Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng Cửu Long<br />
ReadiTrần Đăng Hồng, PhD, Reading, UK<br />
<br />
Lời giới thiệu<br />
Kể từ thập niên 1930’s một số quốc gia trong lưu vực sông Mekong: Laos, Cambodia và Việt Nam<br />
bị tàn phá vì chiến tranh dành độc lập, nội chiến và xung đột giữa các nước láng giềng. Chiến tranh<br />
đã để lại cho người dân trong vùng những hậu quả lâu dài về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế; tiêu huỷ<br />
tài nguyên, nhân lực và khả năng phát triển xứ sở. Sau khi chiến tranh trên bán đảo Đông Dương<br />
chấm dứt vào năm 1975, các tổ chức quốc tế tìm cách giúp đở các quốc gia trong vùng tái thiết và<br />
phát triển.<br />
<br />
Trong nhiều thập niên vừa qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều kế hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng<br />
(đào kinh, đắp đê ngăn lũ và thiết kế cống ngăn nước mặn) để gia tăng diện tích canh tác nông<br />
nghiệp. Những kế hoạch này một mặt góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế của vùng châu thổ<br />
và toàn xứ, nhưng mặt khác là mầm móng của nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường thiên<br />
nhiên của châu thổ đồng bằng Cửu Long. Nước mặn xâm nhập vào mùa khô, những xáo trộn về<br />
dòng chảy của sông Cửu Long do phá rừng, xây dựng các đập thuỷ điện và chuyễn dòng nước ở<br />
thượng nguồn cùng ảnh hưởng của quả địa cầu bị hâm nóng là những mối đe dọa trực tiếp đến sự<br />
phát triển bền vững của châu thổ đồng bằng Cửu Long VN, gây ra những bất ổn trong xã hội, khó<br />
khăn về kinh tế và hạn chế sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thuỷ sản v.v.. Đây là những thách thức mà<br />
người dân châu thổ đồng bằng Cửu Long VN đang phải đối đầu và cũng là mối quan tâm chánh của<br />
nhiều giới, từ nhà cầm quyền đến những nhóm làm công tác nghiên cứu khoa học.<br />
<br />
Trong loạt bài “Thử tìm giải pháp thuỷ lợi cho đồng bằng Cửu Long”, TS Trần Đăng Hồng, chuyên<br />
viên nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Viện Đại học Reading, London, UK, cựu giảng sư Trường Đại<br />
học Nông Nghiệp, Viện Đại học Cần Thơ trước năm 1975, một cách công phu và khoa học đã:<br />
<br />
Trước tiên, phân tích những kỹ thuật và thu thập kinh nghiệm của:<br />
<br />
- Hoà Lan xây đê sông, đê biển để trị thuỷ, lấn biển và kỹ thuật thành lập các tiểu đảo<br />
(polders) để gia tăng dần diện tích toàn xứ.<br />
<br />
- Đoàn Công Binh Hoa Kỳ:<br />
<br />
a. Xây đê dọc theo sông Mississipi, thiết lập các cổng-lụt, đào kinh chuyễn dòng<br />
nước để ngăn ngập lụt ở thành phố lún sụp News Orleans.<br />
b. Tăng cường đê đất trên các giồng-duyên-hải, thiết kế các tường-biển, thảm-đá,<br />
tường-thẳng-góc, khối-cản-sóng để bảo vệ bờ biển Louisiana.<br />
c. Xây đập ngầm ngăn nước mặn tràn vào sông Mississippi.<br />
<br />
- Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp trong những chương trình trợ giúp Bangladesh<br />
chống mưa lũ và sống chung với bảo lụt.<br />
<br />
- Các bậc tiền nhân Việt Nam như Cao Biền, Nguyễn Công Trứ, quan quân các đời Lý, Trần,<br />
Lê và các biện pháp trị thuỷ hiện nay (tăng cường hệ thống đê sông, đê biển, thiết lập các hồ<br />
chứa nước, phân lũ) để chế ngự lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng Việt Nam.<br />
<br />
kế đến, trình bày những đặc tính thiên nhiên của châu thổ đồng băng Cửu Long Việt Nam (môi<br />
trường và hệ thống sông rạch), bản chất của lũ lụt ở vùng đất miền tây Nam phần Việt Nam,<br />
cùng khung cảnh xã hội, kinh tế của vùng lũ lụt, những thách thức của biển cả, những lợi ích và<br />
<br />
<br />
1<br />
tác hại của các công trình ngăn lụt và thuỷ lợi đề sau cùng trình bày những đề nghị nhằm giải<br />
quyết những khó khăn, thách thức mà vùng châu thổ đang gặp phải.<br />
<br />
Nhóm Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai & Cửu Long, Úc châu, hân hạnh gìới thiệu đến quý độc giả<br />
bài viết: “Đề nghị vài biện pháp”, phần thứ 9 của loạt bài biên khảo “Thử tìm giải pháp thủy lợi<br />
cho đồng bằng Cửu Long”, như những đóng góp của người Việt tự do ở hải ngoại đối với sự tồn tại<br />
và phát triển bền vững của đồng bằng Cửu Long, Việt Nam, một vùng đất đã góp phần không nhỏ<br />
trong kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực cho xứ sở và toàn cầu.<br />
<br />
Huỳnh Long Vân, Ph.D.<br />
<br />
<br />
<br />
I. NHỮNG THÁCH ĐỐ TRONG TƯƠNG LAI<br />
Tr<br />
Những biện pháp chống lũ lụt và phát triển thuỷ lợi hiện hữu được thiết kế dựa trên trận lụt lớn năm<br />
2000. Cho tới nay (2009), chưa có trận lũ lớn tương tự xảy ra nên chưa định giá được hiệu quả của<br />
các tuyến đê ngăn lũ. Lụt định kỳ hàng năm vẫn xảy ra, khoảng 40 % diện tích của ĐBCLVN bị ảnh<br />
hưởng, mùa lụt nhiều nơi kéo dài 3-4 tháng, có nơi sâu 2-3 m, nhưng không gây thiệt hại. Đa số dân<br />
chúng sống an toàn trong khu bảo vệ bởi các đê, trên các tuyến, cụm dân cư. Một số dân chúng còn<br />
tiếp tục “sống chung với lũ” với nhiều tiện nghi hơn trước. Đời sống nhờ vậy có phần cải thiện hơn<br />
xưa.<br />
<br />
Tuy nhiên ĐBCLVN đang và sẽ phải đương đầu với nhiều thách đố:<br />
<br />
1. Nạn nhân mãn<br />
<br />
Dân số ĐBCLVN năm 2000 khoảng 16.9 triệu, hiện nay (2009) là 18 triệu. Với tỉ lệ gia tăng dân số<br />
1.6 % hiện nay, hay 1.2 % trong tương lai như các dân tộc tiên tiến khác, dân số sẽ tăng lên 25 triệu<br />
năm 2025, và 46 triệu năm 2075. Như vậy, nhu cầu lương thực từ 5.1 triệu tấn năm 2000, lên 7.5<br />
triệu tấn năm 2025, và 13.7 triệu tấn năm 2075, với nhu cầu thực phẩm là 300 kg/đầu người/năm<br />
như hiện nay. Cũng cần biết thêm là mật độ dân cư ở ĐBCLVN hơn 400 người/km2, gấp đôi mật độ<br />
của cả nước (7).<br />
<br />
Về mặt kinh tế, tuy là vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, với 50 %<br />
sản lượng lúa, 70 % lượng trái cây, 52 % thuỷ sản của toàn quốc, đóng góp 90 % số lượng gạo xuất<br />
cảng, và 60 % kim ngạch xuất cảng thủy sản của cả nước, dân chúng ở ĐBCLVN còn nghèo so với<br />
bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2006 ước tính đạt 493 USD, so với<br />
729 USD của cả nước. Dân hiện sinh sống trong 3 triệu căn nhà, mà 70 % là nhà tạm bợ (15). Một<br />
số lớn dân chúng không có đất canh tác, trong lúc có người chiếm hữu trên 100 ha ruộng lúa. Hiện<br />
còn khoảng 4 triệu người trong số 18 triệu dân còn trong diện nghèo đói (26).<br />
<br />
Diện tích ĐBCLVN khoảng 3.97 triệu ha, trong số đó có 2.4 triệu ha có khả năng canh tác lúa. Nhờ<br />
các biện pháp thuỷ lợi biến cải từ một vụ lúa/năm thành 2 hay 3 vụ lúa/năm, tổng số vụ lúa canh tác<br />
gia tăng từ 2.251 triệu ha năm 1985, lên 3.87 triệu ha năm 1999-2000. Nhờ vậy, sản lượng lúa đã<br />
tăng từ 4.7 triệu tấn vào năm 1976 lên 19.1 triệu tấn vào năm 2005.<br />
<br />
2. Nước biển đang dâng cao<br />
<br />
Trong khoảng thời gian 1955-1990, nước biển Đông đo tại Hòn Dâu dâng cao 0.19 cm/năm ở miền<br />
Bắc (1), trung bình dâng cao 0.3 cm/năm tại trạm Vũng Tàu trong thời gian 1978-2007 (8); và như<br />
vậy, nước biển sẽ dâng cao thêm từ 20 – 27 cm vào năm 2100, còn với vận tốc dâng như IPPC tiên<br />
đoán thì nước biển sẽ dâng cao thêm 64 cm vào năm 2100 (31).<br />
<br />
<br />
2<br />
Đồng bằng Cửu Long có độ cao 0-4 m trên mực nước biển, riêng vùng Cà Mau chỉ cao hơn mực<br />
biển 0-0.5 m, trong lúc thuỷ triều cao 4 m, nên khả năng chìm dưới mặt biển khá lớn, nhất là vùng<br />
rừng ngập mặn hiện nay, và coi như một phần lớn đồng bằng bị đe doạ bởi thuỷ triều từ phía biển<br />
(26).<br />
<br />
Nếu nước biển dâng cao thêm 0.2 m, khoảng 706 km2 đất ở ĐBCLVN bị chìm ngập, và nếu dâng<br />
cao 0.6 m sẽ có khoảng 994 km2 đất bị chìm ngập (6). Theo Bộ Nông nghiệp VN, nếu mực nước<br />
biển dâng cao 1 m, ĐBCL sẽ mất từ 15,000 đến 20,000 km2 đất (Việt báo, 12/1/2008).<br />
<br />
3. Sông Cửu Long biến đổi<br />
<br />
Theo Ủy ban Mekong (12, 13, 14) thì thành phần cung cấp lưu lượng sông Cửu Long có 16 % nước<br />
từ Trung Quốc, 2 % từ Miến Điện, 35 % từ Lào, 18 % từ Thái Lan, 18 % từ Cambodia, và 11 % từ<br />
Việt Nam.<br />
<br />
Lưu lượng nước chảy vào lưu vực sông Cửu Long (Mekong River) là 2.000 m3/sec vào mùa khô<br />
(Tháng 12 – Tháng 3), trong mùa mưa là 25.000 m3/sec (Tháng 7 – Tháng 11), với lưu lượng trung<br />
bình hàng năm khoảng 475 tỷ m3 nước.<br />
<br />
Vào địa phận Việt nam, hai nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và Hậu) có lưu lượng trung bình 53 tỷ<br />
m3 nước/năm. Vận tốc chảy trung bình trong lãnh thổ VN là 15.000 m3/giây (tại Tân Châu là 14.200<br />
m3 nước /giây), tối thiểu 2.500 m3/giây trong mùa hạn, tối đa là 40.000 m3/giây trong mùa lũ.<br />
<br />
Dự đoán cho biết vào năm 2070, vũ lượng trên toàn lưu vực sông Cửu Long không thay đổi mấy<br />
(chỉ giảm 5 tỷ m3 nước mưa, tức giảm khoảng 0,8 %), nhưng mưa nhiều hơn hiện nay 40% trong<br />
mùa mưa, ngược lại mùa hạn kéo dài thêm (31).<br />
<br />
Trong vòng 30 năm qua, 13 đập nước lớn (>10MW), vài ngàn hồ nước nhỏ (Cambodia 800, Lào<br />
600, Việt Nam 600, Thái Lan 4.000) đã xây dựng dọc sông Mekong và chi lưu, và hơn 100 dự án<br />
thuỷ điện lớn nhỏ trên Mekong dự trù xây dựng, sẽ đe doạ vùng hạ lưu. Riêng ở phần Trung quốc, 2<br />
đập thuỷ điện đã hoạt động: (Manwan, 1993, hồ chứa 0,92 tỷ m3; Dachaoshan, 2003, hồ chứa 0,96 tỷ<br />
m3), một sắp hoạt động (Xiaowan, 2012, hồ chứa 14,55 tỷ m3), và 4 cái đang hoạch định trong đó<br />
đập Nuozhadu có hồ chứa 22,7 tỷ m3, nâng tổng số nước của 7 hồ này khoảng 55 tỷ m3, tương<br />
đương với tổng số lưu lượng chảy vào lãnh thổ Việt Nam là 53 tỷ m3 nước/năm (14). Trên lý thuyết,<br />
việc xây đập ở thượng lưu sẽ có lợi cho hạ lưu. Vào mùa mưa lũ, các đập được đóng để chứa nước<br />
nên làm giảm lũ lụt ở hạ lưu. Đập xả nước cho chạy máy điện quanh năm, tuy nhiên mùa hạn sản<br />
xuất điện nhiều hơn, nên xả nước nhiều hơn, vì vậy vùng hạ lưu có nhiều nước hơn vào mùa hạn<br />
hán.<br />
<br />
Tuy nhiên, các quốc gia Lào, Thái Lan và Cambodia chắc chắn sẽ gia tăng hệ thống thuỷ lợi để gia<br />
tăng diện tích canh tác, chính vẫn là lúa. Hiện tại, tỉ số diện tích đất được dẫn thuỷ ở các quốc gia<br />
này chỉ khoảng 20 %, trong lúc ở ĐBCLVN là 50 %. Như vậy, trong tương lai ĐBCLVN chắc chắn<br />
sẽ thiếu nước trầm trọng vào mùa hạn.<br />
<br />
Hơn nữa, Trung quốc vừa bắt đầu đào ba tuyến kênh nối sông Dương Tử và các nhánh sông này ở<br />
miền nam, trung và tây Trung Quốc dẫn nước tới miền bắc hay bị khô hạn. Dự án sẽ hoàn thành năm<br />
2014 với tổn phí 62 tỷ đôla (2). Vì vậy, không loại khả năng Trung Quốc trong tương lai sẽ chuyển<br />
hướng dòng Cửu Long trong lãnh thổ của họ chảy vào Trung Quốc, và như vậy hạ lưu sẽ mất<br />
khoảng 76 tỷ m3 nước/năm.<br />
<br />
Ngoài ra, nếu có chiến tranh, Trung quốc có thể sử dụng sông Cửu Long để phá hoại kinh tế vùng hạ<br />
lưu, mà Việt Nam sẽ nhận hậu quả trầm trọng nhất. Vào mùa hạn, Trung quốc có khả năng gây hạn<br />
hán ở hạ lưu. Vì 8 đập nằm trên bậc thang, chỉ cần 6 đập bên trên hoạt động bình thường để sản xuất<br />
điện, 2 đập dưới cùng (Ganlanba và Mengsong) đóng lại để nhận chứa nước thải từ các đập trên, và<br />
<br />
3<br />
hạn chế xả nước chỉ vừa đủ sản xuất điện lực, thì đủ làm hạn hán ở hạ lưu trong mùa hạn. Ngược<br />
lại, vào mùa lũ lụt ở hạ lưu, nhất là nhằm vào lúc thuỷ triều cao ở Biển Đông, Trung quốc có khả<br />
năng gây lũ lụt trầm trọng ở hạ lưu bằng cách xả lũ cùng lúc 8 cái hồ nước vĩ đại này.<br />
<br />
Khả năng đó đã xảy ra. Giữa tháng 8/2008, nước sông Cửu Long dâng cao đột ngột gây lụt tại<br />
Vientiane, Luang Prabang của Lào và các tỉnh Chiang Rai, Nakhon Pathon, Nong Khai của Thái<br />
Lan. Các cơ quan phi chính phủ cho rằng con lụt này là do 2 đập thủy điện của Trung quốc ở thượng<br />
nguồn xả lũ.<br />
<br />
Ngoài ra, bất cứ một dự án thuỷ lợi nào làm thay đổi lưu lượng phát xuất từ vùng thượng lưu đến<br />
trung lưu đều có khả năng thay đổi tình trạng lũ lụt ở ÐBCL. Chẳng hạn, việc xả lũ từ đập thuỷ điện<br />
Yali của Việt Nam vào đầu tháng 8 năm 2005 đã gây lũ lụt ở hạ lưu sông Sesan trong tỉnh Ratanakiri<br />
của Cambodia và có lẽ đã làm mực nước ở nội đồng Ðồng Tháp Mười đang tăng nhanh lại càng tăng<br />
nhanh hơn vào trung tuần tháng 8 (18).<br />
<br />
Dòng chảy sông Cửu Long thấp nhất năm 1993 và gây hạn hán trầm trọng ở Việt Nam trùng vào lúc<br />
đập Manwan hoàn thành và bắt đầu tích nước. Năm 1997, Trung quốc đóng cửa đập trong 4 ngày để<br />
sửa chửa đập, không cho nước hồ chảy vào hạ lưu, gây khô hạn ở phần đất Việt Nam, gây thiệt hại<br />
cho Việt Nam khoảng 100,000 USD/ngày (17).<br />
<br />
II ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP<br />
<br />
Việt Nam là một thành viên trong Ủy ban Mekong. Tuy nhiên, Ủy ban này chỉ là cơ quan cố vấn,<br />
không có quyền hạn để áp đặt lên quốc gia này hay quốc gia khác để sử dụng công bằng nguồn nước<br />
Mekong. Lịch sử qua mấy ngàn năm ở vùng này là “cá lớn nuốt cá bé”, luôn luôn tranh chấp biên<br />
giới và tài nguyên. Việt Nam phải tìm đường tự cứu mình hơn là trông chờ sự quan tâm của cơ quan<br />
này hay cơ quan quốc tế khác.<br />
<br />
1. Hợp tác với các nước trong Ủy Ban Mekong<br />
<br />
Mặc dầu phải đơn phương tự lo cho mình, Việt Nam cũng phải hợp tác với các nước trong lưu vực<br />
sông Mekong để cùng chia sẻ lợi ích chung của sông Cửu Long trong việc phát triển thịnh vượng<br />
chung cho cả khu vực, hoặc bằng các ký kết song phương với từng quốc gia, hay đa phương với cả<br />
khu vực. Đó là nghiên cứu thiết lập: (i) các đập, hồ tích trử nước dư thừa trong mùa mưa để giảm<br />
thiểu lũ lụt và sử dụng nước trong mùa hạn, không có phương hại lẫn nhau; (ii) chuyển một phần<br />
nước sông Cửu Long trong lãnh thổ Cambodia vào hệ thống sông Đồng Nai để giảm thiểu lụt ở hạ<br />
lưu; (iii) giao thông đường thuỷ, đường bộ và phát triển kinh tế dọc ven sông; (iv) giải quyết vấn đề<br />
ô nhiễm nước sông Cửu Long.<br />
<br />
Đặc biệt quan tâm cùng với Cambodia thiết lập đập trên sông Tonle Sap, chuyển nước lũ vào Biển<br />
Hồ trong mùa lũ, và tháo nước vào mùa hạn để Cambodia và Việt Nam cùng sử dụng. Loại đập này<br />
vừa có khả năng đóng mở giữ nước và tháo nước Biển Hồ, đồng thời tàu thuyền lớn qua lại dể dàng,<br />
nối Nam Vang với biển Đông, biển Tây qua lãnh thổ Việt Nam, hay ngược dòng đến Thái Lan, Lào<br />
và Trung Quốc. Vì vậy cần phải thiết kế với kỹ thuật cao, hiện đại của Hòa Lan, Hoa Kỳ, Anh Quốc,<br />
Nhật Bản với phương diện tài chánh dồi dào từ các nước này yểm trợ.<br />
<br />
2. Kiện toàn hệ thống đê và thành lập thêm nhiều polders<br />
<br />
Để nuôi sống dân số gia tăng và làm dân giàu, phải biến cải phần lãnh thổ bị lũ lụt hàng năm thành<br />
khu vực an toàn, để thế nào kiểm soát được nước hoàn toàn theo ý muốn như các polders ở Hòa Lan.<br />
Vào mùa lũ có hệ thống đê cao bảo vệ, có hệ thống cống và hệ thống bơm nước hữu hiệu, bơm nước<br />
vào hay bơm nước ra polder. Có vậy, mới có thể đa canh với loại cây cần đất khô và mới có thể công<br />
nghiệp hóa nông thôn.<br />
<br />
<br />
4<br />
Các đê dọc biên giới của ĐBCLVN cũng là xa lộ (xa lộ N1) nối dài của Xa Lộ Trường Sơn của Tây<br />
Nguyên miền Trung cho tới miền Bắc, và nối với Hành lang phía Nam (Southern Coastal Corridor)<br />
từ Cà Mau - qua Rạch Giá - Hà Tiên- Kampot- Koh Kong - Trat - Chantabun, BangKok cho tới<br />
Miến Điện; và nối Hành lang Xuyên Á từ Bà Rịa – Sài Gòn – Tây Ninh – tới Nam Vang (25).<br />
<br />
Về phía Đồng Tháp Mười, dọc theo đê biên giới phải có nhiều cống giúp thoát nước để nước bạn<br />
Cambodia không bị ngập lụt trầm trọng và lâu dài. Nước thoát từ biên giới được đưa vào kinh được<br />
đào vét rộng và sâu hơn, và chảy tiêu thoát vào (i) hồ chứa nước Đồng Tháp Mười (nói phần 4c), và<br />
vào sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông để chảy vào sông Vàm Cỏ ra biển Đông ở cửa Xoài Rạp.<br />
Nhưng thoát nước qua sông Vàm Cỏ rất chậm vì sông uốn khúc nhiều ở hạ lưu, cần nghiên cứu thêm<br />
việc đào kinh nối dòng thoát Vàm Cỏ Đông chảy vào nhánh Sông Sài Gòn. Chẳng hạn, hiện nay đã<br />
có hệ thống kinh nối Đồng Tháp Mười với Sông Sài Gòn qua các kinh Tháp Mười – Rạch Chanh<br />
(tức kinh Nguyễn Văn Tiếp) – kinh Thủ Thừa (nối Vàm Cỏ Tây với Vàm Cỏ Đông) – Bến Lức –<br />
Kinh Đôi – Kinh Bến Nghé hay Kinh Tẻ, cả 2 đều đổ vào sông Sài Gòn (11). Cần phải vét rộng và<br />
sâu thêm hệ thống kinh này vừa làm đường thoát lũ vừa là giao thông đường thuỷ dễ dàng giữa Cảng<br />
Sài Gòn về các tỉnh Miền Tây xuyên qua Đồng Tháp Mười.<br />
<br />
Các đê cũng như các kinh cấp 1 trong đồng bằng cũng phải là đường giao thông thuỷ bộ cần thiết<br />
cho phát triển kinh tế.<br />
<br />
3. Sửa đổi quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp<br />
<br />
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du<br />
lịch và nông nghiệp. Tác giả sẽ đề cập 2 phần trên vào một dịp khác.<br />
<br />
Năm 2008, ĐBCLVN sản xuất khoảng 20 triệu tấn lúa, chiếm 55 % sản lượng toàn quốc, và 2,3<br />
triệu tấn thuỷ sản mà 78 % là do nuôi. Đồng bằng đóng góp 90 % lượng gạo xuất cảng của toàn<br />
quốc, và 60 % kim ngạch là do tôm xuất cảng. Tính theo số lượng xuất cảng thì lớn, nhưng không<br />
đem lại lợi tức bao nhiêu, tổng kim ngạch xuất cảng của ĐBCL chỉ có 3 tỷ USD năm 2006, không<br />
tới 10 % tổng kim ngạch xuất cảng của cả nước. ĐBCLVN có cần tiếp tục độc canh ngành lúa để<br />
xuất cảng gạo không?<br />
<br />
Trước nhất, ĐBCLVN có đủ nước canh tác trong mùa hạn, tức vụ lúa Đông Xuân không? Trong<br />
mùa mưa, ĐBCLVN dư thừa nước để canh tác vụ Hè-Thu hay Thu Đông trên toàn thể 2,4 triệu ha<br />
đất ruộng, nhưng không đủ nước để canh tác toàn thể diện tích này trong vụ lúa Đông Xuân, tức mùa<br />
hạn, từ tháng 1 đến thàng 4.<br />
<br />
Hiện tại, trong 5 tháng mùa hạn (từ tháng 1 đến tháng 5), ĐBCLVN chỉ nhận được số lượng nước<br />
(chảy qua sông Tiền và sông Hậu) trong giới hạn từ 1.800 m3/s (là lưu lượng tối thiểu chảy vào mùa<br />
hạn) đến 3.300 m3/s (lưu lượng tối đa vào mùa hạn), tính trung bình 2.500 m3/s, tức khoảng 32,4 tỷ<br />
m3 nước. Trong tình trạng hiện tại, khi các cửa sông chưa đóng kín bằng hệ thống đập dọc biển,<br />
chúng ta chỉ sử dụng được tối đa 30 % dung lượng nước này, tức khoảng 9,72 tỷ m3 trong canh tác<br />
nông nghiệp, kỹ nghệ và gia dụng để cả ĐBCLVN không bị nhiễm mặn và thiếu nước ngọt.<br />
<br />
Với điều kiện khí hậu, đất đai và hiện trạng canh tác lúa ở ĐBCLVN hiện nay, trong vòng 100 ngày<br />
canh tác lúa Đông Xuân, lượng nước bốc hơi trung bình khoảng 2.400 m3/ha (biến thiên từ 1.800<br />
đến 3.000 m3/ha, tùy tháng và địa phương), thấm lậu qua bờ bao và xuống sâu khoảng 3.500 m3/ha<br />
(từ 2.000 – 5.000 m3) (3), nhu cầu sinh học để có năng xuất cao khoảng 5.000 m3/ha, và giữ một lớp<br />
nước tối thiểu trên mặt 1.000 m3/ha, như vậy có nhu cầu nước trung bình khoảng 12.000 m3/ha/vụ.<br />
Như vậy, ĐBCLVN chỉ canh tác tối đa được khoảng 810.000 ha lúa Đông Xuân để không ảnh<br />
hưởng nhiều tới môi trường sinh thái. Ngay cả một khi được đóng kín bằng hệ thống đê biển và cống<br />
ngăn mặn, nghĩa là hoàn toàn không bị nước biển xâm nhập, ĐBCLVN cũng chỉ sử dụng tối đa 60<br />
% dung luợng nước này, tức canh tác tối đa khoảng 1,6 triệu ha lúa Đông Xuân, bởi vì cần một số<br />
<br />
5<br />
nước giữ ở sông rạch, giữ thuỷ cấp cao để đồng bằng không bị lún sụp. Hiện tại, chính phủ đang<br />
khuyến khích canh tác 1,6 triệu ha cho vụ lúa Đông Xuân 2009-2010. Đó là lý do tại sao nước mặn<br />
mỗi năm càng xâm nhập sâu vào nội địa, và thiếu nước canh tác và sinh hoạt trong nhiều vùng ở<br />
ĐBCLVN giữa mùa hạn.<br />
<br />
Gia tăng diện tích lúa Đông Xuân, dĩ nhiên chính phủ đạt được chỉ tiêu số lượng gạo xuất cảng,<br />
nhưng phần thất thiệt về năng xuất (do nước mặn, thiếu nước ngọt) và lợi tức thì người dân gánh<br />
chịu.<br />
<br />
Gia tăng diện tích trồng lúa, gia tăng số vụ lúa/năm, và kỹ thuật thâm canh lúa hiện nay là giảm<br />
phẩm chất nước (phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm phân bón, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ), làm gia tăng<br />
đất bị nhiễm mặn. Trong 2 thập niên qua, canh tác lúa trong mùa khô (vụ Đông xuân) ở VN đã sử<br />
dụng nhiều nước gấp đôi số lượng sử dụng của các đồng bằng hạ lưu Cửu Long khác (14).<br />
<br />
Để hợp lý hóa vấn đề sử dụng nước ngọt, trong lúc vẫn gia tăng lợi tức của nông dân, và tránh vấn<br />
đề độc canh lúa, cần phải quy hoạch lại chương trình sản xuất nông nghiệp đúng theo môi trường<br />
của địa phương.<br />
<br />
a. Vùng duyên hải và bán đảo Cà Mau<br />
<br />
Trước nhất phải quy định lại vùng ngọt hóa, vùng nước lợ và vùng mặn hóa trên vùng duyên hải và<br />
bán đảo Cà Mau thật rõ ràng và có ý kiến của người dân địa phương. Việc nông dân không hợp tác<br />
và phá huỷ nhiều công trình ngọt hóa ở vùng Bạc Liêu, Cà Mau kể từ 2000 cho biết việc cưỡng bách<br />
dân canh tác lúa trong nhiều vùng ngọt hóa trên vùng đất vốn nhiễm mặn trầm trọng này chỉ làm dân<br />
nghèo thêm, bởi vì trồng lúa không có lợi. Canh tác lúa không có lợi ngay cả ở những vùng đất trù<br />
phú như Cần Thơ, An Giang. Ngược lại, canh tác hoa màu chịu mặn và nuôi thuỷ hải sản đem nhiều<br />
lợi tức hơn cho người dân và mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước hơn xuất cảng lúa gạo. Vì vậy,<br />
cần giới hạn lại khu vực ngọt hóa vừa tầm với khả năng cung cấp nước ngọt, kỹ thuật ngăn chận<br />
nước mặn và khả năng tài chánh bảo trì hệ thống. Hơn nữa không cần thiết canh tác nhiều lúa ở bán<br />
đảo Cà Mau vì canh tác lúa không hẳn có lợi.<br />
<br />
Vùng duyên hải và bán đảo Cà Mau xưa nay vốn là vùng sản xuất thuỷ hải sản, và nông dân đã có<br />
kinh nghiệm sống chung với nước mặn. Việc thất bại nuôi tôm rầm rộ với quy mô lớn trong thập<br />
niên 1990s đã giúp cho nông dân tự tìm một mô hình thích hợp cho sản xuất ở vùng nhiễm mặn. Đó<br />
là luân canh giữa nuôi tôm trong mùa hạn khi nước mặn xâm nhập vào ruộng, và trồng lúa trong<br />
mùa mưa sau khi đất được rửa bớt muối. Với hình thức canh tác này đều cho năng xuất tôm cao (ít<br />
bệnh, ít thức ăn vì nhờ phiêu sinh từ rơm rạ mục, năng xuất trung bình 100 - 300 kg tôm/ha/) và<br />
năng xuất lúa cao (3,5 đến 5 t/ha), nhờ vậy nông dân có lời (sau khi trừ phần tổn phí) từ 8 triệu đến<br />
50 triệu đồng/ha/năm. Trước đây, hoặc chỉ nuôi tôm, hoặc chỉ trồng lúa, nếu không phá sản thì cũng<br />
chỉ có lời chút đỉnh, “lấy công làm lời”. Mặc dầu đây chưa phải là một mô hình hoàn hảo, nhưng khả<br />
dĩ mang lại nhiều lợi tức cho người dân, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái của vùng biển.<br />
Cần phải nghiên cứu những giống lúa kháng mặn thích ứng cho vùng này, chẳng hạn như giống lúa<br />
CSR10 của Australia vẫn cho năng xuất cao ở 7 g muối/l.<br />
<br />
Việt Nam cũng cần nghiên cứu cây phì-diệp-biển (Suaeda maritime (L.) Dum.) mọc tự nhiên trong<br />
môi trường nước biển Việt Nam. Hiện tại loại cây này đã được canh tác với nước biển để lấy hột ép<br />
thành dầu sản xuất nhiên-liệu-sinh-học, khả năng cho 1.260 l /ha so với 420 l/ha từ đậu nành. Bả ép<br />
dầu chứa nhiều protein có thể làm thức ăn gia súc và thuỷ sản (22). Cỏ Sporobolus virginicus canh<br />
tác ở vùng Đông Bắc Thái Lan được tưới bằng nước mặn để làm đồng cỏ cho trâu bò. Salicornia<br />
bigelovii cho dầu ăn và thân làm thức ăn gia súc. Atriplex barclyana dùng làm thức ăn cho trâu bò,<br />
đều là các loài thích ứng vùng nước mặn.<br />
<br />
Quan trọng nhất là cây dừa là cây thích hợp vùng nước lợ, trồng bất cứ nơi nào trên vùng duyên hải,<br />
nhưng chưa khai thác đúng tiềm năng. Chẳng hạn một trái dừa uống tươi ướp nứơc đá chỉ có 3.000<br />
<br />
6<br />
đồng một trái bán ở mọi tỉnh thành phố, trong lúc một chai nước uống không rỏ nguồn gốc có dung<br />
tích tương đương có giá bán từ 5.000 đến 10.000 đồng. Nước dừa đóng hộp, vô chai được bày bán ở<br />
khắp siêu thị Âu Châu, vệ sinh và bổ dưỡng hơn cả nước khoáng trong chai. Trong khi đó, người<br />
Việt Nam uống nước vô chai không nguồn gốc. Ngoài ra, dừa còn nhiều công dụng khác, và đã từng<br />
phát triển mạnh ở Bến Tre.<br />
<br />
Canh tác rong biển (sea weed) như Gracilaria và Eucheuma rất phổ biến ở Trung và Nam Mỹ cũng<br />
như Phi Luật Tân. Canh tác tảo biển giàu protein như Spirulina và Duvalielle (chứa từ 50 tới 70 %<br />
protein) cũng cần đặc biệt nghiên cứu để chế biến thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho người và gia súc<br />
như đã thực hiện ở Hawaii.<br />
<br />
Với nhiều vũng đầm trong 8 tỉnh duyên hải, rất lý tưởng cho việc nuôi tôm, cá, sò huyết (Arca<br />
granosa), cua, ghẹ, đồi mồi, hải sâm (Holothuria scabra), tu hài (Snout Otter Clam), nghêu (clam),<br />
sò điệp (scallop), bào ngư (abalone) hàu ngọc trai (pearl oyster), sò trai hai mảnh -xanh (green<br />
mussel), mực, cầu gai ( nhím biển ), v.v…rong biển (rong câu), v.v. nhưng vùng ĐBCLVN chưa bắt<br />
đầu.<br />
<br />
Cũng cần biết thêm là kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp hiện tại còn quá ấu trĩ, cho năng xuất thấp,<br />
nhiều bệnh tật, nên nuôi tôm không có lời. Năng xuất chỉ 300 kg/ha ở Cà Mau đến 500 kg/ha ở Bạc<br />
Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre. Để sản xuất 1 kg tôm, phải cần 2 kg thức ăn, với giá 25 ngàn đồng/kg,<br />
trong khi đó giá tôm nguyên liệu quá thấp, đối với cỡ tôm 30 con /kg giá khoảng 100 ngàn đồng/kg,<br />
loại 40 con/kg giá 80 ngàn đồng/kg. Do đó, chỉ tính riêng tiền chi phí thức ăn cho tôm đã chiếm đến<br />
gần 50 %. Cần phải nghiên cứu lại kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp theo kinh nghiệm nước người. Kỹ<br />
nghệ nuôi tôm ở Hawaii đã đạt 45 t/ha/năm với tôm-thẻ-chân-trắng (Penaeus vannamei).<br />
<br />
Với một bờ biển trải dài hơn 600 km, với diện tích khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn, cần thiết lập<br />
một viện nghiên cứu chuyên về nước mặn, tương đương với Viện Nghiên Cứu Lúa Ô Môn và Viện<br />
Cây Ăn Quả Long Định của vùng nước ngọt. Thật đáng tiếc, một vùng có nhiều tìm năng kinh tế<br />
nhưng chưa có một trường đại học để chuyên về nước mặn, nước lợ. Đại học Duyên Hải Nha Trang<br />
không đáp ứng được nhu cầu phát triển đặc biệt của vùng duyên hải Nam phần VN.<br />
<br />
b. Trong vùng nước ngọt quanh năm<br />
<br />
Hiện tại, nơi canh tác lúa 3 vụ/năm nên chuyển hướng canh tác 2 vụ lúa + 1 vụ hoa màu ngắn hạn<br />
(100 – 120 ngày) trong mùa hạn như đậu nành, đậu xanh, bắp, sorgho đường ít có nhu cầu nước.<br />
Việc canh tác lúa liên tục làm đất mất dưỡng chất, tích tụ nhiều chất độc (thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và<br />
bệnh), vì để duy trì năng xuất cao, nông dân phải gia tăng số lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc<br />
diệt cỏ, v.v.<br />
<br />
Chẳng hạn ở vùng Tân Châu, Châu Đốc, cho mỗi vụ lúa trên 1 ha ruộng nông dân bón 170 -250 kg<br />
phân Urea (46 % N), 100 kg phân DAP (chứa 18 % N+46 % P2O5), 50 – 80 kg phân ClK (60 %<br />
K2O), sử dụng 1 – 1,2 lít thuốc diệt cỏ Butachlor, xịt thuốc trừ sâu cuốn lá với Alpha Cypermerine<br />
(1 l/ha/1 lần phun, thường khoảng 3 lần) hoặc 3,6 Abamectin (0,4 l/ha/1 lần phun), trừ rầy nâu với<br />
Bassa (1 lít/ha/lần phun); hoặc Chess (1 kg/ha/lần phun, mỗi vụ từ 0-4 lần phun), trừ nhện với<br />
Kinalus (1 lít/ha/1 lần phun, 1-2 lần/vụ). Để trị bịnh lúa, dùng Validamicin 3 % (2 lit/ha/lần, 2-3<br />
lần/vụ), hoặc Anvil 5SC (1 lit/ha/ lần phun, 2 lần /vụ) cho bệnh “khô vằn”; bệnh “đạo ôn” với Fuan<br />
(fuji one) 1lit/ha/lần phun, 2-3 lần /vụ; bệnh “cháy bìa lá” với Sasa (hoặc Asusu) khoảng 0,5<br />
kg/ha/lần phun, 1-2 lần/vụ; bệnh “lem lép” dùng Tilt Super 300 cc/ha/lần phun, 2-3 lần/vụ. Ngoài ra,<br />
nông dân còn dùng cả chất kích thích tăng trưởng GA3, 20 g/ha/lần phun, 1-2 lần/vụ và xịt phân bón<br />
lên lá 7-5-44-TE để nuôi hạt sau khi trổ, 1 kg/ha/lần phun, 1-2 lần/vụ. Vì vậy, tổn phí sản xuất rất<br />
cao, không có lời. Nếu năng xuất lúa khoảng 4 t/ha/vụ thì coi như lỗ, lời khoảng 400.000 đồng/ha/vụ<br />
(khoảng 23 USD) nếu năng xuất 5 t/ha, lời khoảng 6 triệu đồng/ha (340 USD) nếu năng xuất đạt 6<br />
t/ha/vụ. Thông thường, cứ 3 vụ lúa/năm thì một vụ huề vốn, 2 vụ có lời. Năng xuất trung bình ở Tân<br />
<br />
<br />
7<br />
Châu là 18 t/ha/3 vụ lúa. Ở vùng Đồng Tháp năng xuất thấp hơn, nhất là vụ Đông Xuân bị ảnh<br />
hưởng phèn và thiếu nước, coi như không lời mấy.<br />
<br />
Việc nuôi cá đồng, cá rô Phi Tilapia trong mùa nước lũ thay cho 1 vụ lúa có thể là một mô hình hữu<br />
hiệu. Nông dân cũng có nhiều kinh nghiệm nuôi cá rô, cá rô Phi Tilapia trong ruộng lúa từ thập niên<br />
1950s.<br />
<br />
Nuôi cá da trơn nước ngọt (cá Basa, cá Tra) trên sông và ao hồ dọc sông Tiền, sông Hậu và các kinh<br />
đào mang nhiều lợi tức. Ở Đồng Tháp nuôi cá tra, năng xuất trung bình 150 t/ha/năm (1 vụ nuôi kéo<br />
dài 7-8 tháng, xem như 2 năm có 3 vụ cá), tuy nhiên nếu nuôi đúng kỹ thuật cho năng xuất 300<br />
t/ha/năm. Nếu giá cá bán tại ao với giá 15.000 đồng /kg cá thì coi như huề vốn với ao cá có năng<br />
xuất 150 t/ha. Vào tháng 10/2008 giá cá tra bán tại chỗ khoảng 17.000 đồng/ kg, và giá cá xuất vào<br />
thị trường EU ở mức 3,2 USD/kg.<br />
<br />
Trong năm 2008, ĐBCLVN có khoảng 5.102 ha diện tích ao nuôi cá tra Pangasius hypoththalmus<br />
và ba sa Pangasius boncourtii, ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, cho sản lượng 1 triệu tấn<br />
cá, năng xuất trung bình 200 tấn cá/ha/năm, xuất cảng trên 535 ngàn tấn qua 117 quốc gia, vùng lãnh<br />
thổ (Châu Âu chiếm 48%), kim ngạch xuất cảng đạt 1,250 tỷ USD (28). Cá Pangasius có năng xuất<br />
50- 80 tấn/ ha ở ao hồ nước ngầm , 100- 200 tấn/ha ở các ao hồ phù sa và 300- 600 tấn / ha / năm<br />
ở lồng bè cỡ lớn, tỉ trọng thả cá con rất cao , bề sâu 3 m và nước chảy , thay đổi thường xuyên. Lợi<br />
tức nuôi lồng bè theo nước chảy lên đến 2 tỷ đồng VN/ ha một năm (23).<br />
<br />
Nuôi cá lóc trong hầm ao hay trong bể có lót nylong dày, sâu 1 m, mỗi m2 nuôi khoảng 100 – 150 cá<br />
lóc con, chỉ trong 5 tháng một lứa. Mỗi 100 m2 ao cá lót nylong, có thể lời 25 triệu đồng trong 5<br />
tháng.<br />
<br />
Tôm càng cũng dễ dàng nuôi trong đồng ruộng nước ngọt khắp ĐBCLVN, nhất là vùng ngày xưa<br />
canh tác lúa cấy 2 lần ở Cần Thơ, Vĩnh Long, vì ruộng cần có một lớp nước sâu tối thiểu 0,6 m, và<br />
nước có pH = 7 – 8,5.<br />
<br />
ĐBSCL cũng là nơi chăn nuôi trâu bò (gồm cả bò lấy thịt và bò sữa) và gia cầm thích hợp, đặc biệt<br />
là vịt thả trong ruộng, trên mương, rạch. Số vịt được nuôi ở khu vực này chiếm trên 50% cả nước.<br />
Cần phải có cánh đồng trồng cỏ dinh dưỡng cao, thay vì trâu bò thả rong ăn cỏ hay rơm rạ như hiện<br />
nay.<br />
<br />
Trên vùng đất cao dọc ven sông là nơi dành cho cây ăn trái, mà xưa nay vốn được gọi “Miệt Vườn”.<br />
Tại vùng Cần Thơ, nông dân cải thiện vườn cây tạp bằng cách lên bờ bao chung quanh để tránh ngập<br />
úng và hệ thống mương, liếp, để trồng cam, quit, bưởi. Đặc biệt chú trọng về cải thiện giống trái cây<br />
hầu bắt kịp và cạnh tranh với Thái Lan trong lãnh vực này trên thị trường quốc tế. Ở vùng Cần Thơ,<br />
trồng bưởi cho lợi tức khoảng 20 triệu đồng/ha/năm, cam khoảng 40 triệu đồng/ha/năm trong lúc lúa<br />
chỉ lời 1 triệu đồng /ha/3 vụ lúa/năm. Tuy nhiên cam VN không có khả năng xuất cảng vì trái màu<br />
xanh khi chín. Hiện tại, 90 % vườn vùng Cần Thơ là vườn tạp, đa số là chuối giống tạp, xen kẽ với<br />
cam, quit, bưởi, vườn bị ngập nước trong mùa lụt. Cần phải cải tạo các vườn này, có bờ đê ngăn lụt,<br />
có mương dẫn nước và cống giữ nước, và chuyên canh một loại cây ăn trái trên diện tích lớn theo<br />
quy chế hợp tác mới có khả năng xuất cảng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.<br />
<br />
Mía cũng có thể phát triển nhiều hơn với điều kiện có giống tốt, năng xuất cao và độ đường cao, nhà<br />
máy đường hiện đại và biết quản lý chương trình canh tác mía và nhà máy hợp lý mới có lời. Với kỹ<br />
thuật hiện tại, chỉ huề vốn và thua lỗ. Năng xuất mía trung bình là 60-70 t/ha tùy năm với độ đường<br />
trung bình quá thấp, 8 %, có nơi chỉ có 5 % độ đường. Tổng số diện tích trồng mía ở ĐBCLVN biến<br />
thiên giữa 50.000 (hiện nay) và 87.000 ha (năm 2000) tùy theo giá mía của vụ trước.<br />
<br />
Trên vùng đất phèn như Đồng Tháp Mười hay vừa phèn vừa giàu hữu cơ như ở vùng U Minh, phát<br />
triển trồng khóm (dứa, nhóm Queen) đóng hộp. Hiện tại năng xuất biến thiên 10 – 20 t/ha/năm. 1 ha<br />
<br />
8<br />
dứa một năm có lợi tức từ 20 triệu tới 30 triệu đồng. Ở Hawaii, sau khi ép lấy nước đóng hộp, xác<br />
thơm khóm được sấy khô pha với mật đường để làm thức ăn cho bò. Khoai mì cũng thích hợp trên<br />
đất phèn.<br />
<br />
Cây cacao hiện đang phát triển mạnh ở vùng Bến Tre. Trung bình 1 ha đất trồng xen cây ca cao với<br />
dừa cho khoảng 1,5 tấn hạt (biến thiên giữ 1 và 2,5 tấn/ha), bán với giá trên dưới 23.000 đồng/kg.<br />
Vào tháng 10/2009, giá cacao ở Bến Tre tăng tới 45.000 đồng/kg. Tập đoàn Cargill phân chất cho<br />
biết chất lượng cacao Bến Tre có hàm lượng chất béo 55 % - 56 %, thuộc loại phẩm chất hàng đầu<br />
châu Á. Có thể phát triển cho tới vùng Cân Thơ, trồng xen kẽ với cây ăn trái. Trước 1960, trồng ca<br />
cao rất thành công ở vùng Cần Thơ, nhưng không tiêu thụ được đành đốn bỏ. Ngày nay, đã có nhiều<br />
công ty mua thu góp hạt cacao ủ, như công ty ED & FMAN và Cargill.<br />
<br />
4. Giữ nước ngọt trong đồng bằng.<br />
<br />
Hiện nay, ngay vào đầu mùa hạn nước trong sông rạch đều cạn, nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười,<br />
Tứ Giác Long Xuyên và vùng duyên hải không có nước ngọt để uống, vì phèn hoặc nước mặn trong<br />
sông rạch.<br />
<br />
a. Thiết lập hệ thống cống đầu kinh<br />
<br />
Lý do chánh, ngoài yếu tố sử dụng quá tải khả năng nước ngọt do sông Tiền, sông Hậu cung cấp cho<br />
trồng lúa Đông Xuân ở đầu nguồn, các kinh dẫn nước từ sông chánh vào Đồng Tháp Mười và Tứ<br />
Giác Long Xuyên chưa có hệ thống cống hữu hiệu để giữ nước. Vì vậy, nước lụt tràn vào nhanh, hết<br />
lụt nước cũng chảy ra nhanh.<br />
<br />
b.Vét nạo sông, kinh và rạch<br />
<br />
Sông và kinh rạch hiện tại bị phù sa lắng tụ, dòng nước bị tắc nghẽn, trở nên cạn ở nhiều nơi. Sông<br />
Tiền miệt Tân Châu bị cạn, tàu lớn không lưu thông được. Sông Vàm Nao cũng bị lắng tụ phù sa.<br />
Ngành đóng tàu của Việt Nam hiện nay rất phát triển. Nên đóng nhiều tàu với xáng nhiều cỡ để nạo<br />
vét lòng sông, và kinh rạch. Ở hạ lưu sông Mississippi, chính phủ cho phép tư nhân nạo vét sông và<br />
kinh rạch để lấy đất bán cho các công trình xây cất đô thị trong vùng đầm lầy. Việc đô thị hóa nông<br />
thôn ở ĐBCLVN cần một số đất rất lớn.<br />
<br />
c. Thiết lập hồ chứa nước<br />
<br />
Từ thời xa xưa người Phù Nam và người Khmer đã đào nhiều ao chứa nước ngọt. Vết tích những ao<br />
hồ này còn thấy nhiều nơi có sắc tộc Khmer sinh sống, như Trà Vinh, Sóc Trăng, 7 hồ khá lớn ở<br />
vùng đất cao Thất Sơn.<br />
<br />
Trong mỗi thành phố ở ĐBCLVN, nơi thiếu nước ngọt, nhất là các thành phố khép kín bởi đê chống<br />
lụt trong Đồng Tháp Mười, cần phải đào nhiều hồ tương tự như Ao Vàm Láng (Gò Công) đào năm<br />
1993, dài 200 m, rộng 100 m, sâu 3 m, do cộng đồng Châu Âu tài trợ nhằm trữ nước mưa và nước<br />
ngọt. Tại Mộc Hóa, một hồ nước được đào năm 1956.<br />
<br />
Ngoài ra, cần biến một số đầm lầy, ao hồ, lung, bầu thiên nhiên thành hồ chứa nước ngọt. Chẳng<br />
hạn:<br />
<br />
Hồ nước ngọt Búng Bình Thiên (An Phú, Châu Đốc), là một hồ nước ngọt tự nhiên, có diện tích<br />
khoảng 300 ha vào mùa hạn, khoảng 1.000 ha vào mùa nước nổi, độ sâu trung bình 4 m vào mùa<br />
hạn, 7 m vào mùa mưa, có chỗ sâu 20 m. Cần phải có hệ thống đê và cống bao quanh để giữ nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Đông Hồ (Hà Tiên) hiện nay là một đầm nước lợ, có chiều dài 8 km, rộng 1,2 km, có thể biến thành<br />
một hồ nước ngọt, lấy nước ngọt từ sông Giang Thành và kinh Vĩnh Tế (tương tự như tạo thành hồ<br />
Ijsselmeer từ biển của Hòa Lan).<br />
<br />
Vịnh Ông Trăng (Cà Mau) có chiều dài 8 km, rộng 1,7 km cũng có thể biến thành một hồ nước ngọt<br />
cho vùng cực nam Cà Mau.<br />
<br />
Trong Đồng Tháp Mười vùng thấp nhất vời nhiều đầm lầy nằm trong khu vực tứ giác giới hạn bởi<br />
các kinh Kháng Chiến – Đồng Tiến – Phước Xuyên - Tân Thanh - Lò Gạch (20), có diện tích<br />
khoảng 700 km2; trong số này hiện tại còn có trên 50.000 ha đất đầm lầy hoang vu không có dân cư.<br />
Có thể biến vùng đầm lầy này thành một hồ trữ nước ngọt có khả năng tồn trữ 3 tỷ m3 nước.<br />
<br />
U Minh vốn là vùng đất thấp gồm đầm lầy thuộc các tỉnh Kiên Giang (còn 50.000 ha đất đầm lầy<br />
chưa khai thác), Hậu Giang (còn 770.000 ha chưa sử dụng), Bạc Liêu (18.893 ha đầm lầy chưa sử<br />
dụng) và Cà Mau. Trong mùa mưa, nước ngập 3 m, nhưng bị cạn và nước mặn xâm nhập vào mùa<br />
hạn. Cần phải có hệ thống đê bao quanh và hệ thống cống giữ và điều hòa mực nước, có khả năng<br />
trữ trên 10 tỷ m3 nước.<br />
<br />
Việc thiết lập các hồ chứa nước ngọt trong ĐBCLVN rất cần thiết, vì:<br />
<br />
(i) cung cấp nước ngọt trong mùa hạn,<br />
(ii) giúp nước thẩm lậu vào các túi nước ngầm gần kiệt quệ hiện nay,<br />
(iii) giúp đồng bằng không bị lún sụp, và<br />
(iv) bảo vệ môi trường, sinh thái tự nhiên.<br />
<br />
d. Sử dụng nước mưa<br />
<br />
Với vũ lượng trên 1.600 mm mưa/năm, ngày xưa người dân thường tích trữ nước mưa để sinh hoạt.<br />
Nay nên khuyến khích lại việc tích trữ nước mưa trong các thùng (tank) bằng kim loại hay bằng<br />
nhựa hay trong hầm ngầm tráng xi măng. Ngay cả các quốc gia tiến bộ và giàu có như Australia,<br />
người dân trong thành phố (như Brisbane) cũng đã phải tích trữ nước mưa rất hiếm hoi cho sinh<br />
hoạt.<br />
<br />
e. Gia tăng nước trong túi nước ngầm (aquifer)<br />
<br />
Dân chúng trong ĐBCLVN sử dụng nước ngầm, không những cho sinh hoạt, mà còn cho mục đích<br />
nông nghiệp và kỹ nghệ. Vùng bán đảo Cà Mau là vùng có nhiều giếng nhất, Cà Mau có 178.000<br />
giếng, Bạc Liêu có 98.000 giếng. Riêng tại Cần Thơ có 32.000 giếng khoan cỡ nhỏ của hộ gia đình<br />
với công suất khoảng 5 m3/ngày, hơn 300 giếng cỡ trung bình công suất khoảng 500 m3/ngày cho<br />
trạm cấp nước nhỏ và 20 giếng qui mô lớn công suất trên 100 m3 /ngày để cấp nước cho sinh hoạt và<br />
công nghiệp (9). Ước tính tổng lượng nước ngầm hiện đang khai thác sử dụng toàn vùng khoảng 1<br />
triệu m3/ngày nhưng hầu hết các địa phương trong vùng đều chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng,<br />
và bảo vệ nước ngầm. Hiện tại, ở vùng Cà Mau, nước ngầm đã giảm sâu thêm 12 -15 m. Nếu tiếp<br />
tục bơm nước ngầm sử sụng như hiện nay sẽ có 3 nguy cơ lớn:<br />
<br />
(i) nước ngầm sẽ cạn kiệt<br />
<br />
(ii) đồng bằng sẽ bị lún sụp và hậu quả nước biển dâng cao sẽ trầm trọng thêm, và<br />
<br />
(iii) nước mặn sẽ xâm nhập vào túi nước ngầm.<br />
<br />
Trong ĐBCLVN có 5 loại túi nước ngầm chính phân theo tuổi địa chất từ thời Holocene đến Upper<br />
Myocene (32), đa số và quan trọng là túi nước ngầm bị nhốt (confined aquifers) ở độ sâu bên dưới<br />
lớp sét ít thấm nước. Loại túi nước ngầm thời Upper-Middle Pleistocene, là loại giếng ở tầng cát thô<br />
đến nhuyễn tập trung ở vùng Bắc và Nam của đồng bằng. Bên dưới là túi nước ngầm trong lớp sạn<br />
<br />
10<br />
đến cát của thời Lower Pleistocene, cung cấp nước có phẩm chất cao và cho nhiều nước. Dân chúng<br />
trong ĐBCLVN hiện khai thác nước ngầm từ túi thời Pleistocene. Trong ĐBCLVN nước ngầm<br />
trong túi được đầy (một phần nhỏ) lại trong mùa mưa lụt do nước thấm qua đất từ các nguồn nước<br />
mưa, sông, rạch, ao, hồ.<br />
<br />
Nghiên cứu trong 5 năm tại Cần Thơ cho biết mực nước ngầm của tầng Pleistocene bị ảnh hưởng<br />
nhiều bởi chế độ thủy triều sông Hậu. Giếng ngầm tầng Holocene cách sông Hậu 1 km không bị ảnh<br />
hường, nhưng giếng tầng Pleistocene thì bị ảnh hưởng nhiều. Các giếng xa sông Hậu 3 km ít bị ảnh<br />
hưởng hơn (9).<br />
<br />
Cần nghiên cứu các túi nước ngầm, sự chuyển vận nước ngầm và khả năng bơm nước sạch (sau khi<br />
khử và làm sạch nước) của nước mưa hay sông hồ trong mùa lũ vào các túi nước ngầm để duy trì<br />
nước ngầm, và ngăn chặn sự lún sụp của đồng bằng. Nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ có các công trình gọi<br />
là Aquifer Storage and Recovery (ASR) đã thực hiện bơm nước sạch trong mùa nước dư thừa (từ<br />
tuyết tan, nước mưa, nước hồ trong mùa mưa) vào các túi nước ngầm, để sử dụng vào mùa hạn. Luật<br />
lệ khắc khe quy định là trước khi bơm vào túi nước ngầm, nước phải được biến chế thành tiêu chuẩn<br />
sạch của nước uống để không gây ô nhiễm cho túi nước (29)<br />
<br />
5. Chuyển nước sông Hậu vào U Minh<br />
<br />
Hiện tại, lụt được giảm thiểu ở Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên nhờ hệ thống đê và kinh<br />
đào hiện tại. Tuy nhiên, ngập lụt lại xảy ra trầm trọng hơn ở các tỉnh hạ nguồn từ miệt ranh giới An<br />
Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An vì nước thóat không kịp ra biển Đông. Cần<br />
chuyển lượng nước này vào hồ chứa U Minh bằng cách nới rộng và sâu hơn các hệ thống kinh đào<br />
hiện có nối Hậu Giang với bán đảo Cà Mau và U Minh, như kinh Ô Môn, kinh Xà No.<br />
<br />
6. Ngăn chận nước biển dâng cao, nước mặn xâm nhập<br />
<br />
Không đột ngột như nước lũ, nước biển dâng cao từ từ, phải mất hàng trăm năm mới dâng cao từ 20<br />
cm đến 60 cm,. Nước mặn hiện tại đã xâm nhập nhanh và sâu vào nội địa. Đây là một nguy cơ lớn<br />
và cấp thời phải giải quyết.<br />
<br />
Biện pháp làm đập, như đập Ba Lai, trên tất cả cửa biển cho mọi con sông lớn và nhỏ trong<br />
ĐBCLVN không ổn, vì các lý do:<br />
<br />
(i) ĐBCLVN bị khép kín, không còn bị ảnh hưởng của thuỷ triều, tác động rất lớn vào môi<br />
sinh, đời sống động thực vật và con người, và tạo ô nhiễm nước bên trong.<br />
(ii) Lưu thông của tàu thuyền gặp nhiều khó khăn với loại đập Ba Lai hay “âu thuyền” Tắc<br />
Thủ. Xây dựng những loại đập tân tiến như hệ thống Cống-chống-lụt trên sông Thames của<br />
Anh quốc, hay trên đê biển Afsluitdijk của Hòa Lan thì quá tầm tài chánh, kỹ thuật và quản<br />
lý của Việt Nam.<br />
<br />
Một giải pháp thích hợp nhất, vừa chống mặn xâm nhập trên sông, vừa duy trì ảnh hưởng của chế độ<br />
thuỷ triều của biển Đông, vừa duy trì sinh môi mặn của vùng duyên hải, vừa thuận lợi cho tàu bè lớn<br />
lưu thông là áp dụng kiểu đập ngầm (underwater sill) trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. ĐBCLVN<br />
về mặt thuỷ tính tương tự như hạ lưu sông Mississippi của Hoa Kỳ<br />
<br />
Trên sông Mississippi, nước biển xâm nhập vào khoảng 96 km (gần Myrtle Grove) kể từ cửa biển,<br />
cách New Orleans khoảng 64 km, là nơi bắt đầu có 13 công trình cấp nước sinh hoạt cho thành phố<br />
New Orleans, với số lượng 1,8 triệu m3/ngày với tiêu chuẩn lượng chloride dưới 250 ppm (phần<br />
triệu). Đây cũng là đoạn sông tàu lớn lưu thông dập dìu nhất trên thế giới. Công binh Hoa Kỳ tìm<br />
một biện pháp hữu hiệu vừa ngăn chận nước mặn vừa cho phép tàu lớn lưu thông dễ dàng, mà lại rẻ<br />
tiền so với cách làm đập nổi có cống ngăn mặn thông thường. Đó là việc thiết lập đập ngầm<br />
(underwater berm, underwater sill) (21).<br />
<br />
11<br />
Vì nước mặn có tỉ trọng (1,03) lớn hơn nước ngọt (tỉ trọng 1,0), nên nằm ở bên dưới lớp nước ngọt.<br />
Vì là dòng nước chảy, nước ngọt ở trên, nước mặn ở đáy, tạo thành một “lưởi nước mặn” (Salt<br />
wedge). Hình dáng và vị trí lưỡi nước mặn thay đổi theo lưu lượng nước chảy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiết diện lưỡi nước mặn<br />
<br />
Nếu lưu lượng cao, dòng chảy xiết (mùa lụt), lưỡi nước mặn ở gần phía cửa biển. Nếu lưu lượng<br />
thấp (mùa khô hạn), lưỡi nước mặn tiến sâu vào nội địa. Với dòng chảy lưu lượng 8.500 m3/s<br />
(300.000 cfs), nước mặn ở ngoài cửa biển Southwest Pass. Khi lưu lượng giảm xuống 7.079 m3/s<br />
(250.000 cfs), nước mặn xâm nhập đến Head of Pass là nơi có nhiều nhánh sông chảy ra biển. Vào<br />
năm hạn hán, như năm 1988 hay trong thập niên 1930s, lưu lượng dòng chảy chỉ còn 2.831 m3/s<br />
(100.000 cfs), lưỡi nước mặn đến New Orleans (cách biển 160 km). Lưỡi nước mặn có thể di chuyển<br />
từ 3 đến 5 km/ngày, xuôi dòng hay ngược dòng tùy lưu lượng dòng chảy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tương quan giữa lưu lượng dòng chảy và vị trí lưỡi nước mặn trên sông Mississippi<br />
<br />
Sau nhiều năm nghiên cứu, cùng với tài liệu đo đạc trong quá khứ, Công Binh Hoa Kỳ quyết định<br />
thiết lập một đập ngầm (underwater sill) xuyên qua sông tại vị trí cách biển khoảng 100 km, gần<br />
Myrtle Grove, cách New Orleans 60 km ở phía nguồn. Ngày bắt đầu khởi công đào vét là ngày<br />
1/7/1988, vào ngày này đáy lưỡi nước mặn ở vị trí 128 km cách cửa biển (vượt quá nơi đập ngầm 28<br />
km).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Vị trí nơi thiết lập đập ngầm<br />
<br />
Đập ngầm được xây cách mặt nước 14,1 m (để tàu lớn thông thương), có chiều dài 500 m ở khúc<br />
sông rộng 600 m. Từ mặt đập đến đáy sông là 13,5 m, mặt đập rộng 13,5 m, đáy đập rộng 34,5 m,<br />
tổng số vật liệu bơm đấp đập là 649.868 m3/ (850.000 cu yd). Công tác hoàn thành trong 4 tuần lễ<br />
(ngày 1/8/2008). Tổn phí 790.000 USD (giá năm 1988) (21).<br />
<br />
Công trình này bảo đảm nước ngọt cho thành phố New Orleans, đồng thời tàu lớn ra vào tấp nập trên<br />
đập. Về phía hạ nguồn của đập ngầm thì chứa nước lợ. Để cung cấp nước ngọt cho một số ít cư dân<br />
ở hạ nguồn, dùng tàu chở nước ngọt tiêu chuẩn từ New Orleans đến hạ nguồn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đập ngầm chận nước mặn xâm nhập nhưng tàu lớn lưu thông được<br />
<br />
Chỉ cần một đập ngầm trên sông Hậu ở vị trí từ khoảng giữa Cù Lao Dung và Trà Ôn bảo đảm được<br />
lưu thông tàu hàng lớn đến cửa Định An, đồng thời ngăn chặn được nước mặn xâm nhập quá vị trí<br />
Trà Ôn.<br />
<br />
Cũng vậy trên sông Tiền, chỉ cần 2 đập ngầm trên sông Cổ Chiên (khúc đầu sông Láng Thé với Cổ<br />
Chiên) và sông Mỹ Tho (đoạn giữa cù lao ấp Tam Hiệp, nơi tiếp giáp sông Cửa Tiểu và sông Mỹ<br />
Tho, và Mỹ Tho).<br />
<br />
Để ngăn chận nước mặn xâm nhập vào sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây, thiết lập một đập<br />
ngầm tại Tân Trụ.<br />
<br />
Dĩ nhiên cần phải nghiên cứu thuỷ tính, nhất là sự di chuyển của lưỡi mặn.<br />
<br />
Trên các cửa sông, cửa biển mà giao thông hàng hải không quan trọng lắm, ngoài ghe tàu nhỏ, nhất<br />
là cống đập ở các đầu kinh lớn trên sông chánh, và dọc theo đê duyên hải, thiết lập các Cống đập<br />
<br />
<br />
13<br />
kiểu Sà-Lan, một thiết kế mới do Viện Thủy Lợi nghiên cứu thành công (30). Lợi điểm của loại<br />
cống đập sà-lan là rẻ tiền, dễ tháo ráp để di chuyển được đến vị trí mới, và ghe tàu qua lại được (30).<br />
<br />
7. Thiết lập đê biển<br />
<br />
Đây là một dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đông và biển Tây để đáp ứng với nước biển dâng<br />
cao. Cần phải hệ thống hóa thiết kế đê biển theo tiêu chuẩn, không thể rời rạc như hiện nay. Một<br />
cách tổng quát, biển Đông và biển Tây rất hiền hòa, ít bảo tố so với vịnh Mexico của hạ lưu<br />
Mississippi, North Sea của Hòa Lan, vịnh Bengal của Bangladesh, hay ngay cả với vịnh Bắc Việt,<br />
thường có nhiều trận bảo với độ tàn phá cao. Hiện tại, tạm thời thiết lập đê bằng đất có đường mặt<br />
khá rộng dùng làm đường lộ giao thông, hai bên bờ trồng cỏ Vetiver chống soi mòn do gió và sóng<br />
biển, như vài đoạn của tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện. Điều quan trọng là phía biển phải trồng rừng<br />
ngập mặn tối thiểu cũng vài trăm mét chiều rộng để cản sức sóng và giúp lắng tụ phù sa biển. Trong<br />
tương lai trước mắt, đê này sẽ thành xa lộ dọc biển nối từ Vũng Tàu đến cửa Bồ Đề, dọc theo bờ bắc<br />
sông Cửa Lớn đến vịnh Ông Trang, rồi dọc theo bờ biển Tây đến Hà Tiên, nối liền với xa lộ N1 dọc<br />
biên giới Việt Cambodia.<br />
<br />
Trên vùng biển bị soi mòn nhiều do dòng chảy của biển, như vùng Bồ Đề, cần thiết lập tường-thẳng-<br />
góc (groins) bằng đá hay gỗ đặt thẳng góc với bờ biển, để chặn hay giảm sức sóng, giảm dòng chảy<br />
để phù sa lắng đọng ngay chân tường.<br />
<br />
8. Phát triển hệ thống đường thuỷ và hải cảng quốc tế<br />
<br />
Phải quan niệm thuỷ lợi trong khung cảnh phát triển kinh tế và quốc phòng chung cho ĐBCLVN<br />
như thời nhà Nguyễn đã quan niệm, không chỉ hạn hẹp trong lợi ích thuỷ nông mà thôi.<br />
<br />
Việc tối tân các cảng Cần Thơ, và các cảng ở các thành phố ven sông như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cao<br />
Lảnh, Long Xuyên, Năm Căn Cà Mau, v.v. và cảng Hà Tiên, Rạch Giá, trên biển Tây là cần thiết,<br />
cũng như nạo vét sông Tiền, sông Hậu, cửa Định An, các kinh Vàm Xáng, Vĩnh Tế, Cái Sắn, Xà No,<br />
để tàu hàng trọng tải lớn có thể từ biển Đông đến biển Tây, đến các cảng lớn trong ĐBSCL, đến<br />
Nam Vang, Thái Lan, Lào và Trung Quốc. Nhờ sự giao thương rộng mở, kinh tế ĐBCLVN mới có<br />
cơ hội phát triển được.<br />
<br />
Trong hội nghị thượng đỉnh giữa Nhật và các quốc gia trong tiểu vùng Mekong gồm Việt Nam,<br />
Cambodia, Lào, Miến Điện và Thái Lan từ ngày 6 đến 8 tháng 11 năm 2009, chánh phủ Nhật cam<br />
kết dành 5,5 tỉ đôla Mỹ trong ba năm cho năm nước khu vực sông Mekong, với khoản vay lãi thấp,<br />
cho các dự án như đường cao tốc kết nối khu vực, dự án nước và đào tạo công nghệ (2). Đây là một<br />
dịp may mà Việt Nam phải chụp cơ hội để phát triển ĐBCLVN.<br />
<br />
CẢM TẠ: Tác giả chân thành cảm tạ Giáo sư Tôn Thất Trình (Hoa Kỳ), Giáo sư Thái Công Tụng<br />
(Canada) đã đọc bản thảo và cho nhiều ý kiến quí giá. Tác giả không quên cám ơn Ông Trần Công<br />
Bình (Tân Châu), Bác sĩ Nguyễn Thái Thới (Mộc Hóa) và một số cựu sinh viên Đại Học Nông<br />
Nghiệp Cần Thơ, học viên Trung Học Nông Lâm Súc Cần Thơ đã cung cấp tài liệu, báo chí trong<br />
nước, hướng dẫn quan sát và thu thập dữ kiện tại địa phương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Anonymous (2005). Global warming and Vietnam.<br />
http://www.tiempocyberclimate.org/portal/archive/vietnam/preface.htm<br />
2. BBC ngày 7/11/2009.<br />
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091106_japan_mekong_pledge.shtml<br />
3. Dương văn Chín (2008). Tưới nước tiết kiệm cho lúa Đông Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 23/1/2008.<br />
4. Đặng Kim Sơn (2008). Thủy lợi và phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long. http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1589<br />
5. FAO 1998. Flood management and mitigation in the mekong river basin.<br />
http://www.fao.org/docrep/004/ac146e/AC146E00.htm<br />
6. Kỷ Quang Vinh (2008). Lower Mekong Delta and climate change: site and areas vulnerable to<br />
climate change. PPS. www.eepsea.cc-sea.org/pages/ppt/C02_KyQuangVinh.pdf<br />
7. Kỷ Quang Vinh (2009). 10 năm môi trường thành phố Cần Thơ. http://thnlscantho-2.page.tl<br />
8. Kỷ Quang Vinh (2009). Cantho city climate change and resilience works. Seminar held by the<br />
University of Can Tho, 5 October 2009<br />
9. Kỷ Quang Vinh, Lương Hồng Tân & Thomas Nuber (2009). Một số vấn đề trong sử dụng nước<br />
ngầm ở thành phố Cần Thơ.<br />
10. Lê Anh Tuấn. Các đập nước và hồ chứa ở thượng nguồn:có hay không nguy cơ môi sinh tiềm ẩn<br />
cho hạ nguồn sông mekong?<br />
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=230<br />
11. Lê Công Lý (2009). Lịch sử kinh Nguyễn Văn Tiếp ở Đồng Tháp Mười.<br />
http://vn.myblog.yahoo.com/lecongly83/article?mid=416<br />
12. Mekong River Commission (1997).<br />
13. Mekong River Commission (November 2005) Overview of the hydrology of the Mekong Basin<br />
14. Mekong River Commission (2006). Mekong Hydrological, Environmental and Socio-Economic<br />
Modelling Tools for the Lower Mekong Basin Impact Assessment. WUP-FIN Phase 2 Final Report<br />
– Part 2: Research, Findings and recommendationst<br />
15. Nguyễn Hửu Thái (2008). Đồng bằng Cửu Long – một cái nhìn từ bên ngoài.<br />
16. Nguyễn Minh Quang (1999). Đại Cương Về Xâm Nhập Nước Mặn tại DBSCL.<br />
http://www.vastvietnam.org/quang/qgman.html<br />
17. Nguyễn Minh Quang. 2003. Hydrologic impacts of china’s upper mekong dams on the lower<br />
mekong river. http://www.mekongriver.org/publish/qghydrochdam.htm<br />
18. Nguyễn Minh Quang (2006). Những vấn đề thủy lợi ở ĐBCLVN. 7 Phần.<br />
http://www.vastvietnam.org/<br />
19. Ngô Trọng Thuân. Dòng chảy mùa cạn ơ đồng bằng sông Cửu long. Tuyển tập báo cáo Hội<br />
thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT<br />
20. Thái Chí Bình (2006): Thử xác định vị trí hai túi nước của Miền Tây Nam Bộ.<br />
http://www.ou.edu.vn/vietnam/files/tapsankhoahoc/2006/PDF/So%2004(10)/tskh04(10)_page68.pdf<br />
21. Timothy L. Fagerburg; Michael P. Alexander (1994). Underwater Sill Construction for<br />
Mitigating Salt Wedge Migration on the Lower Mississippi River. Miscellanous paper HL 94-1.<br />
http://chl.erdc.usace.army.mil/chl.aspx?p=s&a=Publications!385<br />
22. Tôn Thất Trình (2008). Phì diệp biển nuôi trồng bằng nước biển làm rau và nhiên liệu sinh học<br />
chăng? http://nongnghiepphothong.page.tl/Phi-diep-bien.htm<br />
23. Tôn Thất Trình (2009). Những hướng phát triển tỉnh Trà Vinh.<br />
http://nongnghiepphothong.page.tl/TraVinh.htm<br />
24. Tôn Thất Trình (2008). Xây dựng Hành Lang Xuyên Á Việt Thái Miên thứ hai, nối Biển Đông<br />
Việt Nam với biển Andaman Miến Điện, và đẩy mạnh phát triễn tỉnh Tây Ninh.<br />
http://nongnghiepphothong.page.tl/HL-Xuyen-A.htm<br />
25. Tran Thuc and Hoang Minh Tuyen Hydraulics computations for the lower Mekong river basin to<br />
study flood drainage for the plain of reeds in Vietnam:<br />
http://www.mekongnet.org/images/5/55/Thuc.pdf<br />
<br />
<br />
15<br />
26. UNDP (2008). Viet Nam’s Community Based Adaptation<br />
Country Programme Strategy (CBA CPS).<br />
http://www.undp-adaptation.org/projects/websites/docs/Final_CBA_CPS_(SGP_Viet_Nam).doc<br />
27. Văn Hửu Huệ. Những thách thức cho phát triển thủy lợi ĐBSCL.<br />
http://vinhlong.agroviet.gov.vn/tapchi.asp?sotc=11/2008&ID=1105<br />
28. Vô danh (2008). Đồng bằng sông Cửu Long: Kim ngạch xuất nhập khẩu cá tra, ba sa đạt 1,250<br />
tỷ USD:<br />
http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=11463<br />
29. Vô danh (2009). Aquifer storage and Recovery.<br />
http://www.edwardsaquifer.net/asr.html<br />
30. Vô danh (2009). Công nghệ đập sà lan – một giải pháp thủy lợi cho vùng lũ. Nhân Dân, ngày<br />
11/11/2009.<br />
http://mail.google.com/mail/?hl=en&shva=1#inbox/124ee4f9072f1f97<br />
31. Whetton, P.1994. Constructing climate scenarios: the practice. In: Climate Impact Assessment<br />
Methods for Asia and the Pacific [Jakeman AT and AB Pittock (eds)]. Proceedings of a regional<br />
symposium, Australian International Development Assistance Bureau, 10-12 March 1993, Canberra,<br />
Australia, pp 21-27.<br />
32. Ian White (2002) Water management in the Mekong Delta: Changes, conflicts and opportunities.<br />
Technical Documents in Hydrology, No 61.UNESCO, Paris, 2002.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />