VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 5-8<br />
<br />
THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ TÂM LÍ CHO TRẺ ĐẾN TRƯỜNG MẦM NON NHÌN TỪ PHÍA GIÁO VIÊN MẦM NON<br />
Nguyễn Thị Như Mai - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 29/11/2017; ngày sửa chữa: 06/12/2017; ngày duyệt đăng: 07/12/2017.<br />
Abstract: Psychological preparation for children going to kindergarten is essential task and the<br />
responsibility of both parents and teachers. The children who are not good preparation have<br />
negative reactions such as crying or following teacher because they feel worried and fearful. The<br />
good way to prepare psychologically for children for school is the effect of parents and teachers in<br />
the direction of helping children get to know the new environment and avoid sudden for them.<br />
Keywords: Psychological preparation, preschool teachers.<br />
đã được chuẩn bị tâm lí tốt hay không. Tìm hiểu vấn đề<br />
này thông qua khảo sát GV mầm non để thấy được thực<br />
trạng và đưa ra một số cách giải quyết, làm cơ sở đề ra<br />
biện pháp giúp trẻ chuẩn bị tốt về mặt tâm lí trong những<br />
ngày đầu tiên đến lớp.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Việc chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non<br />
Trẻ khi phải rời xa mẹ để đến trường mầm non - môi<br />
trường không quen thuộc - chắc chắn sẽ gặp trở ngại. Trẻ<br />
sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi. “Em bé chưa bao giờ xa mẹ<br />
và chưa sống trong môi trường tập thể sẽ cảm thấy sợ khi<br />
đến trường mẫu giáo” [1]. Sự lo lắng, sợ hãi này dễ khiến<br />
trẻ có những phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến trạng thái<br />
tâm lí của trẻ, cũng như của GV và các trẻ khác. Lo lắng,<br />
sợ hãi sẽ giảm bớt nếu trẻ được biết trước những gì sẽ<br />
chờ đợi mình ở trường, được làm quen trước với môi<br />
trường mới,... Nói cách khác, nếu trẻ được chuẩn bị về<br />
mặt tâm lí khi đến trường mầm non sẽ có thể giảm bớt lo<br />
lắng, sợ hãi, giảm bớt những tâm trạng không tích cực để<br />
có thể thích ứng tốt với môi trường mới.<br />
Việc chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non cần<br />
đến những tác động của phụ huynh, người lớn, các nhà<br />
giáo dục, nhằm giúp trẻ thích ứng một cách tốt nhất với<br />
trường mầm non. Những tác động này chủ yếu giúp trẻ<br />
có thể tạm thời xa mẹ để làm quen với môi trường không<br />
quen thuộc, có tính tập thể cao mà trẻ chưa bao giờ gặp.<br />
Tác động được thực hiện dưới hình thức lời nói, việc làm<br />
của các bậc phụ huynh, GV, cũng có thể là những trải<br />
nghiệm của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn. Thực<br />
tế cho thấy, việc chuẩn bị tâm lí cho trẻ khi đến trường<br />
mầm non có vai trò quan trọng, nhất là trong tình hình số<br />
lượng trẻ đến trường mầm non rất lớn như hiện nay ở<br />
Việt Nam.<br />
2.2. Những khó khăn tâm lí của trẻ thường gặp khi đến<br />
trường mầm non<br />
Xa mẹ, xa nhà để đến môi trường mới với những<br />
người lạ khiến trẻ gặp khó khăn. Khi xa mẹ và người<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Ở lứa tuổi mầm non, lứa tuổi còn gắn bó mật thiết với<br />
mẹ và những người thân trong gia đình nên việc chuẩn bị<br />
tâm lí cho trẻ đến trường mầm non là cần thiết, là trách<br />
nhiệm của cả phụ huynh và giáo viên (GV). Tuy việc cho<br />
trẻ đến trường là cần thiết, nhưng nếu không được chuẩn<br />
bị về mặt tâm lí sẽ mang đến những xáo trộn, căng thẳng,<br />
thậm chí lo sợ, làm ảnh hưởng không tốt đến trẻ.<br />
Các nhà tâm lí học - giáo dục học trên thế giới đã<br />
quan tâm đến vấn đề này từ lâu. Có nhiều nghiên cứu về<br />
việc chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non, giúp<br />
trẻ thích ứng với trường mầm non - môi trường sống<br />
ngoài gia đình đầu tiên trong cuộc đời. Có thể kể đến<br />
J.Aubry, Odile Levy - Bruhl với các nghiên cứu từ những<br />
năm 50 của thế kỉ XX, G.Boulanger- Balleyguier,<br />
J.Morgoulis những năm 60 của thế kỉ XX,... cho đến các<br />
công trình hiện nay của Gary W.Ladd (2009), Isabelle<br />
Kowalski (2010), Blanc Jean - Paul (2012), Laurence<br />
Habib Girette (2016),... về những khó khăn mà trẻ gặp<br />
phải khi đến trường mầm non cũng như cách thức mà các<br />
bậc phụ huynh, GV cần làm để trẻ thích ứng tốt hơn.<br />
Những năm gần đây, các nghiên cứu, ứng dụng về cách<br />
thức cụ thể giúp trẻ thích ứng nhanh với trường mầm non<br />
dành cho phụ huynh và GV. Ở một số nước như: Pháp,<br />
Bỉ, Canada,... đã ban hành quy định về những việc cần<br />
làm để giúp trẻ thích ứng với trường mầm non dành cho<br />
phụ huynh và GV.<br />
Ở Việt Nam, sự cần thiết phải giúp trẻ thích ứng dễ<br />
dàng khi lần đầu đến trường mầm non đã được quan tâm.<br />
Phụ huynh, GV đều nhận thấy những khó khăn trẻ gặp<br />
phải khi lần đầu đến trường. Một số trường mầm non ở<br />
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế,... đã thực hiện một số<br />
cách giúp trẻ làm quen với trường mầm non từ nhiều năm<br />
nay (ví dụ: Dự án Mái nhà xanh, do sự giúp đỡ của tổ<br />
chức Vietnam les enfants d’abord tại Pháp).<br />
GV mầm non là người có thể đánh giá mức độ thích<br />
ứng của trẻ khi đến trường mầm non, nắm được việc trẻ<br />
<br />
5<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 5-8<br />
<br />
thân, xa không gian quen thuộc sẽ tạo nên chấn động lớn<br />
ở trẻ. Những xung đột bên trong xuất hiện: trẻ cần phải<br />
tạm quên mẹ, quên nhà mình, quên những thói quen trẻ<br />
đã biết và làm trẻ yên tâm. Điều này khiến trẻ phải sống<br />
trong sự “mất mát” [2] và phải tập tự lập hơn.<br />
Tập làm quen với việc xa mẹ là khó khăn lớn của trẻ,<br />
trẻ sẽ cảm thấy như mẹ đã bỏ quên mình. Với môi trường<br />
tập thể mới, nơi tính tự chủ của trẻ được thúc đẩy mạnh<br />
mẽ theo các cách khác với ở nhà, trẻ sẽ phản ứng bằng<br />
nhiều cách: khóc, quấy phá khi chơi, trốn ra ngoài,...<br />
Những khó khăn tâm lí này sẽ làm cản trở sự thích ứng<br />
của trẻ ở trường mầm non. Những trẻ thích ứng tốt là trẻ<br />
được chuẩn bị tâm lí tốt trước khi đến trường.<br />
2.3. Nhận thức của GV mầm non về sự cần thiết phải<br />
chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non<br />
Khảo sát 142 GV mầm non dạy trẻ 2-3 tuổi và 3-4<br />
tuổi, độ tuổi lần đầu tiên trẻ đến trường, trong các năm<br />
2015, 2016, 2017 ở Hà Nội, Hải Dương, Nam Định bằng<br />
phiếu điều tra, trò chuyện và quan sát hoạt động của GV<br />
và trẻ ở trường mầm non thu được kết quả sau:<br />
Có 138 GV, chiếm 97,18% cho rằng cần thiết phải<br />
chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường với các lí do chính sau:<br />
- Trẻ đang quen với nếp sống của gia đình, người<br />
thân, được thương yêu bao bọc, cảm thấy an toàn. Khi<br />
đến môi trường mới, nếp sống, nếp sinh hoạt khác với ở<br />
nhà, trẻ có thể bị sốc tâm lí, cảm thấy mất an toàn. Vì<br />
vậy, cần chuẩn bị tâm lí giúp trẻ khỏi bị sốc, dễ làm quen<br />
hơn, không bị sợ sệt.<br />
- Môi trường ở nhà khác ở lớp, ở nhà được nhiều<br />
người quan tâm chăm sóc và giao tiếp với người lớn là<br />
chính, còn đến trường tiếp xúc nhiều với bạn và phải tự<br />
lập nhiều hơn, phải hoạt động theo thời gian quy định.<br />
- Để trẻ có tâm lí thoải mái, hứng thú khi đến trường<br />
và nhanh thích nghi với trường mầm non.<br />
- Giúp trẻ hình thành thói quen, nền nếp ở lớp và<br />
trưởng thành hơn.<br />
- Giúp trẻ cảm thấy yên tâm hơn, không bị thay đổi<br />
môi trường sống đột ngột.<br />
- Để trẻ thấy việc đến trường vui và có đông bạn bè<br />
thầy cô, bớt quấy khóc vào những ngày đầu đến trường.<br />
- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, giảm tự ti, lo sợ, nhút nhát<br />
khi bắt đầu hòa nhập vào môi trường mới.<br />
- Để trẻ làm quen với việc không có mẹ bên cạnh.<br />
Điều này cho thấy, đa số GV mầm non đều cho rằng<br />
cần chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường để trẻ nhanh chóng<br />
thích nghi với môi trường mới, hình thành thói quen, nếp<br />
sống mới, quen với việc xa mẹ, xa nhà để tiếp xúc với<br />
thầy/cô, với bạn và tham gia vào các hoạt động mới.<br />
<br />
Vậy, ai là người làm việc này? Phần lớn GV được hỏi<br />
cho rằng đây là công việc của cả phụ huynh, gia đình và<br />
GV (76,76%); số còn lại cho rằng đây chỉ là công việc<br />
của phụ huynh và gia đình (23,24%). Điều này cho thấy,<br />
phần nhiều GV nhận thức được vai trò của phụ huynh và<br />
của mình đối với việc chuẩn bị cho trẻ đến trường.<br />
2.4. Biểu hiện chưa thích ứng với trường mầm non<br />
của trẻ<br />
Theo các GV được khảo sát, thực trạng mức độ thích<br />
ứng với trường mầm non của trẻ như sau: - Thích ứng<br />
tốt: 53,52%; - Thích ứng trung bình: 31,27%; - Thích ứng<br />
kém: 15,20%.<br />
Như vậy, có tới gần một nửa số trẻ đến trường chưa<br />
thích ứng tốt. Các biểu hiện chủ yếu của việc kém thích<br />
ứng như sau (xem bảng 1):<br />
Bảng 1. Biểu hiện chưa thích ứng với trường mầm non<br />
của trẻ<br />
Mức độ thường<br />
Thứ<br />
xuyên (tính theo tỉ lệ<br />
Biểu hiện<br />
tự<br />
% GV thường gặp)<br />
Kêu khóc sau khi mẹ<br />
64,79<br />
2<br />
và người thân ra về<br />
Không ăn<br />
45,07<br />
5<br />
Nôn trớ<br />
47,89<br />
4<br />
Không ngủ<br />
50<br />
3<br />
Chỉ theo cô giáo<br />
69,71<br />
1<br />
Quậy phá lớp học<br />
3,52<br />
6<br />
Theo bảng 1, trong những ngày đầu tiên đến trường,<br />
trẻ chưa thích ứng được với môi trường mới, thường hay<br />
gào khóc và theo cô giáo nhất. Thời gian khóc của trẻ<br />
theo kết quả khảo sát cũng khác nhau: có trẻ khóc 5-10<br />
phút; có trẻ nửa tiếng, 2-3 tiếng; có trẻ khóc cả sáng và<br />
chiều; cá biệt có trẻ khóc tất cả các ngày trong tuần trừ<br />
thứ sáu (vì biết sẽ có phiếu bé ngoan và hôm sau được ở<br />
nhà). Thời gian khóc trung bình khoảng 1 tiếng. Cách<br />
khóc cũng khác: có trẻ gào khóc, có trẻ khóc thút thít, có<br />
trẻ lăn ra sàn gào khóc,...<br />
Có khoảng một nửa GV thấy trẻ chưa thích ứng với<br />
trường mầm non, biểu hiện bằng việc không ăn, không<br />
ngủ, nôn trớ. Một số nhận thấy trẻ có cả năm biểu hiện,<br />
số ít trẻ biểu hiện bằng cách quấy phá GV và các bạn.<br />
Ngoài các biểu hiện như trên, GV còn thấy trẻ có các<br />
biểu hiện sau: - Chạy ra ngoài lấy giầy dép đi ra cổng<br />
trường; - Không cho GV cất ba lô, cởi đồ; - Đòi cầm ba<br />
lô, dép để đi về; - Tìm chìa khóa tự mở cửa lớp để về khi<br />
GV đi ăn trưa; - Bắc ghế thật cao để mở chốt cửa, cầm<br />
ba lô tìm đường về nhà; - Không chịu giao tiếp với GV<br />
và bạn, thích vào phòng ngồi một mình; - Mê sảng lúc<br />
ngủ; - Một số trẻ sợ nước, sợ tắm gội.<br />
<br />
6<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 5-8<br />
<br />
Các biểu hiện chưa thích ứng ở trẻ là đa dạng. Điều<br />
này cho thấy, trẻ cần có một chỗ dựa tin cậy khi phải ở<br />
trong môi trường lớp học mới, nơi mẹ và người thân không<br />
có mặt và GV là người được trẻ tin tưởng nhất. Như vậy,<br />
GV mầm non nhất thiết phải có tình yêu thương, có sự hiểu<br />
biết về tâm lí của trẻ, như là “người mẹ thứ hai”, mang lại<br />
sự an toàn về tâm lí - tình cảm cho trẻ.<br />
<br />
Nhìn chung, GV chú trọng tới việc giúp trẻ cảm thấy<br />
an tâm, hứng thú với các hoạt động của lớp. Các cách xử<br />
lí của GV cho thấy, GV đã có nhận thức đúng và biện<br />
pháp phù hợp đối với việc giúp cho trẻ làm quen với<br />
trường mầm non.<br />
2.6. Một số cách chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường theo<br />
ý kiến của GV mầm non<br />
Hỏi GV về cách chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường<br />
mầm non, kết quả như sau (xem bảng 2):<br />
Bảng 2. Cách chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non<br />
của phụ huynh theo ý kiến của GV mầm non<br />
Số GV chọn<br />
Cách chuẩn bị<br />
(%)<br />
Không làm gì, đến ngày là đưa trẻ<br />
0<br />
đến trường<br />
Nói trước với con là sẽ phải đến<br />
50,70<br />
trường mầm non<br />
Đưa con đến những chỗ công cộng<br />
49,29<br />
để trẻ quen dần<br />
Đưa con đến trường mầm non một số<br />
66,19<br />
lần trước ngày trẻ đến lớp<br />
Đưa con đến trường mầm non chơi<br />
73,24<br />
và gặp gỡ các cô giáo nếu có thể<br />
Trong số các GV được hỏi, có 46,48% GV đã có con,<br />
số còn lại cho ý kiến với giả định mình là phụ huynh. Kết<br />
quả phần lớn GV cho rằng, phụ huynh nên đưa con đến<br />
trường mầm non chơi và gặp gỡ các cô giáo trước khi<br />
đưa trẻ đến trường để có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lí.<br />
Nếu không gặp gỡ được, GV nên cho trẻ đến chơi ở<br />
trường một vài lần trước khi đến lớp.<br />
Các GV khi được hỏi còn nêu cụ thể thêm về cách<br />
chuẩn bị như sau:<br />
- Đưa trẻ đến trường mầm non (nơi sẽ gửi trẻ), cho<br />
trẻ chơi ở sân trường cùng các bạn, nói với trẻ: “đây sẽ là<br />
trường học và các bạn của con sắp tới”.<br />
- Giúp trẻ quen với việc không có mẹ ở bên: hai mẹ con<br />
chơi trốn tìm, để trẻ quen với việc mẹ đi rồi mẹ sẽ trở lại.<br />
- Trò chuyện với trẻ về trường lớp, nơi trẻ sắp tới học<br />
và tập cho trẻ một số thói quen tự phục vụ bản thân.<br />
- Giới thiệu trước với trẻ về trường mầm non để gợi<br />
sự tò mò và hào hứng cho trẻ.<br />
- Cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh để trẻ<br />
đỡ nhút nhát.<br />
- Khích lệ, động viên trẻ mạnh dạn, tự tin đến môi<br />
trường mới; trao đổi với GV về sở thích hoặc đặc điểm<br />
của trẻ trước khi đưa trẻ đến lớp.<br />
- Cho trẻ sinh hoạt ở nhà theo thời gian đã quy định<br />
ở trường mầm non.<br />
<br />
2.5. Mức độ chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm<br />
non và cách xử lí của GV<br />
Các GV được khảo sát cho ý kiến về thực trạng mức<br />
độ chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường như sau: - Trẻ được<br />
chuẩn bị tốt: 31,74%; - Trẻ được chuẩn bị trung bình:<br />
65,08%; - Trẻ được chuẩn bị kém: 3,1%.<br />
Nhìn chung, phần lớn trẻ đã được chuẩn bị về tâm lí<br />
trước khi đến trường mầm non, tuy nhiên chủ yếu sự<br />
chuẩn bị chỉ ở mức trung bình. Một số trẻ được chuẩn bị<br />
tốt, được GV đánh giá thông qua sự thích ứng tốt của trẻ<br />
với trường mầm non; những trẻ được chuẩn bị kém chủ<br />
yếu là trẻ có nhiều biểu hiện chưa thích ứng. So sánh hai<br />
số liệu về mức độ thích ứng và mức độ chuẩn bị tâm lí<br />
cho trẻ đến trường có thể thấy: một số trẻ có khả năng<br />
thích ứng cao mặc dù chưa được chuẩn bị tâm lí ở mức<br />
tố. Một số ít trẻ thích ứng kém, cần được quan tâm, giúp<br />
đỡ hơn. Với những trẻ kém thích ứng, GV sẽ trao đổi để<br />
các bậc phụ huynh nắm được tình hình của con em mình,<br />
phối hợp với nhà trường, có biện pháp thích hợp giúp cho<br />
trẻ thích ứng tốt hơn. Ngoài ra, còn có một số cách xử lí<br />
sau đây:<br />
- Tạo cảm giác an toàn, yêu thương và bảo vệ trẻ ngay<br />
từ lúc đón trẻ và trong suốt thời gian trẻ ở trường. Thường<br />
xuyên tiếp xúc và quan sát, hỏi han, trò chuyện, chăm sóc<br />
để trẻ cảm thấy như ở nhà.<br />
- Nhắc nhở trẻ khác phải yêu thương và chia sẻ với<br />
bạn. Cho các bạn cùng lớp quây quần chơi với trẻ, tạo<br />
không khí vui tươi để trẻ hứng thú.<br />
- Tạo điều kiện, hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động<br />
của lớp cùng với các bạn để trẻ mau quen lớp, đỡ nhớ nhà.<br />
- Tìm hiểu nguyên nhân trẻ chưa thích ứng. Hỏi phụ<br />
huynh về những sở thích của trẻ để đáp ứng, kiên trì phối<br />
hợp với phụ huynh giúp trẻ làm quen với lớp.<br />
- Dỗ dành, chiều theo ý thích của trẻ.<br />
- Động viên, khen ngợi trẻ nhiều hơn trước lớp. Chú<br />
ý tới trẻ, gần gũi và thân thiện để trẻ có cảm giác an toàn,<br />
thoải mái khi đến lớp.<br />
- Có thể dẫn trẻ chơi ở sân, chơi đồ chơi một vài lần<br />
cho trẻ quen dần.<br />
- Cho trẻ cầm, ăn những món trẻ thích khi ở nhà.<br />
- Đến lớp nửa ngày trước cho quen dần.<br />
<br />
7<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 5-8<br />
<br />
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM...<br />
(Tiếp theo trang 19)<br />
<br />
- Mẹ nói với trẻ về những việc tốt khi tới trường: có<br />
nhiều bạn chơi, có cô giáo dạy hát múa, có nhiều đồ chơi<br />
đẹp, chiều bố mẹ sẽ đón sớm.<br />
- Ban đầu không cho con ăn trưa ở lớp, tới khi quen<br />
thì cho ăn.<br />
- Mẹ nói với trẻ về những hoạt động trẻ được làm khi<br />
đến lớp.<br />
- Cho trẻ vào học tại trường trẻ có bạn ở đó để trẻ có<br />
bạn chơi cùng.<br />
Nhìn chung, các cách làm của GV đều hướng tới giúp<br />
trẻ không bỡ ngỡ, lạ lẫm với trường, lớp. GV và các bạn<br />
cần động viên khuyến khích để trẻ bớt lo sợ, thích ứng dễ<br />
dàng hơn với trường mầm non.<br />
3. Kết luận<br />
Chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non là cần<br />
thiết để giúp trẻ có thể thích ứng tốt hơn với môi trường<br />
mới. Hầu hết GV mầm non đều nhận thấy tầm quan<br />
trọng của việc chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường và cho<br />
rằng, đây là trách nhiệm của cả phụ huynh và GV mầm<br />
non. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều trẻ chưa được chuẩn<br />
bị tốt, khiến trẻ kém thích ứng, khó khăn hòa nhập vào<br />
môi trường mới. Nếu trẻ chưa thích ứng, GV cần có<br />
biện pháp giúp trẻ yên tâm, dần hứng thú với các hoạt<br />
động của lớp. GV cũng đưa ra cách hướng dẫn phụ<br />
huynh chuẩn bị tâm lí cho trẻ để trẻ thích ứng dễ dàng<br />
hơn với trường mầm non, tránh gây sốc tâm lí khi trẻ<br />
chuyển sang môi trường mới lạ.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại<br />
trường mầm non rất đa dạng và phong phú, được bắt đầu<br />
từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ. Trong từng hoạt động đó,<br />
tuỳ theo điều kiện, nội dung của chúng mà giáo viên lựa<br />
chọn nội dung giáo dục môi trường phù hợp để tích hợp<br />
trong các nội dung giáo dục khác nhằm hình thành ở trẻ<br />
tri thức, kĩ năng và thái độ tích cực với môi trường. Trong<br />
quá trình tham gia các HĐTN, trẻ thể hiện TTCNT thông<br />
qua khát vọng nhận thức về thế giới xung quanh, trong<br />
hoạt động tư duy căng thẳng, sự nỗ lực về trí tuệ và ý chí<br />
cao trong quá trình lĩnh hội tri thức... hay chúng ta có thể<br />
hiểu ngắn gọn đó chính là “hứng thú” và “động cơ nhận<br />
thức”. Từ đây, giáo viên cần lưu ý đặc biệt đến việc tìm<br />
kiếm con đường và điều kiện cần thiết nhằm kích thích<br />
TTCNT của trẻ mẫu giáo trong quá trình giáo dục hành<br />
vi BVMT, mấu chốt sẽ nằm ở việc “tạo hứng thú nhận<br />
thức” và “thúc đẩy những động cơ học tập phù hợp”, tác<br />
động đến trẻ làm cho trẻ say mê, ham muốn và quyết tâm<br />
chiếm lĩnh được tri thức, hình thành kĩ năng và thái độ<br />
ứng xử phù hợp với môi trường.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Nguyễn Thị Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ<br />
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà<br />
trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[2] Nguyễn Thị Hòa (2007). Phát huy tính tích cực nhận<br />
thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học<br />
tập. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[3] Hoàng Thị Phương (2014). Giáo trình giáo dục môi<br />
trường cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Hoàng Thị Thu Hương - Trần Thị Thu Hoà - Trần<br />
Thị Thanh (2010). Hướng dẫn thực hiện nội dung<br />
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non.<br />
NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[5] Hoàng Phê (chủ biên, 2004). Từ điển tiếng Việt.<br />
NXB Đà Nẵng.<br />
[6] Hoàng Anh (chủ biên) - Đỗ Thị Châu - Nguyễn Thạc<br />
(2016). Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách. NXB<br />
Đại học Sư phạm.<br />
[7] Bộ GD-ĐT (2017). Kĩ năng xây dựng và tổ chức các<br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu<br />
học. NXB Đại học Sư phạm.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Lévy - Bruhl O (2000). L'adaptation de l'enfant à<br />
l'école maternelle. Enfance, 9,1, 57-64. OMEPFRANCE. Prêts pour l’école maternelle! Points de<br />
repère pour les parents. UNESCO Secteur de<br />
l’Education, Monographie No. 11.<br />
[2] Kowalski I (2010). Souffrance à l’école maternelle.<br />
Revue Spirale, No.53, pp. 85-94. Érès Toulouse.<br />
[3] Auduc J.L (2004). Parent, ne restez pas sur le<br />
trottoir de l’école. Edition Nathan, pp. 119-120.<br />
[4] Boulanger G - Balleyquier. Difficultés d’adaptation<br />
à l’entrée à l’école maternelle, réactions à l’école et<br />
dans la famille. Enfance, Année 1965, Volume 18,<br />
Numéro 5, pp. 587-602.<br />
[5] Phạm Khắc Chương (1998). Giáo dục gia đình.<br />
NXB Đại học Sư phạm.<br />
[6] Đinh Văn Vang (2009). Giáo trình tổ chức hoạt<br />
động vui chơi cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục<br />
Việt Nam.<br />
[7] Phan Thị Ngọc Yến - Hồ Thị Thanh Tâm (2011). Sự<br />
phát triển thể chất trẻ em. NXB Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội.<br />
<br />
8<br />
<br />