Thực hành mũi tiêm an toàn của điều dưỡng tại khoa Nội Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022
lượt xem 4
download
Bài viết Thực hành mũi tiêm an toàn của điều dưỡng tại khoa Nội Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022 trình bày việc xác định tỷ lệ điều dưỡng thực hành đúng 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế; Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thực hành tiêm đúng 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực hành mũi tiêm an toàn của điều dưỡng tại khoa Nội Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 THỰC HÀNH MŨI TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN VŨNG TÀU NĂM 2022 ĐDCK1. Nguyễn Thị Hường ĐD Lại Hồng Tươi I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh tại các bệnh viện và đặc biệt là những nơi có người bệnh nặng. Đối với công tác phòng bệnh, tiêm chủng mở rộng đã tác động mạnh và có hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ mắc và tử vong. Đối với 6 bệnh lây nhiễm ở trẻ em có thể phòng bệnh bằng vắc xin. Tiêm an toàn theo WHO là một quy trình tiêm không gây hại cho người nhận mũi tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng. Hay nói cách khác tiêm an toàn nhằm “An toàn cho người bệnh, an toàn cho nhân viên y tế và an toàn cho cộng đồng”. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không an toàn. Đặc biệt tiêm không an toàn là nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh qua đường máu như virus viêm gan B,C và virus HIV làm nguy hại đến cuộc sống và đe dọa tính mạng của con người. Ước tính tình trạng bệnh do tiêm không an toàn gây ra mỗi năm hàng triệu trường hợp viêm gan B, viêm gan C và 260.000 trường hợp nhiễm HIV. Tại Việt Nam, hưởng ứng chính sách Tiêm an toàn Toàn cầu (SIGN) Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam triển khai chương trình “Tiêm an toàn” trên toàn quốc. Chương trình đã xây dựng chiến lược gồm 3 nội dung (1) Thay đổi nhận thức/hành vi của nhân viên y tế và người bệnh; (2) Phương tiện đầy đủ và phù hợp; (3) Quản lý rác thải đúng quy định và an toàn. Từ khi triển khai chương trình tiêm an toàn trên toàn quốc, đã có một số nghiên cứu/khảo sát về tiêm an toàn được tiến hành. Năm 2002 tác giả Phạm Ngọc Tâm 9/2014 và năm 2011 tác giả Đoàn Hoàng Yến và cộng sự đã nghiên cứu và cho thấy 55% nhân viên y tế chưa được cập nhật về tiêm an toàn, chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm như vệ sinh tay, lạm dụng găng tay, dùng tay đậy nắp kim, phân loại và xử lý chất thải chưa hợp lý. Bên cạnh đó năm 2012 tác giả Phan Văn Tường đã nghiên cứu và cho thấy kết quả khả quan hơn, đạt 82,6%. Tại Bệnh viện Vũng Tàu từ trước tới nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề tiêm an toàn trong bệnh viện. Nhằm đưa ra những đề xuất, giải 1 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 pháp với Lãnh đạo bệnh viện để nâng cao chất lượng cũng như kiến thức, thực hành về tiêm an toàn cho điều dưỡng trong bệnh viện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực hành mũi tiêm an toàn của điều dưỡng tại Khoa Nội TH Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022” để đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại Bệnh viện. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát - Xác định tỷ lệ thực hành đúng mũi tiêm an toàn của điều dưỡng tại Khoa Nội Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022. 2. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định tỷ lệ điều dưỡng thực hành đúng 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế. - Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thực hành tiêm đúng 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 2. Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng đang làm việc tại Khoa Nội. 3. Thu thập: Cỡ mẫu 300 4. Thu thập số liệu: - Công cụ thu thập số liệu: Bảng kiểm 17 tiêu chuẩn của mũi tiêm an toàn - Nhập liệu: Epidata 3.1 5. Xử lý số liệu: Stata 12 6. Thời gian: 01/2022 – 09/2022 7. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội Bệnh viện Vũng Tàu IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Tổng số 300 mũi tiêm 1.1. Giới tính - Nữ giới: 100% 1.2. Tuổi: - Tuổi trung bình: 33.05 ± 6.52 2 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 - Tuổi lớn nhất: 49 tuổi - Tuổi nhỏ nhất: 22 tuổi 1.3. Trình độ học vấn Trình độ n Tỉ lệ Cao đẳng 14 70% Đại học 6 30% 1.4. Thời gian công tác Thời gian công tác n Tỷ lệ 10 năm 6 30% 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Đặc điểm của mũi tiêm Đường tiêm n Tỷ lệ Tiêm bắp 104 35% Tiêm mạch 196 65% Nhận xét: Tiêm tĩnh mạch nhiều hơn tiêm bắp, không có mũi tiêm khác. 2.2. Mũi tiêm an toàn 2.2.1. Tỷ lệ mũi tiêm sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn Tiêu chuẩn Quan sát n Tỷ lệ % Có 298 99.33% Bơm tiêm vô khuẩn Không 2 0,67% Có 299 99.67% Kim lấy thuốc vô khuẩn Không 1 0.33% 3 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Nhận xét: Có 03 mũi tiêm không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình sử dụng cho thao tác không an toàn chiếm chiếm 0.5% 2.2.2. Tỷ lệ mũi tiêm được sử dụng phương tiện dụng cụ sạch Tiêu chuẩn Quan sát n Tỷ lệ % Có 300 100% Có hộp đựng sắc nhọn gần nơi tiêm Không 0 Có 290 96.67% Sử dụng xe tiêm Không 10 3.33% Có 299 99.67 Sử dụng khay tiêm Không 1 0.33% Nhận xét: Có 10 mũi tiêm không sử dụng xe tiêm chiếm 3,33% 01 mũi tiêm không sử dụng khay tiêm ciếm 0.33% 2.2.3. Tỳ lệ mũi tiêm có vệ sinh bàn tay và đi găng tay Tiêu chuẩn Quan sát n Tỷ lệ % Đeo găng tay khi tiêm Có 190 97% Không 6 3.% Rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc Có 262 87.33% Không 38 12.67% Rửa tay trước khi đưa kim qua da Có 287 95.67% Không 13 4.33% Nhận xét: Tỷ lệ mũi tiêm không rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc còn cao chiếm 12.67 % Tỷ lệ mũi tiêm không rửa tay trước khi đưa kim qua da chiếm 4.33% 2.2.4. Tỷ lệ mũi tiêm an toàn sau khi tiêm Tiêu chuẩn Quan sát n Tỷ lệ % Có 300 100% Đậy nắp kim bằng 2 tay Không 0 Có 295 98.33% Cô lập bơm kim tiêm trong hộp an toàn Không 5 01.67% 4 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Nhận xét: 05 mũi tiêm sau khi tiêm thuốc xong không cô lập bơm tiêm trong hộp an toà 2.2.5. Tỷ lệ mũi tiêm thực hiện đúng kỹ thuật Tiêu chuẩn Quan sát n Tỷ lệ % Có 300 100% Tiêm đúng chỉ định Không 0 Tiêm đúng thời gian Có 214 71.33 Không 86 28.67 Có 300 100% Tiêm đúng vị trí Không 0 Có 300 100% Tiêm đúng góc kim Không 0 Có 300 100% Tiêm đúng độ sâu Không 0 Có 287 95.67% Rút piton kiểm tra trước khi bơm thuốc Không 13 4.33% Có 298 97.33% Bơm thuốc đúng Không 2 2.67% Nhận xét: Tỷ lệ mũi tiêm không đúng thời gian chỉ định chiếm 28.67% so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Thành là 35,5% do điều dưỡng phải chăm sóc 10-15 bệnh nhân và thực hiện cận lâm sàng theo chỉ định của Bác sĩ trong khi đó BS chỉ định cùng một thời gian thì chỉ có những bệnh nhân đầu tiên mới đúng chỉ định về thời gian thực hiện. 2.2.6. An toàn cho người bệnh Tiêu chuẩn Quan sát n Tỷ lệ % Có 251 83.67% Hỏi tiền sử dị ứng Không 49 16.33 Thực hiện 5 đúng, quy định xác Có 296 98.67% định đúng người bệnh Không 4 1.33% Theo dõi sắc mặt người bệnh khi Có 261 87% tiêm Không 39 13% Luôn mang theo hộp thuốc chống Có 300 100% sốc khi tiêm Không 0 Có 282 94% Dặn dò Không 18 6% 5 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Nhận xét: Tỷ lệ mũi tiêm không hỏi tiền sử dị ứng cao nhất với 49 mũi tiêm chiếm 16.33% Tỷ lệ mũi tiêm không theo dõi sắc mặt người bệnh khi tiêm còn cao với 39 mũi tiêm chiếm 13% Tỷ lệ mũi tiêm không dặn dò người bệnh khi tiêm thuốc xong với 18 mũi tiêm chiếm 6%. 2.3. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thực hành tiêm đúng 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế. Đạt Không đạt Tổng n% n% 180 25 205 Cao đẳng 87.80 12.2 100,0 Trình độ P= 0,736 83 12 95 Đại học 87,36 12,63 100,0 69 15 84 10 năm 87.86 12.14 100,0 Nhận xét: Trình độ cao đẳng và đại học không có sự chênh lệch đáng kể Thời gian công tác 5-10 năm thực hiện mũi tiêm an toàn tốt hơn các đối tượng còn lại V. BÀN LUẬN Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số bàn luận như sau: 1. Đặc điểm của mũi tiêm: - Giới: 100% điều dưỡng của Khoa Nội là Nữ - Tuổi: tuổi trung bình 30-40 tuổi chiếm 60% - Trình độ: -Điều dưỡng trong khoa chủ yếu là cao đẳng chiếm 66%. - Thời gian công tác: Phần lớn điều dưỡng tham gia nghiên cứu có thời gian công tác 5 – 10 năm chiếm 40 %. 6 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 2. Mũi tiêm an toàn - Dựa vào 17 tiêu chuẩn của mũi tiêm an toàn thì các tiêu chuẩn có thực hiện chiếm >95% gồm Thực trạng mũi tiêm sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn: Đa số các mũi tiêm thực hiện đảm bảo vô khuẩn, tuy nhiên vẫn còn 02 mũi tiêm không đảm bảo do ĐD pha thuốc vào chai và để pha thuốc vào chai cho BN khác trên cùng một loại thuốc. Thực trạng mũi tiêm được sử dụng phương tiện dụng cụ sạch. 100 % các mũi tiêm được trang bị hộp sắc nhọn gần nơi tiêm. Tuy nhiên vẫn còn 10 mũi tiêm chiếm 3.33% không sử dụng xe tiêm do điều dưỡng đã chích xong phòng bệnh này rồi. BS cho thêm thuốc, lúc đó xe tiêm đã đưa sang phòng khác. - Theo nghiên cứu của Bệnh viện Quân Y 103 thì tiêu chuẩn sử dụng xe tiêm khi đi tiêm không đạt là 9,12%. Mũi tiêm có vệ sinh bàn tay và đi găng tay Có 6 mũi tiêm chiếm 3% không đeo găng tay do điều dưỡng lý giải trường hợp khó lấy ven, nếu đeo găng cảm giác tay không thật, khó lấy. Tiêu chuẩn rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc không đạt với tỷ lệ cao nhất cao nhất tới 38 mũi chiếm 12.67%. Điều này rất quan trọng vì rửa tay góp phần hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn từ bàn tay qua chỗ tiêm chích. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc và trước khi đâm kim qua da sẽ hạn chế tối thiểu việc lây nhiễm cho người bệnh. Tuy nhiên nó thường bị bỏ qua vì vấn đề ý thức của một vài bộ phận điều dưỡng còn chưa cao. So với nghiên cứu của Tô Thị Minh Châm thì không vệ sinh tay trước khi tiêm 12,5% Mũi tiêm an toàn sau khi tiêm Không còn tình trạng dùng tay đậy nắp kim, xong tiêu chuẩn cô lập bơm tiêm trong hộp an toàn còn 05 mũi tiêm không đạt tiêu chuẩn do xe tiêm đã đẩy sang phòng khác. Mũi tiêm thực hiện đúng kỹ thuật Các tiêu chuẩn về mũi tiêm thực hiện đúng kỹ thuật khá tốt, tuy nhiên vẫn còn tiêu chuẩn rút piton kiểm tra trước khi bơm thuốc không đạt tiêu chuẩn do chủ yếu là các mũi tiêm của các điều dưỡng lâu năm, chủ quan, có cảm giác là kim đã vào đúng vị trí. An toàn cho người bệnh 7 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Các tiêu chuẩn xác dịnh đúng người bệnh và luôn mang theo hộp chống sốc được các điều dưỡng thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên tiêu chuẩn hỏi tiền sử dị ứng không đạt tiêu chuẩn khá cao với 49 mũi tiêm chiếm 16,33%. Do khi BN vào viện BS, ĐD đã khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh và ghi vào hồ sơ bệnh án nên ĐD hay bỏ qua bước này. Tiêu chuẩn theo dõi sắc mặt người bệnh khi tiêm cũng không đạt tiêu chuẩn có tới 39 mũi tiêm không đạt chiếm 13% do ý thức và trách nhiệm của điều dưỡng chưa cao. Chưa lường hết được tai biến có thể xảy ra khi dùng thuốc cho người bệnh. Ngoài ra tiêu chuẩn dặn dò người bệnh sau khi chích thuốc xong cũng còn 18 mũi tiêm không đạt chiếm 6% do kỹ năng của nhân viên y tế còn kém. 3. Mối liên quan giữa trình độ, thời gian công tác để thực hiện mũi tiêm an toàn - Trình độ cao đẳng và đại học không có sự chênh lệch đáng kể - Thời gian công tác 5-10 năm thực hiện mũi tiêm an toàn tốt hơn các đối tượng còn lại. Do có thể đối tượng 10 năm thường hay chủ quan. ( P = 0.736 Không có ý nghĩa thống kê) VI. KẾT LUẬN Từ kết quả của đề tài, chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Mũi tiêm an toàn Các tiêu chuẩn được thực hiện rất tốt bên cạnh đó còn các tiêu chuẩn không đạt như sau: - Tiêm thuốc đúng thời gian 71.33% - Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc 87,3% 2. An toàn người bệnh Các tiêu chuẩn được thực hiện rất tốt bên cạnh đó còn các tiêu chuẩn không đạt như sau: - Hỏi tiền sử dị ứng 83,7% - Theo dõi sắc mặt người bệnh khi tiêm 87% - Dặn dò người bệnh khi tiêm xong. 94% 3. Mối liên quan giữa trình độ, thời gian công tác để thực hiện mũi tiêm an toàn - Trình độ cao đẳng và đại học không có sự chênh lệch đáng kể 8 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 - Thời gian công tác 5-10 năm thực hiện mũi tiêm an toàn tốt hơn các đối tượng còn lại. VII. KIẾN NGHỊ - Tăng cường truyền thông, giáo dục về nguy cơ của mũi tiêm đối với cán bộ y tế và người bệnh nhằm thay đổi hành vi hướng tới tiêm an toàn. - Tổ chức đào tạo liên tục về tiêm an toàn và phương pháp phòng ngừa, xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn cho cán bộ, nhân viên y tế. - Cần có chương trình theo dõi giám sát và đánh giá tiêm an toàn thường xuyên. Các kết quả và thông tin liên quan phải được báo cáo lãnh đạo và phổ biến đến các nhân viên Bệnh viện. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (2012) Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Hội điều dưỡng Việt nam (2010); “Tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn và giải pháp”; Tài liệu tập huấn tiêm an toàn. 3. Phan Văn Tường (2012): “Đánh giá thực hiê ̣n tiêm an toàn ta ̣i Bê ̣nh viê ̣n Đa Khoa Hà Đông, Hà Nô ̣i” 4. Phạm Ngọc Tâm 9/2014), “Đánh giá thực trạng mũi tiêm an toàn tại một số khoa nội Bệnh viện Quân Y 103 năm 2014”. 5. Đoàn Thị Anh Lê, Trần Thị Thuận: “Khảo sát tiêm an toàn tại các cơ sở thực hành bệnh viện của sinh viên điều dưỡng Đại học Y dược TP HCM” 6. Đoàn Hoàng Yến (2011), “Khảo sát thực trạng tiêm an toàn tại Bệnh viện Tim Hà Nội”. 7. Đào Thành (2005), “Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại 8 tỉnh đại diện, năm 2005”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội 8. Bộ Y tế (2018), “Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh” Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018. 9. Tô Thị Minh Châm (2010), Đánh giá thực trạng các mũi tiêm an toàn tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2010, Hà Nội. 10. Phan Thị Thanh Thủy (2010), “Nghiên cứu tình hình tiêm an toàn tại Bệnh viện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010”. 9 Tác giả liên lạc: ĐDCK1 Nguyễn Thị Hường và cộng sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
9 p | 293 | 20
-
Các thông điệp chính về Tiêm chủng mở rộng
5 p | 102 | 12
-
Thực trạng và kiến thức của điều dưỡng viên về tiêm an toàn tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2018
5 p | 91 | 9
-
Thực trạng tiêm an toàn tại Bệnh viện Quân y 7A
6 p | 78 | 7
-
Đánh giá tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 121 năm 2017
5 p | 53 | 4
-
Thực trạng tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2021
8 p | 24 | 4
-
Quản lý tiêm an toàn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và một số yếu tố liên quan
5 p | 9 | 2
-
Thực trạng mũi tiêm an toàn tại Viện lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018
7 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn