intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phân tích các quy định hiện hành để doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qua đó chỉ ra một số bất cập và đề xuất đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Lê Thanh Long* Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhựt TÓM TẮT Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới trong những năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh cũng không ngừng được cải thiện. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam có được sự phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp giải thể với nhiều lý do khác nhau. Đối với trường hợp doanh nghiệp vi phạm luật định nghiêm trọng sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và buộc tiến hành thủ tục giải thể. Bài viết phân tích các quy định hiện hành để doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qua đó chỉ ra một số bất cập và đề xuất đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp. Từ khóa: đăng ký doanh nghiệp, giải thể, giải thể doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cho đến gian đoạn cuối cùng là giai đoạn chấm dứt hoạt động. Trong đó, chấm dứt hoạt động là giai đoạn mà doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động và biến mất khỏi thị trường kinh doanh. Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa đưa ra khái niệm cụ thể về giải thể doanh nghiệp mà chỉ đưa ra các dấu hiệu pháp lý để xác định giải thể doanh nghiệp. Theo quyển sách “Giải thể và phá sản doanh nghiệp những vấn đề cần lưu ý” ghi nhận: “Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền”[1]. Hiểu theo cách đơn giản thì giải thể doanh nghiệp là một cách “khai tử” doanh nghiệp. Đây là một thủ tục hành chính để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành giải thể, xét về mặt thủ tục nói chung pháp luật hiện hành quy định rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi tiến hành giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn một số vướng mắc nhất định, bởi lẽ đây được hiểu là giải thể doanh nghiệp trong điều kiện bắt buộc, ngoài sự mong muốn của doanh nghiệp. 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2414
  2. Nếu việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu được coi là “khai sinh” doanh nghiệp thì ra quyết định giải thể doanh nghiệp có thể được xem như là “khai tử” doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ bị Cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây: Thứ nhất, nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; Thứ hai, doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thành lập; Thứ ba, doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; Thứ tư, doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; Thứ năm, trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật. Ngoài ra, còn một trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại tại Luật quản lý thuế năm 2019. Đó là trường hợp cơ quan quản lý về thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế do không nộp hoặc không nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là các hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Do đó, cần phải chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp để tránh những hậu quả nghiêm trọng cũng như đưa ra một biện pháp trừng phạt, răn đe nghiêm khắc nhằm tạo nên một thị trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo tuân thủ pháp luật. Hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp này là Cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây là cơ sở bắt buộc doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể. Vì vậy, sau khi có quyết định thu hồi giấy chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi kinh doanh sau khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều là vi phạm pháp luật. Trình tự, thủ tục của việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 209 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 71 Nghị định số 01/2021/NĐ- CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có thể tóm tắt quy trình như sau: Bước 1: Thông báo. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bước 2: Doanh nghiệp quyết định giải thể. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, 2415
  3. bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Nợ thuế; Các khoản nợ khác. Bước 4. Nộp hồ sơ yêu cầu giải thể doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Việc tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì việc giải thể được thực theo hai trường hợp sau: - Giải thể chủ động: Sau khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện và tiến hành các bước theo luật định để giải thể, rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Giải thể tự động: Sau khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể tiến hành giải thể vì không đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng đang làm thủ tục giải thể doanh nghiệp mà không nhận được phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG Theo số liệu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì ngoài nguyên nhân làm ăn không hiệu quả, việc doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dẫn đến giải thể cũng khá phổ biến. Đặc biệt là từ Luật doanh nghiệp năm 2014 đã bắt đầu chuyển sang cơ chế hậu kiểm, nghĩa là doanh nghiệp thành lập trước, sau đó cơ quan nhà nước mới tiến hành kiểm tra điều kiện cần thiết. Do vậy, số doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận cũng trở nên nhiều hơn trước. Điển hình là các vụ sau: - Vụ thứ nhất: Ngày 17/05/2021, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định số QĐTH/10085413 về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dưng Thương mại Hưng Phúc An do có người đại diện pháp luật là ông Trịnh Anh Tuấn, là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nay là Công ty Cổ phần Xây dưng Thương mại Hưng Phúc An, do ông Lê Thành Tâm đứng làm Tổng Giám đốc. Nội dung vụ việc: Vào năm 2012, đối tượng Trịnh Anh Tuấn (là cán bộ Ban Quản lý dự án Giao thông 2, Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa) đã bị tòa tuyên án 05 năm tù về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Bản án có hiệu lực ngay sau khi tòa tuyên án, nhưng chẳng hiểu vì lý do gì Trịnh Anh Tuấn vẫn được toại ngoại ngoài xã hội và trở thành người đại diện pháp luật, Giám đốc Công ty Hưng Phúc An và tham gia đấu thầu khắp nơi trên cả nước. Sau khi mọi chuyện bại lộ, vào ngày 28/01/2021 Trịnh Anh Tuấn bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án 05 năm tù. Điều 2416
  4. đáng nói là Trịnh Anh Tuấn bị khởi tố từ tháng 11/2012, nhưng mãi đến ngày 20/08/2020, Tòa án mới xét xử sơ thẩm, ngày 28/01/2021 xét xử phúc thẩm. Từ vi phạm nghiêm trọng trên, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Hưng Phúc An. Đề nghị công ty có trách nhiệm thực hiện thủ tục giải thể theo quy định[2]. - Vụ thứ hai: Ngày 17/01/2020, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) đăng ký thành lập với số vốn 144.000 tỉ đồng đã gây xôn xao dư luận. Tổng cục Thống kê đã nhận thấy dấu hiệu bất thường vì 144.000 tỉ đồng là số vốn quá lớn, bằng tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng lớn tại Việt Nam cộng lại. Khi số liệu hồ sơ được cập nhật vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ đạo Cơ quan đăng ký kinh doanh của Thành phố Hà Nội kiểm tra thông tin về doanh nghiệp này. Sau đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đã vào cuộc xác minh, phát hiện chủ doanh nghiệp Công ty USC Interco sử dụng căn cước công dân giả để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ngày 14/4/2020, Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Công ty USC Interco. Qua vụ việc này đã khiến dư luận lo ngại về nguy cơ tái xuất của các doanh nghiệp "ma”. Những doanh nghiệp kiểu này có thể làm phương hại đến các bên tham gia thị trường và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh, rất cần được các cơ quan quản lý có biện pháp ngăn chặn kịp thời, loại bỏ khỏi hệ thống[3]. Để việc kinh doanh được diễn ra một cách thuận lợi, các doanh nghiệp cần chú ý và phải hết sức thận trọng trước mọi hành vi của mình. Tránh những hành vi vi phạm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả cuối cùng là buộc chấm dứt hoạt động doanh nghiệp theo ý chí của cơ quan nhà nước. 4. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 4.1 Một số bất cập Bên cạnh một số kết quả đạt được, việc áp dụng quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vẫn còn một số bất cập sau: Thứ nhất, đối với trường hợp giải thể tự động, khi doanh nghiệp không đảm bảo được điều kiện tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác thì sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Có thể thấy, doanh nghiệp không thể rút lui khỏi thị trường ngay do không hoàn tất được thủ tục giải thể mà phải chờ hết thời hạn theo luật định. Do đó, cần có hướng để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách nhanh chóng trong trường hợp này. Bên cạnh những doanh nghiệp nhanh chóng muốn rút khỏi thị trường, cũng có một số doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để tiến hành giải thể, tuy nhiên vì lý do nào đó mà chưa muốn rút khỏi thị trường, không thực hiện các thủ tục tiến hành giải thể, đây cũng là khoảng trống cần phải quy định để đảm bảo cho thị trường minh bạch. 2417
  5. Thứ hai, chế tài xử lý đối với các chủ sở hữu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp khi đã chấm dứt hoạt động chưa đủ răn đe. Hiện nay vẫn còn nhiều chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không quan tâm đến nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp đối với một số hoạt động kể từ khi có quyết định giải thể. 4.2 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện Để giải quyết những khó khăn, bất cập hiện nay, có thể tham khảo một số giải pháp như sau: Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung quy định về thủ tục giải quyết trường hợp tiến hành giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp bị giải thể không bảo đảm đủ tài sản để thanh toán hết các khoản nợ. Quy định này nhằm để doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể rút lui khỏi thị trường một cách có trật tự, tránh tình trạng kéo dài như hiện nay, góp phần tạo môi trường kinh doanh thương mại ổn định. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để các chủ sở hữu doanh nghiệp có thể sớm quay lại thị trường. Thứ hai, cần rà soát và đề xuất các chế tài đủ mạnh, có tính răn đe đối với các chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về giải thể. Chế tài là một trong những biện pháp hữu hiệu để đưa các doanh nghiệp vào khuôn khổ pháp lý cần thiết khi ý thức pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tư pháp (2020), Giải thể và Phá sản doanh nghiệp và những vấn đề cần lưu ý, Nguồn: https://htpldn.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/Camnanghtpchodn/Attachments/14/T%C3%A0i%20li%E1 %BB%87u%20ph%C3%A1%20s%E1%BA%A3n.pdf=, down ngày 24/4/2022. [2] Thanh tra (2020), Sở Kế hoạch Đầu tư thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đối tượng bị xử án tù Trịnh Anh Tuấn. Nguồn: https://thanhtra.com.vn/khieu-nai-to-cao/so-ke-hoach-dau-tu-thu-hoi- giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep-cua-doi-tuong-bi-xu-an-tu-trinh-anh-tuan-182070.html=, down ngày 24/4/2022. [3] Tuổi trẻ (2020), Chủ 'siêu doanh nghiệp' 144.000 tỉ dùng căn cước giả đăng ký doanh nghiệp, Nguồn: https://tuoitre.vn/chu-sieu-doanh-nghiep-144-ngan-ti-dung-can-cuoc-gia-dang-ky-doanh-nghiep- 20200507142956491.htm=, down ngày 24/4/2022. [4] Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Chính phủ (2021), Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04.01.2021 về đăng ký doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2418
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2