Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự
lượt xem 2
download
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích: Những nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS); Những hạn chế của việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong TTDS và kiến nghị hoàn thiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự
- THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Lê Thị Minh Mẫn, Nguyễn Thị Phương Thu, Bùi Võ Thảo Vy, Nguyễn Phạm Trường Vinh* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam quy định rằng, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ; công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,... Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện nguyên tắc này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với các chủ thể tại Tòa án. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích: những nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS); những hạn chế của việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong TTDS và kiến nghị hoàn thiện. Từ khóa: bình đẳng, đương sự, lợi ích hợp pháp, quyền, tố tụng dân sự, thực trạng. 1 KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Có rất nhiều định nghĩa về đương sự trong tố tụng như: trong cuốn Từ điển Luật học được xuất bản năm 1999 thì:“Đương sự là người có quyền, nghĩa vụ được giải quyết trong một khiếu nại hoặc một vụ án”; theo Từ điển Luật học năm 2006 thì đương sự được hiểu là “Cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự là một trong các nhóm người tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án Nhân dân trong các vụ kiện về dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình và lao động. Những người tham gia tố tụng dân sự đó bao gồm đương sự, người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, Viện Kiểm sát, người làm chứng, người phiên dịch”. Theo thực tiễn tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 của nước ta thì Tố tụng Dân sự là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án dân sự; việc dân sự và vụ việc dân sự. Từ sự phân tích trên có thể hiểu: nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý bắt buộc chung, được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, trong đó trước Toà án mọi công dân, cơ quan, tổ chức đều có địa vị pháp lý ngang nhau, không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu 1847
- trách nhiệm pháp lý, các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Toà án giải quyết vụ việc dân sự độc lập, khách quan, đúng pháp luật và có trách nhiệm tạo điều kiện để đương sự được bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự [11]. 2 NỘI DUNG CƠ BẢN 2.1 Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ chung của đương sự Bình đẳng về quyền tố tụng dân sự. Các chủ thể tham gia tố tụng dân sự được bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm: quyền yêu cầu áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong nhiều vụ án dân sự là cần thiết. Tất cả các đương sự đều có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các giai đoạn của quá trình tố tụng nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của mình, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành. Đây cũng là một biểu hiện quyền bình đẳng của các chủ thể trong quá trình tham gia giải quyết vụ án dân sự. Nhờ điều này, hiệu quả của hoạt động tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự được bảo đảm. Ngoài ra, đương sự cũng bình đẳng trong việc thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án đã quyết định nếu thấy cần thiết và chịu trách nhiệm về những yêu cầu đó. Bình đẳng về nghĩa vụ tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, quyền của đương sự luôn gắn liền với nghĩa vụ. Vì vậy, đương sự ngoài việc hưởng quyền thì còn gánh vác nghĩa vụ và phải thực hiện những nghĩa vụ đó một cách thiện chí, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh và hiệu quả nhất. Trong việc thực hiện các nghĩa vụ tố tụng dân sự, sự bình đẳng của các đương sự được thể hiện: Về nghĩa vụ chứng minh, trước hết, có thể thấy việc chứng minh là hoạt động không thể thiếu được của tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng. Hoạt động này diễn ra khi đương sự đưa ra một yêu cầu đối với Tòa án. Bên cạnh quyền yêu cầu của đương sự là nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó trước Tòa án (Điều 91 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự được đưa ra đối với tất cả các bên đương sự, không phân biệt tư cách tham gia tố tụng của người đó. Điều này cho thấy, sự bình đẳng trong pháp luật không chỉ dừng lại ở việc hưởng thụ quyền mà còn bình đẳng trong trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ tham gia phiên toà, phiên họp. Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ phải có mặt để tham dự trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Sự có mặt của họ cũng chính là một bảo đảm để thực hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Bởi việc tham gia phiên tòa giúp họ nắm bắt được cụ thể các nội dung liên quan tới mình và có những phản hồi xác đáng. Sự có mặt của đương sự được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận như là một nghĩa vụ - “phải có mặt tại phiên tòa” Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). 2.2 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa đương sự ở các địa vị tố tụng khác khau Một là, đối với nguyên đơn. Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về quyền khởi kiện vụ án dân sự thì “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại 1848
- Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Đồng thời, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thì cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ; Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở; cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể không có điều kiện khởi kiện hoặc lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Những quy định này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân khi họ không có điều kiện tự bảo vệ mình, đồng thời thể hiện sự bình đẳng không chỉ trong các cá nhân mà còn giữa các cơ quan, tổ chức khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của thành viên trong tổ chức đó hoặc để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của chính tổ chức đó. Hai là, đối với bị đơn. Bị đơn trong tố tụng dân sự có quyền được Toà án thông báo về việc bị khởi kiện của nguyên đơn (Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Quy định này cho phép người bị kiện được đưa ra yêu cầu của mình. Việc quy định bị đơn có quyền phản đối yêu cầu của nguyên đơn, đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn giúp cho bị đơn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và được thuận lợi hơn trong việc tham gia tố tụng, đồng thời thể hiện sự bình đẳng giữa các đương sự trong quá trình tham gia vụ án. Ba là, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong quan hệ tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của Toà án. Ngoài ra, pháp luật còn quy định cho phép người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập thì họ được quyền và gánh vác nghĩa vụ như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Do yêu cầu của họ là độc lập nên yêu cầu đó có thể đối kháng cả nguyên đơn, bị đơn. 3 NHỮNG HẠN CHẾ 3.1 Những hạn chế Thứ nhất, không đưa đầy đủ đương sự tham gia tố tụng, không tống đạt các thủ tục tố tụng, công khai chứng cứ cho đương sự. Vụ án "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp", nguyên đơn Công ty TNHH MTV (aa), bị đơn ông (B), bà (C) và bà (D). Nội dung vụ án: ngày 28/09/2016, Công ty TNHH MTV (aa) và các thành viên Công ty TNHH (AA) gồm: ông (B), bà (C), bà (D) có ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp. Theo nội dung của hợp đồng thì các thành viên của Công ty (AA) chuyển nhượng toàn bộ 100% phần vốn góp của mình tại Công ty (AA) cho Công ty (aa) với tổng sổ tiền là 13 tỷ đồng và các bên thoả thuận một số điều khoản quan trọng của hợp đồng. Công ty (aa) đã đặt cọc số tiền 1,5 tỷ đồng vào ngày 29/09/2016 để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã cam kết. Tương ứng với nghĩa vụ của Công ty (aa) thì Công ty (AA) phải có trách nhiệm thực hiện trả các khoản vay nợ theo khế ước tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn, tổng cộng 3.145.000.000 đồng và cung cấp toàn bộ chứng từ kế toán, hồ sơ pháp lý của Công ty (AA). Đồng thời sau khi có kết quả kiểm toán, Công ty (AA) phải cho Công ty (aa) được toàn quyền kiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán, hồ sơ pháp lý và nhận toàn bộ tài sản của Công ty (AA). 1849
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng Công ty (aa) thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết. Tuy nhiên, Công ty (AA) và các thành viên góp vốn không thực hiện đúng hợp đồng, không chuyển giao các chứng từ kế toán, hồ sơ pháp lý cũng như tài sản. Do đó, Công ty (aa) khởi kiện yêu cầu chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, buộc Công ty (AA) và các thành viên có nghĩa vụ liên đới hoàn trả và bồi thường cho Công ty (aa). Bản án sơ thẩm tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp ngày 28/09/2016. Buộc ông (B), bà (C), bà (D) phải có nghĩa vụ liên đới hoàn trả và bồi thường cho Công ty (aa) số tiền là 03 tỷ đồng, trong đó hoàn trả tiền đặt cọc là 1,5 tỷ đồng, phạt cọc là 1,5 tỷ đồng. Buộc công ty (AA) do ông (B) là đại diện theo pháp luật phải có nghĩa vụ trả cho Công ty (aa) số tiền điện 6.984.300 đồng mà Công ty (aa) đã trả thay Công ty (AA) và số tiền 50.000.000 đồng tạm ứng trước cho ông (B) để làm thủ tục chuyển nhượng vốn góp. Nguyên đơn kháng cáo yêu cầu buộc bị đơn phải chịu tiền phạt do vi phạm hợp đồng số tiền 1.040.000.000 đồng. Ông (B) và Công ty (AA) kháng cáo bác yêu cầu của nguyên đơn. Bà (D) kháng cáo yêu cầu hủy bản án do vi phạm thủ tục tố tụng. Bản án phúc thẩm của Tòa án cấp cao chấp nhận một phần kháng cáo của các đương sự tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm chưa tống đạt hợp lệ các thông báo thụ lý vụ án, giao nộp chứng cứ, hòa giải, triệu tập đương sự, quyết định đưa vụ án ra xét xử và không công khai chứng cứ đối với bà (C) và bà (D) là không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của 02 đương sự này. Mặt khác, Tài sản Công ty (AA) liên quan đến việc chuyển nhượng vốn đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Sài Gòn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không đưa Ngân hàng TMCP Việt Á vào tham gia tố tụng là thiếu sót. Việc này dẫn đến không thể xác định khoản nợ nêu trên như thế nào và từ khoản nợ này thì các thành viên của Công ty (AA) có bị hạn chế quyền chuyền nhượng vốn góp hay không. Thứ hai, đánh giá chứng cứ không khách quan gây thiệt hại cho đương sự. Vụ thứ nhất: vụ án “Tranh chấp hợp đồng tư vấn xây dựng”, nguyên đơn Công ty Cổ phần D, bị đơn Công ty TNHH A. Nội dung: để thực hiện dự án công trình nhà ở TDC Plaza tọa lạc tại tỉnh Bình Dương, chủ đầu tư là Công ty D đã tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị: Hợp đồng thiết kế xây dựng công trình số 01/2009/HĐKT ngày 14/04/2009 với Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và tư vấn C.Q.C; Hợp đồng xây dựng số 60/HĐKT/ TTĐ ngày 21/05/2009 với Công ty cổ phần bê tông Ly Tâm Thủ Đức; Hợp đồng Tư vấn xây dựng số SC-09-020 ngày 26/06/2009 với Công ty TNHH A; Hợp đồng Thi công xây dựng số 321HĐXD/2009 ngày 25/09/2009 với Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Phúc Cường; Hợp đồng Thiết kế xây dựng công trình số 02/2009/HĐKT ngày 29/10/2009 với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Việt; Hợp đồng Thi công xây dựng số 04/HĐXD/2011 ngày 27/04/2011 với Công ty TNHH Xây dựng Dịch vụ Thương mại Trần Long. Trong quá trình thi công đã xuất hiện hiện tượng đẩy nổi tại tầng hầm 2 của công trình. Chủ đầu tư cùng các đơn vị có liên quan nhiều lần họp bàn phương án giải quyết cũng như chi phí khắc phục sự cố nhưng không thống nhất phương án bồi thường. Do đó, Chủ Đầu tư khởi kiện yêu cầu Công ty A phải bồi thường toàn bộ chi phí khắc phục sự cố. Tòa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc bị 1850
- đơn bồi thường với số tiền 9.088.041.500 đồng, chi phí giám định 334.375.000 đồng. Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty TNHH A và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương đề nghị xem xét bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm. Quyết định kháng nghị số 119/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 20/05/2020 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh được Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị tuyên hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm. Căn cứ kết quả kiểm định thì nguyên nhân sự cố là lỗi hỗn hợp của tất cả các bên tham gia thực hiện dự án, từ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công đến đơn vị giám sát. Tại biên bản làm việc ngày 06/09/2017 thể hiện chi phí khắc phục sự cố là 18 tỷ đồng. Công ty TDC sẽ chịu 50%, còn lại 50% các bên chia sẻ. Tuy nhiên, Công ty Apave xin chịu trách nhiệm sự cố với số tiền 4 tỷ đồng. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều viện dẫn kết luận kiểm định nguyên nhân xảy ra sự cố đẩy nổi tầng hầm 2 là thiếu sót của các bên. Lẽ ra, Tòa án hai cấp phải căn cứ vào các tài liệu khách quan của vụ án, xác định mức độ lỗi để tuyên buộc các bên phải chịu trách nhiệm chung, cụ thể trong tổng số 50% giá trị thiệt hại mới đúng nhưng Tòa án hai cấp chỉ buộc Công ty Apave chịu toàn bộ 50% thiệt hại là không phù hợp tình tiết khách quan vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Apave. 3.2 Nguyên nhân của một số hạn chế Thứ nhất là, sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật chưa cao, đặc biệt là về pháp luật tố tụng dân sự càng rất hạn chế. Việc đương sự thiếu hiểu biết về pháp luật tố tụng dân sự sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác xét xử cũng như đương sự khó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình đến mức tối đa. Mặt khác, Bộ luật Tố tụng Dân sự có quy định rất nhiều nội dung liên quan đến sự bình đẳng nên việc để biết và đảm bảo thực hiện được hết những nội dung đó là cả một quá trình dài. Bên cạnh đó, cũng có một số thành phần, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đương sự trong tố tụng dân sự để lấy làm lợi ích cho chính mình. Hai là, việc Tòa án cấp Sơ thẩm trong quá trình xét xử vụ án dân sự đã có những sai sót cơ bản như về thủ tục tố tụng, về việc áp dụng pháp luật... dẫn đến việc khi đương sự có đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm sẽ có những trường hợp bị hủy án hoặc có kháng nghị từ phía Viện Kiểm sát. Như vậy, đây là minh chứng rõ nét về về năng lực, trình độ của Tòa án cấp sơ thẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu được đưa ra. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, làm việc một cách chủ quan, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều,... Chính những điều này đã phần nào làm cho nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự chưa được đảm bảo thực hiện trên thực tế. 4 KIẾN NGHỊ Một là, giải quyết xung đột trong quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cần quy định rõ những lý do nào được xem là lý do chính đáng hoặc đưa ra những tiêu chí cụ thể, rõ ràng để một lý do được xem là lý do chính đáng trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp tài liệu, chứng cứ. Đồng thời, Tòa án, Viện Kiểm sát, các đương sự có nghĩa vụ không được tiết lộ những thông tin về chứng cứ đó ra bên ngoài nếu điều đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. 1851
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TIỀN LỆ PHÁP – HÌNH THỨC PHÁP LUẬT ĐẶC THÙ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH - MỸ
10 p | 278 | 76
-
Về loại tội phạm có hai hình thức lỗi (hỗn hợp lỗi)
10 p | 186 | 64
-
Tìm hiểu về Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng: Phần 1
192 p | 199 | 41
-
Nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong tố tụng hình sự - một số vấn đề đặt ra
8 p | 109 | 16
-
Án lệ và vai trò của án lệ, một số kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay
5 p | 137 | 14
-
8 nguyên tắc của cố Thủ tướng Anh Churchill
3 p | 109 | 12
-
Bảo đảm quyền con người trong một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
16 p | 41 | 12
-
Vai trò bảo vệ quyền con người và nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý: Phần 1
222 p | 21 | 12
-
Các điều khoản linh hoạt của Hiệp định TRIPS với việc tiếp cận dược phẩm vì sức khỏe cộng - khuyến nghị cách thức áp dụng đối với Việt Nam
10 p | 66 | 6
-
Các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
10 p | 44 | 5
-
Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của nước ngoài
5 p | 60 | 4
-
Pháp luật Liên minh Châu Âu về xác định luật áp dụng dựa trên nguyên tắc “mối liên hệ gắn bó nhất” và gợi mở cho Việt Nam
8 p | 13 | 4
-
Quyền được thông tin của nhà đầu tư và trách nhiệm đảm bảo nhân quyền của doanh nghiệp - Bộ nguyên tắc chủ đạo của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và nhân quyền và kinh nghiệm cho Việt Nam
10 p | 42 | 3
-
Một số quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm điều kiện kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật đối với hoạt động đầu tư
8 p | 54 | 3
-
Áp dụng và diễn giải nguyên tắc thiện chí (Goodfaith) theo Công ước Vienna 1980 và một số lưu ý đối với Việt Nam
5 p | 62 | 3
-
Thứ tự ưu tiên áp dụng giữa tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
6 p | 50 | 3
-
Bàn về chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
4 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn