intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng học tập của sinh viên Y Dược năm nhất ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên năm thứ nhất năm học 2018-2019. Bài viết trình bày mô tả thực trạng việc học tập của sinh viên Y Dược năm nhất tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm học 2018-2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng học tập của sinh viên Y Dược năm nhất ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Nguyên tắc quan trọng thứ hai sau bù nước điện giải là vấn đề dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy kéo dài. Sau tư vấn tỷ lệ bà mẹ cho rằng trẻ cần ăn giảm đường lactose trong sữa, ăn giảm tinh bột tăng cao từ 29,9% lên 94,4%, tỷ lệ bà mẹ cho con ănkiêng khi mắc tiêu chảy giảm rõ rệt từ 51,1% xuống còn 2,2%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cách cho trẻ ăn khi trẻ biếng ăn giữa trước và sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như ghi nhận của một số tác giả.[6, 8] Sau tư vấn, tỷ lệ các bà mẹ biết cách vệ sinh đúng cho con khi bị tiêu chảy, phát hiện các dấu hiệu tổn thương da và vệ sinh da khi bị tổn thương do tiêu chảy tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê so với trước khi can thiệp. Điều này cho thấy việc cung cấp thông tin đầy đủ cho người mẹ từ các nhân viên y tế mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng và điều trị tiêu chảy cho trẻ. KẾT LUẬN Cung cấp đầy đủ kiến thức cho bà mẹ về cách nhận định các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy kéo dài, dùng thuốc theo đơn kê, pha và sử dụng oresol đúng cách, dinh dưỡng hợp lý cũng như vệ sinh sạch sẽ là biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của bà mẹ cũng như người chăm sóc trẻ trong chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy kéo dài tại cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thanh Hải (2010). Hướng dẫn sử lý tiêu chảy ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Gia Khánh (2009). "Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em". Bài Giảng Nhi Khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Phan Thị Cẩm Hằng (2007). Khảo sát kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng ORS của các bà mẹ có con bị TCC tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 4. Merga N và Alemayehu T (2015). "Knowledge, perception, and management skills of mothers with under-five children about diarrhoeal disease in indigenous and resettlement communities in Assosa District, Western Ethiopia". J Health Popul Nutr, 33(1), 20-30. 5. Nguyễn Thị Như Mai (2006). Đánh giá kiến thức và thực hành một số bài mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Thơ (2016). Đánh giá kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp và hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe ở các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 7. Nguyễn Hoàng Yến (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và mô tả thực trạng điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viên Nhi Trung ương, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà nội. 8. Abida Sultana (2010). "Knowledge and Attitude of Mothers Regarding Oral Rehydration Salt". Journal of Rawalpindi Medical College, 15(2), 109-111. Chịu trách nhiệm chính : Nguyễn Thi Yến Điện thoại: 0943478798. Email: ngocviet2605@gmail.com THỰC TRẠNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Y DƯỢC NĂM NHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN Nguyễn Huy Hoàng1*, Nguyễn Thị Ánh1, Lê Thị Huyền My1, Nguyễn Mạnh Tuấn1, Trương Thị Thùy Dương1, Trần Bảo Ngọc1 1 . Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Tel: 0975 421 186, Email: nguyenhuyhoang@tump.edu.vn 345
  2. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên năm thứ nhất năm học 2018-2019. Mục tiêu: Mô tả thực trạng việc học tập của sinh viên Y Dược năm nhất tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm học 2018-2019. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ công cụ đã được thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu: phần lớn sinh viên năm thứ nhất chưa thích nghi với môi trường học tập đại học: có 15,6% sinh viên thường xuyên đọc tài liệu liên quan đến chủ đề học; 17,4% sinh viên chỉ thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên; 18,9% sinh viên chủ động tìm thông tin để bổ sung kiến thức; 65,2% sinh viên học để đối phó với các bài kiểm tra, thi; 16,8% sinh viên tự đặt ra mục tiêu học tập; 15,3% sinh viên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy để học tập; địa điểm tự học của sinh viên ngoài giờ lên lớp chủ yếu là ở nhà (90,3%); thời gian sinh viên tự học mỗi ngày từ 2 giờ đến dưới 3 giờ (40,4%); 22,7% sinh viên tự đánh giá bản thân về việc học sau mỗi buổi học. Từ khóa: sinh viên Y Dược, học tập, năm thứ nhất ACTUAL SITUATION OF FIRST YEAR STUDENTS IN THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY Nguyen Huy Hoang*, Nguyen Thi Anh, Le Thi Huyen My, Nguyen Manh Tuan, Truong Thi Thuy Duong, Tran Bao Ngoc Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy SUMMARY The study was conducted on all students of Thai Nguyen Univerdity of Medicine and Pharmacy in the first year. Objective: To describe the learning situation of first-year medicine students at Thai Nguyen university of Medicine and Pharmacy in 2018- 2019. Research methodology: A cross-sectional study, data were collected using questionnaires. Results: the majority of first-year students were not yet adapted to the university learning environment: 15.6% of students regularly read materials related to the topic of study; 17.4% of students only practice under the guidance of lectures; 18.9% of students actively seek information to supplement their knowledge; 65.2% of students learn to cope with tests and exams; 16.8% of students set their own learning goals; 15.3% of students often use the mind map to study; places of students' self-study after class were mostly at home (90.3%); average daily self-study time from 2 hours to less than 3 hours (40.4%); 22.7% of students rated themselves after every lesson. Keywords: Medicine student, study, first year I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo kết quả báo cáo năm học 2017-2018 của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên cho thấy, tỷ lệ sinh viên (SV) có lực học khá trở lên đạt trên 60%, tỷ lệ có điểm rèn luyện trung bình từ khá trở lên đạt trên 90%, số SV chính quy có bằng tốt nghiệp giỏi chiếm 10-15% [6]. Tuy nhiên, kết quả học tập của SV năm thứ nhất và năm thứ hai thường không cao. Nguyên nhân có thể do các em khi mới nhập trường chưa thích nghi với môi trường học tập đại học, vẫn giữ phương pháp học tập giai đoạn trung học phổ thông, có nhiều môn học với số lượng tín chỉ “khổng lồ” ở bậc đại học trong một học kỳ. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm tài liệu…) của SV vốn dĩ chủ yếu xuất phát từ miền núi chưa được hoàn thiện, cùng với điều kiện kinh tế khó khăn, kiến thức văn hóa xã hội hạn chế. Hơn nữa, số lượng SV dân tộc thiểu số trong tổng số SV tại trường chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 30%), trong đó đại đa số thuộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Số SV cử tuyển, đào tạo dự bị chiếm tỷ lệ không nhỏ: tính riêng năm học 2018-2019 có 33 SV cử tuyển và 65 SV dự bị trong tổng số 363 SV ngành Y khoa (26,8%). Thực tế qua nhiều năm theo dõi, trong những trường hợp có kết quả học tập kém, bị cảnh báo học vụ thậm chí buộc thôi học trả về địa phương chiếm tỷ lệ 36,8% ở đối tượng SV thuộc các đối tượng nói trên [5]. 346
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Hiện nay, tại các trường đào tạo khối ngành sức khỏe chưa có nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng học tập, rèn luyện của SV, từ đó có các giải pháp để giúp các SV tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Mô tả thực trạng học tập của sinh viên Y Dược năm nhất ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm học 2018-2019. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Y Dược năm thứ nhất, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên tình nguyện tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường đại học Y Dược Thái Nguyên 2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019 2.4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang * Cỡ mẫu: toàn bộ SV Y Dược năm thứ nhất * Chỉ số nghiên cứu: Tuổi, giới, dân tộc, điều kiện kinh tế, đối tượng tuyển sinh, đối tượng ưu tiên, điểm trung bình lớp 12, điểm xét tuyển. Tỷ lệ SV thường xuyên đọc tài liệu liên quan đến chủ đề học; Tỷ lệ SV chủ động tìm thông tin để bổ sung kiến thức; Tỷ lệ SV tự đặt ra mục tiêu học tập; Tỷ lệ SV thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy để học tập; Tỷ lệ SV tự đánh giá bản thân về việc học sau mỗi buổi học… 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp SV dựa vào bộ công cụ đã được thiết kế sẵn. Bộ công cụ nghiên cứu đã tham khảo từ nhiều tác giả, khảo sát thử, phân tích độ tin cậy, hiệu chỉnh rồi tiến hành khảo sát toàn bộ. 2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập trên phần mềm EPIDATA và được xử lý bằng các thuật toán thống kê trên phần mềm SPSS 22.0. 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu: Tất cả đối tượng đều được thông báo, giải thích rõ về nghiên cứu và được quyền quyết định tham gia nghiên cứu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đặc điểm SV năm thứ nhất Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: dân tộc kinh (49,0%) và dân tộc thiểu số (51,0%) chiếm tỷ lệ tương đương nhau, độ tuổi trung bình là 18,55±0,99 tuổi. Số lượng SV trong gia đình có điều kiện kinh tế nghèo và cận nghèo chiếm 19,1%. Đối tượng SV tuyển sinh là xét tuyển điểm THPT là chủ yếu (72,0%), SV thuộc đối tượng Cử tuyển, Dự bị, Tây Bắc chiếm 25,9%. Lực học của SV trước khi vào trường là tương đối đồng đều giữa các môn, dao động ở mức khá, giỏi. Trong đó các môn đầu vào đại học đều có điểm trung bình ở mức giỏi: Toán (8,34±0,96), Hóa (8,36±0,96), Sinh (8,43±0,90). Bảng 1. Khó khăn trong học tập của sinh viên Khó khăn trong học tập Số lượng Tỷ lệ Thay đổi môi trường sống Rất nhiều 70 20,6 Nhiều 182 53,7 Không ý kiến 30 8,8 Không nhiều 50 14,7 Rất không nhiều 7 2,2 Thay đổi môi trường học tập Rất nhiều Nhiều 83 24,5 Không ý kiến 184 54,3 Không nhiều 21 6,2 Rất không nhiều 43 12,7 8 2,3 Mức độ thích nghi với sự thay đổi Rất ít Ít 16 4,7 347
  4. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Trung bình 43 12,7 Nhiều 202 59,6 Rất nhiều 69 20,4 9 2,6 Khó khăn SV năm thứ nhất gặp phải phần lớn là do sự thay đổi nhiều về môi trường sống (53,7%) và môi trường học tập (54,3%), trong khi mức độ thích nghi với sự thay đổi chủ yếu ở mức trung bình (59,6%). Theo Nguyễn Thị Thu An và cộng sự cho thấy SV năm thứ nhất, thứ hai trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ cũng cũng gặp phải những khó khăn như chưa hòa nhập được với môi trường mới, bạn bè, trường lớp, giảng viên; chưa thích ứng với phương pháp dạy học mới theo tín chỉ [1]. Khi bước vào ngưỡng cửa đại học, do quen với cách thức sinh hoạt và học tập khác với bậc học phổ thông nên các SV gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ. Do đó, Nhà trường cần có giải pháp để giúp SV sớm thích nghi với môi trường mới. Bảng 2. Phương pháp học đại học của sinh viên Phương pháp học đại học Số lượng Tỷ lệ Đọc giáo trình trước khi đến lớp Không bao giờ 4 1,2 Hiếm khi 11 3,2 Thỉnh thoảng 107 31,6 Thường xuyên 193 56,9 Luôn luôn 24 7,1 Đọc tài liệu liên quan đến chủ đề học Không bao giờ 6 1,8 Hiếm khi 76 22,4 Thỉnh thoảng 200 59,0 Thường xuyên 53 15,6 Luôn luôn 4 1,2 Liệt kê các câu hỏi cần thiết trước khi đến lớp Không bao giờ 23 6,8 Hiếm khi 132 38,9 Thỉnh thoảng 155 45,7 Thường xuyên 28 8,3 Luôn luôn 1 0,3 Tự đặt mục tiêu học tập Không bao giờ 1 0,3 Hiếm khi 32 9,4 Thỉnh thoảng 103 30,4 Thường xuyên 146 43,1 Luôn luôn 57 16,8 348
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Thực hiện theo mục tiêu đã đặt ra Không bao giờ 3 0,9 Hiếm khi 38 11,2 Thỉnh thoảng 159 46,9 Thường xuyên 115 33,9 Luôn luôn 24 7,1 Có kế hoạch học tập Không bao giờ 12 3,5 Hiếm khi 47 13,9 Thỉnh thoảng 128 37,8 Thường xuyên 118 34,8 Luôn luôn 34 10,0 Có rà soát và điều chỉnh kế hoạch sống, học tập Không bao giờ 6 1,8 Hiếm khi 53 15,6 Thỉnh thoảng 143 42,2 Thường xuyên 117 34,5 Luôn luôn 20 5,9 Chỉ học lý thuyết trên lớp 108 31,9 Chỉ thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên 59 17,4 Thường xuyên trao đổi với bạn bè 87 25,7 Kết hợp lý thuyết, thực hành, thảo luận 180 53,1 Chủ động tìm thông tin để bổ sung kiến thức 64 18,9 Học để đối phó với các bài kiểm tra, thi Không bao giờ 1 0,3 Hiếm khi 8 2,4 Thỉnh thoảng 51 15,0 Thường xuyên 221 65,2 Luôn luôn 58 17,1 Sử dụng sơ đồ tư duy để học tập Không bao giờ 50 14,7 Hiếm khi 95 28,0 Thỉnh thoảng 130 38,3 Thường xuyên 52 15,3 Luôn luôn 12 3,5 Địa điểm tự học ngoài giờ lên lớp Ở nhà 306 90,3 Trên giảng đường 101 29,8 Thư viện trường 14 4,1 Labo, phòng thí nghiệm 8 2,4 349
  6. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Thời gian tự học mỗi ngày 3h 53 15,6 Tự đánh giá bản thân về việc học Chưa bao giờ 21 6,2 Sau mỗi buổi học 77 22,7 Sau mỗi chủ đề 77 22,7 Sau mỗi môn học 106 31,3 Sau mỗi kỳ học 58 17,1 Kết quả bảng trên cho thấy phần lớn SV chưa thích nghi với môi trường học tập đại học: chỉ có 15,6% SV thường xuyên đọc tài liệu liên quan đến chủ đề học; 17,4% SV chỉ thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên; 18,9% SV chủ động tìm thông tin để bổ sung kiến thức; 65,2% SV học để đối phó với các bài kiểm tra, thi; 16,8% SV tự đặt ra mục tiêu học tập; 15,3% SV thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy để học tập; địa điểm tự học của sinh viên ngoài giờ lên lớp chủ yếu là ở nhà (90,3%); thời gian tự học mỗi ngày trung bình từ 2 giờ đến dưới 3 giờ (40,4%); 22,7% SV tự đánh giá bản thân về việc học sau mỗi buổi học. Thực tế nhiều nghiên cứu cho kết quả cho thấy nhân tố thuộc bản thân sinh viên: “kiến thức thu nhận, động cơ học tập và tính chủ động của sinh viên” đóng vai trò quan trọng quyết định đến kết quả học tập của chính mình. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp học tập có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của SV cũng như cho thấy kết quả học tập của SV năm thứ hai, năm thứ ba cao hơn hẳn so với sinh viên năm thứ nhất và phần lớn SV năm thứ nhất vẫn giữ phương pháp học tập giai đoạn trung học phổ thông. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu An cho thấy đa số Sv còn học tâp thụ động, chưa mạnh dạn đặt câu hỏi, chưa có phương pháp học phù hợp, chưa quản lý được thời gian, kế hoạch học tập [1], [2, [3]. Nghiên cứu của Trần Thị Lợi và Trần Đức Lai trên cho kết quả yếu tố SV dành thời gian tự học có liên quan đến kết quả học tập của SV ngành Y đa khoa năm thứ nhất và năm thứ hai trường Đại học Y Dược Huế [4]. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên như tìm được động cơ học tập, tính chủ động trong học tập, dành nhiều thời gian cho học tập của SV năm thứ nhất được SV đầu tư, tiếp thu còn hạn chế nên kết quả học tập của SV năm thứ nhất thường không cao. Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng học ở đại học khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở đại học là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức. Nếu như các bạn sinh viên vẫn tin rằng chỉ cần chăm chỉ học tập sẽ đạt kết quả tốt thì suy nghĩ đó sẽ làm cho các bạn thất vọng trong học tập. Nếu như các bạn sinh viên vẫn không có sự sáng tạo trong học tập, không có phương pháp học tập hiệu quả cho riêng bản thân mình, các bạn sẽ khó tìm thấy một sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hệ quả của phương pháp học không tốt sẽ là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn. Học đối với sinh viên là cuộc sống, là tương lai. Có một phương pháp học tập tốt và sáng tạo cho chính bản thân mình sẽ là chìa khóa đưa các bạn sinh viên đến với thành công trong con đường học tập một cách nhanh và hiệu quả nhất. Bảng 3. Tự đánh giá trình độ tiếng anh và kỹ năng tin học của sinh viên Mức độ Trình độ tiếng anh Kỹ năng tin học Yếu Kém Trung bình Khá Tốt n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Trình độ tiếng anh 350
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Nghe 124(36,6) 120(35,4) 72(21,2) 18(5,3) 5(1,5) Nói 64(18,9) 126(37,2) 109(32,2) 33(9,7) 7(2,0) Đọc 50(14,7) 82(24,2) 142(41,9) 59(17,4) 6(1,8) Viết 69(20,4) 98(28,9) 114(33,6) 52(15,3) 6(1,8) Kỹ năng tin học Word 12(3,5) 34(10,0) 142(41,9) 126(37,2) 25(7,4) Excel 27(8,0) 66(19,5) 155(45,7) 80(23,6) 11(3,2) PowerPoint 17(5,0) 64(18,9) 138(40,7) 99(29,2) 21(6,2) Tìm kiếm thông tin 9(2,7) 12(3,5) 71(20,9) 124(36,6) 123(36,3) Đại đa số sinh viên tự đánh giá trình độ học tiếng anh và tin học của mình đang ở mức trung bình, đặc biệt là trình độ tiếng anh ở mức khá, tốt còn rất hạn chế (chỉ từ 1,5-2% sinh viên tự đánh giá khả năng tiếng anh của mình ở mức tốt). KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn SV năm thứ nhất chưa thích nghi với môi trường học tập đại học: chỉ có 15,6% SV thường xuyên đọc tài liệu liên quan đến chủ đề học; 17,4% SV chỉ thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên; 18,9% SV chủ động tìm thông tin để bổ sung kiến thức; 65,2% SV học để đối phó với các bài kiểm tra, thi; 16,8% SV tự đặt ra mục tiêu học tập; 15,3% SV thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy để học tập; địa điểm tự học của sinh viên ngoài giờ lên lớp chủ yếu là ở nhà (90,3%); thời gian tự học mỗi ngày trung bình từ 2 giờ đến dưới 3 giờ (40,4%); 22,7% SV tự đánh giá bản thân về việc học sau mỗi buổi học. KHUYẾN NGHỊ Để giúp SV sớm thích nghi với môi trường mới, Nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề giúp SV mới vào trường phát triển kỹ năng như: ứng xử học đường, quản lý thời gian, phương pháp học tập ở đại học, phương pháp học nhóm, kỹ năng tin học, tiếng anh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Ngọc Thứ, Đinh Thị Kiều Oanh và nguyễn Văn Thành (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm thứ I-II trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 46 (2016), tr.82-89. 2. Nguyễn Thùy Dung, Hoàng Thị Kim Oanh, Lê Đình Hải (2017), “Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm Nghiệp, Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm Nghiệp tháng 10/2017, tr.134-141. 3. Võ Thị Ngọc Lan (2015), “Giải pháp nâng cao kết quả học tập cho sinh viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 3 (68). 4. Trần Thị Lợi, Trần Đức Lai (2016), “Nghiên cứu kết quả học tập và một số yếu tố liên quan ở năm thứ nhất và năm thứ hai của sinh viên ngành Y đa khoa khóa học 2012-2018 trường Đại học Y Dược Huế”, Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, số 32, tr.85-94. 5. Phòng Công tác học sinh sinh viên (2018), "Báo cáo số liệu sinh viên nhập học Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên năm học 2018-2019". 6. Phòng Đào tạo (2018), "Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018, phương hướng hoạt động năm học 2018-2019 của Phòng Đào tạo, Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên”. HÌNH DẠNG KHUÔN MẶT THEO CELEBIE VÀ JEROLOMOV Ở NGƯỜI KINH ĐỘ TUỔI 18-25 TRÊN ẢNH KỸ THUẬT SỐ CHUẨN HÓA Nguyễn Lê Hùng, Tống Minh Sơn, Nguyễn Văn Huy, Trương Mạnh Dũng, Võ Trương Như Ngọc 351
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2