intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuật ngữ cơ bản về Phân tích kỹ thuật

Chia sẻ: Lưu Phước Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:60

618
lượt xem
369
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo tài liệu "Thuật ngữ cơ bản về Phân tích kỹ thuật" tài liệu này sẽ giới thiệu đến bạn 1 số thuật ngữ, cũng như cơ sở lý luận của phân tích kỹ thuật - lý thuyết Dow.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuật ngữ cơ bản về Phân tích kỹ thuật

  1. Thuật ngữ cơ bản Phân Tích Kỹ Thuật 1
  2. MỤC LỤC CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-LÝ THUYẾT DOW a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. b. Ba xu thế thị trường c. Xu thế cấp một d. Xu thế cấp hai e. Xu thế cấp ba f. Thị trường con bò tót g. Thị trường con gấu h. Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa ….. 2
  3. Thuật ngữ cơ bản Phân Tích Kỹ Thuật Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số cổ phiếu đại diện. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-LÝ THUYẾT DOW Lý thuyết Dow đưa ra các tiền đề cơ bản sau: a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình. b. Ba xu thế thị trường Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một gai đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị trường. c. Xu thế cấp một Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu. d. Xu thế cấp hai 3
  4. Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường con bò tót hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị trường con gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một. Trong thị trường con bò tót giá tính theo chỉ số bình quân ngành công nghiệp có thể tăng đều đặn, có sự ngắt quãng nhỏ, với việc tăng giá khoảng 30% so với đợt điều chỉnh của xu thế cấp hai lần trước. Sự điều chỉnh này có thể đưa đến kết quả giảm giá 10 điểm đến 20 điểm trước khi đợt tăng giá trung gian mới của thị trường con bò tót lại bắt đầu. Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai. Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai. e. Xu thế cấp ba Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và đối với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng. Thường thì trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng. f. Thị trường con bò tót Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn ba đợt. Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều, và họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ. Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu nhập trên một cổ phiếu của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là trong giai đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu hoạch được lợi nhuận cao nhất. Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Tất cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả được đưa lên trang đầu của báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được đưa ra hàng loạt. Đến giai đoạn này người ta nghĩ rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? ở giai đoạn sôi động này khối lượng giao dịch vẫn 4
  5. tăng, giá các cổ phiếu ít giá trị trước đây tăng đột ngột, nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa. g. Thị trường con gấu Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là giai đoạn phân phối nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước đó. ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu tắt dần. Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh. Xu hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng không bình thường. Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba. Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có những người phải bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự chú ý vào các cổ phiếu này. Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết, và thị trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt. Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống hoàn toàn thị trường con bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì chúng có thể không qua tất cả các giai đoạn nêu trên. Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn thứ ba của thị trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm hoặc chỉ xây ra trong một hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có thể chỉ xảy ra trong một hai tuần. -------------------------------------------------------------------------------------- h. Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau 5
  6. Nguyên lý này là một nguyên lý khó giải thích nhưng đã được thực tế kiểm chứng. Những ai coi nhẹ nguyên lý này đều đã phải hối hận. Nguyên lý này nói rằng chỉ một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế. Ví dụ trong đồ thị nêu trên, hai chỉ số trung bình: chỉ số công nghiệp và chỉ số ngành đường sắt. Thị trường con gấu kéo dài trong vài tháng, sau đó tại điểm a chỉ số công nghiệp bắt đầu phục hồi đến điểm b, tiếp đó giảm xuống điểm c là điểm vẫn cao hơn a sau đó lại gia tăng đến điểm d cao hơn b. Như vậy, chỉ số công nghiệp báo hiệu sự chuyển hướng xu thế thị trường con gấu sang thị trường con bò tót Nhưng chỉ số ngành đường sắt lại cho thấy việc giảm từ b xuống c đạt mức thấp hơn đỉnh b. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận chỉ số công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi xuống. i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một. Trên thị trường con bò tót thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục. Điều này cũng đúng đối với xu thế cấp hai. Chú ý rằng tín hiệu có tính thuyết phục về đảo chiều xu thế có thể rút ra từ phân tích về diễn biến giá. Khối lượng giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm khi còn có nghi vấn. j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong biên độ 5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho thấy rằng áp lực mua và bán cân bằng tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ giá và những người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các chủ sở hữu cổ phiếu đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ phiếu trong biên độ giá đó thấy rằng những người mua không còn nữa và do đó họ phải giảm giá chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì vậy việc tăng giá lên trên biên độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con bò tót, và ngược lại việc giảm giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị trường con gấu. Nói chung, đường rẽ càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu thế cấp một. Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc giai đoạn tích tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố của xu thế cấp một đã được xác lập. Trong các trường hợp đó thì chúng thay thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới hạn 5% là theo kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn. Đường rẽ trong nhiều trường hợp rất giống với định dạng hình bình hành trên đồ thị của một loại cổ phiếu cụ thể. 6
  7. k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày khi vẽ đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai tăng trên xu thế cấp một và đạt đỉnh tại 11 giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân là 152,4 điểm, sau đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục việc tăng giá trong ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là tăng giá thì chỉ cần ghi nhận điểm đóng cửa 150,70. l. Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo chiều đã được tín hiệu báo động đưa ra một cách chắc chắn. Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị trường; không nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh báo rằng nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín hiệu đảo chiều, và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm. Thị trường con bò tót không thể tăng vô thời hạn cũng như thị trường con gấu bao giờ cũng sẽ đạt đáy. Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua để thu hoạch lợi nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót đã tồn tại trong vài tháng so với tình hình khi xu thế cấp một lần đầu tiên mới nhận biết. Nhưng tiền đề này của lý thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt lệnh Điều cuối cùng là việc đảo chiều của xu thế có thể xây ra bất kỳ lúc nào ngay sau khi xu thế trên đã được xác nhận. Vì vậy các nhà phân tích kỹ thuật phải theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ vẫn còn trong cuộc chơi. 7
  8. Moving Average và MACD 8
  9. Phân kỳ và hội tụ của đường trung bình di động - MACD Công cụ chỉ báo MACD do Gerald Appel phát triển. Điều làm cho công cụ chỉ báo này hữu dụng đó là nó kết hợp một số nguyên tắc của dao động. Bạn có thể nhìn qua biểu đồ (ảnh). Đường di động nhanh hơn (gọi là đường MACD) là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình di động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và 26 ngày hoặc tuần vừa qua). Đường di động chậm hơn (gọi là đường tín hiệu) thì thường sử dụng trung bình di động san bằng hàm mũ 9 kỳ của đường MACD. Các tín hiệu mua và bán thực chất được đưa ra khi hai đường này cắt nhau. Khi đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu mua. Khi đường MACD băng xuống dưới đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu bán. Trong ý nghĩa đó, đường MACD giống như cách thức cắt nhau của hai đường trung bình di động. Tuy nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới đường zero. Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động. Tình trạng mua quá mức được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với đường zero. Tình trạng bán quá mức là khi hai đường này nằm quá thấp so với đường zero. Tín hiệu mua tốt nhất được đưa ra khi những đường giá nằm nhiều dưới đường zero (tức là đang bị bán quá mức). Những điểm băng lên trên hay xuống dưới đường zero là cách thức khác để tạo ra các tín hiệu mua và bán tương ứng, tương tự với kỹ thuật momentum. Sự sai lệch xuất hiện giữa xu hướng của các đường MACD và đường giá. Một sự sai lệch âm hay sai lệch thị trường đầu cơ giá xuống xuất hiện khi các đường MACD nằm xa phía trên đường zero (mua quá mức) và bắt đầu yếu đi mặc dù giá vẫn tiếp tục xu hướng tăng cao hơn. Đó thường là một lời cảnh báo của đỉnh thị trường. Khi dùng mắt để nhận định ra đường support và resistance thì người mua bán thường có xu hướng nhận định hai đường này theo ao ước của họ. Vì lẽ đó, người mới tập dượt mua bán dễ nhận định được đường support, resistance nhưng lại khó thành công. Và cũng có những biểu đồ không thể tìm ra đường support và resistance vì cổ phần lên xuống quá thất thường, vì vậy bạn phải sử dụng cách nhận diện xu hướng khác: Đường trung bình: Moving average (MA). 9
  10. Đường MA là đường vẽ theo giá cả mà không có giao động hằng ngày. Lợi ích đầu tiên của nó là giúp bạn nhận định được xu hưóng (trendline) trong quá khứ của biểu đồ. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và phân tích MA rõ ràng thì nó sẽ cho bạn rất nhiều thông tin quý giá, giúp bạn ước đoán được khi nào mua, chờ và bán cổ phiếu. Bạn cần phải nhận biết những phương pháp tính toán MA để sử dụng nó một cách hiệu quả. Đơn giản nhất là cách tính đường trung bình đơn giản (Arithmetic Moving Average hay Simple Moving Average). Cách tính toán kiểu này là lấy tổng số giá cả của cổ phần trong một giai đoạn thời gian rồi chia đều ra từng ngày theo công thức sau : p = price = giá cả, thường là giá cuối ngày ; fixing price, nhưng người ta cũng có thể tính giá cao nhất (+high) , thấp nhất (+low), hay lúc mở màn (open) của một ngày. n= period = một giai đoạn mua bán, thông thường là từng ngày Bảng số dưới đây chỉ cho bạn cách tính toán MA5 (đường trung bình trong 5 ngày). Phiên giao Giá cuối MA 5 MA 10 dịch ngày 1 25 2 28 3 31 4 27 5 22 6 18 26,60 7 19 25,20 8 21 23,40 9 20 21,40 10
  11. 10 22 20,00 Phép tính này rất dễ là lấy tổng số giá 11 23 20,00 23,30 niêm yết cuối ngày (fixing) của 5 ngày 12 25 21,00 23,10 và chia đều cho 5 là ra mức giá trung bình của ngày thứ 6. 13 23 22,20 22,80 (25+28+31+27+22) : 5 = 26,60. 14 21 22,60 22,00 15 20 22,80 21,40 16 18 22,40 21,20 17 17 21,40 21,20 Còn muốn tính đường trung bình của 10 19,80 21,00 ngày (MA10) thì bạn lấy tổng số giá cả của 10 ngày chia cho 10 sẽ ra mức giá trung bình của ngày 11. Nếu bạn muốn tính số trung bình ngày thứ 12 thì bạn loại bỏ giá niêm yết ngày thứ nhất và thêm vào giá niêm yết của ngày thứ 11 rồi chia tiếp cho 10. Vì đường trung bình này thay đổi dữ liệu theo từng phiên giao dịch, bỏ giá ngày đầu tiên, thêm vào ngày cuối cùng nên người ta còn gọi là đường trung bình biến đổi hay là đường trung bình lưu động (Moving Average). Cách sử dụng MA: Công dụng tối ưu của MA là không ghi lại sự giao động răng cưa hằng ngày mà tạo ra một đường gần như là thẳng để bạn nhận định xu hướng đường đi giá cả trong quá khứ ngay khi bạn xem biểu đồ. Nhiều người như tỷ phú Soros-cây đại thụ trong phái đầu cơ bảo rằng: “Giá cả cổ phần không phản ảnh đúng với kinh tế của công ty. Nó luôn giao động ở mức cao hơn hoặc thấp hơn”. Nếu muốn khai thác MA để mua bán chứng khoán thì chúng ta phải chấp nhận giả thuyết không phải lúc nào cũng đúng rằng: MA là mức giá thực của công ty vì nó là đường trung bình của những khoảng cao và thấp. Người ta dùng MA 200 cho công việc mua bán dài hạn, MA 50 để biết xu hướng mua bán ở một thời gian tương đối. Còn MA 5, MA 13 thì ưu tiên cho người nào muốn mua bán trong thời gian rất ngắn, kiểu swing hay day trading. Theo quy luật thông thường, khi mà giá cả cao hơn đường MA thì bạn nên mua vào vì MA cho ta dấu hiệu cổ phiếu đang tăng tưởng hơn trung bình, phe đầu tư tin tưởng vào cổ phần này và nó đang lên. Đường MA có thể xem là đường Support. Bản vẽ trên đây cho bạn thấy 5 trường hợp mà bạn nên mua vào và nếu bạn đã mua rồi thì 11
  12. nên tiếp tục chờ cho cổ phần lên tiếp tục vì cổ phần đã thay đổi xu hướng, có nhiều cơ hội đi lên hơn là đi xuống: 1) Sau khi đường MA (đường chấm đen) đi xuống một thời gian, nó lệch ngang mà đường giá cả (đường đen đậm) xuyên lên đường MA. Cổ phần đã đi ngược xu hướng, lên giá sau một thời gian rớt giá. 2) Đường giá cả xuyên qua đường MA khi cả hai đều có xu hướng đi lên. Cổ phần tăng tốc độ, lên giá nhiều hơn bình thường. 3) Khi đường giá cả rơi xuống, chạm nhưng không xuyên qua đường MA. Cổ phần bị giảm tốc độ, nhưng còn nhẹ, hầu như là không đáng kể. 4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA, nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi lên rõ rệt . Cổ phần giảm tốc độ nhưng nhìn chung, nó vẫn còn xu hướng đi lên. 5) Khi đường giá cả rơi quá xa đường MA. Cổ phần bị bán quá đà, trở nên khan hiếm và ngưòi muốn bán trở thành những người muốn mua, có thể đảo ngược tình thế, leo lên lại đến đường MA. Nhưng trường hợp này khá nguy hiểm vì trong kinh doanh chứng khoán có câu: Không nên chụp một con dao khi nó đang rớt . Dù những người ứng dụng kỹ thuật cuối cùng này có lợi nhuận nhiều hơn những cách khác, nhưng chúng tôi khuyên những ai mới tập sự mua bán chứng khoán đừng dùng kỹ thuật thứ năm này để lao vào một phi vụ. Bạn phải kết hợp nhiều loại phân tích kỹ thuật khác, thông tin và kinh nghiệm bản thân mới có hy vọng nắm nhiều phần thắng. Ngược lại, khi giá cả rớt xuống thấp hơn đường MA thì chúng ta nên bán ra hết, bán một phần hoặc dùng hình thức mua trước bán sau (short). Lúc này đường MA cho ta dấu hiệu rằng cổ phiếu đang xuống, phái đầu tư mất tin tưởng và có nguy cơ còn xuống thêm nữa. Mức giá đang rớt hơn mức trung bình mà không biết nó rớt đến đâu. Đường MA có thể xem như là đường Resistance. Bản đồ dưới đây cho bạn 5 dấu hiệu mà bạn nên bán ra hoặc bán khống vì cổ phần hết còn xu hướng đi lên mà đã bắt đầu rớt giá. 1) Sau một thời gian đi lên, đường MA lệch ngang. Đường giá cả lại xuyên xuống đường MA. Biểu đồ cho ta thấy giá cả đã bị chựng lại và đang rớt xuống. 12
  13. 2) Khi đường MA đi xuống mà đường giá vẫn xuyên qua đường MA. Đây là tình trạng cổ phiếu rớt giá rất lẹ. 3) Khi đường giá cả chạm nhưng không xuyên qua được đường MA., cổ phiếu chạm đường resistance mà không vượt qua được. 4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi xuống. 5) Nếu giá cổ phần lên quá xa đường MA thì người ta khuyên bạn nên bán vì cổ phần có thể tự điều chỉnh làm rớt giá cổ phần, bạn sẽ mất cơ hội bán nó khi nó ở mức cao nhất. Nhưng theo chúng tôi nghĩ, bạn không nên bán mà nên đặt lệnh stop loss gần sát với giá đang niêm yết. Nếu cổ phần tự điều chỉnh thì cổ phần của bạn vẫn được bán đi, bạn có thể mất chút đỉnh lợi nhuận nhưng nếu nó lên tiếp thì nó vẫn còn cơ hội sinh sôi nảy nở cho bạn nhiều tiền hơn. Còn một cách khác nữa là bán một phần cổ phiếu, lấy tiền gốc ra và để số cổ phiếu còn lại làm phần lời. Khuyết điểm của MA. Bạn chỉ khai thác những cách mua bán dựa vào MA khi cổ phiếu có xu hướng tăng hoặc rớt rõ ràng và điều đặn, nếu nó lưng chừng mãi ở một luồng giá cả (channel) thì MA cho bạn những dấu hiệu sai lầm, bắt bạn bán và mua liên liên mà không kiếm được lợi nhuận đáng kể. Bởi vậy người ta khuyên rằng khi giá cả trên hay dưới MA 3% thì bạn mới nên mua hay bán. Khuyết điểm thứ hai là MA chỉ ra dấu hiệu mua bán khi biều đồ đã có xu hướng hẳn hòi. Những ai chỉ sử dụng MA mà không kèm thêm những cách phương pháp dự đoán khác của AT thì người đó sẽ mất đi cơ hội mua khi cổ phiếu ở giá thấp nhất, và bán nó ở mức giá cổ phiếu cao nhất trước, trước khi đi ngược xu hướng. Cách tính toán quá đơn giản như vậy cũng có khuyết điểm cho những người mua bán ngắn hạn, vì giá niêm yết của những ngày gần đây quan trọng hơn hơn những ngày xa xưa. Để bù 13
  14. lấp sự khiếm khuyết này, người ta dùng phép tính khác, đó là Weighted Moving Average- EMA (đường trung bình gia quyền?) Giá niêm Với cách tính trên bản đồ trên đây, với phép tính WMA Weighted Tổng số yết thì ngày thứ nhất chỉ có hiệu lực bằng 1/5 ngày thứ 5. 25 1 25 28 2 56 31 3 93 WMA5 = {(1x25) + (2x28) + (3x31) + 27 4 108 (4x27)+(5x22)} /15 5 110 Tổng số 15 392 392 : 15 = 26,13 Công thức của nó là : Nhưng có người vẫn chưa hài lòng với hai phép tính trên, người ta lại có thêm một phép tính nữa là đường trung bình lũy thừa: Exponential Moving Average (EMA). Chúng ta có thể xem nó như là một WMA đặc biệt. Đặc điểm của EMA là cho chúng ta dấu hiệu mua bán sớm hơn các đường trung bình khác. Bù lại, nó cũng cho ta những tin hiệu sai lầm cho nên người ta vẫn dùng đường MA đơn giản để mua bán dài hạn, chậm trể nhưng chắc chắn. Cross-over Có một cách sử dụng nữa là so sánh hai đường MA, một ngắn hạn và một dài hạn hơn. Khi hai đường MA gặp nhau ở một giao điểm (cross over) thì người ta chia làm hai loại: Golden cross và death cross. 14
  15. Khi bạn tung một quả cầu lên không, quả cầu này chậm dần, đứng yên trên không một tích tắc giây rồi rớt xuống. Đường MA ngắn hạn có thể coi như là quả cầu, khi nó vượt qua đường MA dài hạn hơn thì bạn có thể cho như là cổ phần đang lên. Giao điểm vàng ,golden cross, là khi đường MA ngắn hạn cắt và vượt qua đường MA dài hạn. Lúc đó là lúc bạn nên mua hay tiếp tục giữ cổ phần. Khi đường MA ngắn hạn cắt ngang và rớt xuống dưới đường MA dài hạn thì bạn có thể coi như là cổ phần đang rớt trở thành death cross, giao điểm chết . Bạn nên bán hoặc bán khống. Nhiều người cho rằng dùng cross over thì quá muộn màng, không mua bán được đúng lúc, nên bạn chỉ dùng nó để kiểm chứng đường đi của xu hướng mà thôi. MACD: Moving Average Convergence Divergence MACD là một cách phân tích có khả năng cho bạn biết thời điểm cổ phần có thể đảo ngược xu hướng. Nó cho dấu hiệu để người đầu tư ngắn hạn mua bán thời điểm rất sớm vì thế nó là một cách phân tích không thể bỏ qua được trong phân tích kỹ thuật. Theo biểu đồ đây chia làm hai phần, thứ nhất là đường giá cả theo kiểu bar-chart. Phần dưới là biểu đồ MACD. gồm có đường MACD tính theo sự giao động giữa hai đường EMA (màu xanh) với một đường dấu hiệu ; signal (màu đỏ). Thông thường là EMA 12, EMA 26, và đường signal EMA9. 15
  16. Khi đường MACD (xanh) cao hơn đường signal (đỏ) là lúc nên mua. Cổ phần đang lên. Khi đường MACD rớt thấp hơn đường signal xuống là lúc nên bán. Cổ phần đang xuống. Khi đường MACD và đường signal gần hay giao nhau là khi bạn nên chú ý vì nó báo hiệu rằng có thể thay đổi xu hướng (convergence). Ngược lại khi hai đường này cách rời nhau là lúc nó đang theo xu hướng đã có sẵn, bạn cứ yên tâm chờ hoặc giữ cổ phần đang sở hữu (divergence). Nếu bạn dùng chỉ duy nhất một dạng nhận định của AT như EMA, MACD… thì bạn chỉ khai thác được một khía cạnh của biểu đồ. Người mua bán dựa trên AT chính hiệu phải khai thác nhiều cách nhận định tổng hợp với nhau như: Bollinger band, candelstick, support, resistance… cho họ nhìn biểu đồ với nhiều góc cạnh. Họ giải mã được xu hướng của cổ phần và ước đoán thời điểm (timing) cho phép họ mua bán chính xác hơn. Thắng lợi sẽ thuộc về những ai nhanh nhẹn, nhạy bén, biết phân tích và tổng hợp, vận dụng những yếu tố khách quan có sẳn phục vụ cho mục đích của mình. Dù không phải là hoàn toàn, nhưng MA, WMA và EMA va MACD vẫn là những trụ cột trong những cách dự đoán của phương pháp phân tích kỹ thuật. Nếu bạn sử dụng nó kèm theo vài cách dự đoán AT khác thì bạn có thể tiên đoán và mua bán với tỷ lệ thành công nhiều hơn là mua bán theo trực giác. Đoàn Thanh Tùng 16
  17. Chỉ số RSI và ADX - Phần 1 Điều mà chúng ta quan tâm nhất là quá trình xác định khi nào giá bắt đầu đi theo xu hướng. Và 1 công cụ có thể hỗ trợ việc đó là chỉ số định hướng trung bình ( Average Directional Index ) – ADX Hầu hết người giao dịch đều tập trung vào các chỉ số xung lượng (momentum) phổ biến để tìm kiếm tín hiệu vượt mua / vượt bán ( overbought / oversold ), và các chỉ số giá / xung lượng phân kì ( divergence) xác điểm điểm kết thúc của xu hướng. Chúng ta hãy xem xét chỉ số RSI nhanh xác định tín hiệu vượt mua ./ vượt bán như thế nào trên đồ thị USD/JPY : 17
  18. Thật rõ ràng ! chỉ số xung lượng RSI đã phản ánh chính xác thị trường, và nếu bạn mới bắt đầu về kĩ thuật thì chỉ số trên chắc sẽ gây ấn tượng mạnh với bạn ! Tuy nhiên, tất cả các công cụ kĩ thuật không đơn giản như vậy. chúng ta hãy xem 1 ví dụ khác về sự thay đổi giá : 2 tín hiệu RSI đầu tiên ( vượt bán và vượt mua ) rất chính xác. Tuy nhiên, các tín hiệu sau đó liên tiếp chỉ mức vượt bán nhưng giá vẫn tiếp tục tăng cao. Điều gì đã xảy ra? Đơn giản, chỉ số xung lượng cung cấp tín hiệu vượt mua / vượt bán trong 1 thị trường dao động và chưa chắc chắn. Tuy nhiên, nó sẽ bị mất tác dụng khi thị trường bắt đầu đi theo xu hướng , và đó là những gì diễn ra tại biểu đồ trên. 18
  19. Trong kì xu hướng, các chỉ số xung lượng hầu hết đều nằm ở vị thế vượt mua / vượt bán cao và không phản ánh được chính xác diễn biến thị trường. Tại thời điểm này chúng ta cần bỏ qua tín hiệu xung lượng . Điều mà chúng ta quan tâm nhất là quá trình xác định khi nào giá bắt đầu đi theo xu hướng. Và 1 công cụ có thể hỗ trợ việc đó là chỉ số định hướng trung bình ( Average Directional Index ) – ADX Nhìn vào biểu đồ dưới đây: Trên biểu đồ có sử dụng công cụ chỉ số ADX (xanh lá cây) với +DI (xanh dương) và –DI (đỏ). 2 đường +DI và –DI biểu hiện xung lượng tích cực và tiêu cực của giá. Khi xu hướng rõ ràng đường +DI sẽ vượt từ dưới lên khỏi đường –DI , và ngược lại. ADX là đường chỉ số định hướng trung bình cho cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Có nghĩa là khi giá tăng hay giảm theo 1 chiều rõ ràng ( theo 1 xu hướng – xu hướng tăng hoặc giảm ) , ADX vượt mức 30 cho biết xu hướng đang trong giai đoạn phát triển. Tôi thường dành nhiều chú ý cho đường ADX, và khi nó tăng vượt mức 30, có thể phớt lờ tín hiệu RSI. 19
  20. Tuy nhiên, ADX là 1 chỉ số chậm và nó chỉ đi theo sau 1 khoảng thời gian khi các chỉ số xung lượng đã báo tín hiệu vượt mua / vượt bán. Làm cách nào để hiệu quả? Trước tiên phải xác định nếu chỉ có các đường chỉ số xung lượng vào vùng cảnh báo, điều này chưa đủ để xác định cơ hội giao dịch. Trong ví dụ trên khi đường RSI nhanh tiến tới vùng vượt mua, chúng ta cần đánh giá biến động giá không chỉ trên biểu đồ ngày mà còn trên những khung thời gian ngắn hơn. Trong những tình huống chúng ta sẽ xem xét đến các điểm đỉnh và đáy ( top and bottom) trước khi ADX vượt mức 25-30. Một lý do đáng tin cậy là xu hướng luôn có qui luật – đó là bước sóng. Hình vẽ trên cho thấy trong 1 xu hướng tăng vẫn có các điểm đỉnh và đáy , nhưng trong 1 “khung”, và khi điểm đáy bị phá vỡ, đó là dấu hiệu của 1 sự đảo ngược xu hướng. Để rõ ràng hơn chúng ta có thể vẽ thêm 1 đường kẻ hỗ trợ ( support line) dưới các điểm đáy , và khi nó bị phá vỡ, đó có thể là 1 tín hiệu báo xu hướng đã kết thúc. Một rủi ro nhỏ là giá có thể quay lại để tái lậ lại đường support sau khi đã “xuyên qua” nó, và điều này thỉnh thoảng xảy ra trong xu hướng tăng, do đó chúng ta cần xem xét khi ADX bắt đầu giảm thì xu hướng có thể đã kết thúc, kết hợp với đường RSI nhanh cung cấp tín hiệu vượt mua hoặc vượt bán. Vì vậy khi thêm ADX vào danh mục chỉ số của bạn, bạn có thể đánh giá được xu hướng đang xảy ra hay không. Đây là 1 vũ khí hiệu quả hỗ trợ cho các công cụ của bạn, cung cấp thông tin thay vì làm phức tạp các chỉ số xung lượng khác. Ian Copsey 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1