Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu "Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam" được tiến hành nhằm làm rõ vai trò và đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam
- THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TRONG BỐI CẢNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Vương Thị Minh Đức Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm làm rõ vai trò và đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên, liên hệ với việc đào tạo kỹ năng mềm hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đại học. Từ khóa: kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, sinh viên 1. Đặt vấn đề Xã hội hiện đại không ngừng phát triển, sự đổi mới của công nghệ cùng với sự hội nhập quốc tế khiến cho môi trường luôn luôn biến đổi không ngừng, luôn tạo ra những thách thức, khó khăn đòi hỏi con người cần phải có những kỹ năng thích ứng với môi trường sống. Do đó, hiện nay, giáo dục không chỉ có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực với đội ngũ tri thức trẻ mà còn hướng tới mục tiêu phát triển về cả mặt kỹ năng mềm giúp con người có thể thích nghi được với mọi biến đổi của môi trường. Thực tế cho thấy sự thành công của con người còn được quyết định bởi các kỹ năng mềm. Nhờ có kỹ năng mềm, con người trở nên nhạy bén, linh hoạt, tư duy sáng tạo trong mọi tình huống. Kỹ năng mềm không chỉ do bản chất của con người mà còn phát triển thông qua quá trình học tập, trải nghiệm và các hoạt động thực tế. Trong những năm gần đây, các trường đại học đã bắt đầu triển khai việc đào tạo các kỹ năng mềm giúp cho sinh viên tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đào tạo các kỹ năng mềm chưa thật sự được đầu tư, do đó kỹ năng mềm của sinh viên còn thấp, nhiều sinh viên ra trường phải trải qua quá trình đào tạo lại của các doanh nghiệp sử dụng nhân lực mới có thể làm được việc. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Cách mạng 4.0 đã và đang diễn ra sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tao kỹ năng mềm cho sinh viên là điều rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết về kỹ năng mềm ➢ Khái niệm về kỹ năng mềm Theo Wikipedia: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động nào đó với việc vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện và thời gian nhất định. Kỹ năng còn được chia theo các kỹ năng chuyên biệt đòi hỏi các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng để đánh giá các kỹ năng được thể hiện ra bên ngoài. Có thể kể đến một số kỹ năng như: kỹ năng cứng, kỹ năng xã hội, kỹ năng lao động, kỹ năng con người, kỹ năng mềm...” 289
- Theo Wikipedia: “Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...”. Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Stanford Research Institute International và Carnegie Mellon Foundation với 500 CEO của Fortune đã cho thấy “người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị”. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Theo Từ điển Giáo dục học, “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”. Như vậy, theo cách định nghĩa này thì thuật ngữ kỹ năng mềm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của con người. Đó chính là hành vi ứng xử của mỗi người, là cách tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Tồn tại song song với những yêu cầu về mặt chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng là nhân tố có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại, hiệu quả hay kém chất lượng trong công việc và hoạt động thực tiễn. Nancy J. Pattrick (2008) cho rằng: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc.” Tạ Quang Thảo (2015), đề cập rằng: “Kỹ năng mềm là hệ thống các kỹ năng cơ bản được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hay tương tác với xã hội, cộng đồng, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, tổ chức của mỗi cá nhân nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc và thành đạt trong cuộc sống.” Lê Thị Hiếu Thảo (2017) cho rằng: “Kỹ năng mềm không thể hiện dưới dạng hữu hình có thể đếm được hay chứng nhận thông qua bằng cấp chuyên môn chẳng hạn mà nó thể hiện thông qua thái độ, cách thể hiện cũng như khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề của con người, tác giả cũng nhận định rằng kỹ năng mềm thuộc nhóm kỹ năng xã hội, là hệ thống những kỹ năng giúp cá nhân thiết lập và duy trì các mối quan hệ trong xã hội được chi phối bởi những yêu tố liên quan đến măt cảm xúc, ngôn ngữ, thái độ nhằm thiết lập ra những mối quan hệ xã hội tích cực để các cá nhân đạt được hiệu quả cao và hạnh phúc trong học tập.” Dựa vào các quan điểm ở trên, có thể rút ra được kỹ năng mềm là các kỹ năng về thực hành xã hội, là các kỹ năng liên quan về mặt cảm xúc, có ảnh hưởng và bị chi phối bởi các yếu tố thuộc tính cách con người, có khả năng thích nghi với các điều kiện để duy trì các mối quan hệ tích cực và giải quyết các vấn đề cuộc sống một cách hiệu quả. 290
- ➢ Đặc điểm của kỹ năng mềm - Kỹ năng mềm là khả năng thích nghi với các điều kiện để duy trì các mối quan hệ tích cực và giải quyết các vấn đề cuộc sống một cách hiệu quả. Kỹ năng mềm hình thành theo sự trải nghiệm, quá trình học hỏi, trau dồi phát triển bản thân hay từ những va chạm thực tế trong cuộc sống. Để có được những kỹ năng mềm tốt đáp ứng được nhu cầu công việc và cuộc sống, trước tiên phải có cái nhìn nhận và sự hiểu biết đúng đắn về kỹ năng mềm và tầm quan trọng của nó, rèn luyện tích cực, chủ động, sẵn sàng khai thác các yếu tố, tích lũy kinh nghiệm từ việc vận dụng lý thuyết vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và hoàn thiện các kỹ năng một cách hiệu quả nhất. - Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc mà kỹ năng mềm còn thể hiện sức mạnh trong việc thiết lập các mối quan hệ và duy trì mối quan hệ xã hội. Kỹ năng mềm giúp cá nhân thích ứng với hoàn cảnh khác nhau như làm việc nhóm, xử lý các tình huống, cách giải quyết các vấn đề hay sự thay đổi bất ngờ về môi trường sống và làm việc. - Kỹ năng mềm có tính cá nhân hóa cao do cùng một kiến thức truyền đạt nhưng do tính cách và nển tảng kiến thức của mỗi người mà cách vận dụng các kỹ năng trong cuộc sống lại khác nhau, hơn nữa còn có các kỹ thuật linh hoạt xử lý riêng biệt nên khó có thể đưa ra quy chuẩn chung về việc vận dụng các kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm được tích lũy từ những trải nghiệm thực tế, kỹ năng mềm không hoàn toàn hình thành thông qua truyền đạt về mặt lý thuyết mà thông qua đòi hỏi về khả năng thích ứng của chủ thể đối với môi trường thực tế và môi trường thì luôn luôn vận động và có sự biến đổi không ngừng. Do đó, có thể thấy, kỹ năng mềm chỉ thực sự tồn tại và phát huy hiệu quả khi chủ thể thích nghi và ứng biến linh hoạt các vấn đề thực tế bằng sự trải nghiệm. - Kỹ năng mềm sẽ giúp thể hiện kỹ năng chuyên môn một cách tối ưu và hiệu quả nhất, để có được các kỹ năng mềm tốt trước hết bản thân phải có những kiến thức chuyên môn vững vàng. Trong nghiên cứu của Jame C.Hansen, How to be Success in the job, Allyn and Bacon (1998) về lĩnh vực nghề nghiệp cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Do đó, kỹ năng mềm sẽ là “đòn bẩy” phát triển tư duy kỹ năng cứng một cách hiệu quả, chìa khóa để dẫn đến thành công là khi con người phải biết trau dồi và kết hợp cả hai nhóm kỹ năng một cách nhuần nhuyễn. - Kỹ năng mềm không phải là “cố định” cho tất cả các ngành nghề. Mỗi một ngành nghề sẽ có những nhóm kỹ năng mềm đáp ứng khác nhau. Các nhóm nghề khác nhau sẽ có những kỹ năng chuyên môn khác nhau và các kỹ năng mềm khác nhau để bổ trợ cho các kỹ năng chuyên môn giúp cho chủ thể thích nghi với môi trường nghề nghiệp, chủ động và linh hoạt hơn trong việc vận dụng và triển khai các kỹ năng cứng. Do đó, giữa các ngành nghề có sự giao thoa của các nhóm kỹ năng mềm với nhau. ➢ Các kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên hiện nay - Kỹ năng giao tiếp thuyết trình: Khả năng giao tiếp và thuyết trình là một yếu tố rất cần thiết đối với sinh viên. Khả năng đó đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp dễ dàng mở rộng mối quan hệ, giúp sinh viên tự tin hơn, có được kết quả học tập tốt hơn... Khả năng giao tiếp thuyết trình càng tốt thì cơ hội thành công càng lớn. 291
- - Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm hiểu một cách đơn giản đây là việc mọi người cùng nhau kết hợp, cùng nhau làm việc để phát triển ưu điểm của từng người, bổ sung những thiếu sót cho nhau, giúp đỡ nhau hoàn thiện tốt bản thân cùng đi đến mục đích cuối cùng và để công việc có thể đạt được kết quả cao nhất. - Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này giúp sinh viên phân bổ thời gian thực hiện các hoạt động, công việc trở nên hợp lý và hoàn thành tốt hơn. Có được khả năng này sẽ giúp cho sinh viên biết cách sắp xếp những hoạt động học tập, giải trí theo một trật tự ưu tiên cụ thể, đúc kết những bài học đã học được từ công việc, hoạt động của ngày hôm nay và nhanh chóng chỉnh sửa đặt mục tiêu cho ngày tiếp theo, tạo tính kỷ luật và thói quen, khả năng tập trung, thời gian biểu cụ thể và khoa học. - Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định: Khả năng giải quyết vấn đề là một quá trình tích lũy vốn kiến thức đúc rút ra từ những kinh nghiệm, bài học của bản thân khi va chạm với những hiện tượng, sự việc, sự kiện trong đời sống hàng ngày. - Kỹ năng lắng nghe: Đây là một quá trình tiếp nhận thông tin, người nghe chủ ý mong muốn được tập trung lắng nghe để lĩnh hội thông tin và có thể hiểu được điều người nói mong muốn truyền đạt. Trong cuộc sống, khả năng lắng nghe giúp cho sinh viên tiếp thu kiến thức cũng như xây dựng và phát triển mối quan hệ - Kỹ năng hội nhập và thích nghi: Đây là kỹ năng chủ động tìm kiếm, tìm hiểu về môi trường sống mới, thiết lập những mối quan hệ rộng và tích cực tham gia những hoạt động mang tính chất học hỏi và rèn luyện tích cực để có thể tạo động lực phát triển và biến mình trở thành một nhân tố đắc lực. Đối với những bạn sinh viên mới nhập trường thì đây là một kỹ năng, một công cụ hỗ trợ đắc lực để cho các bạn có thể nắm bắt, học hỏi và rèn luyện những kiến thức từ trường lớp đến ngoài xã hội. Giảm bớt sự e dè, lo âu, bỡ ngỡ, giúp củng cố sự tự tin, tạo động lực thúc đẩy quá trình học hỏi tiếp thu kiến thức, mở rộng mối quan hệ gia tăng kết quả đạt được một cách tích cực. Để có thể học hỏi và trau dồi kỹ năng này thật tốt thì chúng tôi có đưa ra một số ý kiến bạn có thể tham khảo: Bạn hãy chủ động tìm hiểu trang bị cho mình những kiến thức, thông tin cơ bản về môi trường sống mới mà bạn sẽ trưởng thành ở đó trong vài năm tới; chủ động tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện, những câu lạc bộ mà mình thích để có thể tiếp cận và mở rộng mối quan hệ. - Kỹ năng làm việc dưới áp lực: Đây là kỹ năng giúp cho sinh viên có thể hoàn thành đúng và đủ một số lượng công việc nhất định và đạt hiệu quả cao trong một khoảng thời gian cụ thể và không cảm thấy bị áp lực. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi: Đây là khả năng điều chỉnh và đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng trong mọi tình huống bằng những cách khác nhau, quan trọng nhất trong đó là lời nói và hành động. Điều chỉnh hành động cơ thể về trạng thái cảm xúc cân bằng là yếu tố quan trọng giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy, rèn luyện sự tự tin. - Kỹ năng tư duy, sáng tạo: Đây là khả năng tìm giải pháp và biện pháp phù hợp để cho phép sáng tạo và cải thiện khả năng tư duy của một cá nhân hoặc một tập thể cùng làm chung một công việc hay cùng nghiên cứu một lĩnh vực. Những yếu tố chính cơ bản cấu thành nên tư duy sáng tạo: tính mềm dẻo, sự thuần thục, sự độc đáo, tính chi tiết và tính nhạy cảm. 292
- 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm đối với sinh viên Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam đa phần đang đào tạo theo hình thức tín chỉ, với cơ chế này thì sinh viên sẽ trở thành người luôn phải chủ động trong việc tìm kiếm, lĩnh hội những tri thức khác nhau hay nói một cách đơn giản việc đào tạo theo hình thức tín chỉ đề cao tính tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của sinh viên. Việc này không những giúp sinh viên rèn luyện tính chủ động hơn trong quá trình học tập mà còn rèn luyện được rất nhiều những kỹ năng khác như lên kế hoạch một cách chi tiết để học và tự học, nghiên cứu những nhiều vấn đề khác nhau. Việc đào tạo theo hình thức tín chỉ không chỉ giúp ích cho sinh viên mà cũng là một cơ hội để các giảng viên có thể tìm hiểu thay đổi và phát triển những kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Tất cả đều được thay đổi theo hướng tăng tính chủ động, giảng viên sẽ đưa ra những phương án phù hợp để tăng tính kích thích cho sinh viên có hứng thú và xây dựng được một đam mê tự nghiên cứu mọi vấn đề đơn giản như: việc viết tiểu luận, viết báo cáo, làm việc nhóm hay trình bày một kết quả điều tra…; từ đó sẽ giúp cho sinh viên rèn luyện nhiều để nâng cao được các kỹ năng mềm phục vụ cho việc học, việc nghiên cứu hay trong đời sống xã hội… Chương trình đào tạo các ngành ở các trường đại học tại Việt Nam cũng có các khóa học đào tạo ngắn hạn về kỹ năng mềm cho sinh viên, trong đó có các khóa bắt buộc và khóa học tự chọn. Chương trình đào tạo cũng có các môn học giảng dạy về kỹ năng mềm như môn kỹ năng giao tiếp thuyết trình. Ngoài ra, ngay cả với các môn học khác, giảng viên cũng có kết hợp để giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng mềm, nhưng đa số không đi sâu và sinh viên không luyện tập được quá nhiều. Đây là một điểm cần phải khắc phục càng sớm càng tốt để nâng cao được kỹ năng mềm cho sinh viên. Thực tế hiện nay, việc đào tạo kỹ năng mềm đối với sinh viên ngày càng trở nên quan trọng. Nắm bắt được điều đó, một số trường đại học tại Việt Nam đã đi tiên phong trong việc đào tạo kỹ năng mềm, như: Trường Đại học Đại Nam thành lập Khoa Đào tạo và Phát triển kỹ năng mềm, đây cũng là một trong những trường đại học đầu tiên ở miền Bắc đưa kỹ năng mềm thành môn học chính khóa với chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; Trường Đại học Tài chính - Marketing quy định đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chính khóa với nhóm bốn kỹ năng hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học đại học (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy sáng tạo) và nhóm bốn kỹ năng hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình tìm việc và làm việc (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm việc, kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp); Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình đào tạo kỹ năng mềm gồm các kỹ năng bắt buộc trong chương trình chính khóa (tư duy phản biện, thích nghi với môi trường kinh doanh, hướng dẫn và phản hồi trong công việc, giải quyết vấn đề hiệu quả, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày/thuyết trình hiệu quả, tư duy dịch vụ) và các khóa học kỹ năng mềm hỗ trợ sinh viên tiệm cận môi trường làm việc thực tế (kỹ năng giao tiếp nâng cao, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và làm chủ cảm xúc, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc);… Như vậy, chúng ta có thể thấy các trường đại học tại Việt Nam đã quan tâm tới việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên một cách bài bản, có sự đầu tư về mặt chuyên môn để giúp sinh viên có thể thích ứng với môi trường làm việc ngay sau khi ra trường. Tuy nhiên, chương trình đào tạo kỹ năng mềm tại các trường đại học vẫn có những hạn chế nhất định về việc số lượng 293
- sinh viên trong một lớp, thiếu sự lồng ghép hiệu quả giữa lý thuyết và thực hành dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên được đào tạo kỹ năng mềm nhưng khi ra ngoài thực tế vận dụng những kỹ năng mềm còn hạn chế. Chương trình đào tạo kỹ năng tại các trường chủ yếu cung cấp, gợi mở những kỹ năng chung cho sinh viên nhưng còn thiếu các kỹ năng chuyên biệt cho từng nhóm công việc hay đối tượng đặc thù, trong khi đó doanh nghiệp đánh giá kỹ năng của sinh viên theo đặc thù công việc. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đào tạo kỹ năng mềm đối với sinh viên hiện nay là vô cùng cần thiết. Trong thời đại bùng nổ công nghệ số hiện nay, phương pháp giảng dạy truyền thống đã có nhiều thay đổi vươn tới không gian giáo dục hiện đại, toàn cầu với nền tảng số dựa trên sự kết nối của internet, giảng viên và sinh viên có thể tham gia vào các lớp học trực tuyến, lớp học ảo với các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại như công cụ mô phỏng, công cụ seminar điện tử, các phần mềm hỗ trợ thực hành…; do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đào tạo kỹ năng sẽ giúp sinh viên có điều kiện được thực hành nhiều kỹ năng hơn. Hiện nay, có nhiều phần mềm hiện đại giúp sinh viên có thế không cần lên lớp trực tiếp vẫn có thể học và thực hành như các phần mềm tạo video hướng dẫn, giải thích, kết nối người học quan các phím ghi hình màn hình, nhận dạng bằng âm thanh, tường thuật giọng nói, thực hành các tình huống với sự hỗ trợ của các phần mềm thực tế ảo. Nhờ có những ứng dụng hiện đại này, người học có thể thực hành ngay các tình huống kỹ năng mềm trong thực tế được xây dựng thành các bài tập tình huống được đưa vào chương trình đào tạo. Người học cũng có thể lựa chọn cách thức học, lộ trình học theo định hướng cá nhân. Giảng viên sử dụng các ứng dụng hỗ trợ với các công nghệ hiện đại trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật… với sự hỗ trợ của những công nghệ hiện đại này sẽ giúp người học trở nên hứng thú hơn trong học tập kỹ năng mềm, giúp các giờ học kỹ năng trở nên hấp dẫn hơn không chỉ là những giờ truyền đạt lý thuyết với các tình huống đơn giản. Không chỉ thay đổi ở cách thức giảng dạy, trong quá trình đào tạo kỹ năng mềm, việc xây dựng kho học liệu số giúp người học dễ dàng tiếp cận, tra cứu thông tin, chia sẻ ý tưởng, tìm hiểu những lĩnh vực mình cần quan tâm yêu cầu những kỹ năng gì, từ đó giúp người học tiếp cận gần hơn với những kỹ năng đặc thù với phần công việc mà mình hướng tới sau khi tốt nghiệp. Quá trình tương tác với các công nghệ hiện đại trong học tập nghiên cứu cũng tạo ra các cơ hội cho sinh viên được tiếp cận thông tin mới mẻ, đa dạng, cơ hội tương tác trong không gian đa chiều, phát triển được năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vẫn đề có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy giáo dục mở giúp người học đạt hiệu quả học tập cao hơn, có cơ hội truy cập tới các nguồn tri thức ở trong và ngoài nước thức đẩy phát triển năng lực cá nhân, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng nhanh với công việc trong tương lai. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có thể giúp giảng viên ứng dụng nhiều cách tiếp cận và nhận được những phản hồi từ phía sinh viên, tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và người học, giữa người học với nhau. Ngoài ra, công nghệ cũng tạo ra môi trường học tập tích cực, có thể kết hợp giữa giảng dạy trực tiếp và trực tuyến, giúp người học có thể linh hoạt trong việc phân bổ thời gian cho việc học tập các môn học trong chương 294
- trình đào tạo đại học và kỹ năng mềm, phát huy khả năng nghiên cứu độc lập, thành thạo trong sử dụng công nghệ. Do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảng dạy kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 4. Một số khuyến nghị Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng trong việc phát triển và thích nghi với môi trường liên tục thay đổi. Kỹ năng mềm thật sự cần thiết đối với sinh viên trong quá trình học tập và làm việc, chính vì thế sinh viên cần phải có những nhận thức đúng đắn, rèn luyện và trau dồi các kỹ năng mềm để giúp cho sinh viên có những bước đệm vững chắc về sau. Việc phát triển các kỹ năng mềm ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này chi phối lẫn nhau. Với sự thay đổi của xã hội ngày nay càng đòi hỏi sự thích nghi với môi trường liên tục thay đổi nên việc phát triển kỹ năng mềm ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại các trường đại học hiện nay còn tồn tại một số hạn chế nhất định như số lượng sinh viên ở mỗi lớp còn đông, việc thực hành kỹ năng còn bất cập, sự phối kết hợp giữa các trường đại học và các đơn vị sử dụng nhân lực còn tồn tại những hạn chế nhất định. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đào tạo, nâng cao hiệu quả đào tạo kỹ năng mềm, tác giả đưa ra một số khuyến nghị: Thứ nhất: Các trường đại học cần xem xét đưa kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo như một học phần bắt buộc, đánh giá tiêu chí về năng lực kỹ năng mềm song song với các kỹ năng chuyên môn. Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, phần mềm thực hành, mô hình thực tế ảo để thực hành tình huống kỹ năng… để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp không những vững vàng về chuyên môn mà còn tự tin về kỹ năng mềm. Thứ hai: Tổ chức đào tạo các khóa học kỹ năng mềm cho sinh viên phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra. Phát triển các chương trình đào tạo có tích hợp kỹ năng mềm và tiếp cận đào tạo theo chuẩn đầu ra quy định. Nâng cao chất lượng các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhà trường kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức các buổi trải nghiệm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm thực tế môi trường làm việc từ đó rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Thứ ba: Cần có những định hướng về nội dung, phương thức đào tạo phù hợp nâng cao hiệu quả nhằm phát triển kỹ năng nói chung và kỹ năng mềm nói riêng cho sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới trong phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ hiện đại, đầu tư các cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập phát triển của sinh viên. Trang bị các phòng học chuyên môn về kỹ năng mềm cho sinh viên. Thứ tư: Thành lập tổ chuyên môn kỹ năng mềm thuộc sự quản lý của hội sinh viên, đoàn thanh niên nhằm chịu trách nhiệm về phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên, xây dựng các bài test kỹ năng mềm, đánh giá các kỹ năng mềm của sinh viên từ đó có những giải pháp khắc phục hạn chế trong việc phát triển kỹ năng mềm của mỗi sinh viên. Phát triển, thành lập thêm nhiều câu lạc bộ về các kỹ năng mềm giúp sinh viên trau dồi, phát triển các kỹ năng, tạo ra nhiều hoạt động sân chơi thu hút được sự tham gia của sinh viên hơn nữa. 295
- Tài liệu tham khảo 1. Bernd Schulz. (2008), “The Importance of Soft Skills: Education beyond academic knowledge”. Journal of Language and Communication, June 2008, 146-154. 2. Esa Ahmad, Asri Selamat, Mohammad Talha Mohamed Idris. (2015), “SoSTeM Model Development for Application of Soft Skills to Engineering Students at Malaysian Polytechnics”. International Education Studies, Vol. 8, No. 11, 2015. Published by Canadian Center of Science and Education. 3. G. Dogara, M. S. B. Saud, Y. B. Kamin and M. S. B. Nordin (2020), “Project-Based Learning Conceptual Framework for Integrating Soft Skills Among Students of Technical Colleges”. IEE Access, Vol. 8, 2020. 4. Jame C.Hansen (1998), How to be Success in the job, Allyn and Bacon, ine. 5. Nancy J. Pattrick. (2008), Social skills for teenagers and adults with asperger syndrome. Jessica Kingsley Publisher. 6. Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2021), Vai trò của ứng dụng công nghệ trong dạy và học đại học hiện nay, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro-cua-viec- ung-dung-cong-nghe-trong-day-va-hoc-dai-hoc-hien-nay 7. Lê Thị Hiếu Thảo (2017), “Đổi mới tư duy về kỹ năng mềm trong sinh viên thời đại công nghiệp 4.0”. NXB Khoa học Kỹ thuật, xuất bản năm 2017. 8. Tạ Quang Thảo (2015), “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc theo tiếp cận chuẩn đầu ra”. Luận án Tiến sĩ. 9. Quyết định 1084/QĐ-ĐHTCM (2016), Quyết định về việc ban hành “Quy định đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chính khóa của Trường Đại học Tài chính - Marketing” 10. Một số website: - https://dainam.edu.vn/vi/tin-tuc/truong-dai-hoc-dai-nam-thanh-lap-khoa-dao-tao- va-phat-trien-ky-nang-mem - https://nhaphoc.ueh.edu.vn/dinh-huong-sau-nhap-hoc/ho-tro-va-cham-soc/ky- nang/hoat-dong-dao-tao-ky-nang-mem-tai-ueh/ 296
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 108 | 14
-
Thực trạng và chất lượng phát triển kỹ năng nghề nghiệp ở bậc đại học trong mối quan hệ với doanh nghiệp
7 p | 71 | 7
-
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
8 p | 69 | 7
-
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học FPT Cần Thơ
15 p | 59 | 6
-
Thực trạng và giải pháp về đào tạo kỹ năng sư phạm và hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên sư phạm kỹ thuật
6 p | 109 | 5
-
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam
8 p | 28 | 5
-
Chất lượng đào tạo cử nhân Luật tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 29 | 4
-
Đào tạo giáo viên phổ thông – nhìn từ góc độ đào tạo kỹ năng sư phạm
8 p | 48 | 4
-
Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo hệ thống tín chỉ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
13 p | 19 | 3
-
Phát triển chương trình dạy nghề theo mô đun thực trạng và một số giải pháp
5 p | 12 | 3
-
Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ
9 p | 126 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4.0
4 p | 48 | 2
-
Học chế tín chỉ và thực trạng việc đào tạo kỹ sư đô thị chuyên ngành Năng lượng – Thông tin iên lạc theo học chế tín chỉ tại khoa Kỹ thuật đô thị
9 p | 12 | 2
-
Thực trạng phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học theo hệ thống tín chỉ
11 p | 6 | 2
-
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian ở các trường Mầm non thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
3 p | 10 | 2
-
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Hải Dương đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
7 p | 4 | 1
-
Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
9 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn