT4, mẫu BN1<br />
cao hơn BN2 và mẫu BX1 cao hơn BX2.<br />
Nguyên nhân có thể là do nguồn gốc các mẫu<br />
thu làm thí nghiệm chưa có sự đồng đều cũng<br />
có thể ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme, do đó<br />
<br />
Protein (mg/g)<br />
0,27<br />
0,20<br />
0,34<br />
0,18<br />
0,27<br />
0,20<br />
0,20<br />
0,16<br />
0,23<br />
0,34<br />
0,30<br />
0,20<br />
<br />
các mẫu cùng một giống vẫn có sự khác biệt<br />
về hoạt tính enzyme.<br />
Qua thí nghiệm này chúng tôi chọn 5 mẫu<br />
đại diện BT3, BN1, BX1, LC1, HT để tiến<br />
hành khảo sát các thí nghiệm tiếp theo.<br />
Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính cellulase và<br />
xylanase thí nghiệm<br />
Trong phản ứng enzyme, pH là một trong<br />
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt<br />
tính của enzyme. Kết quả thí nghiệm khảo sát<br />
ảnh hưởng của pH đến hoạt tính enzyme được<br />
trình bày ở hình 1 và 2.<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính<br />
cellulase thí nghiệm<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính<br />
xylanase thí nghiệm<br />
<br />
Kết quả ở hình 1 cho thấy, cellulase của 5<br />
mẫu thí nghiệm đều cho hoạt tính cao nhất ở pH<br />
5,0. Trong khoảng pH 3,0-5,0, hoạt tính của các<br />
mẫu bắt đầu tăng dần nhưng từ pH 6,0-8,0 giảm<br />
dần. Điều này chứng tỏ pH 5,0 là thích hợp cho<br />
cellulase có nguồn gốc từ các loài nấm lớn.<br />
<br />
Kết quả ở hình 2 cho thấy, hoạt tính<br />
xylanase của BT3, BN1, BX1 cao nhất ở<br />
pH 5,0. Hoạt lực xylanase HT, LC1 cao nhất ở<br />
pH 6,0.<br />
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của<br />
cellulase và xylanase<br />
<br />
86<br />
<br />
Hoang Quoc Khanh, Ngo Duc Duy, Dao Thi Thu Hien, Mai Kim Ri<br />
<br />
Dựa trên pH tối ưu của từng loại nấm, phản ứng<br />
enzyme được thực hiện ở những nhiệt độ khác<br />
nhau và kết quả thí nghiệm thu được trình bày ở<br />
hình 3 và 4.<br />
Kết quả ở hình 3 và hình 4 cho thấy, ở<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính<br />
cellulase thí nghiệm<br />
<br />
khoảng nhiệt độ 40 oC đến 50 oC hoạt tính<br />
cellulase và xylanase của các mẫu nấm tăng<br />
dần, hầu hết đạt giá trị cực đại khi nhiệt độ đến<br />
50 oC. Riêng mẫu BX1 cho hoạt tính cellulase<br />
cao nhất ở 45 oC, và HT có hoạt tính xylanase<br />
cao nhất ở 60 oC.<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính<br />
xylanase thí nghiệm<br />
<br />
Bảng 2. Lượng đường khử trước và sau thủy phân của các mẫu thí nghiệm<br />
Mẫu<br />
ĐC<br />
BT3<br />
BN1<br />
BX1<br />
HT<br />
LC1<br />
<br />
Nồng độ đường trong dịch thủy phân rơm rạ (mg/ml)<br />
0 giờ<br />
0,00<br />
4,65<br />
4,09<br />
3,61<br />
3,63<br />
6,32<br />
<br />
1 giờ<br />
0,03<br />
9,27<br />
7,27<br />
6,57<br />
12,24<br />
11,78<br />
<br />
2 giờ<br />
0,05<br />
9,19<br />
6,64<br />
6,03<br />
11,68<br />
11,70<br />
<br />
4 giờ<br />
0,05<br />
9,08<br />
6,78<br />
6,00<br />
11,62<br />
11,59<br />
<br />
6 giờ<br />
0,06<br />
6,96<br />
6,45<br />
5,97<br />
10,49<br />
11,70<br />
<br />
8 giờ<br />
0,07<br />
6,78<br />
5,90<br />
5,92<br />
10,35<br />
8,95<br />
<br />
24 giờ<br />
0,05<br />
6,68<br />
5,80<br />
5,84<br />
10,27<br />
9,51<br />
<br />
ĐC: đối chứng.<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng thời gian phản ứng đến hàm lượng đường khử trong dịch thủy phân rơm rạ<br />
87<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 84-90<br />
<br />
Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng thủy<br />
phân rơm rạ đã qua xử lý của enzyme thí<br />
nghiệm<br />
Thí nghiệm này được tiến hành với các<br />
mẫu BT3, BN1, BX1, LC1, HT, phương pháp<br />
tiến hành theo mục thí nghiệm 4. Kết quả thí<br />
nghiệm được trình bày ở bảng 2.<br />
Kết quả hình 5 cho thấy, thời gian 1 giờ<br />
thủy phân cho lượng đường khử là cao nhất,<br />
thời gian thủy phân càng kéo dài thì lượng<br />
đường khử càng có xu hướng giảm. Điều này<br />
có thể do lượng đường sinh ra ở 1 giờ đầu đã<br />
ức chế hoạt lực cellulase và xylanase, do đó<br />
<br />
thủy phân ở thời gian 2, 4, 6, 8, 24 giờ là<br />
không tối ưu.<br />
Thời gian 1 giờ là tối ưu để thủy phân rơm<br />
rạ của enzyme thí nghiệm.<br />
Khảo sát pH và nhiệt độ thích hợp cho quá<br />
trình thủy phân rơm rạ đã qua xử lý của<br />
enzyme thí nghiệm<br />
Dựa vào kết quả của thí nghiệm 2, 3 và 4,<br />
chúng tôi tiến hành thủy phân rơm rạ trong<br />
1 giờ, với khoảng pH là 5,0; 5,5; 6,0 và khoảng<br />
nhiệt độ là 50oC; 55 oC; 60 oC. Xác định hàm<br />
lượng đường khử sinh ra trong quá trình thủy<br />
phân. Kết quả được trình bày ở hình 6, 7 và 8.<br />
<br />
Hình 6. Ảnh hưởng của pH và nhiệt độ lên khả năng thủy phân rơm rạ của HT và BT3<br />
<br />
Hình 7. Ảnh hưởng của pH và nhiệt độ lên khả năng thủy phân rơm rạ của BN1 và BX1<br />
<br />
Hình 8. Ảnh hưởng của pH và nhiệt độ<br />
lên khả năng thủy phân rơm rạ của LC1<br />
88<br />
<br />
Hình 9. Ảnh hưởng của nồng độ rơm rạ<br />
lên khả năng thủy phân của enzyme thí nghiệm<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn