intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng cán bộ y tế vận chuyển cấp cứu chuyển tuyến bệnh nhi, từ các bệnh tuyến tỉnh đến Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013

Chia sẻ: ViVientiane2711 ViVientiane2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cán bộ y tế vận chuyển cấp cứu có đủ về số lượng trình độ và kỹ năng đóng vai trò quan trọng và là cần thiết trong quá trình vận chuyển cấp cứu. Nhằm tìm hiểu thực trạng và tìm ra giải pháp xây dựng nguồn nhân lực trong chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng cán bộ y tế vận chuyển cấp cứu chuyển tuyến bệnh nhi, từ các bệnh tuyến tỉnh đến Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013

  1. EC KHỎ ỘNG ỨC Đ S ỒN VIỆN G NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TRẠNG CÁN BỘ Y TẾ VẬN CHUYỂN CẤP CỨU CHUYỂN TUYẾN BỆNH NHI, TỪ CÁC BỆNH TUYẾN TỈNH ĐẾN BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2013 Lê Thanh Hải1, Lê Bá Tuấn1, Đỗ Mạnh Hùng1 TÓM TẮT hospital having patient transport team 13,7%; staff who Cán bộ y tế vận chuyển cấp cứu có đủ về số lượng trình frequently take part in patient transport 26,1%; experienced độ và kỹ năng đóng vai trò quan trọng và là cần thiết trong staff 9%; APLS trained staff 47,3%; Total of staff obtained quá trình vận chuyển cấp cứu. Nhằm tìm hiểu thực trạng emergency skills 46,3%. và tìm ra giải pháp xây dựng nguồn nhân lực trong chuyển Keywords: Health staff, emergency’s patient transport, tuyến cấp cứu bệnh nhi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô provincial hospitals. tả cắt ngang 410 trường hợp vận chuyển cấp cứu chuyển tuyến bệnh nhi từ các bệnh viện tuyến tỉnh đến Bệnh viện I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhi Trung ương năm 2013. Theo Jons Hopkins Medecine qui định nhân viên vận Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng, chất lượng: 1 chuyển bệnh nhân phải được đào tạo qua các lớp tập huấn cơ nhân viên 65,1%, 2 nhân viên 34,9% trong đó BS và NHS bản như cấp cứu nhi khoa nâng cao (PALS), điều dưỡng cấp 3,2%, 2 điều dưỡng 31,7%, 1 điều dưỡng 65,1%. Bệnh viện cứu nhi khoa (ENPC), lớp cấp cứu chấn thương nâng cao cho có đội vận chuyển cấp cứu 13,7%; cán bộ y tế thường xuyên điều dưỡng (ATCN). Khi vận chuyển bệnh nhân sơ sinh thì tham gia vận chuyển cấp cứu 26,1%; cán bộ có kinh nghiệm phải có một kíp vận chuyển riêng [7].Có nhiều bệnh rất phức 9%; được học APLS 47,3%; Tổng số cán bộ đạt đánh giá kỹ tạp và đa dạng mà cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân không đủ năng cấp cứu là 46,3%. khả năng để hồi sức và điều trị chuyên sâu [6]. Do đó, bệnh Từ khóa: Cán bộ y tế; vận chuyển cấp cứu; bệnh viện nhân cần phải được chuyển lên tuyến cao hơn với nguyên tuyến tỉnh. tắc là bệnh nhân thường xuyên được chăm sóc tốt nhất từ cơ sở tiếp nhận và xử trí ban đầu đến các đơn vị của tuyến trên. ABSTRACT Theo tác giả Lê Thanh Hải việc các bệnh viện đa khoa REALITY OF HEALTH STAFF IN PATIENT tuyến tỉnh chưa có đội vận chuyển bệnh nhân cấp cứu với TRANSPORT SERVICE FROM PROVINCIAL HOSPITALS các cán bộ y tế chuyên trách dẫn tới tình trạng cán bộ y tế TO VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL vận chuyển bệnh nhân không nắm đầy đủ thông tin về người IN 2013 bệnh từ tên, tuổi, chẩn đoán, điều trị, cũng như không có đủ It is important for health staff who work in patient transport khả năng theo dõi, đánh giá và xử lý các tình huống khẩn cấp service to have enough personnel and skills in transporting xảy ra trong quá trình vận chuyển, dẫn tới tình trạng bệnh patients. In order to investigate the reality and find out the nhân nặng lên hoặc tử vong trên đường vận chuyển [1]. solution to build up personnel in this service, we carry out a Bệnh nhi chuyển tuyến cấp cứu thường là những bệnh cross-sectional study on 410 cases of patient who was transported nặng, ở tuyến tỉnh không đủ khả năng về trình độ, phương from provincial hospitals to the National Children’s Hospital tiện kỹ thuật điều trị và phải đưa đến bệnh viện Nhi Trung in 2013. ương. Do sức khỏe bệnh nhi thường yếu kém và cần có sự xử The result shows the quality and quantity of health staff trí của nhân viên y tế có đủ trình độ chuyên môn và kỹ năng. on ambulance: only one staff 65,1%, 2 staff 34,9% with one Nhằm tìm hiểu thực trạng nhân lực trong vận chuyển cấp cứu doctor and one nurse 3,2%, 2 nurses 31,7%, 1 nurse 65,1%. chuyển tuyến ở bệnh nhi chúng tôi tiến hành nghiên cứu, qua 1. Bệnh viện Nhi Trung ương Ngày nhận bài: 10/02/2017 Ngày phản biện: 13/02/2017 Ngày duyệt đăng: 17/02/2017 208 SỐ 37- Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn
  2. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2017 đó đề xuất các giải pháp trong việc xây dựng đội ngũ vận EPIDAT, nhập liệu bằng phần mềm SPSS. chuyển chuyển tuyến cấp cứu hiệu quả trong việc giảm thiểu tỷ lệ vận chuyển không an toàn. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Thông tin chung về nhân viên y tế vận chuyển II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cấp cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ Cán bộ y tế các đội vận chuyển cấp cứu bệnh nhi nặng Yếu tố Số lượng (%) từ 0-18 tuổi được vận chuyển cấp cứu từ bệnh viện cấp tỉnh Số lượng nhân 1 nhân viên 267 65,1 hoặc tương đương đến Bệnh viện Nhi Trung ương theo qui viên y tế trên xe 2 nhân viên 143 34,9 định của Bộ Y tế. 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu BS và NHS 13 3,2 - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 5/2013 đến Chức danh 2 Điều dưỡng 130 31,7 12/2013 1 Điều dưỡng 267 65,1 - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Cấp cứu-Chống độc, phòng Bệnh viện có đội Có 56 13,7 khám Cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. vận chuyển cấp cứu Không 354 86,3 3. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích, Cán bộ y tế tham Có 107 26,1 nghiên cứu định lượng gia vận chuyển cấp 4. Cỡ mẫu nghiên cứu cứu thường xuyên Không 303 73,9 Chọn mẫu ngẫu nhiên theo công thức: Cán bộ y tế có Có 37 9,0 kinh nghiệm làm việc khoa cấp cứu Không 373 91,0 Z (21−α / 2 ) p (1 − p ) * N Có 194 47,3 n= 2 2 Cán bộ y tế được d ( N − 1) + Z (1−α / 2 ) p (1 − p ) họcPLS trên APLS Không 216 52,7 TỔNG 410 100 N = 9.500: kích thước quần thể nghiên cứu, nghiên cứu Việc vận chuyển bệnh nhi cấp cứu đa số chỉ có 1 nhân của chúng tôi được tiền hành từ 5/2013 đến tháng 12/2013, viên y tế với trình độ điều dưỡng chiếm 65,1%, cấp cứu có do vậy chúng tôi sử dụng số liệu tham khảo số chuyển viện 2 nhân viện y tế có bác sỹ và nữ hộ sinh là 3,2%, cấp cứu có cấp cứu với cùng kỳ năm 2012, tức là từ thời điểm tháng 5 2 nhân viên y tế là điều dưỡng chiếm 31,7%. Ở bệnh viện đến tháng 11 năm 2012 có 9.500 bệnh nhi vận chuyển cấp tuyến dưới có đội vận chuyển cấp cứu chỉ chiếm 13,7%. Tỷ cứu từ bệnh viện tuyến tỉnh, đến Bệnh viện Nhi Trung ương. lệ tham gia vận chuyển cấp cứu thường xuyên có 26,1%. Tỷ p = 27,8% = 0,278 là tỷ lệ vệ chuyển không an toàn, tham lệ có kinh nghiệm làm veiejc tại khoa cấp cứu là 9%. Tỷ lệ khảo từ nghiên cứu vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu từ được học PLS trên APLS là 52,7%. bệnh viện tuyến tỉnh đến Bệnh viện Nhi Đồng II (bệnh viện thuộc tuyến trung ương) nghiên cứu được thực hiện từ tháng Bảng 2. Phân bố các kỹ năng cấp cứu của các đội vận 3/2003 đến tháng 2/2004 của tác giả Hoàng Trọng Kim và chuyển cấp cứu cộng sự [3]. Tỷ lệ Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z). Các yếu tố Số lượng (%) d=0,045, là sai số tuyệt đối, lấy mức 0,045. Có 267 65,1 Kỹ năng theo dõi đánh n =367, cỡ mẫu cần nghiên cứu. Với các giá trị trên, thay giá dấu hiệu nặng Không 143 34,9 số ta được số bệnh nhi tối thiểu cần cho nghiên cứu là n=367 Kỹ năng bóp Có 151 36,8 bệnh nhi, dự phòng 10% đối tượng nghiên cứu chúng tôi tiến bóng Masque Không 259 63,2 hành thu thập số liệu với 405 trường hợp bệnh nhi cần tiến hành nghiên cứu. Có 36 8,8 Kỹ năng đặt nội khí quản Thực tế trong nghiên cứu chúng tôi thu thập 410 bệnh Không 374 91,2 nhi vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu từ các bệnh viện tuyến Kỹ năng đặt đường Có 154 37,6 tỉnh, bệnh viện khác đến Bệnh viện Nhi Trung ương. truyền tĩnh mạch Không 256 62,4 5. Xử lý và phân tích số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 209
  3. EC KHỎ ỘNG ỨC Đ S ỒN VIỆN G NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tỷ lệ của tác giả Lê Thanh Hải và cộng sự [1] tiến hành 2 đợt Các yếu tố Số lượng nghiên cứu chuyển tuyến bệnh nhân nặng từ 25 Bệnh viện (%) Có 138 33,7 Nhi và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bệnh viện Nhi Trung ương, Kỹ năng xử trí co giật đợt I tháng 11/2007-3/2008, đợt 2, tháng 8/2009- 1/2010. Số Không 272 66,3 cán bộ vận chuyển cấp cứu nhi (không kể lái xe) chỉ có một Có 99 24,1 Kỹ năng hồi sức tim mạch người chiếm gần 90%, trong đó 81% là y tá, 9,3% nữ hộ sinh Không 311 75,9 và chỉ có 5,8% là bác sỹ. TỔNG 410 100 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh viện tuyến dưới có đội vận chuyển cấp cứu chỉ chiếm 13,7%, Kỹ năng của cán bộ trong đội vận chuyển chuyển tuyến trong khi đó hầu hết các bệnh viện là không có đội vận cấp cứu bệnh nhi khi kiểm tra có 34,9% đội không có kỹ chuyển cấp cứu. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả năng theo dõi đánh giá dấu hiệu nặng; 63,2% đội không có Lê Thanh Hải và cộng sự [1] 2007-2010, trong đó ngoại trừ kỹ năng bóp bóng Masque; 91,2% đội không có kỹ năng đặt cấp cứu 115 có cán bộ vận chuyển riêng, số còn lại chưa có nội khí quản; 62,4% đội không có kỹ năng đặt đường truyền cán bộ chuyên trách vận chuyển bệnh nhân cấp cứu, cán bộ tĩnh mạch; 66,3% đội không có kỹ năng xử trí co giật; 75,9% y tế vận chuyển bệnh nhân đa số là điều dưỡng, hoặc ở khoa đội không có kỹ năng hồi sức tim mạch. có bệnh nhân chuyển viện, hoặc ở khoa Nhi, hoặc ở các khoa Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ cán bộ đạt các kỹ năng cấp cứu khác trong bệnh viện. Việc các bệnh viện tuyến tỉnh chưa có đội vận chuyển Đạt, 46,3 bệnh nhân cấp cứu với các cán bộ y tế chuyên trách dẫn tới tình trạng cán bộ y tế vận chuyển bệnh nhân không nắm đầy đủ thông tin về người bệnh từ tên, tuổi, chẩn đoán, điều trị, cũng như không có đủ khả năng theo dõi, đánh giá và xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra trong quá trình vận chuyển, dẫn tới tình trạng bệnh nhân nặng lên hoặc tử vong trên đường vận chuyển. Chưa đạt, Thông thường có kinh nghiệm và thường gian làm việc 53,7 thường xuyên về cấp cứu thì thực hành cấp cứu sẽ tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cán bộ tham gia vận chuyển Có 220 đội cấp cứu cán bộ chưa đạt điểm kỹ năng cấp cứu cấp cứu thường xuyên chiếm tỷ lệ rất thấp với 26,1%. Kinh chiếm tỷ lệ 53,7%, 190 đội cấp cứu cán bộ đạt kỹ năng cấp nghiệm làm việc tại khoa Cấp cứu cũng chỉ có 9%, tỷ lệ cán cứu chiếm tỷ lệ 46,3%. bộ được được học PLS trên APLS chiếm 47,3%.. Theo tác giả Lê Thanh Hải và cộng sự [1] kỹ năng cấp cứu ở nhóm IV. BÀN LUẬN chưa học APLS là rất thấp với 80% không đạt yêu cầu, 9% Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng nhân lực phục đạt yêu cầu. vụ cho cấp cứu nếu không tính tài xế lái xe thì đa số là 1 cán Khi tiến hành đánh giá kỹ năng thực hành cấp cứu của các bộ y tế là điều dưỡng viên, chiếm tỷ lệ 65,1%, trong khi đó cán bộ y tế ở 410 trường hợp vận chuyển trong nghiên cứu đội cấp cứu có 2 cán bộ y tế là 34,9%, trong đó 1 bác sỹ và 1 này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có kỹ năng theo dõi nữ hộ sinh là 3,2%, 2 điều dưỡng là 31,7%. Trong báo cáo đề đánh giá dấu hiệu nặng là 65,1%, tỷ lệ có kỹ năng bóp bóng xuất xây dựng hệ thống cấp cứu Nhi khoa (2004) của tác giả Masque là 36,8%, tỷ lệ có kỹ năng đặt nội khí quản 8,8%, tỷ Đinh Phương Hòa [2], nhân viên cho mỗi xe cấp cứu phải ít lệ có kỹ năng đặt đường truyền tĩnh mạch là 37,6%, tỷ lệ có nhất 03 người bao gồm 01 bác sỹ được đào tạo cấp cứu nhi, kỹ năng xử trí co giật là 33,7%, tỷ lệ có kỹ năng hồi sức tim 01 y tá điều dưỡng nhi, 01 lái xe Warren và cộng sự (2004) mạch là 24,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho khuyến cáo số người vận chuyển phải ít nhất là hai người, thấy có 220 đội cấp cứu cán bộ chưa đạt điểm kỹ năng cấp đặc biệt khi vận chuyển bệnh nhân nặng không ổn định cần cứu chiếm tỷ lệ 53,7%. 190 đội cấp cứu cán bộ đạt kỹ năng phải có một bác sĩ được đào tạo về xử lý các tình huống hô cấp cứu chiếm tỷ lệ 46,3%. hấp và tim mạch. Đối với bệnh nhân ổn định người chuyển Tỷ lệ thực hành kỹ năng thực hành cấp cứu đạt của chúng bệnh nhân có thể chỉ là y tá [8], [9]. tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả Hải và cộng sự [1] nghiên cứu 2 đợt, đợt I tháng 11/2007- 210 SỐ 37- Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn
  4. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2017 3/2008, đợt 2 từ tháng 8/2009- 1/2010, kết quả cho thấy kỹ V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ năng của cán bộ vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu cho thấy Kết quả nghiên cứu trên 410 trường bệnh nhi vận việc theo dõi đánh giá bệnh nhân đợt 1 đạt là 81,9, đợt 2 đạt chuyển cấp cứu từ tuyến tỉnh đến Bệnh viện Nhi Trung là 90,3%; Đặt truyền tĩnh mạch đợt 1 đạt là 79,6%, đợt 2 ương, cho thấy nhân lực cho công tác vận chuyển cấp cứu đạt là 66,1%; Kỹ năng bóp bóng đợt 1 đạt là 75,2%, đợt 2 là chuyển tuyến bệnh nhi vừa thiếu về số lượng, trình độ, 77,1%; Kỹ năng hồi sức tim-phổi đợt 1 đạt là 36,3%, đợt 2 là vừa yếu về kiến thức lẫn kỹ năng cấp cứu và chưa có tính 39,7%; Kỹ năng xử trí co giật đợt 1 đạt là 34,5%, đợt 2 đạt là chuyên nghiệp. 37%, đặt nội khí quản đợt 1 đạt là 11,1%, đợt 2 đạt là 18,3%. Cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc Cũng theo Lê Thanh Hải và cộng sự [1] trong quá trình xây dựng đội ngũ nhân lực cấp cứu đặc biệt là đội ngũ vận vận chuyển cấp cứu, phần lớn số bệnh nhân đòi hỏi phải hỗ chuyển cấp cứu chuyển tuyến bệnh nhi có tính chuyên ng- trợ hô hấp (90%), tuần hoàn (40%) và thần kinh nhưng chỉ có hiệp, đủ về số lượng (ít nhất 3 cán bộ y tế) và chất lượng 11% số cán bộ vận chuyển đặt được nội khí quản, khoảng 1/3 (trình độ chuyên môn, kỹ thuật về cấp cứu bệnh nhi). Bên số cán bộ vận chuyển biết cấp cứu tim-phổi và thần kinh (đợt cạnh đó cần có các lớp tập huấn thường xuyên cho cán bộ I). Đã có 35% nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân trong cấp cứu bệnh nhi, thường xuyên tổ chức công tác giao ban, nghiên cứu lần 2 đã được đào tạo về cấp cứu, cao hơn đợt1 hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm chia sẻ kinh nghiệm, phổ (không có ý nghĩa thống kê, p = 0,19), nhưng kỹ năng cấp biến các kỹ thuật trong cấp cứu bệnh nhi, nhằm giảm số ca tử cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiên cứu lần 1. vong, tăng khả năng hồi phục sức khỏe cho bệnh nhi. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Y tế (2010), Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá chương trình cấp cứu Nhi khoa nâng cao (APLS) nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong trong 24h đầu ở tuyến tỉnh, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ - Chủ nhiệm đề tài Lê Thanh Hải. 2. Đinh Phương Hòa và Nguyễn Công Khanh (2005), Nghiên cứu hiện trạng cấp cứu nhi, lựa chọn tiến bộ khoa học và xây dựng mô hình cấp cứu nhi khoa phù hợp các tuyến nhằm giam tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu, Đề tài độc lập cấp nhà nước,tr.59- 61. 3. Hoàng Trọng Kim (2004), Tính an toàn của các trường hợp chuyển viện đến khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp chí Y học thực hành-Bộ Y tế, tr.116-121. 4. Lê Thanh Hải (2009), Đánh giá vận chuyển bệnh nhi nặng từ tuyến tỉnh đến khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương năm 2009, Tạp chí Nhi khoa, tr.15-19. 5. Lê Thanh Hải (2010), Vận chuyển an toàn bệnh nhân trẻ em, Thực hành cấp cứu Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.27-35. 6. Kronick, J.B., et al. (1996), Pediatric and neonatal critical care transport: a comparison of therapeutic interventions. Pediatr Emerg Care, 1996. 12(1): p. 23-6. 7. Jons Hopkins Lifline (2014), The Jons Hopkins Medecine Lifeline Transportation Program, 410.614.7777. 1800 Orleans Street Nelson SB-280 Baltimore, Maryland 21287. 8. Praveen Khilnani and R.Chhabra (2008), Transport of critically ill children: How to utilize resourses in the developing world, Indian J Pediatr, 75(6), pp.591-598. 9. Warren J.and et al (2004), Guidelines for the inter- and intrahospital transport of critically ill patients, Crit Care Med, 32(1), pp.256-62. SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 211
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2