intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tập sư phạm nhìn từ góc độ người đi thực tập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tập sư phạm là một hoạt động đặc thù của ngành sư phạm. Nó là hoạt động thực tập nghề đối với sinh viên sư phạm năm thứ 2, 3 hệ Cao Đẳng và năm 3, 4 hệ Đại Học. Các trường sư phạm, khoa sư phạm và các trường phổ thông có sinh viên thực tập rất coi trọng đợt thực tập nghề này, bản thân sinh viên cũng hết sức quan tâm và cố gắng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, thực tập sư phạm lần 1 diễn ra trong 3 tuần (hệ Cao Đẳng) và 4 tuần (hệ Đại Học), thực tập sư phạm lần 2 tiến hành trong 6 tuần (hệ Cao Đẳng) và 8 tuần (hệ Đại Học).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tập sư phạm nhìn từ góc độ người đi thực tập

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm THỰC TẬP SƯ PHẠM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI ĐI THỰC TẬP Nguyễn Phước Tài SV Khoa Sinh học- Trường ĐHSP Đồng Tháp I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Thực tập sư phạm là một hoạt động đặc thù của ngành sư phạm. Nó là hoạt động thực tập nghề đối với sinh viên sư phạm năm thứ 2, 3 hệ Cao Đẳng và năm 3, 4 hệ Đại Học. Các trường sư phạm, khoa sư phạm và các trường phổ thông có sinh viên thực tập rất coi trọng đợt thực tập nghề này, bản thân sinh viên cũng hết sức quan tâm và cố gắng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, thực tập sư phạm lần 1 diễn ra trong 3 tuần ( hệ Cao Đẳng) và 4 tuần ( hệ Đại Học), thực tập sư phạm lần 2 tiến hành trong 6 tuần ( hệ Cao Đẳng) và 8 tuần ( hệ Đại Học). Đây là giai đoạn quan trọng, được xem là mốc để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của giáo sinh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Thực tập sư phạm lần 1, giáo sinh chủ yếu dự giờ của giáo viên phổ thông phụ trách hướng dẫn bộ môn để học tập phương pháp giảng dạy. Trước đây, khi còn là học sinh phổ thông, giáo sinh cũng ngồi ở bàn học sinh, nghe giáo viên dạy kiến thức môn học, nhưng hiện tại giáo sinh đã tích luỹ được một lượng kiến thức chuyên ngành cơ bản và đã trải qua quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đã học tập phương pháp giảng dạy nên thực tập sư phạm là dịp giáo sinh áp dụng những gì học được và thực tế giảng dạy ở trường phổ thông. Thông qua sự nhận xét, góp ý của giáo viên hướng dẫn kết hợp với khả năng của giáo sinh sẽ làm cho thực tập sư phạm có ý nghĩa hơn, xác thực hơn. Đôi khi cuối đợt thực tập sư phạm này, giáo sinh được giáo viên hướng dẫn phân công đứng lớp dạy từ 1- 3 tiết dưới sự đánh giá, dự giờ của giáo viên hướng dẫn không chấm điểm. Mặc dù với tư cách là dự giờ rút kinh nghiệm cho bản thân, giáo sinh phải soạn giáo án cho những tiết dự giờ, nộp cho giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa. Tuy nhiên, ở một số trường phổ thông không quy định bắt buộc sinh viên đứng lớp dạy trong đợt thực tập sư phạm này mà chỉ dự giờ giáo viên hướng dẫn về phương pháp giảng dạy ở phổ thông. Thực tập sư phạm lần 2 là khoảng thời gian giáo sinh được đứng lớp với tư cách là một giáo viên thực sự, được trải nghiệm thực tế. Ngoài vai trò của một giáo viên đứng lớp dạy chuyên ngành, giáo sinh được phân công chủ nhiệm lớp, tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Trong đợt thực tập sư phạm lần 2 này, giáo sinh được giáo viên hướng dẫn xem xét, điều chỉnh giáo án cho phù hợp với 147
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm lớp, giáo sinh được giáo viên hướng dẫn truyền đạt những kinh nghiệm giảng dạy, chủ nhiệm. Bởi vì, lúc này giáo sinh mới làm quen với lớp, họ chưa nắm được tình hình của lớp, cần được sự giúp đỡ mà người trực tiếp thực hiện là giáo viên hướng dẫn. Bản thân tôi đang là sinh viên năm cuối, đã trãi qua 2 đợt thực tập sư phạm, được quan sát, nghe thấy những vấn đề xoay quanh các đợt thực tập sư phạm: - Đầu tiên, phải khẳng định sự cố gắng thể hiện trong từng tiết dạy của giáo sinh. - Tiếp đến là sự quan tâm, dẫn dắt nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn. - Cuối cùng là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía trường sư phạm và trường phổ thông có giáo sinh thực tập. Tất cả các mối quan tâm, nổ lực rất đáng trân trọng và cần phát huy. Tuy nhiên, giáo sinh vẫn còn gặp một số khó khăn: - Trước hết là khó khăn từ phía giáo sinh: Các bạn chưa đủ tự tin, còn e dè trong đợt thực tập, chưa hoá thân hoàn toàn thành một giáo viên. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong suốt quá trình học tập, học nghề ở trường sư phạm các bạn chỉ được hai lần trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở trường phổ thông và phải đối mặt với các tình huống sư phạm mà trong các tiết học tâm lý, rèn luyện nghiệp vụ chưa gặp. Tại trường ĐHSP Đồng Tháp đã có những hoạt động nhằm khắc phục khó khăn này là chủ trương đưa sinh viên sư phạm xuống trường phổ thông dự giờ ngay từ học kỳ II năm I thông qua các học phần tâm lý học, giáo dục học. - Ngoài ra sư thiếu tự tin, giáo sinh còn thiếu kiến thức hiện đại về môn học mà mình phụ trách. Những kiến thức được trang bị ở trường sư phạm không đủ để giải đáp những thắc mắc của học sinh thời đại thông tin, đặc biệt là đối với những học sinh lớp chuyên, lớp chọn. Những kiến thức mà giáo sinh hiện có là từ giáo trình, từ sự giảng dạy của giảng viên, còn kiến thức thì cần phải luôn luôn mở rộng, nâng cao và cập nhật mới. Tôi và các bạn của mình từng gặp những tình huống dở khóc dở cười bởi kiến thức hiện tại của mình không đủ để giải đáp câu hỏi của học sinh, vậy là phải can đảm nói rằng: “ tiết sau thầy sẽ giải đáp câu hỏi này!”, ngay sau đó, tôi và các bạn lao ngay vào mạng Internet để tìm kiếm tài liệu, thông tin để trả lời, thậm chí có những khi trở về trường sư phạm hỏi lại “ sư phụ” của mình. - Bên cạnh những khó khăn trên, giáo sinh cũng lúng túng trong phương pháp giảng dạy. Trong các tiết rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và học phần phương pháp giảng dạy, giáo sinh chỉ giảng dạy và xử lý các tình huống với học sinh giả định, “ học sinh” là các bạn của mình và thông thường không có những tình huống sư phạm nào diễn ra, các câu hỏi của “học sinh” khi này ít được đặt ra; hầu hết các câu hỏi của “ giáo viên” đều được “học sinh” trả lời và đúng. Còn thực tế thì lại khác, giáo sinh phải gợi ý cho học sinh trả lời, phải chia nhỏ câu hỏi để giải quyết những vấn đề được đặt ra , vì thế những tiết dạy đầu tiên thường bị “ cháy giáo án” 148
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm ( quá giờ quy định mà chưa hết bài dạy), để “khắc phục” giáo sinh rút ngắn bài giảng, ít đặt câu hỏi khó, đôi khi lại bị “ướt giáo án” ( vẫn còn thời gian nhưng đã hết bài). Sau khi được giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉ dẫn, giáo sinh dần dần điều chỉnh giáo án hợp lý hơn. - Khó khăn thứ hai là do thiếu thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại ở trường phổ thông, chỉ có những điểm trường chuẩn, trường lớn ở trung tâm thị xã, thị trấn mới đảm bảo được các phương tiện dạy học hiện đại: phòng thí nghiệm, phòng thực hành, máy chiếu,…nhưng lượng giáo sinh thực tập về những điểm trường này cũng có giới hạn, người giáo sinh đến thực tập tại các trường khác không được vận dụng hết kiến thức chuyên ngành thông qua những phương tiện trên, giáo sinh muốn dạy bằng giáo án điện tử cũng khó thực hiện được, muốn hướng dẫn học sinh truy cập Internet để khai thác thông tin, tài liệu liên quan đến môn học khó mà thực hiện được. - Khó khăn tiếp theo đó là thời gian thực tập quá ngắn, giáo sinh vừa làm quen được với vai trò người thầy giáo thì đã gần hết đợt thực tập nên kinh nghiệm giảng dạy của giáo sinh ít. Đồng thời trong đợt thực tập sư phạm lần 1, giáo sinh không được hoặc ít được đứng lớp dạy nên thường bở ngỡ trong đợt thực tập lần 2. Xuất phát từ thực tế trên, tôi xin được đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục những khó khăn, từ đó chất lượng thực tập sư phạm được nâng lên: - Đối với trường sư phạm: + Tăng số tiết rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm giúp cho sinh viên có đủ điều kiện rèn luyện kỹ năng viết bảng, luyện tập giọng nói, xử lý các tình huống sư phạm,… + Phân công những giảng viên có kinh nghiệm, giỏi về phương pháp để phụ trách rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và các học phần phương pháp dạy học. + Thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn- Hội- Đội để giúp cho sinh viên tự tin và mạnh dạng hơn trước tập thể đám đông. Đồng thời giúp sinh viên hình thành, củng cố các kỹ năng hoạt động. + Tăng thời gian đi thực tập hơn để sinh viên có nhiều thời gian cọ xác với thực tế hơn. Từ đó sẽ giúp cho sinh viên thực tập có kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn sau khi ra trường. + Tăng kinh phí đi thực tập giúp cho sinh viên đi lại dễ dàng, có điều kiện làm đồ dùng dạy học tốt. - Đối với trường phổ thông: + Tăng số tiết cho đứng lớp giảng dạy cho giáo sinh, giúp giáo sinh có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. + Tạo điều kiện cho giáo sinh được dạy trên máy vi tính ( giáo án điện tử), giúp cho giáo sinh làm quen dần với những mẫu bài giảng điện tử. - Đối với người đi thực tập: 149
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm + Phải có kiến thức chuyên môn vững chắc như vậy sẽ giúp cho chúng ta tự tin về kiến thức của mình, tự tin trong bài giảng khi lên lớp dạy. + Phải có phương pháp giảng dạy thích hợp đối với từng đối tượng học sinh. Vận dụng hết các phương pháp đã học được một cách hợp lý, năng động, sáng tạo trong từng tiết dạy. + Ngoài ra, điều quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi sinh viên thực tập phải có kế hoạch thực tập và giảng dạy cụ thể. + Phải tìm đọc những tài liệu có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp và lập ra kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp rõ ràng, cần phài dự đoán một số tình huống sư phạm có thể xãy ra. Đồng thời phải có sổ nhật ký sư phạm và sổ công tác chủ nhiệm để ghi chép lại hoạt động thực tập và chủ nhiệm của mình. + Chuẩn bị một số bài hát, trò chơi, đồ dùng trong từng tiết dạy,…phải chuẩn bị cho mình một quyển sổ kĩ năng về công tác Đoàn- Hội- Đội ở trường phổ thông. + Đặc biệt giáo sinh phải có thái độ khiêm tốn và cầu tiến trong khi đi thực tập nghề, luôn học hỏi, lắng nghe những góp ý chân tình, tích cực của giáo viên hướng dẫn để ngày càng tiến bộ. III. KẾT LUẬN: Ở trên là một vài ý kiến cá nhân của tôi về vấn đề đi thực tập mà tôi đã nhận thấy từ chuyến đi thực tập của chính bản thân của tôi. Hy vọng rằng những ý kiến này sẽ giúp các bạn sinh viên nhất là sinh viên năm cuối sẽ rút kết cho bản thân những kinh nghiệm cần thiết để làm hành trang cho chuyến đi thực tập nghề của mình. Cuối cùng, các bạn sinh viên đi thực tập không nên xem thường chuyến đi “ học nghề” của mình. Vì chính chuyến đi thực tế này sẽ giúp cho các bạn trưởng thành hơn rất nhiều và đó cũng chính là kinh nghiệm giúp cho các bạn tự tin hơn sau khi tốt nghiệp và trở thành giáo viên thực thụ. 150
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1