THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT<br />
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀ NHỮNG GỢI Ý<br />
Nguyễn Thị Hương1<br />
<br />
Tóm tắt: Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chưa đáp ứng nhu cầu thỏa đáng<br />
cho các cá nhân và các tổ chức có liên quan. Để giải quyết vấn đề này thì bộ phận kế<br />
toán các đơn vị cần nắm bắt các thông tin toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn có<br />
liên quan. Để đạt được mục tiêu này, các báo cáo tài chính hợp nhất các chính sách<br />
cần phải đổi mới tư duy cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, sử dụng các thông tin trong<br />
chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS) cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Bài viết này<br />
sẽ đánh giá thực trạng và nêu các gợi ý để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất được<br />
hoàn thiện hơn.<br />
Từ khóa: Báo cáo hợp nhất, kế toán.<br />
1. Phần mở đầu<br />
Cơ sở lý thuyết<br />
Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của một tập<br />
đoàn kinh tế, được trình bày như một báo cáo tài chính (BCTC) của một doanh nghiệp.<br />
báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các BCTC của mẹ và các công ty con.<br />
Được lập tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Đây cũng là việc hợp nhất kinh doanh<br />
của các Tập đoàn kinh tế có quan hệ mẹ - con.<br />
Cơ sở pháp lý<br />
Trước tiên, Điều 29 Luật Kế toán ban hành ngày 17/6/2003 quy định các doanh<br />
nghiệp phải lập BCTC tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam. Chuẩn<br />
mực số 25 – BCTC hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con, ngày 30/12/2003.<br />
Điều 16 Luật Chứng khoán ban hành ngày 29/6/2006 một lần nữa nhấn mạnh, các<br />
công ty cổ phần niêm yết, cổ phần đại chúng thuộc đối tượng phải lập BCTC hợp nhất<br />
phải công bố BCTC hợp nhất định kỳ. Quy định này cũng áp dụng trong trường hợp<br />
các công ty này công bố thông tin cho mục đích niêm yết chứng khoán ra công chúng.<br />
Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC là kim chỉ nam để kế<br />
toán thực hiện lập BCTC hợp nhất cho một tập đoàn.<br />
1. TS, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
44<br />
<br />
Nguyễn Thị Hương<br />
Như vậy, đối với các công ty, tập đoàn có sở hữu cổ phần chi phối hoặc kiểm soát<br />
các công ty khác thì việc lập BCTC hợp nhất là yêu cầu bắt buộc.<br />
2. Phần nội dung<br />
2.1. Phương pháp cơ bản về lập báo cáo tài chính hợp nhất<br />
Hợp nhất BCTC là một chủ đề rất phức tạp. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ<br />
trước đến nay chưa đề cập đến cơ sở nền của phương pháp hợp nhất. Các chuẩn mực<br />
và hướng dẫn chuẩn mực có liên quan cũng không đề cập trực tiếp đến cơ sở lý thuyết<br />
này mà chỉ đề cập đến nội dung hợp nhất BCTC. Bài viết xin phân tích nguồn gốc của<br />
các kỹ thuật hợp nhất, đó là lý thuyết hợp nhất. Từ đó, nhận diện bản chất của các cách<br />
tiếp cận hiện tại trong chuẩn mực và thông tư hướng dẫn có liên quan, giúp người học<br />
và người thực hành kế toán nắm rõ kỹ thuật hợp nhất BCTC dựa trên các chuẩn mực<br />
kế toán số 7, 11, 25.<br />
Trên thế giới, hiện tồn tại ba lý thuyết về lập BCTC hợp nhất: lý thuyết lợi ích<br />
của chủ sở hữu, lý thuyết thực thể phân biệt và lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ.<br />
Ba lý thuyết này chỉ khác nhau khi công ty bị hợp nhất được nắm giữ bởi công ty mẹ ít<br />
hơn 100%, bởi vì các lý thuyết này tập trung đánh giá phần của cổ đông thiểu số trong<br />
BCTC hợp nhất.<br />
Lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu: Theo lý thuyết này, doanh nghiệp bị hợp nhất<br />
được xem như là cổ đông của công ty mẹ. Từ đó, BCTC hợp nhất không chú ý hoặc<br />
không trình bày phần của cổ đông thiểu số. Bảng cân đối kế toán hợp nhất vào ngày<br />
mua chỉ phản ánh phần của công ty mẹ trong các tài sản và nợ của công ty con dựa vào<br />
giá trị hợp lý và lợi thế thương mại sinh ra từ hợp nhất. Ví dụ, ngày 2/1/N, A mua 80<br />
% cổ phần của B với giá 64.800.<br />
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán tóm lược của A, B vào ngày 31/12/N-1. (ĐVT: Trđ)<br />
KHOẢN MỤC<br />
Tiền (100.000-60.000+12.000)<br />
<br />
SỐ TIỀN<br />
52.000<br />
<br />
Khoản phải thu (90.000+7.000)<br />
<br />
97.000<br />
<br />
Hàng tồn kho (130.000+22.000)<br />
<br />
152.000<br />
<br />
Tài sản cố định hữu hình (280.000+59.000)<br />
<br />
339.000<br />
<br />
Tài sản cố đinh vô hình<br />
Lợi thế thương mại (4)<br />
Tổng tài sản<br />
Tài sản ngắn hạn (60.000+8.000)<br />
<br />
10.000<br />
3.200<br />
653.200<br />
68.000<br />
45<br />
<br />
THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ...<br />
<br />
Tài sản dài hạn (213.600+25.000)<br />
<br />
209.800<br />
<br />
Vốn kinh doanh (Vốn cổ phiếu)<br />
<br />
200.000<br />
<br />
Lợi nhuận chưa phân phối<br />
<br />
160.000<br />
<br />
Lợi ích của các cổ đông thiểu số<br />
Tổng nguồn vốn<br />
<br />
15.400<br />
653.200<br />
<br />
Bảng 2 : BCĐKT hợp nhất vào ngày mua theo lý thuyết lợi ích của chủ sở<br />
KHOẢN MỤC<br />
Tiền (100.000-60.000+ 80% x 12.000)<br />
Khoản phải thu (90.000+ 80% x 7.000)<br />
Hàng tồn kho (130.000+80% x 22.000)<br />
Tài sản cố định hữu hình (280.000+80% x 59.000)<br />
Tài sản cố định vô hình (80% +10.000)<br />
Lợi thế thương mại (2)<br />
Tổng tài sản<br />
Tài sản ngắn hạn (60.000+ 80% x 8.000)<br />
Tài sản dài hạn (213.600+ 80% x 25.000)<br />
Vốn kinh doanh (Cổ phiếu phổ thông)<br />
Lợi nhuận chưa phân phối<br />
Lợi ích của các cổ đông thiểu số<br />
Tổng nguồn vốn<br />
Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sau ngày mua, các khoản mục<br />
doanh thu, giá vốn, chi phí của công ty con được đưa vào báo cáo hợp nhất cũng tuân<br />
theo quy tắc trên, tức là chỉ tính phần của công ty mẹ trong công ty con theo tỷ lệ nắm<br />
giữ vốn cổ phần của công ty mẹ.<br />
Lý thuyết thực thể phân biệt: Theo lý thuyết này, doanh nghiệp bị hợp nhất bao<br />
gồm hai nhóm cổ đông phân biệt: Cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số. Lý thuyết<br />
này được trình bày chi tiết trong một tài liệu được xuất bởi Hiệp hội kế toán Mỹ. Theo<br />
46<br />
<br />
Nguyễn Thị Hương<br />
lý thuyết này, Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngoài việc phản ánh giá trị hợp lý của tài<br />
sản thuần của công ty con, còn phản ánh lợi thế thương mại được xác định như là công<br />
ty mẹ nắm giữ 100% cổ phần của công ty con thay vì nắm giữ ít hơn 100 % như thực<br />
tế. Ngoài ra, lợi ích của cổ đông được trình bày trong vốn chủ sở hữu hợp nhất. Ví dụ,<br />
với những thông tin như ví dụ trên, A sẽ lập BCTC hợp nhất theo lý thuyết thực thế<br />
phân biệt (như bảng 3).<br />
Bảng 3: Báo cáo tài chính hợp nhất theo lý thuyết thực thế phân biệt<br />
CHI PHÍ MUA LẠI VỐN CỔ PHẦN 80% CỦA B<br />
Chi phí ngầm ẩn 100% vốn cổ phần của B (64.800/80%)<br />
Giá trị hợp lý tài sản thuần của B<br />
Lợi thế thương mại (81.000 – 77.000)<br />
Phần cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của B<br />
(a) Giá trị hợp lý tài sản thuần của B<br />
(b) Lợi thế thương mại<br />
(a) + (b)<br />
Phần cổ đông thiểu số trong tỷ lệ góp vốn 20%<br />
<br />
64.800<br />
81.000<br />
77.000<br />
4.000<br />
77.000<br />
4.000<br />
81.000<br />
16.200<br />
<br />
Với lý thuyết thực thể phân biệt, cần phải xác định giá mà công ty mẹ phải trả<br />
để mua 100% vốn cổ phần của công ty con khi mà thực tế công ty mẹ đã mua ít hơn<br />
100%. Giả định, A trả 64.800 để mua 80% vốn cổ phần của A, B phải trả 81.000 để<br />
nắm giữ 100% vốn cổ phần của B. Tuy nhiên, khi mà tỷ lệ nắm giữ vốn của công ty mẹ<br />
ở công ty con thấp, chẳng hạn 55 %, cách tiếp cận này mất ý nghĩa. Chính vì vậy, cách<br />
tiếp cận này ít được khuyến cáo sử dụng ở hầu hết các nước, trong đó có nước ta.<br />
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán hợp nhất theo cách tiếp cận này trình bày<br />
KHOẢN MỤC<br />
<br />
SỐ TIỀN<br />
<br />
Tiền (100.000-60.000+80% X 12.000)<br />
<br />
52.000<br />
<br />
Khoản phải thu (90.000+7.000)<br />
<br />
97.000<br />
<br />
Hàng tồn kho (130.000+22.000)<br />
<br />
152.000<br />
<br />
Tài sản cố định hữu hình (280.000+59.000)<br />
<br />
339.000<br />
<br />
Tài sản cố định vô hình<br />
Lợi thế thương mại<br />
Tổng tài sản<br />
Tài sản ngắn hạn (60.000+8.000)<br />
<br />
10.000<br />
4.000<br />
654.000<br />
68.000<br />
47<br />
<br />
THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ...<br />
<br />
Tài sản dài hạn (213.600+25.000)<br />
<br />
209.800<br />
<br />
Vốn kinh doanh (Cổ phiếu)<br />
<br />
200.000<br />
<br />
Lợi nhuận chưa phân phối<br />
<br />
160.000<br />
<br />
Lợi ích của các cổ đông thiểu số<br />
Tổng nguồn vốn<br />
<br />
16.200<br />
654.000<br />
<br />
Lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ: Lý thuyết này tương đồng với lý thuyết<br />
lợi ích của chủ sở hữu ở góc độ BCTC hợp nhất đề cập trực tiếp đến cổ đông của công<br />
ty mẹ. Điểm khác biệt ở chỗ là báo cáo tài chính hợp nhất theo lý thuyết này ghi nhận<br />
lợi ích của cổ đông thiểu số (lợi ích của công ty con) và được đưa vào phần nợ phải<br />
trả trong bảng cân đối kế toán hợp nhất. Mỗi khoản mục tài sản, nợ phải trả trên bảng<br />
cân đối kế toán hợp nhất là tổng giá trị ghi sổ kế toán của khoản mục đó ở công ty con.<br />
Ngoài ra, ở phần Tài sản còn xuất hiện mục “ Lợi thế thương mại” được tính theo tỷ<br />
lệ với phần của công ty mẹ trong vốn cổ phần của công ty con. Hợp nhất dựa theo lý<br />
thuyết này còn được gọi là phương pháp hợp nhất toàn bộ.<br />
Ví dụ, với những thông tin như ở ví dụ trên, giả sử A. Lập BCTC hợp nhất theo<br />
lý thuyết lợi ích của công ty mẹ. ( Bảng 5)<br />
Bảng 5: Bảng cân đối kế toán hợp nhất vào ngày mua theo lý thuyết lợi ích của<br />
công ty mẹ<br />
KHOẢN MỤC<br />
<br />
SỐ TIỀN<br />
<br />
Tiền (100.000-60.000+12.000)<br />
<br />
52.000<br />
<br />
Khoản phải thu (90.000+7.000)<br />
<br />
97.000<br />
<br />
Hàng tồn kho (130.000+22.000)<br />
<br />
152.000<br />
<br />
Tài sản cố định hữu hình (280.000+59.000)<br />
<br />
339.000<br />
<br />
Tài sản cố đinh vô hình<br />
Lợi thế thương mại (4)<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
10.000<br />
3.200<br />
653.200<br />
<br />
Tài sản ngắn hạn (60.000+8.000)<br />
<br />
68.000<br />
<br />
Tài sản dài hạn (213.600+25.000)<br />
<br />
209.800<br />
<br />
Vốn kinh doanh (Vốn cổ phiếu)<br />
<br />
200.000<br />
<br />
Lợi nhuận chưa phân phối<br />
<br />
160.000<br />
<br />
Lợi ích của các cổ đông thiểu số<br />
Tổng nguồn vốn<br />
48<br />
<br />
15.400<br />
653.200<br />
<br />