intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 2, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng này cho sinh viên là hết sức cần thiết. Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng làm việc nhóm (KNLVN) cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 2, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

  1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO SINH VIÊN NĂM 2, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ ÁI TRINH Khoa Tâm lý – Giáo dục Tóm tắt: Việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng này cho sinh viên là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biểu hiện của giáo dục kỹ năng làm việc nhóm là: “ra các bài tập nhóm”, “hướng dẫn cách thực hiện”, “chia nhóm làm việc”, “trình bày kết quả làm việc nhóm”, “nhận xét, đóng góp ý kiến”. Tuy nhiên, các biểu hiện như: “phân công trách nhiệm cho cá nhân trong nhóm”, “tổ chức quản lý nhóm”, “nói rõ lợi ích của nhóm” vẫn còn ít thể hiện trong quá trình giáo dục. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng làm việc nhóm (KNLVN) cho sinh viên. Từ khóa: Giáo dục, sinh viên, kỹ năng làm việc nhóm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của xã hội cho thấy, mỗi người không thể phát triển tốt nếu không biết phối hợp, hòa nhập tốt với người khác, với môi trường. Làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người trong các hoạt động sống. Ở nước ta, trong những năm gần đây, nhận thấy khiếm khuyết của nền giáo dục đại học Việt Nam về giáo dục kỹ năng mềm và trước nhu cầu của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo ngắn hạn về kỹ năng mềm đã mọc lên như nấm và thu hút khá đông người theo học. Một số trường đại học trước tình hình này cũng đã bước đầu chú trọng hơn đến việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2009, con số thể hiện trong kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu giáo dục VN công bố trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 14/12/2009 vẫn là con số đáng lo ngại: cứ trong 100 sinh viên tốt nghiệp có 83 trường hợp bị đánh giá thiếu kỹ năng mềm, 73 sinh viên không tìm được việc làm thích hợp vì nguyên nhân thiếu kỹ năng mềm [6]. Trong đó, bao gồm cả việc trang bị KNLVN. Nhiều sinh viên chưa nhận ra được vai trò, vị trí của mình trong công việc, sinh viên Việt Nam tính cá nhân còn cao, vì vậy khi làm việc nhóm họ chưa phát huy cao sức mạnh tập thể, hiệu quả công việc chưa đạt được yêu cầu. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Thị Hà, Lê Thị Hồng, Lê Đăng Lộc… (2008) [1] hay nhóm tác giả Lê Ngọc Hạnh, Đoàn Quốc Huy… (2009) [2] cho thấy rằng sinh viên làm việc nhóm còn khá thụ động, phụ thuộc vào các thành viên khác, chưa ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện mục tiêu nhóm. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Huyền (2010) cho rằng nguyên nhân xuất phát bao gồm từ cả về phía nhà trường, giáo viên và sinh viên [5]. Để quá trình giáo dục KNLVN hiệu quả, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 186-194
  2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO SINH VIÊN NĂM 2… 187 cần thiết phải có những nghiên cứu về thực trạng giáo dục KNLVN cho sinh viên, trên cơ sở để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng này. Nghiên cứu được thực hiện trên 90 sinh viên năm 2, phân đều 3 khoa Tâm lý – Giáo dục, khoa Vật lý và khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học. Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc giáo dục KNLVN Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và xác định 16 vai trò cụ thể mà giáo dục KNLVN mang lại. Nội dung vai trò và kết quả được thể hiện thông qua bảng 1. Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, sinh viên nhận thức khá đầy đủ về vai trò của giáo dục KNLVN. Trong đó, rất nhiều sinh viên đồng ý với việc kỹ năng này sẽ giúp cho sinh viên có thể “Học hỏi được nhiều điều từ các thành viên khác” ( ̅ = 3,99), cụ thể tỉ lệ “Rất đồng ý” chiếm 37,8%, “Đồng ý” chiếm 37,8%. Hay khi làm việc nhóm sẽ “Giúp cá nhân giải quyết những công việc mà một mình khó làm được” ( ̅= 3,97) với tỉ lệ “Rất đồng ý” chiếm 30%, “Đồng ý” chiếm 47,8%. Thực tế cho thấy rằng, khi bước vào môi trường học tập ở Đại học, sinh viên phải trang bị cho mình rất nhiều thứ, không chỉ kiến thức chuyên ngành mà đó còn là kiến thức, kỹ năng, thái độ về cuộc sống xung quanh, giúp con người có những hiểu biết để chuẩn bị cho tương lai. Có được điều này, sinh viên phải không ngừng học hỏi từ sách vở, từ thầy cô, từ bạn bè… và nhất là thông qua các giờ làm việc nhóm. Mỗi cá nhân trong nhóm với những kinh nghiệm và hiểu biết riêng sẽ cùng chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bằng cách này, sinh viên có thể học hỏi được nhiều điều và giải quyết được các công việc mà với năng lực của cá nhân không thể làm được. Thế nhưng, so với các vai trò khác thì các vai trò như “Phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện” ( ̅ = 2,28), hay “Có cái nhìn toàn diện về vấn đề” hơn (̅ = 2,31), “giải quyết nhanh vấn đề” ( ̅ = 2,49) không nhận được nhiều sự lựa chọn. Cụ thể với vai trò 5 (theo số thứ tự ở bảng 1), tỉ lệ sinh viên “Không đồng ý” chiếm 52,2%, “Hoàn toàn không đồng ý” chiếm 18,9%; vai trò 6 tỉ lệ “Không đồng ý” chiếm 47,8%, “Hoàn toàn không đồng ý” chiếm 18,9%; vai trò 7 tỉ lệ “Không đồng ý” chiếm 40%, “Hoàn toàn không đồng ý” chiếm 14,4%. Kết quả mức độ lựa chọn này xuất phát từ chính đặc điểm tính cách khác nhau của mỗi cá nhân. Khi tham gia vào nhóm nghĩa là cá nhân đó phải điều chỉnh tích cách, suy nghĩ của mình sao cho phù hợp với số đông của nhóm, hoặc muốn nhóm đồng ý với ý kiến của mình thì phải tìm cách thuyết phục các thành viên trong nhóm theo. Tuy nhiên, không phải ai cũng suy nghĩ và làm được điều này mà thường có tâm lý hoặc là quyết liệt phản đối, bắt mọi người theo ý kiến của mình hoặc là mặc kệ, ỷ lại vào người khác. Chính vì vậy vấn đề không được nhìn nhận một cách toàn diện, họ không có cảm giác thân thiện, thoải mái trong nhóm với nhau.
  3. 188 NGUYỄN THỊ ÁI TRINH Kết quả cho thấy rằng, đa số sinh viên ai cũng nhận thức được các vai trò của việc giáo dục KNLVN. Tuy nhiên mức độ này chênh lệch nhiều ở từng vai trò cụ thể. Vì vậy cần nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng này để đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNLVN, giúp cho sinh viên có nhận thức toàn diện hơn về vấn đề này. Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc giáo dục KNLVN STT Nội dung SD 1 Giúp cá nhân có thể giải quyết những công việc mà một mình khó 3.97 0.95 2 làm được Tất cả các thành viên đều cảm thấy bình đẳng 3.70 0.92 3 Học hỏi được nhiều điều từ các thành viên khác 3.99 1.07 4 Nêu lên được ý kiến của mình, thỏa mãn nhu cầu cá nhân 3.50 1.02 5 Phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở, thân thiện 2.28 1.02 6 Có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề 2.31 0.97 7 Giải quyết nhanh vấn đề 2.49 0.99 8 Phát huy được năng lực bản thân 3.70 0.83 9 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học 3.82 0.82 Giúp người học có thể tự mình lĩnh hội, học hỏi được nhiều kiến 10 3.76 0.89 thức, kinh nghiệm từ các thành viên trong nhóm Tạo ra môi trường thoải mái, dễ dàng cho người học có thể trao 11 3.81 0.81 đổi, nói ra chính kiến của mình Rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng 12 3.86 0.92 thảo luận, kỹ năng trình bày 13 Nâng cao sự tự tin, khả năng giải quyết vấn đề hay tình huống khó 3.88 0.78 khănđiều kiện cho các thành viên giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau 14 Tạo 3.78 0.83 Là cách để tăng sự tương tác giữa các thành viên với nhau, giữa 15 3.77 0.81 người học và giáo viên 16 Vai trò khác 3.50 0.85 Ghi chú: : Điểm trung bình SD : Độ lệch chuẩn 1≤ ≤5
  4. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO SINH VIÊN NĂM 2… 189 2.2. Nội dung giáo dục KNLVN cho sinh viên năm 2, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Bất kỳ một người nào muốn làm việc nhóm hiệu quả hay giáo dục kỹ năng này đều phải quan tâm đến nội dung giáo dục. Đã có rất nhiều quan điểm của nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này, tuy nhiên trên cơ sở mục tiêu cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung vào đánh giá các nội dung giáo dục KNLVN dưới bảng 2. Từ kết quả có thể thấy rằng, việc sử dụng các nội dung giáo dục ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đa số ở mức độ thường xuyên. Theo bảng 2, các nội dung giáo dục được sắp xếp theo thứ bậc: “Giáo dục về cách nâng cao hiệu quả khi làm việc nhóm” xếp thứ 1,“Giáo dục về cách họp nhóm hiệu quả” xếp thứ 2,“Giáo dục về cách thành lập và xây dựng nhóm làm việc” xếp thứ 3,“Giáo dục về cách hoàn thiện bản thân khi làm việc nhóm” xếp thứ 4 và “Giáo dục về cách giải quyết xung đột khi làm việc nhóm” xếp thứ 5. Có kết quả trên có thể lý giải rằng, với kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô tại trường Đại học Sư phạm Huế, sinh viên không những được tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động mà còn được tiếp nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, ở đó có yêu cầu về việc thực hiện KNLVN. Đồng thời, trong quá trình ấy luôn luôn có sự tương tác hai chiều giữa giảng viên và sinh viên. Sinh viên là người tích cực, chủ động, tự giác còn giảng viên là người trực tiếp điều khiển, định hướng thực hiện nhiệm vụ. Do đó, sinh viên biết cách làm sao để thực hiện nhiệm vụ được hiệu quả nhất. Bảng 2. Nội dung giáo dục KNLVN cho sinh viên năm 2, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Nội dung ̅ SD 3.57 0.77 Giáo dục về cách thành lập và xây dựng nhóm làm việc 3.69 0.90 Giáo dục về cách nâng cao hiệu quả khi làm việc nhóm Giáo dục về cách họp nhóm hiệu quả 3.60 0.76 3.56 0.91 Giáo dục về cách hoàn thiện bản thân khi làm việc nhóm 3.42 0.98 Giáo dục về cách giải quyết xung đột khi làm việc trong nhóm Ghi chú: 1 ≤ ≤5
  5. 190 NGUYỄN THỊ ÁI TRINH Đồng thời ta có thể thấy bên cạnh việc giảng viên hướng dẫn sinh viên cách nâng hiệu quả hoạt động nhóm thì còn chú trọng đến việc giáo dục cách họp nhóm hiệu quả, cách thành lập và xây dựng nhóm, cách hoàn thiện bản thân khi làm việc nhóm. Tuy nhiên, chúng còn ở mức độ chưa được cao. Theo chúng tôi, nguyên nhân là bởi vì đa số giảng viên khi định hướng thực hiện nhiệm vụ cho sinh viên mới chỉ quan tâm đến kết quả, còn tiến trình nhóm thực hiện như thế nào thì chưa có sự quan tâm nhiều, sự định hướng mới chỉ cao ở cách nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, còn về việc bản thân cần phải làm như thế nào, cách họp nhóm như thế nào thì chưa có sự quan tâm nhiều. Từ bảng 2, ta cũng thấy được nội dung xếp thứ 5 là “Giáo dục về cách giải quyết xung đột khi làm việc nhóm”. Nguyên nhân xuất phát từ việc trong quá trình giáo dục đó không phải lúc nào giảng viên cũng nhận ra được các mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong khi sinh viên làm việc nhóm. Do đó không thể giáo dục trực tiếp về cách giải quyết cho sinh viên được mà chủ yếu giáo dục gián tiếp, do đó không có sự cụ thể hóa đối tượng, cách giải quyết vấn đề còn mang tính chung chung. Đồng thời, không phải tất cả mọi sinh viên đều có thể áp dụng được hay áp dụng hiệu quả về cách xử lý xung đột. Bởi điều này bị chi phối và ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, trong đó bản thân cá nhân – bao gồm cả tính cách, trình độ, năng lực… là một điều quan trọng nhất. Vì khi các thành viên trong nhóm đồng quan điểm với nhau thì nhóm sẽ giảm thiểu tối đa các xung đột xảy ra. Giáo dục nội dung này tức là đã góp phần vào việc thúc đẩy nhóm phát triển. Qua kết quả, chúng tôi thấy rằng cần phải nâng cao việc giáo dục các nội dung cụ thể cho sinh viên. Tránh hiện trạng tập trung vào nhiều quá về hình thức trong khi đó nội dung giáo dục trực tiếp cho sinh viên thì không có dẫn đến tình trạng làm việc nhóm theo kinh nghiệm, không đạt kết quả cao. 2.3. Các hình thức giáo dục KNLVN cho sinh viên năm 2, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Giáo dục KNLVN có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nó có thể diễn ra trong giờ học hoặc ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở thực tế, chúng tôi tập trung đánh giá 8 hình thức nội dung và kết quả được thể hiện ở bảng 4. Từ bảng dưới cho thấy rằng mức độ sử dụng các hình thức “Nhóm thảo luận”, “Nhóm thuyết trình”, “Nhóm nhận xét, đánh giá”, “Các trò chơi tập thể”, “Câu Lạc Bộ” khá thường xuyên. Trong đó, “Nhóm thảo luận” tỉ lệ “Thường xuyên” chiếm 40%, “Rất thường xuyên” chiếm 21,1%; “Nhóm thuyết trình” tỉ lệ “Thường xuyên” chiếm 45,6%, “Rất thường xuyên” chiếm 23,3%; “Nhóm nhận xét, đánh giá” tỉ lệ “Thỉnh thoảng” chiếm 27,8%, “Thường xuyên” chiếm 43,3%; “Các trò chơi tập thể” tỉ lệ “Thỉnh thoảng” chiếm 23,3% và “Thường xuyên” chiếm 44,4%; “Câu Lạc Bộ” tỉ lệ “Thỉnh thoảng” chiếm 30%, “Thường xuyên” chiếm 30%.
  6. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO SINH VIÊN NĂM 2… 191 Có kết quả này là do chính đặc điểm chuyên ngành đào tạo của trường Đại học Sư phạm và do chính môi trường Đại học Sư phạm. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đều trên 3 khoa Tâm lý – Giáo dục, khoa Vật lý và khoa Ngữ Văn, mỗi khoa có mỗi đặc thù chuyên ngành riêng. Thêm vào đó, môi trường sư phạm ở đây lại rất năng động. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, đồng thời tính đến thời điểm bây giờ, đa số mỗi khoa đều có 1 Câu Lạc Bộ riêng, chưa kể đến các Câu Lạc Bộ thuộc Trường. Chính vì điều này đa tạo ra được sân chơi vô cùng bổ ích cho sinh viên, nhằm giúp phát triển khả năng làm việc nhóm với nhau không chỉ trong giờ mà còn ngoài giờ lên lớp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, các hình thức như “Diễn đàn” tỉ lệ “Không bao giờ” chiếm 16.7%, “Hiếm khi” chiếm 21,1%. Điều này chứng tỏ ở trường Đại học Sư phạm Huế, hình thức này chưa được đẩy mạnh. Nguyên nhân là ở trường cũng như khoa có khá nhiều hình thức hoạt động, trao đổi học tập, thông tin khác và hiện nay đang diễn ra tương đối hiệu quả. Chính vì vậy, “Diễn đàn” không được sử dụng thường xuyên ở trường. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, các hình thức như “Diễn đàn” tỉ lệ “Không bao giờ” chiếm 16,7%, “Hiếm khi” chiếm 21,1%. Điều này chứng tỏ ở trường Đại học Sư phạm Huế, hình thức này chưa được đẩy mạnh. Nguyên nhân là ở trường cũng như khoa có khá nhiều hình thức hoạt động, trao đổi học tập, thông tin khác và hiện nay đang diễn ra tương đối hiệu quả. Chính vì vậy, “Diễn đàn” không được sử dụng thường xuyên ở trường. Bảng 3. Các hình thức giáo dục KNLVN cho sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế Nội dung ̅ SD Nhóm thảo luận 3.72 0.91 Nhóm thuyết trình 3.79 0.98 Nhóm nhận xét, đánh giá 3.61 0.91 Câu Lạc Bộ 3.20 1.11 Các trò chơi tập thể 3.27 1.04 Diễn đàn 2.73 1.08 Giao lưu 3.31 1.00 Hình thức khác 3.12 1.06 Ghi chú: 1 ≤ ≤5
  7. 192 NGUYỄN THỊ ÁI TRINH 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNLVN cho sinh viên Quá trình giáo dục KNLVN có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ảnh hưởng. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố, chúng tôi phân thành yếu tố thuận lợi và yếu tố khó khăn. Kết quả thể hiện dưới bảng 4. Về yếu tố thuận lợi, các yếu tố “Giảng viên có năng lực”, “Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ”, “Sự thay đổi về hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ” và “Sinh viên tích cực, chủ động, có sự say mê hứng thú” có giá trị trung bình giảm dần với ̅= 3,97, ̅ = 3,86, ̅ = 3,74 và ̅ = 3,70. Từ đây, chúng ta nhận thấy rằng việc giảng viên có năng lực hay không thực sự rất quan trọng đối với quá trình giáo dục nói chung và giáo dục KNLVN nói riêng. Bởi với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ định hướng được mình sẽ làm gì và làm như thế nào, quá trình làm việc để đạt được nhiệm vụ cũng sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Với đội ngũ giảng viên có năng lực và kinh nghiệm như trường Đại học Sư phạm thì đây thực sự là một điều hết sức thuận lợi cho sinh viên trong quá trình giáo dục kỹ năng. Đồng thời, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của trường, có thể thấy đây cũng là một điều thuận lợi cho sinh viên. Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNLVN cho sinh viên năm 2, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Yếu tố ̅ SD Sự thay đổi hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ 3.74 0.80 Thuận Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ 3.86 0.92 lợi Giảng viên có năng lực 3.97 0.95 Sinh viên tích cực, chủ động, có sự say mê hứng thú 3.70 0.92 Nhà trường chưa tổ chức nhiều hình thức hoạt động 3.77 0.81 Số lượng sinh viên đông 4.00 0.97 Khó khăn Giảng viên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục kỹ năng 3.50 1.02 làm việc nhóm cho sinh viên Đặc điểm tính cách của cá nhân 3.62 0.83 Ghi chú: 1 ≤ ≤5 Vì ngoài các điều kiện về không gian như: lớp học, sân trường, cây cối nhiều… thì nhà trường còn trang bị thêm các điều kiện về cơ sở vật chất như: máy chiếu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành… giúp cho sinh viên có môi trường thuận lợi để làm việc nhóm. Bên cạnh đó, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế còn là nơi đào tạo ra các sinh viên hết sức chủ động, nhiệt tình và năng nổ. Cùng với sự thay đổi theo hình thức đào tạo tín chỉ như hiện nay thì đây chính là môi trường thuận lợi cho sinh viên có thể hợp tác và trao đổi, thúc đẩy hiệu quả quá trình làm việc nhóm.
  8. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO SINH VIÊN NĂM 2… 193 Thế nhưng, thông qua kết quả từ bảng 5, chúng ta cũng thấy rằng vẫn còn tồn tại một số yếu tố gây khó khăn đến quá trình làm việc nhóm. Như “Số lượng sinh viên đông” chiếm ̅ = 4.00 hay “Nhà trường chưa tổ chức nhiều hình thức hoạt động” chiếm ̅ = 3.77. Nguyên nhân là vì hiện tại số lượng sinh viên được đào tạo chính quy tại trường là hơn 6.000. Số lượng quá lớn làm cho việc giáo dục KNLVN cho sinh viên bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, trong quá trình giáo dục của mình, giảng viên thường chọn các phương pháp giáo dục mang tính chất đồng bộ và thuận lợi cho quá trình. Thêm vào đó, việc số lượng sinh viên đông sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tham gia. Cho nên, rất dễ dàng có hiện tượng sinh viên thụ động và ỷ lại, mặc định “không có mình thì có người khác”. Chúng tôi nhận thấy rằng cần phải đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu tối đa những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNLVN cho sinh viên. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Tóm lại, từ kết quả trên ta có thể thấy rằng, đa số sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục KNLVN, nó được thể hiện thông qua các biểu hiện hết sức tích cực trong quá trình làm việc nhóm của sinh viên. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng này cũng được các giảng viên sử dụng khá thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau cả trong và ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho người học. Tuy nhiên, đa số vẫn còn chưa hiểu được chính xác về tầm quan trọng của giáo dục KNLVN cho sinh viên và cách giáo dục kỹ năng này như thế nào sao cho đạt hiệu quả. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục KNLVN cho sinh viên: - Tăng cường các môn học kỹ năng mềm, trong đó có môn KNLVN vào chương trình học chính thức cho sinh viên, thời gian học là học kỳ 1 của năm 1 Đại học. - Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn, hội và câu lạc bộ trong nhà trường thông qua hoạt động của các tổ chức này sẽ giúp mỗi sv hình thành và phát huy KNLVN cho bản thân. - Tằng cường các giờ thực hành, thường xuyên giao các bài tập dưới dạng làm việc nhóm cho sinh viên thực hiện.
  9. 194 NGUYỄN THỊ ÁI TRINH TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thị Hà và cộng sự (2008). Khả năng làm việc nhóm cho sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay, Hà Nội. [2] Lê Ngọc Hạnh, Đoàn Quốc Huy, Phan Nữ Quỳnh Mơ, Lã Văn Thọ (2010). Vấn đề làm việc nhóm của khoa Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. [3] Trần Minh Hải (2007). Kỹ năng làm việc nhóm, trường Đại học An Giang. [4] Đỗ Hải Hoàn (2015). Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm, học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông. [5] Lê Ngọc Huyền (2010). Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Bộ giáo dục và Đào tạo trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh. [6] Bùi Loan Thùy (2010). Tăng cường giáo dục và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên – yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học. NGUYỄN THỊ ÁI TRINH SV lớp TL-GD 3, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0169 9696 847, Email: aitrinh1945@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2