Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 1 - Ngô Quốc Quýnh
lượt xem 30
download
Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 1 gồm nội dung 4 chương đầu cuốn sách. Nội dung các chương trong phần này như: Tại sao, để tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du, ta phải tìm trong "Truyện Kiều"; căn cứ để tin rằng Nguyễn Du dụng ý để lại dấu vết trong Truyện Kiều; căn cứ để nhận dạng các dấu vết do Nguyễn Du dụng ý để lại trong "Truyện Kiều"; "Kim Trọng thực" và "Kim Trọng hư"; "Thúy Kiều thực" và "Thúy Kiều hư".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 1 - Ngô Quốc Quýnh
- NCỈỞ Q U Ố C Q U Ý N H Thử tìm hiểu TẤM sự N G U Y Ề N DU ợ ơ a T R U Y Ệ N K lỀ U (In lần thứ hai có sửa chữa và b ổ sung) NHÀ X U Ấ T BẢN (ỈIÁ O DỤC V IỆ T NAM
- V, ụ 9
- Lời nói đầu TTruyện Kiều là tác phẩm văn học mà không một người Việt Nam nào, ngay cả những người không biết chữ, là không ưa thích, và không thuộc lòng ít nhiều. Người có học thì đọc Kiều không chỉ để thưởng thức lời hay, ý đẹp, mà còn quan tâm tới tâm sự của tác giả, và không khỏi tự hỏi: "Tâm sự bí ẩn của Nguyễn Du là gì, tại sao lại u uất như vậy?" Nhiều nhà nghiên cứu đã cô' gắng đưa ra câu trả lời, nhưng theo Hà Huy Giáp, trong lời: "Giới thiộu về Nguyễn Du và Truyộn Kiều", cùa [1]^'^ thì: "Tâm sự của Nguyễn Du quả là một tâm sự đầy mâu thuẫn, khó hiểu... đó là một viộc làm rất công phu, đòi hỏi sự đóng góp của tập thổ". Các cảu trich dẫn được lấy theo tài liệu Ị1) (xem phẩn Tài liệu tham khảo) và dược đánh số ỉheo tài liệu ấy
- Tôi không phải là người làm công tác văn học, mà chỉ là mộl người mé Truyện Kiều, như bao người Việt Nam khác. Tôi cho ràng, mỗi người đọc "Truyện Kiều", tùy iheo khả năng của mình, đều có thể và phải góp phần làm sáng tỏ bí mật về tâm sự Nguyễn Du, và càng hiểu rõ tâm sự của tác giả, ta nhận thức càng sâu sắc hơn cái hay, cái đẹp cùa "Truyện Kiéu". Vì vậy không quàn ngại về sự hiểu biết nông cạn của mình, tôi cũng xin mạnh dạn nêu một vài suy nghĩ về vấn để trên, từ một góc độ mà các nhà nghiên cứu vãn học có lẽ không nghĩ tới. Những ý kiến này đã được trình bày vắn tắt hơn một chút trong một bài mà tôi đã gửi tòa soạn báo "Văn nghê", năm 1965. nhân kỷ niệm 200 năm năm sinh cùa Nguyễn Du. Nhưng tiếc rằng bài báo này đã bị trả lại. Lần này, tôi trình bày cặn kẽ hcm những lý lẽ làm cơ sở cho giả thuyết của tôi, và có sửa một số ý kiến, hoặc bổ sung cho đầy đủ hơn. Đây không phải là một bài nghiên cứu văn học, mà chỉ là một giá thuyết có cơ sở, có tính chất gợi ý đ ể các nhà nghiên cứii tham khảo. Chấp nhận hay bác bỏ nó là quyền của bạn đọc, chỉ mong các bạn cùng đọc và cùng suy nghĩ, được như thế đã là
- vinh dự lớn cho tác giả, và tác giả xin chân thành cảin cm bạn đọc. Tác giả xin chân thành cảm C Nhà xuất fn bản Giáo dục đã giúp đỡ cho cuốn sách này ra mắt lần đầu, và Nhà xuất bản khoa học xã hội đã giúp đỡ cho cuốn sách này ra mắt lần thứ hai, xin cảm C nhà giáo nhân dân Ngô fn Tliúc Lanh, và cố nhà giáo nhân dân Hoàng Thiếu Sơn đã góp nhiều ý kiến quí báu và khích lệ tôi viết cuốn sách này, và cuối cùng, xin cảm ơn ông Lê Ngọc Y, nguyên biên tập viên nhà xuất bản giáo dục, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn chỉnh bản thảo. TÁC GIẢ 1
- Lờỉ tựa lần xuất bản thứ hai d ^ u ố n sách nhỏ này, sau khi ra mắt, đã được đông đảo độc giả đón nhận, nhiều bạn đọc đã góp nhiều ý kiến quý báu, nhiều lời khích lệ, khiến chúng tôi rất cảm kích, và chúng tôi xin chân thành cảm tạ. Thể theo đề nghị của một số độc giả, trong lần tái bản này, chúng tôi đã tãng số câu trong các đoạn trích dẫn, để bạn đọc đỡ mất công tìm kiếm trong "Truyện Kiều" mà vẫn hiểu được vân cảnh trong đó có từ ngữ mà tác giả phân tích. Chúng tôi còn bổ sung thêm một số lý lẽ, chi tiết, bằng chứng, để bạn đọc dỗ nấm bắt hơn ý kiến của tác già, và để tăng tính thuyết phục của lập luận. Chúng tôi cũng thêm một số chi tiết trong tiểu sử một số nhân vật, trong một số điển tích. Cuối cùng, chúng tôi cũng đã cố gắng sửa hết các lỗi ấn loát, biên tập, trong hai bản trước, mong rằng bản này sẽ hoàn chỉnh hơn. TÁC GIẢ 8
- I TẠ I SAO, ĐỂ TÌM m Ể u TÂM S ự N G U YỄN D ư , TA PH Ả I TÌM TRONG "TRƯYÊN KIỂU"? Trong cuốn "Việt văn giáo khoa khi giới thiệu 'Truyện Kiều" và tiểu truyện tác giii, Dương Quảng Hàm viết: "Chủ yếu của tác ỉỊÌá lủ CÔ gửi tâm I sự minh vào trong cuốn truyện: cụ vốn tự coi mình như một cựu thần của Nhà Lê, mà gặp lúc quốc biến không thể trọn chữ trung với Lề hoàng, lại phải ra thờ nhà Nguyễn. Cành ngộ thật không khác gì Thúy Kiều, đã đính ước V(ỉi Kim Trọng, mà vì gia biển phải bún mình cho người khác, không giữ dưỢc chữ trinh với tình quân. Bởi vậy, cụ mượìx truyện nàng Kiều đ ể bộc hạch tám sự của cụ. Trong truyện, cụ lại khéo mô tả thê thái nhản lình, thật là rạch ròi, chí lý". Việt văn giáo khoa thư, của Dương Quảng Hàm, Nha Học chính Đỏng Pháp. Xuất bản 1940.
- Cụ Dưcmg vốn là một nhà nho học, đã từn.g léu chõng đi thi, sau mới chuyển theo Tây học, nèn về thời gian, cũng như về nếp suy nghĩ, cụ gân với Nguyễn Du hcm chúng ta nhiều lắm. Vậy, có th ể nói rằng ý kiến trên đây của cụ Dương cũng là V kiến chung của các nhà nho học trong thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Thật vậy, ông nội lôi, người đã đậu cỉr nhân năm Nhâm Ngọ (1906) tại trường thi hưưng Nam Định, là một nhà nho còn ít chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây hơn cụ Dương nhiéu: tuy ông tôi cũng có đọc sách, báo quốc ngữ, nhưng chủ yếu vẫn nghiên cứu, tham khảo các sách chữ Hán, và làm văn, Ihơ chữ Hán; khi giảng "Kiều" cho anh em chúng tôi, ông tôi cũng nói về lâm sự Nguyễn Du giìn như hoàn toàn giống với ý kiến của Dương Quảng Hàm trên đây. Trước Cách mạng tháng Tám, tổng số các trường Irung học (lức là trường cấp 2, hoặc cấp 2 + cấp 3) cổng lập của cả ba kỳ chỉ xấp xỉ mười trường, đéu dạy và học bằng tiếng Pháp, còn tiếng Việt bị coi là ngoại ngữ, mồi tuần chỉ học có 3 giờ. Trừ một, hai trường lớn - thí dụ trường Bưởi - có giáo sư chuyên về Việt vãn, trong các trường còn lại, môn tiếng Việt lại do các giáo sư Toán hoặc Lý - Hóa kiêm nhiệm. V ì vậy, các thày hầu như dựa hoàn toàn vào cuốn "Việt văn giáo khoa thư" nói trên. Khi học về "Truyện Kiều", học sinh cấp 2 chúng lôi thời ấy đều gần như thuộc lòng trích đoạn kể trên, và còn được nghe một sô' thày 10
- bổ sung thcm ràng: "Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm lài nhân vốn không có đoạn tái hổi Kim Trọng, ngưcri ta cho rằng Nguyễn Du đã sáng tác Ihêm đoạn ấy để tỏ lòng mong mỏi được "tái hợp" với "Vua Lê". Và vấn đề "Tâm sự Nguyễn Du" tưởng như đã được giải đáp. Tuy nhiên, cũng vào thời đó, lại xuất hiện cuốn "Nguyễn Du và Truyện Kỉềù' của Hoài Thanh, và cuốn "Nguyễn Du và Trii\ện Kiều” của Nguyễn Bách Khoa (còn có bút danh Trương Tửu). Và vấn đề được đật lại, và thu hút sự quan tâm của nhiều người hơn. Tiếc rằng sau cuộc kháng chiến chống Pháp đất nước bị chia cát, trong văn học và đạc biệt, trong nghiên cứu về Nguyễn Du đã nảy sinh nhiều vấn đề lớn, quan trọng hơn, nên một số nhà nghiên cứu tuy có nói đến tâm sự Nguyẻn Du, nhưng khỏng đi sâu nghiên cứu nó, và có lúc còn dẫn chứng một số sáng lác khác, ngoài Truyện Kiều, điều này, theo thiển ý, có lẽ không phải dụng ý của Nguyễn Du. Tôi cho rằng, tuy ý kiến trên đây cùa Dưcmg Quảng Hàm không phản ánh đúng tâm sự của Nguyễn Du, nhưng nếu coi nó là ý kiến chung của đa sô' các nhà nho học trước, thì ý kiến ấy hẳn có phần xác đáng, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó ìầ:"Nguyễn Du sáng tác 'Truyện Kiều" đ ể ký thác tâm sự cùa mình". Do đó, tôi cho rẳng, để hiểu được tâm sự ấy, chúng ta phải tìm nó trong "Truyện Kiểu", và chỉ tìm trong đó là đủ, vì nếu tác giả "Truyện Kiều" đã dụng ý ký thác 11
- tâm sự mình trong đó, thì không có lý do gì mà cụ không gửi gắm một cách trọn vẹn. Đó là điểm xuất phát đầu tiên, ưong cuộc tim tòi của chúng tôi. Chúng ta chú ý rằng, không chỉ chúng ta ngày nay mới quan tâm tới tâm sự Nguyên Du mà những người cùng thời, bạn bè, thân thuộc của cụ cũng chú ý tới bầu tâm sự u uất của cụ. Xin phép trích dẫn hai đoạn sau đây, trong "Liệt truyện Nguyễn Du" [Xem [1], trang 497- 498, chú thích 10]. ..."Ông là ngưcyi trong lòng tự phụ mà mật ngoài cẩn hậu. Mồi khi tiến kiến, lo sợ rụt rè như người không thể nói năng được. Tìùig được lời vua dụ ràng: "Nhà nước dùng người, duy dùng người hiền tài, vốn không phân biệt trong Nam ngoài Bắc.Ngươi cùng Ngô Vị đ ã được tri ngộ, làm quan đến bậc á khanh, nên biết điều gi cứ nói hết, cho đầy đủ chức trách. Đâu lại rụt rè e sợ chỉ nhữtĩg váng dạ mà thôi"... ..."Ông làm quan, thường phải quan trên áp c h ế nên phẫn uất bất đắc chí. Đến khi bệnh nặng, ông không chịu uống thuốc, bào người nhà mỏ xem chán tay. Họ nói với ông đ ã lạnh rồi, ông nói "được". Nối xong thì mất, không trối lại một điều gì..." Những chi tiết "trong lòng tự phụ, mà mặt ngoài cẩn hậu.,.." và "lo sợ rụt rè, như người không thể nói năng được..." của người chép liột truyện đánh giá thái độ của cụ, và "... đâu lại rụt rè e sợ chỉ những vâng dạ mà thôi" mà vua Gia Ix)ng quở trách cụ chứng tỏ rằng 12
- nhiều ngưcrt trong Triều đình đều thấy rõ thái độ "Từ Thứ qui Tào" của cụ, và đều chờ đợi ở cụ một lời tâm sự, hoặc một sự bộc lộ kín đáo, vào một lúc nào đó. Và chi tiết "Nói xong thì mất, không trối lại một điều gì" cho thấy rằng, lúc sắp qua đời, cụ hoàn toàn tỉnh táo, xung quanh có nhiều người thân, mong mỏi, chờ đợi cụ lên tiếng, và họ hoàn toàn thất vọng vì cụ không hé lộ điều gì, ngoài một tiếng "được", Thông thường, những người có một bầu tâm sự u uẩn giữ kín trong lòng suốt cả đời, khi biết mình sắp sang thế giới bên kia, đều thổ lộ với một vài người thân nhất, để lương tâm được thanh thản trước khi nhắm mắt. Trong hầu hết các trường hợp ấy, lời trối trăng thường là một câu chuyện xấu, hoặc về tình ái, về tiền bạc, hoặc thậm chí về hình sự, mà người đó là thủ phạm, đồng thời là người duy nhất còn lại, biết rõ ngọn ngành, và nếu để lộ ra, thì hoặc sẽ bị trừng trị, hoặc bị dư luận lên án. Nhưng là người có lương tâm, nên suốt đời day dứt không yên; mật khác, lại không đù dũng cảm đổ công khai tự nhận lỗi về viộc làm sai trái cùa mình, đến lúc gần đất xa trời mới thú thật với một vài người thân, để được thanh thản lưcmg tâm. Còn nếu là những chuyện, như có tài mà không được trọng dụng, hoặc oan ức vì bị gian thần gièm pha, hãm hại, hoặc vô tình làm mếch lòng người trên nên bị thất sủng, hoặc tình duyên trắc trở v.v..., thì dầu không kể lể với mọi người, thì thường người ta cũng không ngần ngại gì mà không thổ lộ trong văn thơ. 13
- Nguyễn Du, cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn giữ kín bầu lâm sự cho riêng mình, chỉ "một mình mình biết, một mình mình hav", và cũng không để lộ rõ trong các tác phẩm văn học của lĩiình.Vậy, chúng ta có thổ đoán rằng, cụ không muốn thổ lộ tâm tư với người đương thời, chẳng phải vì sợ bị trừng phạt, hoặc vì xấu hổ khi phải thú nhận việc làm sai trái nào đó của mình, mà hẳn là cụ cho rằng, người đương thời không ai hiểu được cụ. Do đó, điểm xuấl phát thứ hai của chúng tôi là: "Tâm sự của Nguyền Du không thuộc loại đcm giản, Ihông thường như mọi người, không như theo cách nghĩ của các nhà nho trước kia, chỉ đcm giản là đã "không thể trọn chữ trung với Lẽ hoàng, lại phải ra thờ nhà Nguyễn", mà nảy sinh do mâu thuẫn ngay trong nội tâm cụ". Tuy mang nặng bầu tâm sự u uất, không thổ lộ với người đương thời, nhưng Nguyễn Du lại mong hậu thế có người hiểu được mình. Hai câu nổi tiếng trong bài thơ "Độc Tiểu thanh ký" của cụ: "Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp TốNhiỉ". mấy ai không biết? Và điều mong mỏi đó của cụ hẳn không phải là vô căn cứ, tức là ta phải cho rằng Nguyễn Du không mang theo bí mậl về tâm sự của cụ sang thế giới bên kia, mà đã "cất giấu" nó ở đâu đó trong các sáng tác văn chương cùa mình. Nguyễn Du để lại khá nhiều thơ chữ Hán (trong ba bộ: Thanh ẹ 14
- Hiên tlỉ. tập, Nam TriinỊỊ tạp ngâm và Bác hành tạp lục) và bốn tác phẩm Nôm là: 'Truyện Kiều" (tức Đoạn trxờng tân thanh), "Văn chiêu hồn" ('hay Văn tế thập lo ậ oỉiúng sinh), 'Thác ỉời trai phườtig nón" và "Văn ti sống hai cô gái Trườìig Liùt", trong đó "Truyện Kiều" là lác phẩm lớn nhất, được Nguyễn Du dành nhiều tâm huyết nhất khi sáng tác, và hầu như không raột người Việt Nam nào không thuộc lòng một vài đoạn, mà rất nhiều người còn thuộc làu đến mức có thể làm một bài tập Kiều, về bất kỳ đề tài nào. Vậy, chúng ta có thể tin chắc rằng, để "cất giấu" bầu tầm sự phức tạp của mình, Nguyễn Du đã lựa chọn "Truyện Kiều", nới có thổ giãi bày, đầy đủ, và chi tiết nỗi lòng u uẩn cùa mình. Chỉ có điều là cụ giấu quá kín, không để bất kỳ ai cũng nhận ra được một cách dễ dàng; nhưng cụ lại vẫn muốn có người "khám phá" được "nơi cất giấu điều bí mật của cụ", nên cụ phải dụng ý đổ lại những dấu vếi chỉ dẫn cho ngưòd nào dụng công phát hiện các dấu vết ấy, tìm hiểu ý nghĩa của chúng, mới mong hiểu đúng được lâm sự của cụ.Và điểm xuất phát thứ ba của chúng tôi là: "Phải tìm trong "Truyện Kiéu" những dấu vết mà Nguyễn Du để lại, tìm hiểu dụng ý của tác giả thể hiện trong các dấu vết ấy mới có thể khám phá được bí mật về tâm sự tác giả". 15
- C Ă N C Ứ ĐỂ TIN RẰNG N G U Y ÊN D U DỤNG Ý đ Ể l ạ i d ấ u VẾT TRONG TRƯ ỶÊN K lỀU Trong văn học Việt Nam và Trung Hoa, số tác phẩm có chứa đựng tâm sự của tác giả chúng không nhiều. Tuy nhiên, phân tích các bài ít ỏi ấy, cũng có thể thấy được một vài qui tắc mà tác giả của chúng đã áp dụng. Chúng ta hãy xem bài phú "Ngọc tỉnh liên" của Mạc Đĩnh Chi ([5], lập Iỉ,trang 112 đến trang 117). Mạc Đĩnh O ii, lên lự là Tiết Phu, nguyên ngưòri làng Lan Khê, huyên Băng Hà (nay là Thanh Hà, tỉnh Hải Dưcmg), sau dời sang làng Lũng Động, huyện Chí Linh. Ông đậu trạng nguyên đời Trần Anh Tòng. là người nổi tiếng văn tài mản tiệp. Vua quan nhà Nguyên biết tiếng ông, nên khi ông đi sứ, bị vua, quan Tàu thay nhau thừ lài. bàng nhicu câu dôi hiém hóc; câu nào ông cũng ứng khẩu clỏ’i lại râl chọi, khiõn mọi 16
- người phái phục tài. Được mời đọc bài điếu một công chúa chết trẻ, ông mỏ giấy ra, chỉ thấy có bốn chữ "nhất", biết là họ lại thử tài nên không cần nghĩ lâu, ông đọc ngay: 'Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Thượng uyển nhất chi hoa Dao trì* nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa làn, nguyệt khuyết". Lược dịch: 'Trời xanh mộ! áng mây Lò dó ị hồng) mội hạt tuyết Thượng uyển mội cành lìoa Dao trì một mành trăng Ôi! Mây tàn, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết". {* Dị bản: Quảng hàn) Vua Nguyên cùng triều Ihần vô cùng thán phục sự mản tiệp của ông, và cuối cùng nhà vua đã phong tặng ông danh hiêu "Lưỡng quốc irạng nguyên" (trạng nguyên hai nước). Người ta thường kể rằng:"Khi ồng đi thi, văn bài rất xuất sắc đáng đỗ trạng nguyên. Nhưng vua Trần Anh Tông thấy tướng mạo ông xấu xí, không muốn lấy đỗ. Ông bèn dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (tức là; hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá p
- thanh cao của mình. Vua xem xong rất cảm phục, bòn cho ông đỗ trạng nguyên". Tuy nhiên, người kể lại không dẫn lời nào của vua giúp ta rõ, vua cảm phục cái "phẩm giá thanh cao" hay cái tài của tác giả, mà trong bài phú, tác giả chỉ kể lại chuyện mình gặp đạo sĩ, được đạo sĩ cho xem bông hoa sen quí, bèn ngẫu hứng làm bài ca, ca ngợi mà thôi, tuyệt không có mộl câu, một chữ nào liên hệ về mình. Và chúng ta cũng không thấy ai coi bài phú này là có chứa đựng tâm sự gì của "Mạc Đĩnh Chi". Chúng ta lại xem một bài phú khác, bài "Hàn vương tôn phú"^'^ của Đặng Trần Thường. Đặng Trần Thường người huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) đỗ sính đồ (tức tú tài) đời Hậu Lê, vốn là bạn học với Ngô Thì Nhậm, nhưng lại trở thành kẻ thù của Ngô Thì Nhậm. Khi Ngô Thì Nhậm ra làm quan với Tây Sơn, thì ông trốn vào Nam, phò Nguyễn Ánh, bày tỏ tình thế Bắc Hà, được Nguyên Ánh tin dùng, ông bày mưu lập kế đánh Tây Sơn, lập nhiều công trạng, được phong chức Tán lý đô thống chế. Sau khi lên ngôi vua, Gia Long lại phong cho ông chức Binh bộ Bắc thành, rồi lại triệu về kinh làm Binh bộ thượng thư. Sau, vì có tội, bị bắt giam trong ngục, làm bài phú này, cùng với bài "Tần cung nữ oán Bái công văn". Cuối cùng, bị xử giảo. Việt Nam thi văn hợp tuyển, của Dương Quảng Hàm (trang 109 110). Nha Học chính Đông Pháp, xuất bản 1943. 18
- Hàn Tín là người huyện Hoài Âm, có tài trí, nhưng nhà nghèo, ban đầu theo Sở bá vưcmg Hạng Võ, không được trọng dụng, bèn bỏ theo Hán vương Lưu Bang, nhờ có Tiêu Hà hết lòng tiến cử, nên được Lưu Bang phong làm Đại tướng. Hàn Tín giúp Lưu Bang lập nhiều chiến công, cuối cùng đã đại thắng Hạng Võ trong trận Cai Hạ, khiến Võ phải tự đâm cổ chết. Lên ngôi vua, Hán cao tổ phong cho Hàn Tín tước Hoài Âm hầu, sau vu cho Tín làm phản, bắt trói Tín đưa về Lạc Dương, tha cho Tín, rổi ít lâu sau lại mượn tay Lữ Hậu bắt Tín và tru di tam tộc. Hàn Tín cùng với Trương Lưcmg và Tiêu Hà là ba đại công thần của nhà Hán, được Lưu Bang suy tôn là tam kiột. Sau khi bình định giang scm, Hán cao tổ bắt giam Tiôu Hà, tru di Hàn Tín, Bành Viột, chỉ trừ Trương Lưcmg không làm quan mà theo đạo lu tiên nên mới thoát chết. Đặng Trần Thường cùng với Tả quân Lê Văn Duyệt, Tiền quân Nguyễn Văn Thành, hậu quân Lê Văn Qiất cũng là công thần, đã có công giúp Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn, lôn ngôi Hoàng đế. Nguyễn Vân Thành thì vì một bài thơ của con trai, mà bị kết tội phản nghịch, bị bắt giam rồi uống thuốc độc tự tử, Đặng Trần Thường, được thăng đến Binh bộ thượng Ihư, đối với Gia Long cũng có công trạng gần như Hàn Tín đối với Hán cao tổ, và cũng bị bất giam, không khác gì Hàn Tín. Vì vậy, trong cuốn Việt Nam sử 19
- lược'^^^ Trần Trọng Kim đá viết: 'Tươìỉg truyền rằng Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm hài "Hàn vương tôn phú" bằng quốc âm đ ể ví mình như Hàn Tín đời Hán". Thật ra các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn học khi giới ihiệu hoặc irích dẫn bài phú này, không ai nói là Đặng Trần Thường có ý ví minh như Hàn Tín, hoặc có gửi gắm tâm sự gì trong bài ấy. Vì trong cả bài, tác giả chỉ kể lại những bước gian truân của Hàn Tín và ca tụng tấm lòng ưung hậu của Tín "ơn nho nhỏ cũng lấy vàng mà báo đáp, oán rành rành cồn lấy tước phẩm đ ể ban cho", và kể lại sự việc Tín bị bắt chứ trong bài không có một câu, một chữ nào tác giả liên hệ về mình. Ngay cả câu kết: 'T a nay: xem pho cựi( sử, đọc truyện nhân thần, thấy câu:"Hán đắc thiên hạ, đại đ ể giai Tín chi công" chưa từng thán tích Hàn vương tôn chi anh tài, mà thám trách Hán cao hoàng chi sai kỵ ", vẫn có thể coi là của bất kỳ ngưồã nào, có gặp cảnh ngộ như Hàn Tín hay không. Do trong toàn bài phú không có câu, chữ nào lạc ra ngoài đầu đề "Hàn vưcmg tôn", nên ngay cả vua Minh Mạng, ngưòd đã hạ lộnh xử giảo Đặng Trần Nhà xuất bản vàn hóa thông tin ấn hành, năm 2002, trang 451 20
- Thường, cũng chỉ "cho là Đặng có ý oán hận' chứ không thể công khai kết tội ông về bài phú đó. Và chúng ta cũng không thể từ bài phú ấy mà rút ra được kết luận gì chắc chắn về tâm sự tác giả. Qiúng ta lại xem bài "Ngọa long cương vãn" của Đào Duy Từ ([5], tập II, trang 618 - 622). Đào Duy Từ (xem Binh thư yếu lược, của ƯBKHXH do NXB Khoa học xã hội phát hành, năm 1977) sinh vào khoảng năm 1572 ở xã Hoa Trai, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay, ông thông minh, học rộng, nhưng vì là con nhà phường chèo, nén không được đi thi. ô n g căm phẫn trốn vào Nam. Đầu tiên, ông đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng Châu, huyện Hoài Nhơn. Tương truyền, một hôm đi chăn trâu về thấy trong nhà có nhiểu khách cùng chủ nhà bàn luận thế sự, ông vẫn tay cầm roi, tay giữ thừng trâu chắp sau lưng đứng ngoài thềm sang sảng nghị luận rất xác đáng, khiến mọi người rất khâm phục. Phú ông liền tiến cử ông với khám lý Hoài Nhom là Trần Đức Hòa, Duy Từ liền dâng bài "Ngọa long cưcmg vãn". Đức Hòa lại đem bài đó cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên xem, chúa mừng lắm, bèn mời Duy Từ đến hỏi chuyện và ngay sau đó trao cho ông chức Nha úy nội tán, tước Lộc khê hầu, trông coi việc quân cơ. Đào Duy Từ giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn, giúp chúa xây lũy Trường Dục và lũy Đổng 21
- Hới (thường gọi là lũy Thày, vì mọi người đều tôn ông là bậc thày), nhờ đó chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của chúa Trịnh, rồi xưng vương ở phía Nam. Đào Duy Từ được coi là Đệ nhất khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Đọc bài "Ngọa long cưoíng vãn", khám lý Trần Đức Hòa nói: "Đào Duy Từ là Ngọa Long'” đời nay chăng?", còn chúa Nguyễn thường nói với mọi ngưcri: "Đào Duy Từ thật là Tử Phòng (tức là Trưcfng Lưcmg) và Khổng Minh (Gia Cát Lượng) ngày nay". Tác giả biên soạn tài liộu [5] cũng nói: "Tác giả viết bài này có ỷ ví mình như Khổng Minh và hy vọng chúa Nguyễn biết dùng tài minh''. Các ông sở đĩ khẳng định dứt khoát được như vậy, vì sau cả 130 câu chỉ kể vé các chiến công của Khổng Minh, bài vãn được kết thúc bằng bốn câu: "Chốn này thiên hạ đời dùng Ất là cũng có Ngọa Long ra đời Chúa nay dùng đặng tôi tài Mừng xem bốn b ể dưới trời đêu yên". Đào Duy Từ nói không úp mở, rằng "Ngọa Long cũng đã ra đời ở nơi này, và nếu chúa dùng được tài Ngọa Long Cương là tèn vùng đất què hương của Khổng Minh, và Khổng Minh cũng lấy tèn hiệu là Ngọa Long (nghĩa là: rồng nằm). 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử văn hóa - Nhân cầm độn toán: Phần 1
26 p | 176 | 62
-
Gỉang dạy KT trong trường THPT - Phần 2
32 p | 120 | 25
-
Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 2 - Ngô Quốc Quýnh
113 p | 101 | 23
-
Tính ước lệ và sự phá vỡ tính ước lệ trong chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến
4 p | 165 | 13
-
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý hồ sơ tài liệu, ứng dụng tại văn phòng ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên
7 p | 95 | 9
-
Tình nghĩa vợ chồng giữa vua Lê Chiêu Thống và hoàng-phi Nguyễn Thị Kim 1
5 p | 137 | 8
-
Định hướng khảo luận tầm nguyên hệ thống yếu tố Hán Việt bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử - so sánh
6 p | 79 | 6
-
Nâng cao chất lượng phục vụ người sử dụng tại Trung tâm Lưu trữ và Thư viện Trường Đại học Bình Dương
10 p | 16 | 6
-
Tìm hiểu nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam: Kho sách Hán Nôm (Tập 2): Phần 2
79 p | 25 | 5
-
Ebook Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế: Phần 1
516 p | 24 | 5
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên số của Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6 p | 10 | 4
-
Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa (1954 - 1959) - Quyển 1: Phần 2
473 p | 10 | 3
-
Lịch sử về Edward Teller
8 p | 72 | 3
-
Vấn đề kết nối nguồn học liệu giữa thư viện nhánh và thư viện trung tâm tại các trường đại học
19 p | 27 | 3
-
Phương án bảo tồn không gian làng trong lòng đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh (Tham khảo mô hình bảo tồn làng Hahoe của Hàn Quốc)
15 p | 69 | 2
-
Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt: Phần 2
70 p | 7 | 1
-
Sưu tầm nghiên cứu tục hát Quan lang của người Tày
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn