YOMEDIA
ADSENSE
Thực trạng đáp ứng công nghệ thông tin cho phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam
40
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Qua bài viết, đưa ra những đánh giá về mức độ phát triển của công nghệ thông tin cho sự phát triển đô thị thông minh Việt Nam làm cơ sở cho việc kiến nghị một số giải pháp hướng tới nước ta xây dựng được 5 thành phố thông minh đến năm 2020.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng đáp ứng công nghệ thông tin cho phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam
THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAM<br />
<br />
ThS. Nguyễn Thị Lệ<br />
Trường Đại học Thương mại<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Đô thị hóa và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho sự ra<br />
đời và phát triển của các đô thị thông minh trở thành một điều tất yếu. Việt Nam<br />
cũng không nằm ngoài xu hướng này, chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đô<br />
thị thông minh ở nước ta giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Để<br />
có thể nghiên cứu thí điểm và phát triển thành công đô thị thông minh ở Việt Nam<br />
cần có sự chuẩn bị tốt những tiền đề về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, lĩnh vực<br />
công nghệ thông tin ở Việt Nam chưa có được sự phát triển và bắt kịp với nhu cầu<br />
vận hành thành phố thông minh. Qua bài viết, tác giả đưa ra những đánh giá về<br />
mức độ phát triển của công nghệ thông tin cho sự phát triển đô thị thông minh Việt<br />
Nam làm cơ sở cho việc kiến nghị một số giải pháp hướng tới nước ta xây dựng<br />
được 5 thành phố thông minh đến năm 2020.<br />
Từ khóa: Công nghệ thông tin, đô thị thông minh<br />
<br />
1. Quan điểm về đô thị thông minh<br />
Hiện nay, chưa có nhà khoa học nào chỉ ra khái niệm thống nhất về đô thị<br />
thông minh. Theo nguồn Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia (2019): “Thành phố<br />
thông minh hay đô thị thông minh như là một hệ thống hữu cơ tổng thể được kết nối<br />
từ nhiều hệ thống thành phần với hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể hành xử thông<br />
minh như con người, gồm mạng viễn thông số (dây thần kinh), hệ thống nhúng<br />
thông minh (não bộ), các cảm biến (giác quan) và phần mềm (tinh thần và nhận<br />
thức) để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính<br />
quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên<br />
thiên nhiên”.<br />
Có nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ở các thành phố, các khu đô thị được ứng<br />
dụng thông tin, ứng dụng hệ thống cảm biến và trở nên thuận lợi hơn giúp người<br />
dân có sự hài lòng cao hơn về chất lượng cuộc sống như: Ở Trung Quốc, Brazil,<br />
Qatar, nhờ việc ứng dụng cảm biến để theo dõi tình hình rò rỉ nước sạch nhằm<br />
chống thất thoát nước ở thành phố đã làm giảm được giảm 40-50% rò rỉ nước. Hệ<br />
thống quản lý rác thải thông minh tại thành phố Cincinnati của Mỹ đã giảm được<br />
17% tỷ lệ phát xạ ô nhiễm từ rác thải. Cũng nhờ việc áp dụng hệ thống giao thông<br />
<br />
<br />
151<br />
thông minh ở các đường cao tốc ở Anh đã làm giảm 30% thời gian đi lại và 50%<br />
các vụ tai nạn giao thông.<br />
Như vậy có thể hiểu đơn giản hơn nữa: Thành phố thông minh là thành phố<br />
có thể sử dụng dữ liệu tiện ích để cải thiện mức độ hài lòng của cư dân, là thành phố<br />
giàu thông tin và được kết nối trong một mạng lưới hạ tầng đô thị và dịch vụ đầy<br />
đủ, năng động và an toàn. Là nơi mà các dịch vụ internet được vận hành một cách<br />
an toàn để quản lý tài sản của thành phố như hoạt động của các bộ máy tổ chức, hệ<br />
thống thông tin, trường học, hệ thống giao thông, thư viện, bệnh viện, hệ thống cấp<br />
nước, xử lý chất thải, các dịch vụ công cộng…<br />
2. Thực trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam thời 4.0<br />
Những năm gần đây, với việc mong muốn xây dựng chính phủ điện tử cũng<br />
như đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu của doanh nghiệp và người dân nên hệ thống cơ<br />
sở hạ tầng công nghệ thông tin đã có những đầu tư khá lớn. Việt Nam là một quốc<br />
gia có hạ tầng CNTT và viễn thông tiên tiến. Năm 2016, cả nước đạt số thuê bao di<br />
động/100 dân là 139,2/100 dân mà số thuê bao cố định chỉ đạt 6,04/100 dân và có<br />
xu hướng ngày càng đi xuống. Xu thế này cũng hợp với xu hướng chung của thế<br />
giới trước những giá trị sử dụng to lớn mà điện thoại di động mang lại cho cuộc<br />
sống hàng ngày nhờ những nội dung phong phú và tương tác trực tiếp mọi nơi, mọi<br />
lúc. Số lượng người sử dụng internet trên thị trường băng rộng cố định tăng nhanh<br />
làm nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm ngành công nghệ thông tin. Theo thống<br />
kê của bộ thông tin và truyền thông số người sử dụng internet đã tăng đến 50,23<br />
triệu người trong năm 2016.<br />
Số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng<br />
tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây. Đến năm 2017, số doanh nghiệp phần<br />
cứng, điện tử đăng ký hoạt động là trên 3.404 doanh nghiệp, doanh nghiệp phần<br />
mềm là trên 7.433 doanh nghiệp và doanh nghiệp nội dung số là 2.700 doanh<br />
nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập lớn như vậy cho thấy thị<br />
trường công nghệ thông tin ở Việt Nam là rất tiềm năng. Doanh thu mà ngành công<br />
nghiệp công nghệ thông tin đem lại lên tới trên 67.693 triệu USD trong năm 2017.<br />
Ngành công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở phục vụ nhu cầu trong nước mà đã<br />
tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài với kim ngạch đạt 6.789 triệu USD và ngành này<br />
đã đóng góp cho ngân sách khoảng 93 nghìn tỷ đồng năm 2016. Với lượng doanh<br />
nghiệp đăng ký tăng sẽ là cơ hội cho việc hợp tác và chuyển giao tốt các công nghệ<br />
mới phục vụ cho sự phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam.<br />
Bên cạnh đó, tỷ lệ số người sử dụng internet ở Việt Nam là khá cao. Đến<br />
năm 2015, Việt Nam có 49,3 triệu người dùng internet và đến năm 2016 Việt Nam<br />
có 50,2 triệu người dân sử dụng internet. Tỷ lệ số người sử dụng internet của Việt<br />
<br />
152<br />
Nam đạt gần 50% cao hơn của tỷ lệ chung trên thế giới là 42.2% của châu Á là<br />
34,8%. Điều này giúp cho Việt Nam có lợi thế cho sự phát triển của đô thị thông<br />
minh do lượng người truy cập và sử dụng internet nhiều. Bên cạnh đó, người dân<br />
Việt Nam được đánh giá khá nhanh nên dễ tiếp cận được với các công nghệ mới.<br />
Các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới cũng nhận định công nghệ tiên tiến vào<br />
Việt Nam rất nhanh và nước ta có nhiều chính sách tốt để thu hút những công nghệ<br />
mới này. Với thực tế về số lượng sử dụng dịch vụ internet khá đông đảo đã làm cho<br />
doanh thu ở lĩnh vực viễn thông, internet của nước ta đã đạt mức 6.062,23 triệu<br />
USD năm 2015 và 6.158,08 triệu USD năm 2016 với sự góp mặt của các nhà mạng<br />
lớn là Viettel, Mobifone, Vietnammobile, VNPT.<br />
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước giúp cho<br />
việc giảm thiểu các thủ tục hành chính cũng như các chi phí phát sinh. Tính đến<br />
năm 2016, tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ công chức thuộc cơ quan ngang bộ và<br />
cơ quan thuộc chính phủ là 87,94% và ở các Ủy ban nhân dân tỉnh, tỉnh phố trực<br />
thuộc trung ương là 95,26%. Tỷ lệ máy tính kết nối internet là trên 94%. Theo số<br />
liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông đến năm 2016, 100% các cơ quan<br />
nhà nước đã có trang/cổng thông tin điện tử, có đơn vị chuyên trách về công nghệ<br />
thông tin, có mạng nội bộ. Các dịch vụ công trực tuyến đã được nghiên cứu và triển<br />
khai như: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, kê khai hóa đơn thuế<br />
qua mạng, đấu thầu qua mạng, đăng ký kinh doanh qua mạng, đăng ký giao dịch<br />
đảm bảo, cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù<br />
hợp quy định an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử<br />
năm 2017, chỉ có 45% các doanh nghiệp có website, 99,64% doanh nghiệp đã kê<br />
khai thuế điện tử (694.000 doanh nghiệp) và 95,31% doanh nghiệp làm thủ tục hải<br />
quan điện tử. Việt Nam đang hướng tới việc điện tử hóa các thủ tục quản lý hành<br />
chính công. Điều này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân cũng như<br />
doanh nghiệp về thời gian và chi phí đi lại.<br />
Hơn nữa, qua báo cáo về chỉ số sẵn sàng cho sự phát triển và ứng dụng công<br />
nghệ thông tin (ICT) ở Việt Nam (2018), về mức độ xếp hạng chung của các bộ, cơ<br />
quan ngang bộ có dịch vụ công thì Bộ Tài Chính xếp thứ nhất trong năm 2018 với<br />
chỉ số là 0,9263 và xếp thứ hai là Bảo hiểm xã hội Việt Nam (0,9175), Ngân hàng<br />
Nhà nước Việt Nam (0,727), các cơ quan còn lại có mức đánh giá ở mức 0,6 và thấp<br />
nhất là Thanh tra chính phủ có chỉ số sẵn sàng cho sự phát triển và ứng dụng công<br />
nghệ thông tin là 0,0466.<br />
Về xếp hạng ICT theo các thành phố trực thuộc trung ương thì Đà Nẵng xếp<br />
vị trí thứ nhất (0,9407), TP Hồ Chí Minh xếp thứ 2 (0,6652), Hà Nội đứng thứ ba<br />
(0,6473), Quảng Ninh xếp thứ 4 (0,6396) và thấp nhất là tỉnh Hậu Giang các chỉ số<br />
đều là 0. Do đó, Việt Nam không thể xác định phát triển đô thị thông minh ở tất cả<br />
<br />
<br />
153<br />
các tỉnh thành mà hiện tại tập trung vào 5 thành phố lớn có sự phát triển mạnh về cơ<br />
sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các yếu tố liên quan đến dân cư là: Đà<br />
Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Phú Yên.<br />
Mặc dù có những điểm mạnh nhất định trong việc ứng dụng công nghệ thông<br />
tin để phát triển đô thị thông minh nhưng những yếu tố này vẫn còn những điểm<br />
yếu là:<br />
Về cơ sở dữ liệu để xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam vẫn chưa<br />
được thực sự đồng bộ, số liệu và dữ liệu giữa các ngành còn lệch và chưa ăn khớp.<br />
Tính minh bạch của dữ liệu chưa cao. Qua phần phân tích chỉ số ứng dụng thông tin<br />
của các bộ, cơ quan ngang bộ đã cho thấy sự khập khiễng trong hệ thống hành chính<br />
khi mà bộ tài chính có chỉ số ứng dụng rất cao nhưng về thanh tra chính phủ và Bộ Tài<br />
nguyên và môi trường lại chiếm thấp 0,33 và thấp hơn nữa là 0,0466. Điều này làm cho<br />
việc phát triển đô thị thông mình đã có sự tập trung ở những thành phố lớn có chỉ số<br />
ứng dụng công nghệ thông tin cao vẫn gặp phải những trở lực nhất định.<br />
Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin vẫn còn nhiều bất cập điều này sẽ<br />
khiến cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các đô thị thông minh sẽ bị hạn<br />
chế bởi công nghệ luôn có sự thay đổi không ngừng. Theo số liệu thống kê từ Bộ<br />
Thông tin và Truyền thông (2017), tính đến năm 2016, ngành công nghệ thông tin<br />
của Việt Nam đã thu hút được trên 780 nghìn người lao động trong đó: 568 nghìn<br />
người lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử; 97 nghìn<br />
người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm; 47 nghìn người làm trong<br />
lĩnh vực công nghiệp nội dung số và 68 nghìn người làm trong lĩnh vực dịch vụ<br />
công nghệ thông tin (trừ bán buôn và phân phối). Và mức lương của người lao động<br />
trong ngành công nghệ thông tin ở mức khá cao so với mức thu nhập bình quân đầu<br />
người ở Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu thống kê năm 2017, thu nhập bình quân 1<br />
lao động trong lĩnh vực phần cứng, điện tử là 3.866 USD/người/năm, lĩnh vực phần<br />
mềm là 6.849 USD/người/năm; lĩnh vực nội dung số là 6.189 USD/người/năm; lĩnh<br />
vực dịch vụ công nghệ thông tin là 5.609 USD/người/năm. Với mức lương khá cao<br />
như vậy, ngành công nghệ thông tin vẫn giữ vai trò là ngành “hot” trong việc thu<br />
hút lực lượng lao động tham gia vào như: Lập trình ứng dụng điện thoại, quản trị cơ<br />
sở dữ liệu, kỹ sư phần mềm, thiết kế game video, quản trị mạng, chuyên gia bảo<br />
mật, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính, phát triển và thiết kế website, thông<br />
tin y tế kỹ thuật, quản lý công nghệ.<br />
Nhân lực cho ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 4.0 ở nước ta là vấn<br />
đề rất cần sự quan tâm vì hiện nay nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong<br />
ngành này là rất lớn và cấp bách, vượt qua khả năng đáp ứng của ngành đào tạo<br />
nhân lực. Trong báo cáo của Measureing the Informaton Society 2014 của ITU, chỉ<br />
số kỹ năng CNTT - TT của Việt Nam năm 2011 đứng ở vị trí 108/152 và năm 2012<br />
là 99/152 nhưng 2013 lại là 101/152. Điều này cho thấy mặc dù kỹ năng công nghệ<br />
<br />
154<br />
thông tin ở Việt Nam có tăng theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhưng<br />
việc chạy đua trong cuộc cách mạng 4.0 của nhân lực Việt Nam so với nước trong<br />
khu vực và trên thế giới vẫn còn những hạn chế. Theo phát biểu của ông Phan Tâm<br />
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (14/11/2018): “Trong báo cáo về mức<br />
độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới mới đây<br />
công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cánh mạng<br />
4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn<br />
cao. So sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt<br />
Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines.”<br />
Hiện nay, khoảng cách giữa nội dung đào tạo và yêu cầu của nhà tuyển dụng<br />
trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn khá lớn. Theo con số thống kê tháng 12/2010<br />
của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có 277 trường đại học, học viện và cao<br />
đẳng đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin. Và hiện nay, các trường đại học<br />
chưa có nhiều khoa học, môn học chuyên sâu về công nghệ nội dung số. Theo thông<br />
tin từ Văn phòng hỗ trợ du học Viet Future: “Dự báo đến năm 2020, nếu vẫn giữ tốc<br />
độ phát triển như hiện nay, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân sự ngành CNTT, tức là<br />
mỗi năm các công ty thiếu 80.000 nhân sự. Trong khi đó, mỗi năm nước ta chỉ có<br />
khoảng 32.000 sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp. Nhưng trong số đó, lại có rất ít sinh<br />
viên đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.” Sinh viên ngành công nghệ thông tin<br />
nói riêng và khối kỹ thuật nói chung có nhược điểm là thiếu nghiêm trọng kiến thức<br />
xã hội về môi trường công nghiệp. Do vậy, ngay cả khi đã được tuyển dụng, sinh viên<br />
mới ra trường gần như không có hiểu biết về cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu ra quyết<br />
định của doanh nghiệp và do đó không hiểu được lộ trình nghề nghiệp của bản thân<br />
và không khớp được lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Hơn nữa, trình độ<br />
ngoại ngữ của người lao động là một trở lực khá lớn cho việc tham gia vào làm việc<br />
tại các doanh nghiệp IT lớn, có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.<br />
Bên cạnh đó, mặt bằng chung chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường<br />
đại học công nghệ mới chỉ đáp ứng được yêu cầu nhỏ của các doanh nghiệp thuộc<br />
ngành công nghệ thông tin. Phần lớn, các doanh nghiệp này khi sử dụng lao động mới<br />
ra trường đều cần một khoảng thời gian nhất định để đào tạo, huấn luyện thêm kỹ năng<br />
làm việc cũng như trình độ chuyên môn. Hơn thế nữa, ý thức, thái độ và trách nhiệm<br />
của nhân lực trong ngành này cũng không ổn định, tính chất công việc có nhiều biến<br />
đổi làm cho người lao động có tâm lý nhảy việc. Theo điều tra của Viện nghiên cứu<br />
quốc tế Stanford, người ta chỉ cần 25% kiến thức chuyên môn, còn lại là 75% kỹ năng<br />
mềm để đạt được thành công trong công việc. Làm việc trong lĩnh vực công nghệ<br />
thông (đặc biệt là nội dung số), người lao động cần phải am hiểu về tâm lý người dùng,<br />
tư duy sáng tạo, truyền thông thương hiệu,… Nhưng những kiến thức này hầu hết các<br />
trường kỹ thuật chưa cho sinh viên tiếp cận và trải nghiệm.<br />
<br />
<br />
155<br />
3. Một số giải pháp về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển<br />
đô thị thông minh ở Việt Nam<br />
Sự nhanh nhạy, sự hòa nhịp của người dân vào việc xây dựng đô thị thông<br />
minh chính là đòn bẩy cho các cơ quan chức năng nghiên cứu để sớm triển khai<br />
thành phố mà chất lượng đời sống, sinh hoạt của người dân trở nên tốt hơn. Trong<br />
nội dung bài viết, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:<br />
Thứ nhất, cần phát triển tốt hạ tầng công nghệ thông tin ở tất cả các cơ quan<br />
bộ, ngang bộ. Qua đó giúp cho sự điều phối từ phía nhà nước đối với đô thị thông<br />
minh hiệu quả hơn. Đồng thời, việc kịp thời đón nhận và xử lý những góp ý, thắc<br />
mắc của người dân trở nên nhanh chóng. Có như vậy, chất lượng các dịch vụ tại đô<br />
thị thông minh mới thực sự đem lại sự hài lòng cao cho người dân sống trong các<br />
thành phố thông minh đó.<br />
Thứ hai, phát triển cơ sở dữ liệu một cách đồng bộ. Có như vậy việc ra quyết<br />
định xử lý trong thành phố thông minh mới trở nên thống nhất và hiệu quả. Cùng<br />
với việc phát triển cơ sở dữ liệu là việc phải đảm bảo mức độ an toàn, bảo mật cho<br />
những dữ liệu này để tránh tình trạng kẻ xấu sử dụng những thông tin, dữ liệu này<br />
với mục đích phi pháp.<br />
Thứ ba, phát triển tốt nhân lực ngành công nghệ thông tin để có thể kịp thời<br />
bắt kịp với những thay đổi trong công nghệ mới. Tránh đưa thành phố thông minh<br />
nhưng lại sử dụng toàn là các công nghệ lỗi thời. Để có thể phát triển tốt nhân lực<br />
cho ngành công nghệ thông tin cần có sự kết hợp từ phía nâng cao chất lượng giáo<br />
dục tại các trường học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại doanh<br />
nghiệp và càng hiệu quả hơn khi có sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp trong và<br />
ngoài nước với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước trong việc đào tạo nhân lực<br />
công nghệ thông tin cho Việt Nam.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2017), “Sách trắng về công nghệ thông tin và<br />
truyền thông Việt Nam 2017”, NXB Thông tin và Truyền thông.<br />
2. Bô Thông tin và Truyền thông (2018), “Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho sự phát<br />
triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2018”,<br />
Hội tin học Việt Nam.<br />
3. Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định 950/QĐ-TTg Phê duyệt đề án phát triển đô thị<br />
thông mình bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng năm 2030.<br />
4. Đ.K. Hà (2017), Smart city: Đô thị thông minh là gì, cập nhật 28/2/2019,<br />
https://doimoisangtao.vn/news/2017/10/9/phn-1-tng-quan-v-th-thng-minh-<br />
smart-city.<br />
<br />
156<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn