intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng

Chia sẻ: ViChaelice ViChaelice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của người Stiêng thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, khi phân tích ở khía cạnh đa chiều tỷ lệ nghèo vẫn cao do những thiếu hụt về bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng

  1. 68 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA NGƢỜI STIÊNG(*) NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT* Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của người Stiêng thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, khi phân tích ở khía cạnh đa chiều tỷ lệ nghèo vẫn cao do những thiếu hụt về bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Có nhiều yếu tố tác động đến giảm nghèo bền vững của người Stiêng, như: trình độ học vấn và tay nghề còn thấp, bất bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo, phần lớn người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, việc làm chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động giản đơn, y tế và chăm sóc sức khỏe hạn chế… r n cơ sở ph n t ch thực trạng các yếu tố tác động, bài viết đề uất giải pháp về nh m giảm nghèo bền vững cho người ti ng Từ khóa: giảm nghèo bền vững, thực hiện chính sách, thách thức, người Stiêng Nhận bài ngày: 26/8/2020; đưa vào bi n tập: 28/8/2020; phản biện: 2/9/2020; duyệt đăng: 24/9/2020 1. MỞ ĐẦU những thành tựu nổi bật về giảm Giảm nghèo là một trong những nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của nhận, trong đó có các dân tộc thiểu Đảng và Nhà nước Việt Nam trong số(1). Tuy nhiên, 53 dân tộc thiểu số quá trình xây dựng và phát triển kinh có sự khác biệt lớn về kinh tế, xã hội tế - xã hội của đất nước. Công cuộc và văn hóa, vì vậy, hiệu quả của chính giảm nghèo được nhìn nhận, tiếp cận sách giảm nghèo ở các dân tộc thiểu một cách toàn diện từ Đại hội lần thứ số là không đồng đều. Một số dân tộc VIII của Đảng (năm 1996) và tiếp tục thiểu số có tỷ lệ nghèo đa chiều thấp được duy trì, phát triển trong những và tốc độ giảm nghèo nhanh, như: kỳ đại hội sau. Hệ thống chính sách Tày (tỷ lệ 27,5% năm 2012 giảm còn giảm nghèo được xây dựng phù hợp 11,9% năm 2016); Mường (tỷ lệ với thực tiễn từng giai đoạn, ngày 23,6% giảm còn 7,3%); Nùng (tỷ lệ càng được hoàn thiện theo hướng 32,3% giảm còn 12,9%)…; trong khi bền vững. một số dân tộc thiểu số khác lại có tỷ Đến nay, Việt Nam đã đạt được lệ nghèo đa chiều cao, tốc độ giảm nghèo chậm và có khoảng cách xa so với người Kinh (tỷ lệ 12,8% năm 2012 * Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. giảm còn 6,4% năm 2016), như:
  2. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG… 69 Hmông (tỷ lệ 88,7% giảm còn 76,2%); 2011, 2016) do Tổng cục Thống kê Dao (tỷ lệ 56,2% giảm còn 37,5%)… tiến hành. (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt 2. KHÁI NIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP Nam - Bộ Lao động - Thương binh và ĐO LƢỜNG NGHÈO Xã hội - UNDP, 2018: 46). 2.1. Khái niệm nghèo Người Stiêng là một trong bốn dân tộc Có nhiều định nghĩa khác nhau về đói thiểu số tại chỗ ở vùng Đông Nam Bộ nghèo, song, nhìn chung đều phản (Mạ, Chơ ro, Mnông và Stiêng), có ánh các khía cạnh không có hoặc ít 23.875 hộ, 100.752 nhân khẩu (Ủy được hưởng thụ những nhu cầu cơ ban Dân tộc - Tổng cục Thống kê, bản ở mức tối thiểu của con người; 2020: 45), sinh sống tập trung ở tỉnh mức sống thấp hơn mức sống trung Bình Phước và một số ở tỉnh Đồng bình của cư dân địa phương; thiếu Nai, Tây Ninh… Công cuộc giảm hoặc không có cơ hội lựa chọn để nghèo ở người Stiêng trong những tham gia vào quá trình phát triển của thập kỷ qua đã đạt được những kết cộng đồng. Việt Nam thừa nhận định quả tích cực, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghĩa về đói nghèo của Hội nghị thách thức cho giảm nghèo bền vững. Chống đói nghèo khu vực Châu Á - Nghiên cứu về giảm nghèo bền vững Thái Bình Dương, do Ủy ban Kinh tế - ở người Stiêng, bài viết tập trung vào Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương ba nội dung chính, đó là: 1) Khái niệm (ESCAP) tổ chức tháng 9/1993 tại và phương pháp đo lường nghèo; 2) Bangkok (Thái Lan): đói nghèo “là tình Chính sách và kết quả thực hiện chính trạng một bộ phận dân cư không sách giảm nghèo bền vững ở người được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu Stiêng; 3) Một số yếu tố thách thức cơ bản của con người mà những nhu đối với giảm nghèo bền vững ở người cầu này đã được xã hội thừa nhận Stiêng. Bài viết cũng đề xuất một số theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội giải pháp góp phần giảm nghèo bền và phong tục tập quán của địa vững ở người Stiêng. phương” (Thủ tướng Chính phủ, 2003: Nguồn số liệu chủ yếu của bài viết từ 17). Như vậy, không có chuẩn nghèo “Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015” cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện và “Kết quả điều tra thu thập thông tin cụ thể của từng quốc gia và thay đổi về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân theo thời gian và không gian. tộc thiểu số năm 2019” (viết tắt là Điều 2.2. Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo tra dân tộc thiểu số 2015, 2019) do Ủy Trước năm 2015, Việt Nam sử dụng ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê phương pháp đo lường nghèo đơn thực hiện và Tổng điều tra nông thôn, chiều dựa vào mức thu nhập hoặc chi nông nghiệp và thủy sản năm 2011 và tiêu của cư dân. Tuy nhiên, cách tiếp 2016 (viết tắt là Điều tra nông thôn cận này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế.
  3. 70 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 Từ năm 2016, Việt Nam chuyển đổi 3.1.1. Chương trình mục tiêu quốc phương pháp đo lường nghèo sang gia về giảm nghèo tiếp cận nghèo đa chiều. Các tiêu chí Năm 1996, lần đầu tiên vấn đề xóa đói tiếp cận đo lường nghèo đa chiều giai giảm nghèo được đặt thành Chương đoạn 2016-2020 gồm có: tiêu chí về trình xóa đói giảm nghèo (Đảng Cộng thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt sản Việt Nam, 1996: 221). Năm 1998, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh cận dịch vụ xã hội cơ bản được xem mục 7 chương trình mục tiêu quốc gia, xét ở 5 lĩnh vực, có 10 chỉ số đo trong đó có Chương trình xóa đói lường, đó là: 1) Y tế (tiếp cận các dịch giảm nghèo (viết tắt là Chương trình). vụ y tế, bảo hiểm y tế); 2) Giáo dục Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt (trình độ giáo dục của người lớn, tình Nam thực sự bứt phá khi trở thành trạng đi học của trẻ em); 3) Nhà ở một hệ thống chính sách xã hội của (chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở quốc gia. Chương trình được thực bình quân đầu người); 4) Điều kiện hiện trên phạm vi cả nước, ưu tiên sống (nước sạch và vệ sinh); 5) Tiếp nguồn lực đầu tư cho các địa bàn cận thông tin (sử dụng dịch vụ viễn nghèo và khó khăn để giảm sự cách thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông biệt giữa các vùng miền. Chương tin). Như vậy, chuẩn nghèo của Việt trình được ban hành phù hợp với tình Nam áp dụng cho giai đoạn 2016- hình thực tiễn trong từng giai đoạn. 2020 áp dụng theo Quyết định số Giai đoạn năm 2016-2020, các dự án 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính thành phần của Chương trình bao phủ ngày 19/11/2015(2). gồm: 1) Chương trình 30a; 2) Chương 3. CHÍNH SÁCH VÀ KẾT QUẢ THỰC trình 135; 3) Dự án hỗ trợ phát triển HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và BỀN VỮNG Ở NGƢỜI STIÊNG nhân rộng mô hình giảm nghèo trên 3.1. Chính sách giảm nghèo bền địa bàn các xã ngoài Chương trình vững ở Việt Nam 30a và Chương trình 135; 4) Dự án Hệ thống chương trình, chính sách truyền thông và giảm nghèo về thông giảm nghèo ở Việt Nam bao gồm hai tin; 5) Dự án nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. phần chính: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (nay là giảm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững) và Các chính sách nghèo bền vững có các nội dung, hoạt hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. động chính, đó là: Hầu hết chính sách giảm nghèo giai - Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu đoạn 2016-2020 không phải là chính phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở sách mới mà được kế thừa từ giai các địa bàn nghèo và khó khăn; đoạn trước, có tác động trực tiếp hoặc - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng gián tiếp đến người nghèo. hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm
  4. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG… 71 nghèo; thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát - Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, nghèo. hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc + Nhóm chính sách về nhà ở: cho hộ thiểu số trên địa bàn các huyện nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, hỗ - Truyền thông và giảm nghèo về thông trợ tiền mặt để hộ tự tổ chức xây tin; dựng nhà ở. - Nâng cao năng lực và giám sát, + Chính sách hỗ trợ tiền điện: hỗ trợ đánh giá thực hiện Chương trình mục tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. tháng hoặc tiền mặt hàng năm cho 3.1.2. Các chính sách hỗ trợ cho hộ các loại nhiên liệu thay thế cho điện nghèo, hộ cận nghèo (đối với hộ không tiếp cận được điện lưới quốc gia). Có thể chia thành hai nhóm chính sách, đó là: + Nhóm chính sách về trợ giúp pháp lý: cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí - Nhóm chính sách hỗ trợ nâng cao cho người nghèo; tổ chức một số hoạt thu nhập, gồm: chính sách đào tạo động tuyên truyền, trợ giúp pháp lý nghề và giải quyết việc làm; chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nhóm hướng đến cộng đồng nghèo (xã chính sách về tín dụng ưu đãi. nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn). - Nhóm chính sách cải thiện tiếp cận 3.2. Kết quả giảm nghèo bền vững các dịch vụ cơ bản, bao gồm: ở ngƣời Stiêng + Nhóm chính sách về giáo dục và Tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho đào tạo: hỗ trợ trực tiếp cho người đi giảm nghèo bền vững. Tăng trưởng học (cấp học bổng, miễn Biểu đồ 1. Thu nhập và chi tiêu bình quân của người giảm học phí, hỗ trợ chi phí Stiêng (triệu đồng/người/năm) học tập, hỗ trợ bán trú…); tín dụng giáo dục (cho vay học sinh, sinh viên); cử tuyển; thu hút giáo viên về các vùng khó khăn; giáo dục song ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số và đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục. + Nhóm chính sách hỗ trợ y tế: chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho thành Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả Điều tra nông viên hộ nghèo; hỗ trợ mua thôn 2011 và 2016; Phạm Linh Chi và các tác giả, bảo hiểm y tế cho đối tượng 2018: 141.
  5. 72 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 kinh tế giúp cho hộ tăng thu nhập và nghèo là 11,9% và tỷ lệ hộ cận nghèo chi tiêu, từ đó có thể giảm nghèo về là 7,4% (Ủy ban Dân tộc - UNDP, tiền tệ và giảm nghèo đa chiều (Viện 2016: 49, 53); năm 2019, tỷ lệ hộ Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - nghèo là 13,8% và tỷ lệ hộ cận nghèo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - là 8,5% (Ủy ban Dân tộc - Tổng cục UNDP, 2018: 27). Thu nhập và chi Thống kê, 2020: 45). Năm 2019, tỷ lệ tiêu bình quân nhân khẩu của người hộ nghèo và hộ cận nghèo tăng so với Stiêng năm 2016 so với năm 2011 năm 2015, bởi từ năm 2016 phương tăng rõ rệt. Năm 2011, mức thu nhập pháp đo lường nghèo đã chuyển đổi bình quân không đáp ứng cho chi tiêu từ đơn chiều sang đa chiều và theo bình quân, đến năm 2016, mức thu chuẩn nghèo quốc gia áp dụng cho nhập bình quân đã lớn hơn chi tiêu giai đoạn 2016-2020. Như vậy, tỷ lệ bình quân. nghèo ở người Stiêng đã giảm mạnh dù đo lường nghèo theo thu nhập hay Để đánh giá tình trạng nghèo, Bộ Lao đa chiều. Tuy tỷ lệ nghèo theo thu động - Thương binh và Xã hội xác nhập đã giảm mạnh và ở mức thấp, định tỷ lệ hộ nghèo nhằm mục đích song khi xét đến tỷ lệ nghèo theo không chỉ giảm sát nghèo mà còn để chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ này ở xác định đối tượng phân bổ ngân sách người Stiêng còn cao. hỗ trợ. Nhiều báo cáo của các tổ chức đo lường tỷ lệ người nghèo thay vì tỷ Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở lệ hộ nghèo, vì nó phản ánh chính xác người Stiêng là 69,9%. Trong đó, xét số lượng người nghèo theo chỉ số của từng tiêu chí, tỷ lệ hộ thực tế. Biểu đồ 2. Tỷ lệ hộ thiếu hụt các chỉ số đo lường nghèo Theo kết quả Điều tra đa chiều ở người Stiêng năm 2015 nông thôn 2011 và 2016, ở người Stiêng, tỷ lệ người nghèo căn cứ theo thu nhập là 42,3% (năm 2011) giảm mạnh còn 14,4% (năm 2016); tương tự tỷ lệ người nghèo đa chiều là 74,1% (năm 2011) giảm mạnh còn 42,9% (năm 2016) (Phạm Linh Chi và các tác giả, 2018: 141). Theo kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số, Nguồn: Tác giả xây dựng từ kết quả Điều tra 53 dân tộc năm 2015, tỷ lệ hộ thiểu số 2015 (Ủy ban Dân tộc, UNDP, 2016: 52).
  6. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG… 73 thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, thách thức với giảm nghèo (Oxfam, thiếu hụt lớn nhất là bảo hiểm y tế (tỷ 2008: 11)… Ở người Stiêng, một số lệ 55,7%) và trình độ giáo dục của yếu tố thách thức đối với giảm nghèo người lớn (tỷ lệ 55,3%); mức độ thiếu bền vững có thể kể đến đó là: trình độ hụt thấp nhất là tài sản phục vụ tiếp học vấn và trình độ chuyên môn kỹ cận thông tin (tỷ lệ 19,5%) và tình thuật, bất bình đẳng trong giáo dục và trạng đi học của trẻ em (tỷ lệ 20,6%); đào tạo, lao động và việc làm, y tế và các chỉ số khác ở mức trung gian, sử chăm sóc sức khỏe… dụng dịch vụ viễn thông (tỷ lệ 40,8%), 4.1. Trình độ học vấn và trình độ nhà tiêu hợp vệ sinh (tỷ lệ 30,3%), chuyên môn kỹ thuật nguồn nước sinh hoạt (tỷ lệ 22,7%), Hội đồng Quốc tế về khoa học (ICSU) diện tích nhà ở (tỷ lệ 22%) và chất và Hội đồng Khoa học xã hội Quốc tế lượng nhà ở (tỷ lệ 21,6%)(3) (Ủy ban (ISSC) (2015) đã chỉ ra: “Giáo dục Dân tộc - UNDP, 2016: 52). đóng vai trò then chốt đưa con người Kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số thoát khỏi nghèo đói” (dẫn theo năm 2019 của Ủy ban Dân tộc cho UNESCO, 2016: 8). Theo UNESCO thấy, mặc dù tỷ lệ nghèo của người (2015: 1): Giáo dục mang lại sinh kế Stiêng theo chuẩn nghèo đa chiều đã tốt hơn, nâng cao thu nhập, ngăn giảm đáng kể, song tỷ lệ hộ cận chặn nghèo đói kinh niên truyền qua nghèo vẫn còn cao, tính chung tỷ lệ các thế hệ. hộ nghèo và cận nghèo là 22,3%. Phần lớn các chỉ số đạt được về giáo 4. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN dục và đào tạo của người Stiêng hiện GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở NGƢỜI vẫn ở mức thấp, thấp hơn mức chung STIÊNG 53 dân tộc thiểu số, có khoảng cách Có nhiều yếu tố tác động đến công xa so với người Kinh, thường ở vị trí cuộc giảm nghèo, như việc hoạch thứ 40 trở xuống, có những chỉ số xếp định và tổ chức thực hiện chính sách, thứ 53 trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nam. địa phương (Đỗ Kim Chung và các tác Năm 2019, tỷ lệ người Stiêng trong độ giả, 2015); vai trò của vốn con người tuổi đi học phổ thông nhưng không đi (Trần Phúc Thành, 2014); số năm đi học, ở cấp tiểu học (tỷ lệ 7,5%) chỉ học bình quân thấp; tỷ lệ lao động qua thấp hơn người Gia Rai (tỷ lệ 8,3%); ở đào tạo thấp; chăm sóc sức khỏe sinh hai cấp học là trung học cơ sở (tỷ lệ sản của phụ nữ thấp; tỷ lệ hôn nhân 39,6%) và trung học phổ thông (tỷ lệ cận huyết cao; cơ cấu thu nhập của 14,1%) có tỷ lệ cao nhất trong 53 dân hộ cũng là yếu tố quan trọng (Viện tộc thiểu số. Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Mặc dù, tỷ lệ người Stiêng từ 15 tuổi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trở lên biết đọc biết viết chữ phổ thông và UNDP, 2018: 14); biến đổi khí hậu tăng, từ 61% (năm 2015) lên 62,6%
  7. 74 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 Bảng 1. Tình hình giáo dục ở người Stiêng năm 2015 và 2019 Năm 2015 Năm 2019 Chỉ tiêu Tỷ lệ Xếp Tỷ lệ Xếp (%) thứ (%) thứ Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết chữ phổ 61,0 39 62,6 41 thông Tỷ lệ người đi học đúng tuổi ở cấp tiểu học 86,2 42 91,2 52 Tỷ lệ người đi học đúng tuổi ở cấp trung học cơ sở 44,3 53 51,3 52 Tỷ lệ người đi học đúng tuổi ở cấp trung học phổ thông 9,0 50 14,1 53 Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc, 2015 và 2019. (năm 2019), nhưng lại tụt Biểu đồ 3. Trình độ giáo dục cao nhất của người hạng từ thứ 39 (năm 2015) Stiêng từ 15 tuổi trở lên đạt được năm 2019 xuống thứ 41 (năm 2019) trong 53 dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người Stiêng đi học đúng tuổi theo cấp học, năm 2019 tăng so với năm 2015, nhưng vẫn ở thứ hạng thứ 52 và 53 trong 53 dân tộc thiểu số (Bảng 1). Năm 2019, trình độ giáo dục cao nhất của người Stiêng từ 15 tuổi trở lên đạt được phần lớn là tiểu học Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc, và dưới tiểu học (chiếm 2019. 83,1%), cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung 53 dân tộc thiểu số (tỷ 53 dân tộc thiểu số (tỷ lệ 9,1%). lệ 51,7%). Trình độ học vấn tốt Ở xã Tân Hiệp(4) (huyện Long Thành, nghiệp trung học cơ sở và trung học tỉnh Đồng Nai), nhiều học sinh tiểu phổ thông chính là nền tảng để tiếp học người Stiêng sử dụng tiếng Việt tục được đào tạo nghề, tuy nhiên, tỷ còn hạn chế, ảnh hưởng việc tiếp thu lệ người Stiêng có trình độ trung học kiến thức các môn học, khó khăn khi cơ sở (chiếm 12,7%) và trung học phổ theo học ở cấp cao hơn. Bên cạnh đó, thông (chiếm 2,9%), thấp hơn mức ở các cấp học (Trường Tiểu học Tân chung 53 dân tộc thiểu số (tỷ lệ là Hiệp và Trường Trung học cơ sở Tân 28,1% và 11,1%). Tỷ lệ người có trình Hiệp), không có giáo viên nào là độ từ sơ cấp trở lên chiếm chưa tới người Stiêng và cũng không có giáo 2% (Biểu đồ 3), thấp hơn mức chung viên người Kinh thông thạo tiếng
  8. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG… 75 Stiêng để có thể hỗ trợ việc học tập có sự khác biệt trong các chỉ số phát của học sinh Stiêng được tốt hơn. triển giữa nam và nữ, và sự phát triển Theo ông Điểu P. Trưởng Khu dân tộc, năng lực của phụ nữ thấp hơn nam xã Tân Hiệp cho biết: “ inh hoạt trong giới, nhất là ở những quốc gia chậm gia đình, trong Khu d n tộc, đồng bào phát triển. Bất bình đẳng giới thực sự chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ. Khi vào vừa là một trong những nguyên nhân lớp 1, trẻ con học b ng tiếng Việt thì cơ bản của tình trạng đói nghèo, vừa rất bỡ ngỡ. Cô giáo không biết tiếng là rào cản lớn đối với sự phát triển dân tộc, khi dạy mà chúng nó không bền vững và tác động tiêu cực không hiểu thì cũng chịu thôi chẳng biết phải chỉ đến phụ nữ mà đến tất cả các giải thích thế nào… Lớp 1 lên lớp 2 thì thành viên trong xã hội (Nguyễn Duy lên thôi chứ đọc viết tiếng Việt được Dũng, 2020). cũng phải lớp 4, lớp 5” (Phỏng vấn Theo ICSU và ISSC: “Nếu được tiếp sâu ông Điểu P, 54 tuổi). cận bình đẳng, giáo dục tạo nên một Kết quả khảo sát 90 học sinh Stiêng sự khác biệt rõ rệt trong công tác giảm từ lớp 3 đến lớp 5 tại 6 trường tiểu thiểu bất bình đẳng về kinh tế - xã hội” học(5) ở thị xã Đồng Xoài, huyện Hớn (dẫn theo UNESCO, 2016: 8). Thực Quản và huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình tế, phụ nữ dân tộc thiểu số còn gặp Phước) vào tháng 4/2019 trong rất nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận nghiên cứu của Hồ Xuân Mai (2019: 1, hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay 11) cũng cho thấy “trên thực tế, các (UNFPA, 2011: 24). Ở các dân tộc em sử dụng tiếng Việt chưa thực sự thiểu số, nhìn chung các chỉ số đạt tốt, ngay trong phạm vi trường học”, được về giáo dục và đào tạo ở nam có 98% học sinh Stiêng diễn đạt kém đều cao hơn nữ, điều này cho thấy ở cả văn viết và văn nói, “nguyên tình trạng bất bình đẳng giới trong nhân chính là do các em không đủ giáo dục và đào tạo vẫn tồn tại (Phạm vốn từ, không thường xuyên giao tiếp Linh Chi và các tác giả, 2018: 61), và bằng tiếng Việt, không biết cách diễn xu hướng này cũng xảy ra ở người đạt”. Stiêng. 4.2. Bất bình đẳng giới trong giáo Ở tất cả các dân tộc thiểu số, tỷ lệ dục và đào tạo nam biết đọc, biết viết chữ phổ thông Theo Báo cáo phát triển con người đều cao hơn tỷ lệ này ở nữ, tuy mức năm 2019 của Chương trình Phát chênh lệch có khác nhau ở mỗi tộc triển Liên hợp quốc (UNDP), hai thập người. Mức chênh lệch này giữa nam kỷ đầu thế kỷ XXI, mặc dù các quốc và nữ ở người Stiêng rõ rệt, cao hơn gia đã đạt được những bước tiến nhiều so với mức chênh lệch này ở trị đáng kể về phát triển con người, song số chung 53 dân tộc thiểu số và có sự tình trạng bất bình đẳng vẫn còn phổ cải thiện không đáng kể trong năm biến (UNDP, 2019: 1). Các quốc gia 2019 so với năm 2015 (Bảng 2).
  9. 76 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 Bảng 2. Tỷ lệ nam, nữ biết đọc biết viết lực lượng lao động là cơ sở quan chữ phổ thông ở người Stiêng so với 53 trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ở dân tộc thiểu số năm 2015 và 2019 đồng bào dân tộc thiểu số, cho xây Đơn vị: % dựng, hoạch định các chính sách Năm 2015 Năm 2019 giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao Dân tộc Nam Nữ Nam Nữ giáo dục và đào tạo nghề, đảm bảo an Stiêng 72,5 49,8 72,8 53,6 sinh xã hội. Để giảm nghèo bền vững, 53 dân tộc 85,6 72,8 86,7 75,1 việc làm không chỉ tác động đến thu thiểu số nhập, mà còn đem lại lợi ích xã hội, Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban như: những chuyển đổi tích cực trong Dân tộc, 2015 và 2019. đời sống xã hội, cân bằng cuộc sống Bảng 3. Trình độ giáo dục cao nhất đạt (Ủy ban Dân tộc - Tổng cục Thống kê, được của nam, nữ người Stiêng năm 2020: 83). 2019 Đơn vị: % Mười năm qua, tỷ lệ người Stiêng từ 15 tuổi trở lên có việc làm giảm từ Người 53 dân tộc Stiêng thiểu số 99,5% (năm 2009) xuống còn 95,3% Chỉ tiêu Nam Nữ Nam Nữ (năm 2015) và tăng lên 96% (năm Dưới tiểu học 43,8 55,4 20,4 30,8 2019). Do học vấn của người Stiêng thấp và đào tạo nghề hạn chế nên hầu Tiểu học 38,3 28,3 27,4 24,8 hết lao động có việc làm của người Trung học cơ sở 13,0 12,5 30,5 25,5 Stiêng từ 15 tuổi trở lên không có trình Trung học phổ 3,2 2,6 12,1 10,2 độ chuyên môn kỹ thuật (tỷ lệ 97,9%), thông Sơ cấp 0,5 0,3 2,0 1,3 bằng tỷ lệ này ở người Xinh Mun và Trung cấp 0,4 0,2 2,8 2,3 chỉ xếp sau người La Hủ (tỷ lệ 98,3%) Cao đẳng 0,2 0,3 1,4 1,9 trong 53 dân tộc thiểu số, cao hơn Đại học trở lên 0,4 0,3 3,3 3,3 mức chung 53 dân tộc thiểu số (tỷ lệ Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban 89,7%) (Bảng 4). Dân tộc, 2019. Bảng 4. Tỷ lệ lao động có việc làm của người Stiêng từ 15 tuổi trở lên theo trình Số liệu từ Bảng 3 cho thấy mức chung độ chuyên môn cao nhất đạt được so với so với 53 dân tộc thiểu số thì trình độ 53 dân tộc thiểu số năm 2019. giáo dục cao nhất đạt được của người Đơn vị: % Stiêng từ 15 tuổi trở lên ở nữ dưới 53 dân tộc Chỉ tiêu Stiêng tiểu học (chiếm 55,4%) cao hơn ở thiểu số nam (chiếm 43,8%); từ cấp tiểu học Không có trình độ 97,9 89,7 trở lên thấp hơn ở nam. chuyên môn kỹ thuật Sơ cấp 1,3 2,8 4.3. Lao động và việc làm Trung cấp 0,3 2,8 Mức độ tham gia thị trường lao động, Cao đẳng 0,2 1,7 chất lượng chuyên môn kỹ thuật của
  10. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG… 77 Đại học trở lên 0,3 3,0 động nên ảnh hưởng đến sinh kế, chi Tổng số 100 100 phí cho điều trị bệnh chiếm một tỷ Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban trọng lớn trong chi tiêu của người dân, Dân tộc, 2019. nhất là người nghèo (Huy Hà, 2014). Vì vậy, hệ thống y tế, chăm sóc sức Một thập kỷ qua, phần lớn lao động khỏe và bệnh tật có mối liên hệ chặt người Stiêng làm nông và lao động chẽ với đói nghèo. giản đơn. Tỷ lệ lao động làm việc Đến năm 2019, hệ thống y tế và sức trong khu vực dịch vụ và các ngành khỏe ở vùng đồng bào Stiêng được nghề khác năm 2019 tăng hơn so với cải thiện rõ rệt. Vùng Đông Nam Bộ có năm 2015 và năm 2009, nhưng mức 100% xã có trạm y tế kiên cố và bán tăng thấp. Trong 53 dân tộc thiểu số, kiên cố. Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn người Stiêng là 1 trong 4 dân tộc thiểu quốc gia ở vùng Đông Nam Bộ là số (Chơ ro, Ơ đu, Brâu và Stiêng) 92,5% (Bình Phước là 88,3%; Đồng không có lao động là “lãnh đạo trong Nai là 99%; Tây Ninh là 100%). Tuy các ngành, các cấp và các đơn vị” nhiên, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ, ở (Bảng 5). vùng Đông Nam Bộ chỉ có 72,9% Bảng 5. Tỷ lệ lao động có việc làm theo (Bình Phước là 58,3%; Tây Ninh là nghề nghiệp ở người Stiêng 47%). Nhiều chỉ số đạt được về sức Đơn vị: % khỏe của người Stiêng tăng so với Năm năm 2015, tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn Chỉ tiêu 2009 2015 2019 thấp hơn mức chung 53 dân tộc thiểu Tỷ lệ lao động làm việc số; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận trong khu vực nông 96,3 80,6 75,4 (6) huyết mặc dù có giảm mạnh, nhưng nghiệp vẫn còn phổ biến (Bảng 6). Tỷ lệ lao động làm việc Năm 2015, tỷ lệ người người Stiêng 1,7 4,7 1,4 trong khu vực dịch vụ có thẻ bảo hiểm y tế đạt 51,9% thấp Tỷ lệ lao động làm việc nhất trong 53 dân tộc thiểu số và tỷ lệ trong các khu vực khác 2 14,7 23,2 người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong (công nghiệp, nhân viên, thợ thủ công…) khám, chữa bệnh chỉ có 30,4% (đứng Tổng cộng 100 100 100 thứ 52); có 43% phụ nữ mang thai khám thai ít nhất 3 lần tại các cơ sở y Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011; Cổng tế. Năm 2019, còn 7,6% phụ nữ Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc, 2015 Stiêng sinh con tại nhà, trong đó, sinh và 2019. không có cán bộ chuyên môn đỡ là 4.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe 5,2%. Hiện nay còn 13,5% hộ người Bệnh tật là một trong những nguyên Stiêng sử dụng nguồn nước không nhân hàng đầu dẫn đến nghèo đói. đảm bảo vệ sinh và 58,6% hộ sử dụng Bệnh tật làm giảm hoặc mất sức lao hố xí không hợp vệ sinh.
  11. 78 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 Bảng 6. Một số chỉ số về sức khỏe của người Stiêng so với 53 dân tộc thiểu số năm 2015 và 2019 Năm 2015 Năm 2019 53 dân tộc 53 dân tộc Chỉ tiêu Stiêng Stiêng thiểu số thiểu số Tuổi thọ bình quân (tuổi) 67,1 69,9 69,2 70,7 Tỷ suất chết thô (%o) 8,04 7,28 7,92 7,65 Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi (%o) 25,24 30,00* 27,60 22,13 Tỷ lệ tảo hôn (%) 37,6 26,6 32,6 21,9 Hôn nhân cận huyết (%o) 36,7 6,5 9,6 5,6 * Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2011 (Tổng cục Thống kê, UNICEF, UNFPA, 2011: 45). Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc, 2015 và 2019 . Ngày 15/7/2016, Bình Phước công bố 5. KẾT LUẬN dịch bệnh bạch hầu quy mô cấp Trong những thập kỷ qua, Đảng và huyện, địa điểm xuất hiện ở 3 xã Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thuận Lợi, Thuận Phú và Đồng Tiến nhiều chủ trương, chính sách giảm (huyện Đồng Phú), đến cuối ngày ghi nghèo bền vững. Thực hiện chính nhận tổng số ca nghi nhiễm và đưa sách giảm nghèo bền vững ở người vào giám sát điều trị theo phác đồ của Stiêng đã đem lại những kết quả tích bệnh bạch hầu là 55 ca, có 3 ca tử cực, bên cạnh đó những vấn đề như: vong. trình độ học vấn và tay nghề còn thấp, Nhiều năm qua bệnh bạch hầu gần vẫn tồn tại bất bình đẳng giới trong như đã “biến mất” khi vắc xin phòng giáo dục và đào tạo, phần lớn người bệnh này được đưa vào Chương lao động không có trình độ chuyên trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, môn kỹ thuật, làm việc trong lĩnh vực gần đây đã xuất hiện trở lại một số ổ nông nghiệp và lĩnh vực lao động giản dịch bạch hầu nhỏ ở một vài địa đơn, những hạn chế về y tế và chăm phương, trong đó có vùng người sóc sức khỏe… hiện là thách thức đối Stiêng ở tỉnh Bình Phước. Đến ngày với giảm nghèo bền vững ở người 02/8/2020, Sở Y tế Bình Phước xác Stiêng. nhận trường hợp thứ hai mắc bệnh Một số đề xuất để giảm nghèo bền bạch hầu là bệnh nhân 5 tuổi, người vững ở người Stiêng, nâng cao đời Stiêng trú tại ấp Tà Tê 1, xã Lộc sống vật chất và tinh thần cho đồng Thành (huyện Lộc Ninh), bệnh nhân bào, như sau: có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ - Người Stiêng có 2 nhóm, đó là nhóm (Đức Trí, 2020). Bù Đek ở vùng thấp và nhóm Bù Lơ ở
  12. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG… 79 vùng cao, do môi trường sinh thái và việc ở địa bàn người Stiêng sinh sống. điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng là - Cần xây dựng những kịch bản ứng khác nhau, vì vậy, khi xây dựng và triển phó với tình trạng dịch bệnh truyền khai chính sách giảm nghèo cần chú ý nhiễm xảy ra ở vùng người Stiêng đến điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã sinh sống để đảm bảo đủ nhân lực, hội ở từng vùng, từng địa phương. vật lực cứu chữa và chăm sóc sức - Cần tiếp tục có những chính sách khỏe cho đồng bào. Đặc biệt là trong phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra và văn hóa ở vùng người Stiêng sinh khó lường, chú trọng tới vùng người sống, trong đó, tập trung nguồn lực Stiêng sinh sống ở khu vực biên giới chính sách cho giáo dục đào tạo, y tế Việt Nam - Campuchia. và chăm sóc sức khỏe, nâng cao - Một vấn đề quan trọng nữa đó là nhận thức về bình đẳng giới, vệ sinh phát huy nội lực của người Stiêng để môi trường. giảm nghèo bền vững. Điều đó đòi hỏi - Xây dựng kế hoạch dài hạn tăng có sự chuyển biến và nâng cao nhận cường đào tạo đội ngũ giáo viên và thức và hành vi của người Stiêng, cán bộ y tế là người Stiêng và đưa nhất là trong giáo dục và đào tạo thế những cán bộ đã được đào tạo về làm hệ trẻ.  CHÚ THÍCH (*) Bài viết trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2020: “Tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ người Stiêng ở xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai”, do tác giả là chủ nhiệm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ chủ trì. (1) Bài viết sử dụng thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để thống nhất với các văn bản của nhà nước. Ở đây, nội hàm “dân tộc thiểu số” được hiểu đồng nghĩa với “tộc người thiểu số” (ethnic minority), theo Điều 4 Chương 1 Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Như vậy, ở Việt Nam, người Kinh là dân tộc đa số/tộc người đa số và 53 dân tộc thiểu số/tộc người thiểu số. (2) Các tiêu chí và chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015. (3) Hộ gia đình được xếp loại là hộ nghèo đa chiều nếu thiếu hụt từ 3 chỉ số trở lên. Số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2015 thu thập 9 trên tổng số 10 chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản sử dụng cho đánh giá nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Chỉ số về tiếp cận các dịch vụ y tế không được thu thập trong điều tra này. Do vậy, trong báo cáo của Ủy ban Dân tộc và UNDP (2016), phân tích nghèo đa chiều của các nhóm dân tộc thiểu số dựa vào 9 chỉ số được trình bày trong Bảng 3. (4) Ở xã Tân Hiệp, người Stiêng có 70 hộ, 283 nhân khẩu sinh sống tập trung trong Khu dân tộc (Xã Tân Hiệp, 2020).
  13. 80 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 (5) Mỗi trường chọn ngẫu nhiên 5 học sinh/1 khối (khối 3, 4 và 5), tổng cộng là 90 học sinh. (6) Bao gồm tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm nghiệp là 25,8% và ngành giản đơn là 49,6%. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Ban Tuyên giáo Trung ương. 2015. “30 năm đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam: Thành tựu, thách thức và giải pháp”. http://dangcongsan.vn/thoi-su/30-nam-doi-moi-he- thong-y-te-tai-viet-nam-thanh-tuu-thach-thuc-va-giai-phap-287519.html, truy cập ngày 20/5/2020. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2015. Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội tháng 4/2015. 3. Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc. 2015. “Kết quả điều tra thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số năm 2015”. http://cema.gov.vn/ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kt-xh-53- dan-toc-thieu-so-nam-2015.htm, truy cập ngày 20/4/2020. 4. Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê. 2020. Kết quả điều tra thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 6. Đỗ Kim Chung và các tác giả. 2015. “Ảnh hưởng của một số yếu tố đến giảm nghèo ở vùng Tây Bắc”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tr. 32-43. 7. Đức Trí. 2020. “Ca dương tính thứ hai với bệnh bạch hầu ở Bình Phước”. http://cand. com.vn/y-te/Ca-duong-tinh-thu-hai-voi-benh-bach-hau-o-Binh-Phuoc-605383/, truy cập ngày 20/8/2020. 8. Hồ Xuân Mai. 2019. “Tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh người Stiêng lớp 3 đến lớp 5 (Khảo sát tại 6 trường ở tỉnh Bình Phước)”, trong Hội thảo khoa học giữa kỳ năm 2019 của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. TPHCM, ngày 08/8/2019. 9. Nguyễn Duy Dũng. 2020. “Một số giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay”. https://moha.gov.vn/congtaccanbonu/binh danggioi/mot-so-giai-phap-thuc-hien-binh-dang-gioi-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu- so-va-mien-nui-hien-nay-41719.html, truy cập ngày 20/5/2020. 10. Oxfam. 2008. “Việt Nam, biến đổi khí hậu và người nghèo”. Báo cáo, Hà Nội, tháng 10/2008. 11. Phạm Linh Chi và các tác giả. 2018. 54 dân tộc vì sao khác biệt. Hà Nội: Nxb. Thanh niên. 12. Thủ tướng Chính phủ. 2003. “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”, Hà Nội. 13. Thủ tướng Chính phủ. 2015. Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015. 14. Tổng cục Thống kê, UNICEF. 2011. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2011. Báo cáo Chương trình.
  14. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG… 81 15. UNDP. 2019. “Báo cáo tóm tắt Báo cáo phát triển con người. Bất bình đẳng trong phát triển con người ở thế kỷ XXI: Không chỉ về thu nhập, mức trung bình và hiện tại”. New York: USA. 16. UNESCO. 2015. “Sustainable Development Begins With Education. How Education Can Contribute to Proposed Post-2015 Goals”. https://sustainabledevelopment.un.org/ content/documents/2275sdbeginswitheducation.pdf, truy cập ngày 20/5/2020. 17. UNESCO. 2016. “Báo cáo giảm sát toàn cầu về giáo dục 2016 - Giáo dục vì con người và hành tinh: Xây dựng tương lai bền vững cho mọi người”. https://www.gcedc learinghouse.org/sites/default/files/resources/245745vie.pdf, truy cập ngày 20/5/2020. 18. UNFPA. 2011. Các dân tộc Việt Nam: Phân tích các chỉ tiêu chính từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009. Hà Nội, tháng 12/2011. 19. Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê. 2020. Đặc trưng cơ bản của 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 20. Ủy ban Dân tộc và UNDP. 2016. Dân tộc thiểu số với mục tiêu phát triển bền vững: Ai có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Báo cáo, Hà Nội, tháng 12/2016. 21. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNDP. 2018. Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người. Báo cáo nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2