intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100" hy vọng đánh giá đúng về mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 dựa trên văn bản mới nhất quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội là thông tư 96/2020/TT-BTC. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100

  1. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NHÓM VN100 Nguyễn Đức Minh Bộ môn Toán, Đại học Thương mại Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm và ứng xử đúng mức với các vấn đề có ảnh hưởng đến các đối tượng hữu quan như cộng đồng, đối tác, khách hàng, người lao động và cả đối với môi trường, từ đó tạo ra giá trị cho các cổ đông. Một công ty thành công trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội có nghĩa là đã quan tâm và cân bằng được lợi ích của các đối tượng hữu quan trong hoạt động của mình. Bài viết này hy vọng đánh giá đúng về mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 dựa trên văn bản mới nhất quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội là thông tư 96/2020/TT-BTC. Từ khóa: Thông tin trách nhiệm xã hội (TNXH), môi trường, lao động, phục vụ cộng đồng. 1. Mở đầu Các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư nếu như trước đây chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận và làm thế nào để gia tăng giá trị của doanh nghiệp thì ngày nay, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và tham gia đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, các nhà quản trị quan tâm hơn đến các tác động xã hội và môi trường phát sinh hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm và ứng xử đúng mức với các vấn đề có ảnh hưởng đến các đối tượng hữu quan như cộng đồng, đối tác, khách hàng, người lao động và cả đối với môi trường, từ đó tạo ra giá trị cho các cổ đông. CSR bao gồm các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội và nó cũng bao gồm trách nhiệm vốn có của doanh nghiệp đối với xã hội, theo nghĩa rộng nhất, CSR được hiểu là bao gồm các đối tượng hữu quan, các nhóm lợi ích có sự quan tâm đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một công ty thành công trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội có nghĩa là đã quan tâm và cân bằng được lợi ích của các đối tượng hữu quan trong hoạt động của mình. Đáp ứng mục tiêu đó, hệ thống báo cáo trách nhiệm xã hội mà cụ thể là kế toán trách nhiệm xã hội (SRA) sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin, phản ánh quá trình hoạt 204
  2. động của doanh nghiệp đến các đối tượng hữu quan làm cơ sở đánh giá cho hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Trong các nghiên cứu trước đây về thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài viết của tác giả Hà Thị Thủy đăng trên tạp chí Phát triển và Hội Nhập năm 2019, đã có những đánh giá khái quát mức độ công bố thông tin TNXH của các doanh nghiệp; tuy nhiên các đánh giá này dựa trên các tiêu chí của Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI) để áp dụng vào thông tư 155/2015/TT-BTC. Cách đánh giá này không hoàn toàn phù hợp với thực trạng ở Việt Nam cũng như không đúng tinh thần của thông tư 155 trước đây, nay là 96/2020/TT-BTC, là văn bản của nhà nước quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, trong thời gian qua các doanh nghiệp niêm yết đã dần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công bố thông tin TNXH. Các doanh nghiệp niêm yết đã có ý thức hơn trong việc thực hiện TNXH và công bố thông tin TNXH. Đó là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này với hy vọng đánh giá đúng mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100. 2. Kế toán TNXH và công bố thông tin TNXH trên thế giới Kế toán trách nhiệm xã hội (Social Responsibility Accounting - SRA) được biết đến với những tên gọi khác nhau như Kế toán xã hội (Social Accounting – AC), kế toán phát triển bền vững (Sustainability Accounting - SA), kế toán xã hội và môi trường (Social and Environmental Accounting - SEA), kế toán xanh (Green Accounting - GA) … Việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau này, phụ thuộc vào quá trình phát triển của lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường của mỗi quốc gia và thế giới, phụ thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu, vào quan điểm của các tổ chức quốc tế v.v... Cụ thể, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, kế toán trách nhiệm xã hội quan tâm, chú trọng đến những khía cạnh về môi trường, vì vậy thuật ngữ thường được các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị sử dụng là kế toán xã hội và môi trường, và kế toán môi trường là một bô phận của kế toán trách nhiệm xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp, các quốc gia và toàn thế giới quan tâm, chú trọng đến sự phát triển bền vững và đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì thuật ngữ thường được sử dụng là kế toán phát triển bền vững (Huỳnh Đức Lộng, 2014, 2016). SRA là một thuật ngữ rất rộng, không có một định nghĩa thống nhất chính thức nào được công bố. Cho tới những năm 1980, với sự quan tâm ngày càng tăng về trách nhiệm xã hội và môi trường, thuật ngữ "kế toán xã hội" đã được một số học giả mở rộng thành "kế toán xã hội và môi trường". Chẳng hạn, Grey et al. (1987, trang ix) đã xác định kế toán xã hội và môi trường như sau: "... quá trình truyền đạt những ảnh hưởng xã hội và môi trường của hành động kinh tế của các tổ chức đến các nhóm lợi ích cụ thể trong xã hội và cho toàn xã hội nói chung. Như vậy nó mở rộng trách nhiệm giải trình của các tổ chức (đặc biệt là các công ty), ngoài vai trò truyền thống của hệ thống kế toán tài chính đối với chủ sở hữu, đặc biệt là các cổ đông. Việc mở rộng được xác định dựa trên giả định rằng các công ty có trách nhiệm thực thi rộng hơn so với chỉ đơn giản là để kiếm tiền cho các cổ đông.” 205
  3. Đây là định nghĩa được công nhận rộng rãi nhất và được trích dẫn trong rất nhiều các nghiên cứu trọng lĩnh vực này. Kế toán TNXH là cơ sở để doanh nghiệp ghi nhận các hoạt động liên quan đến TNXH và công bố thông tin TNXH. 3. Thực trạng công bố thông tin TNXH của các DNNY tại Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam, SRA chưa được phổ biến và quan tâm đúng mức. Cụ thể, trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam như các chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý liên quan đến chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo kế toán, phương pháp hạch toán… còn những khoảng trống rất lớn thông tin về SRA (Huỳnh Đức Lộng, 2016). Báo cáo về CSR đã được một số doanh nghiệp lớn thực hiện nhưng chủ yếu tập trung ở những doanh nghiệp lớn, có niêm yết trên sàn chứng khoán để đáp ứng theo yêu cầu công bố thông tin của các cơ quan chức năng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thực hiện một số loại báo cáo tùy theo các yêu cầu của các cơ quan quản lý như Tổng Cục Thống Kê, Cơ quan thuế, Bộ Tài Nguyên Môi Trường... Việc thực hiện SRA tại Việt Nam hiện nay là chưa bắt buộc do khuôn khổ các chuẩn mực và quy định về SRA còn có nhiều khoảng trống với quốc tế (Huỳnh Đức Lộng, 2016). Tuy nhiên, theo thông tư số 96/2020/TT-BTC ban hành ngày 16/11/2020 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán lại có đề cập đến một số nội dung về TNXH mà doanh nghiệp niên yết tại Việt Nam cần phải công bố. Các nội dung này bao gồm môi trường, lao động và phục vụ cộng đồng. Cụ thể, các thông tin đã được chỉ rõ tại phụ lục IV, phần I, mục 4 và mục 5; phụ lục IV, phần II, mục 6; phụ lục IV, phần III, mục 6. Các chỉ tiêu này được tổng hợp theo bảng sau: Bảng 1. Tổng hợp thông tin TNXH Chỉ tiêu CBTT Các thông tin công bố Chỉ tiêu CBTT Quản lý nguồn Tổng lượng nguyên vật liệu được sử dụng để sản liên quan đến nguyên vật liệu xuất môi trường Tỉ lệ phần trăm nguyên vật liệu được tái chế được sử dụng để sản xuất Tiêu thụ năng Năng lượng tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp lượng Năng lượng tiết kiệm được thông qua các sáng kiến sử dụng năng lượng hiệu quả Các báo cáo sáng kiến tiết kiệm năng lượng Tiêu thụ nước Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng Tỷ lệ phần trăm và tổng lượng nước tái chế và tái sử dụng Tuân thủ pháp Số lần bị xử phạt vi phạm do không tuân thủ luật luật về bảo vệ pháp và các quy định về môi trường môi trường Tổng số tiền do bị xử phạt vi phạm do không tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường Chỉ tiêu CBTT Chính sách với Số lượng lao động liên quan đến người lao động Mức lương trung bình đối với người lao động người lao động Chính sách lao động nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động Số giờ đào tạo trung bình mỗi năm 206
  4. Hoạt động đào Các chương trình phát triển kỹ năng và học tập liên tạo người lao tục để hỗ trợ người lao động động Chỉ tiêu CBTT Các hoạt động đầu tư cộng đồng và hoạt động phát triển cộng đồng liên quan đến cộng đồng, địa phương Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thông tư 96/2020/TT-BTC ban hành ngày 16/11/2020 của Bộ Tài Chính Sau khi thu thập thông tin từ báo cáo thường niên năm 2019 của các công ty niêm yết trong nhóm VN100, tác giả tổng hợp lại dựa trên các yêu cầu công bố thông tin của thông tư 96/2020/TT-BTC theo từng khoản mục của bảng 1. Mức độ công bố thông tin tính theo phần trăm số điểm đạt được nhờ công bố thông tin theo mỗi khoản mục. Với mỗi khoản mục công bố, doanh nghiệp được 1 điểm, không công bố sẽ nhận 0 điểm. Từ số điểm công bố thông tin, chúng tôi tính được tỉ lệ % dựa trên 15 khoản mục công bố thông tin. 3.1. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội nói chung 25 20 15 10 5 0 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% > 80% Hình 1. Tần suất công bố thông tin TNXH của DNNY trong nhóm VN100 Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả từ hình 1 cho ta thấy phần trăm công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 theo thứ tự mức độ công bố thông tin tăng dần. Theo đó, trong 100 doanh nghiệp khảo sát thì có 4 doanh nghiệp không cung cấp bất kì thông tin nào liên quan đến TNXH cho các bên liên quan, và 23 doanh nghiệp công bố đầy đủ, tức là trên 80% so với yêu cầu. Như vậy so với kết quả nghiên cứu trước đây (Hà Thị Thủy, 2019) thì số doanh nghiệp có mức khai báo 0% đã giảm (từ 12 xuống 4) và số doanh nghiệp công bố đầy đủ thông tin (trên 80%) đã tăng lên, cụ thể là từ 12 lên 23. 207
  5. 0.90 0.80 0.70 0.60 0.50 0.40 0.30 0.20 0.10 0.00 Hình 2. Mức độ công bố thông tin TNXH của DNNY trong nhóm VN100 Nguồn: Tính toán của tác giả Hình 2 cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ viễn thông có mức công bố thông tin thấp nhất (13%), thứ hai đến tài chính, chăm sóc sức khỏe và bất động sản, các doanh nghiệp còn lại đạt mức trung bình trở lên. Bảng 2. Tần suất công bố thông tin theo chỉ tiêu Chỉ tiêu CBTT Tần suất thông tin công bố Chỉ tiêu CBTT liên quan đến môi trường 32% Chỉ tiêu CBTT liên quan đến người lao động 65% Chỉ tiêu CBTT liên quan đến cộng đồng, địa phương 87% Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 2 cũng cho thấy các doanh nghiệp công bố thông tin chủ yếu tập trung đến các hoạt động phục vụ cộng đồng, có chú ý đến CBTT về người lao động, tuy nhiên với chỉ tiêu môi trường thì còn thiếu nhiều. 3.2. Mức độ công bố thông tin theo chỉ tiêu CBTT với từng nhóm ngành. Chỉ tiêu CBTT liên quan đến môi trường Hình 3 dưới đây hiển thị phần trăm công bố thông tin liên quan đến môi trường, đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, ta thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, tài chính, bất động sản, hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp là có mức độ công bố khá thấp; đặc biệt là dịch vụ viễn thông với 0% thông tin công bố. Các nhóm ngành còn lại có lượng thông tin công bố ở mức trung bình, trong đó cao nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng là 63%. 208
  6. 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% Hình 3. Mức độ CBTT liên quan đến môi trường Nguồn: Tính toán của tác giả Tương tự, hình 4 cho ta thấy mức độ công bố thông tin liên quan đến người lao động có mức trung bình cao hơn so với môi trường. Trừ nhóm ngành dịch vụ viễn thông đạt mức 20% là khá thấp, các nhóm ngành còn lại có mức độ công bố thông tin ở mức trung bình trở lên, đáng chú ý là các nhóm ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tiện ích và đặc biệt là năng lượng có mức công bố thông tin cao ở mức 100%. 120.00% 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% Hình 4. Mức độ CBTT liên quan đến người lao động Nguồn: Tính toán của tác giả Khác với hai nội dung công bố thông tin trước, chỉ tiêu liên quan đến cộng đồng, địa phương có mức trung bình khá cao (87%), với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thấp nhất cũng đạt mức 67%; các nhóm ngành công nghệ thông tin, năng lượng, dịch vụ viễn thông và hàng tiêu dùng đạt mức công bố 100%. 209
  7. Tuy nhiên, mức trung bình mặc dù cao, nhưng tiêu chuẩn này chỉ có 1 khoản mục, phải chăng cũng dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện để khai báo thông tin? 120.00% 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% Hình 5. Mức độ CBTT liên quan đến cộng đồng, địa phương Nguồn: Tính toán của tác giả Từ phân tích mức độ công bố thông tin theo từng chỉ tiêu, kết hợp phân tích chung, ta có thể một số nhận xét: - Các nhóm ngành như chăm sóc sức khỏe, tài chính thuộc nhóm có mức công bố thấp, trong khi lĩnh vực năng lượng, dịch vụ tiện ích lại có mức trung bình cao. Điều này phải chăng do đặc thù lĩnh vực hoạt động mà các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động này có mức công bố thông tin chênh lệch nhau? - Trung bình mức độ công bố thông tin theo chỉ tiêu môi trường khá thấp, trong khi lại khá cao với chỉ tiêu về cộng đồng địa phương. Kết quả này cũng cho biết các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 chủ yếu thể hiện TNXH qua hoạt động bề nổi như từ thiện, hỗ trợ học bổng…, trong khi những vấn đề liên quan đến môi trường như xử lý chất thải, sáng kiến tiết kiệm năng lượng, khí thải, … lại ít được quan tâm. - Chỉ tiêu về cộng đồng địa, phương chỉ có một khoản mục để công bố, dẫn đến doanh nghiệp không khó để đạt được mức công bố cao, so với tiêu chuẩn về môi trường có tới 9 khoản mục. Điều này liệu có làm cho doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào hoạt động bề nổi vì “dễ” đạt điểm cao? Những nhận xét trên đây sẽ là cơ sở cho những đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp. 4. Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin TNXH Với cơ quan quản lý - Cần có sự phân biệt các thông tin công bố theo đặc thù với từng nhóm ngành, nhờ đó giảm sự chênh lệch về công bố thông tin. 210
  8. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công bố thông tin TNXH phù hợp với tiêu chí của tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI). - Tăng cường công tác tuyên truyền về trách nhiệm cũng như lợi ích của doanh nghiệp trong công bố thông tin TNXH. - Có lộ trình để bắt buộc các doanh nghiệp báo cáo phát triển bền vững Với doanh nghiệp - Tích cực truyền thông tới nhân viên trong công ty nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của các hoạt động TNXH đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. - Có trang web riêng chuyên cung cấp thông tin TNXH. Tài liệu tham khảo 1. Huỳnh Đức Lộng, 2016, Kế toán TNXH – Công cụ quan trọng phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 124, 07/2016, p. 57-64. 2. Hà Thị Thủy, 2019, Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty niêm yết tại Việt Nam, tạp chí PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP, Số 46 (56) – Tháng 05 - 06/2019, p. 68-74. 3. Bộ Tài Chính, Thông tư số 96/2020/TT-BTC, hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 16/11/2020. 4. Freeman, (1984) “Strategic management: A stakeholder approach. Boston”: Pitman Publishing Inc., Boston. 5. Gray, R. H. (2009), “Is accounting for sustainability actually accounting for sustainability and how would we know? An exploration of narratives of organisations and the planet”, Accounting, Organizations and Sociaty, Vol 35, P. 47-62. 211
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0