Trần Bảo Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 143 - 148<br />
<br />
THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CỬ TUYỂN<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Trần Bảo Ngọc*, Lê Ngọc Uyển, Nguyễn Đắc Trung<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kết quả học tập các sinh viên (SV) cử tuyển đang học tập tại Trường<br />
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Đối tượng, phương pháp: Mô tả thiết kế cắt ngang kết<br />
quả học tập theo thang điểm 4 từ hồ sơ thứ cấp quản lý điểm của các SV cử tuyển đang học tập tại<br />
Trường. Kết quả: 444 SV diện cử tuyển đang học tập, tỷ lệ nữ/nam là 1,32/1; bao gồm 21 dân tộc.<br />
Kết quả học tập trung bình các năm một đến năm sáu lần lượt là 1,72; 1,85; 2,29; 2,18; 2,57; 2,19.<br />
Tỷ lệ học lực giỏi, xuất sắc qua các năm học chiếm tỷ lệ thấp. Điểm tích lũy xếp loại yếu, kém<br />
giảm dần qua các năm học. SV nữ, vùng Đông Bắc và nhóm dân tộc Tày, Nùng có điểm số tích<br />
lũy cao hơn rõ rệt. Kết luận: Xếp loại học tập SV diện cử tuyển tại Trường Đại học Y Dược-Đại<br />
học Thái Nguyên không cao, có xu hướng tiến bộ trong các năm học sau.<br />
Từ khóa: xếp loại tốt nghiệp, sinh viên diện cử tuyển, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Cử tuyển là một chủ trương lớn của Đảng và<br />
Nhà nước ta, thể hiện chính sách ưu tiên trong<br />
đào tạo nguồn nhân lực tại vùng đồng bào dân<br />
tộc thiểu số, vùng có hoàn cảnh kinh tế - xã<br />
hội đặc biệt khó khăn. Đây là chính sách đúng<br />
đắn, hợp lòng dân, có hiệu quả; đã và đang<br />
tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho con em<br />
đồng bào dân tộc thiểu số; là điều kiện, cơ hội<br />
nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn; bổ<br />
sung đội ngũ trí thức, cán bộ có trình độ cho<br />
vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên<br />
giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc<br />
biệt khó khăn [1]. Thủ tướng Chính phủ đã<br />
ban hành quyết định 1544 về Đề án đào tạo<br />
nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi<br />
của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung,<br />
vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây<br />
Nguyên theo chế độ cử tuyển [2].<br />
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành,<br />
Trường Đại học Y Dược-một trong các cơ sở<br />
đào tạo lớn của Đại học Thái Nguyên- đã<br />
cung cấp cho xã hội hàng ngàn nhân viên y tế,<br />
cung cấp nguồn nhân lực quan trọng trong<br />
việc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Từ năm 1991,<br />
thực hiện Nghị định 134/2006 của Chính phủ,<br />
Nhà trường đã có thêm trách nhiệm đào tạo<br />
*<br />
<br />
nhân lực y tế chủ yếu cho khu vực miền núi<br />
phía Bắc. Đến nay, qua gần 30 năm thực hiện<br />
chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước,<br />
hàng ngàn bác sĩ (BS) từ diện đào tạo cử<br />
tuyển đã tốt nghiệp, góp một phần không nhỏ<br />
cho việc cung cấp nguồn nhân lực y tế cho<br />
vùng khó khăn.<br />
Tại Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các<br />
trường Y Dược Việt Nam lần thứ XIII ngày<br />
10/10/2014 tại Đại học Y Hà Nội đã nghe báo<br />
cáo và tham luận của 4 trường về thực trạng<br />
và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng<br />
công tác đào tạo cử tuyển. Hội đồng thảo luận<br />
nhất trí cao với chủ trương chính sách của<br />
Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu<br />
chăm sóc sức khỏe của người dân ở miền núi,<br />
vùng sâu và vùng xa, biên giới và hải đảo.<br />
Hội đồng khuyến nghị một số giải pháp nâng<br />
cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo như: tổ<br />
chức tổng kết rút kinh nghiệm; xây dựng quy<br />
hoạch nhu cầu đào tạo cử tuyển dựa trên đề<br />
án việc làm của các địa phương và tập trung<br />
đào tạo ở một số trường có nhiều kinh nghiệm<br />
và truyền thống đào tạo cử tuyển [3]. Để có<br />
những số liệu khoa học, từ đó có những<br />
nghiên cứu sâu hơn trong việc cải thiện kết<br />
quả học tập cũng như năng lực nghề nghiệp<br />
của các BS cử tuyển chúng tôi tiến hành đề tài<br />
với mục tiêu:<br />
<br />
Tel: 0912 232902, Email: ngoctranbao72@gmail.com<br />
<br />
143<br />
<br />
Trần Bảo Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Mô tả thực trạng kết quả học tập của sinh<br />
viên diện cử tuyển đang theo học tại Trường<br />
Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
191(15): 143 - 148<br />
<br />
(3,2-3,59), Khá (2,5-3,19), Trung bình (22,49), Yếu (1-1,99) và Kém (dưới 1 điểm).<br />
Xác định một số yếu tố liên quan tới xếp loại<br />
học tập (giới, dân tộc, địa dư).<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Số liệu thứ cấp từ phần mềm quản lý điểm<br />
học tập của Trường Đại học Y Dược – Đại<br />
học Thái Nguyên.<br />
Chọn chủ đích các SV diện cử tuyển đang<br />
theo học tại Trường tới thời điểm hiện tại (kết<br />
thúc học kỳ I năm học 2017-2018).<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả thiết kế cắt ngang tới thời điểm hoàn<br />
thiện bảng điểm học kỳ I năm học 2017-2018.<br />
Cỡ mẫu: chọn toàn bộ SV diện cử tuyển đang<br />
theo học tại trường.<br />
Địa điểm: Phòng Công tác học sinh sinh viên,<br />
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Y Dược –<br />
Đại học Thái Nguyên.<br />
Thời gian: Tháng 4 năm 2018.<br />
Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu này hoàn<br />
toàn sử dụng số liệu thứ cấp từ sổ sách quản<br />
lý nên các thông tin cá nhân hoàn toàn được<br />
bảo mật.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:<br />
dân tộc, giới tính, địa chỉ thường trú trước khi<br />
nhập học.<br />
Xếp loại học tập theo thang 4 điểm quy định<br />
của Bộ Giáo dục-Đào tạo về đào tạo tín chỉ,<br />
chia thành 4 mức độ: Xuất sắc (3,6-4), Giỏi<br />
<br />
Các số liệu được nhập và xử lý trong phần<br />
mềm SPSS 22.0.<br />
Sử dụng test thống kê phù hợp khi xác định<br />
một số yếu tố liên quan.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Hiện tại có 444 sinh viên (SV) diện cử tuyển<br />
đang theo học, trong đó nữ 253 SV, tỷ lệ<br />
nữ/nam là 1,32/1. Phân bố theo vùng địa lý:<br />
Đông Bắc bộ 164 SV (36,9%), Tây Bắc bộ<br />
206 SV (46,4%), các tỉnh còn lại 74 SV<br />
(16,7%). Phân bố cụ thể SV theo học các năm<br />
và tỷ lệ SV theo dân tộc thể hiện bảng 1 và<br />
bảng 2. Số lượng SV các năm diện cử tuyển<br />
khá tương đồng, tuy nhiên SV cử tuyển năm<br />
thứ ba tăng đột biến (130 người) là do các SV<br />
này được các địa phương cử đi học khi thực<br />
hiện triệt để văn bản hướng dẫn số 4348 ngày<br />
26/8/2015 của Bộ Giáo dục-Đào tạo [4]. Tuy<br />
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên<br />
vẫn còn số ít SV cử tuyển chậm tiến độ tốt<br />
nghiệp (hiện còn 18 SV có thời gian đào tạo<br />
quá 6 năm). Mặc dù số lượng đào tạo nguồn<br />
cử tuyển khá đều đặn ở các năm gần đây, tuy<br />
nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ<br />
tiêu đào tạo cử tuyển còn chưa đạt yêu cầu,<br />
như trong báo cáo của Trần Quốc Kham<br />
(2014), tỷ lệ chỉ tiêu cử tuyển bậc đại học của<br />
34 tỉnh được khảo sát mới đạt 91,3% [5].<br />
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Phân bố sinh viên cử tuyển theo khóa đào tạo<br />
Khóa đào tạo<br />
Năm thứ nhất<br />
Năm thứ hai<br />
Năm thứ ba<br />
Năm thứ tư<br />
Năm thứ năm<br />
Năm thứ sáu<br />
Số SV chậm tiến độ tốt nghiệp<br />
Tổng cộng<br />
<br />
144<br />
<br />
Số lượng<br />
65<br />
60<br />
130<br />
65<br />
70<br />
36<br />
18<br />
444<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
14,6<br />
13,5<br />
29,3<br />
14,6<br />
15,8<br />
8,1<br />
4,1<br />
100<br />
<br />
Trần Bảo Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 143 - 148<br />
<br />
Có 21/54 dân tộc anh em là SV cử tuyển đang<br />
học tập tại trường, tỷ lệ SV người Kinh chiếm<br />
11,3% (thấp hơn quy định là 15%)). 6 dân tộc<br />
thiểu số (Tày, Dao, Mông, Thái, Nùng,<br />
Mường) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các SV cử<br />
tuyển theo học tại trường (364 SV, chiếm<br />
81,9%), điều này phản ánh đúng tính chất<br />
vùng miền khi Nhà trường đóng tại địa bàn<br />
trung du Đông Bắc bộ. Kết quả này cũng<br />
tương tự như báo cáo của Vụ Đào tạo, Bộ<br />
Văn hóa thông tin thể thao và du lịch năm<br />
2017 [6].<br />
<br />
Bảng 3 cung cấp số liệu về kết quả học tập<br />
SV cử tuyển, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ SV có<br />
học lực yếu, kém có xu hướng giảm dần qua<br />
các năm học. Kết quả học tập năm 1, năm 2<br />
kém hơn các năm khác có lẽ do việc chưa<br />
thích nghi với môi trường đào tạo đại học của<br />
SV nói chung hoặc do kiến thức giảng dạy<br />
nhiều hơn so với giai đoạn học phổ thông<br />
hoặc do chất lượng “đầu vào” không cao cùng<br />
với những đặc điểm “cố hữu” của SV cử<br />
tuyển (ngại giao tiếp, tự ti, yếu về các kỹ năng<br />
mềm…).<br />
<br />
Đặc biệt bảng 2 cho thấy có 6 SV từ 5 dân tộc<br />
thiểu số rất ít người (trong 16 dân tộc) đã<br />
được các tỉnh giới thiệu đào tạo và đã tốt<br />
nghiệp (Bố Y, Pà Thẻn, Cống, Pu Péo, Ngái)<br />
thể hiện sự quan tâm của UBND các tỉnh<br />
cũng như sự nỗ lực học tập rất cao của các SV<br />
dân tộc rất ít người này.<br />
<br />
Do đó chúng tôi đề xuất có những thay đổi về<br />
tổ chức lớp học, về phương pháp giảng dạy, về<br />
tăng cường hoạt động bổ trợ cho các SV năm<br />
đầu nói chung, đặc biệt SV cử tuyển nói riêng.<br />
Thực trạng kết quả học tập và một số yếu<br />
tố liên quan của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 2. Phân bố sinh viên theo dân tộc<br />
Dân tộc<br />
Tày<br />
Mường<br />
Mông<br />
Dao<br />
Kinh<br />
Thái<br />
<br />
Số lượng<br />
101<br />
74<br />
58<br />
52<br />
50<br />
50<br />
<br />
Dân tộc<br />
Số lượng<br />
Xinh Mun<br />
2<br />
Sán Dìu<br />
2<br />
Khơ Mú<br />
1<br />
Lào<br />
1<br />
Hoa<br />
1<br />
Phù Lá<br />
1<br />
Bố Y<br />
2<br />
29<br />
6,5<br />
Pà Thẻn<br />
1<br />
7<br />
1,6<br />
Pu Péo<br />
1<br />
6<br />
1,4<br />
Cống<br />
1<br />
3<br />
0,7<br />
Ngái<br />
1<br />
Bảng 3. Kết quả học tập theo năm học của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nùng<br />
Hà Nhì<br />
Sán Chí<br />
Giấy<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
22,7<br />
16,7<br />
13,1<br />
11,7<br />
11,3<br />
11,3<br />
<br />
Năm học<br />
<br />
Xuất sắc<br />
(SL/tỷ lệ)<br />
<br />
Giỏi<br />
(SL/tỷ lệ)<br />
<br />
Khá<br />
(SL/tỷ lệ)<br />
<br />
Yếu<br />
(SL/tỷ lệ)<br />
<br />
Kém<br />
(SL/tỷ lệ)<br />
<br />
26 (5,9)<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
(SL/tỷ lệ)<br />
99 (22,3)<br />
<br />
Thứ nhất<br />
(444 SV)<br />
Thứ hai<br />
(379 SV)<br />
Thứ ba<br />
(318 SV)<br />
Thứ tư<br />
(189 SV)<br />
Thứ năm<br />
(123 SV)<br />
Thứ sáu<br />
(54 SV)<br />
Tích lũy<br />
(444 SV)<br />
<br />
0<br />
<br />
3 (0,7)<br />
<br />
293 (66,0)<br />
<br />
23 (5,2)<br />
<br />
0<br />
<br />
6 (1,6)<br />
<br />
41 (10,8)<br />
<br />
103 (27,2)<br />
<br />
212 (55,9)<br />
<br />
17 (4,5)<br />
<br />
2 (0,6)<br />
<br />
15 (4,7)<br />
<br />
90 (28,3)<br />
<br />
123 (38,7)<br />
<br />
84 (26,4)<br />
<br />
4 (1,3)<br />
<br />
0<br />
<br />
1 (0,5)<br />
<br />
53 (28,0)<br />
<br />
67 (35,4)<br />
<br />
65 (34,4)<br />
<br />
3 (1,6)<br />
<br />
6 (3,3)<br />
<br />
5 (17,9)<br />
<br />
47 (38,2)<br />
<br />
25 (20,3)<br />
<br />
23 (18,7)<br />
<br />
2 (1,6)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
18 (33,3)<br />
<br />
17 (31,5)<br />
<br />
18 (33,3)<br />
<br />
1 (1,9)<br />
<br />
0<br />
<br />
7 (1,6)<br />
<br />
69 (15,5)<br />
<br />
157 (35,4)<br />
<br />
205 (46,2)<br />
<br />
6 (1,4)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,5<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
Trung<br />
bình<br />
(SD)<br />
1,72<br />
(0,49)<br />
1,86<br />
(0,55)<br />
2,29<br />
(0,54)<br />
2,18<br />
(0,51)<br />
2,57<br />
(0,69)<br />
2,19<br />
(0,52)<br />
2,03<br />
(0,48)<br />
<br />
145<br />
<br />
Trần Bảo Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nếu xét riêng cho từng khóa học (Bảng 4),<br />
chúng tôi thấy ngoài SV chậm tốt nghiệp, còn<br />
có SV năm 2 K49 có kết quả học tập thấp hơn<br />
rõ rệt so với các khóa khác cùng thời điểm<br />
(qua phân tích Anova một chiều). Và cũng<br />
thấy rõ, kết quả trung bình (KQTB) thấp hơn<br />
ở những năm đầu. Rất tiếc, chúng tôi chưa đủ<br />
thông tin để có những kết luận về vấn đề này.<br />
Theo Nguyễn Thị Thu An (2016) qua nghiên<br />
cứu 561 SV năm 1, năm 2 tại Cần Thơ cho<br />
biết kiến thức đạt được sau khi học, động cơ<br />
học tập, tính chủ động của SV có ảnh hưởng<br />
đến kết quả học tập cao hơn nhân tố thuộc về<br />
năng lực giảng viên [7].<br />
* Năm 1: 447 SV (Dunnett T3): Khác biệt có<br />
ý nghĩa K50 so với K49, chậm TN. K49 khác<br />
biệt tất cả (trừ K47, chậm TN). K48 khác biệt<br />
với K49, K46, chậm TN. K47 khác biệt K45,<br />
chậm TN. K46 khác biệt tất cả (trừ K50 và<br />
K45). K45 khác biệt K49, chậm TN. Chậm<br />
TN khác biệt tất cả (trừ K49).<br />
* Năm 2: 382 SV (LSD): Khác biệt rõ giữa<br />
K49 với tất cả các khóa (trừ chậm TN). K48<br />
khác biệt với K49, K45, chậm TN. K47 khác<br />
với K49, chậm TN. K46 khác với K49, chậm<br />
TN. K45 khác với K49, K48, chậm TN.<br />
Chậm TN khác biệt tất cả trừ K49.<br />
* Năm 3: 321 SV (Dunnett T3): Khác biệt rõ<br />
giữa chậm TN với các khóa (ngoại trừ K47).<br />
* Năm 4: 189 SV (Dunnett T3): Khác biệt rõ<br />
giữa chậm TN với các khóa.<br />
<br />
191(15): 143 - 148<br />
<br />
* Năm 5: 123 SV (Dunnett T3): Khác biệt rõ<br />
giữa chậm TN với các khóa.<br />
* Năm 6: 54 SV: có khác biệt rõ giữa K45 với<br />
chậm TN.<br />
* Điểm tích lũy: 322 SV (Dunnett T3): Khác<br />
biệt rõ giữa chậm TN với các khóa. Khác biệt<br />
giữa K48 với các khóa (trừ K47). Khác biệt<br />
giữa K46 với các khóa (trừ K45).<br />
Ghi chú: “-”: chưa có số liệu học tập.<br />
Bảng 5 cho thấy, một số yếu tố liên quan có ý<br />
nghĩa với kết quả học tập cao hơn là SV nữ,<br />
SV vùng Đông Bắc bộ, dân tộc Tày. Kết quả<br />
học tập ở SV nữ cao hơn SV nam thể hiện sự<br />
siêng năng, cần cù, ít bị cuốn hút những hoạt<br />
động không có ích như các SV nam cũng<br />
tương tự như nghiên cứu của của Nguyễn Thị<br />
Thu An (2016) tại Trường Đại học Kỹ thuật –<br />
Công nghệ Cần Thơ [7], Nguyễn Thùy Dung<br />
(2017) tại Trường Đại học Lâm nghiệp [8].<br />
Khi so sánh cặp đôi với nhóm dân tộc, chúng<br />
tôi thấy có sự khác biệt về học tập ở những<br />
SV dân tộc thiểu số có dân số đông (Tày,<br />
Nùng, Dao…) khi so sánh với các dân tộc ít<br />
người khác (Mông, Thái), do đó các SV vùng<br />
Đông Bắc (vốn nhiều người Tày, Nùng hơn)<br />
cao hơn có ý nghĩa với vùng Tây Bắc (nhiều<br />
người Mông, Thái hơn). Đặc biệt quan tâm<br />
khi có 5/6 SV dân tộc rất ít người đang có<br />
điểm tích lũy < 2 (nguy cơ cảnh báo học vụ<br />
và/hoặc chậm tốt nghiệp lớn).<br />
<br />
Y1K50<br />
Y2K49<br />
Y3K48<br />
<br />
65<br />
60<br />
130<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả học tập từng năm xét theo khóa học<br />
KQTB<br />
KQTB<br />
KQTB<br />
KQTB<br />
KQTB<br />
năm 1<br />
năm 2<br />
năm 3<br />
năm 4<br />
năm 5<br />
(SD)<br />
(SD)<br />
(SD)<br />
(SD)<br />
(SD)<br />
1,82 (0,57)<br />
1,43 (0,46) 1,44 (0,54)<br />
1,73 (0,48) 1,89 (0,47) 2,33 (0,57)<br />
-<br />
<br />
Y4K47<br />
<br />
65<br />
<br />
1,66 (0,48)<br />
<br />
1,96 (0,52)<br />
<br />
2,18 (0,48)<br />
<br />
2,13 (0,56)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Y5K46<br />
<br />
70<br />
<br />
1,93 (0,38)<br />
<br />
2,02 (0,59)<br />
<br />
2,38 (0,56)<br />
<br />
2,29 (0,47)<br />
<br />
2,67 (0,73)<br />
<br />
-<br />
<br />
Y6K45<br />
<br />
36<br />
<br />
1,86 (0,35)<br />
<br />
2,09 (0,57)<br />
<br />
2,39 (0,49)<br />
<br />
2,31 (0,39)<br />
<br />
2,72 (0,56)<br />
<br />
Chậm TN<br />
<br />
18<br />
<br />
1,24 (0,28)<br />
<br />
1,42 (0,37)<br />
<br />
1,96 (0,22)<br />
<br />
1,69 (0,30)<br />
<br />
1,89 (0,29)<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
(SD)<br />
<br />
1,72 (0,49)<br />
<br />
1,85 (0,56)<br />
<br />
2,29 (0,54)<br />
<br />
2,18 (0,51)<br />
<br />
2,57 (0,69)<br />
<br />
2,41<br />
(0,43)<br />
1,77<br />
(0,41)<br />
2,20<br />
(0,52)<br />
<br />
Khóa<br />
<br />
146<br />
<br />
SL<br />
<br />
KQTB<br />
năm 6<br />
(SD)<br />
-<br />
<br />
KQTB<br />
tích lũy<br />
(SD)<br />
2,08<br />
(0,35)<br />
2,13<br />
(0,35)<br />
2,35<br />
(0,38)<br />
2,37<br />
(0,35)<br />
1,96<br />
(0,11)<br />
2,17<br />
(0,37)<br />
<br />
Trần Bảo Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 143 - 148<br />
<br />
Bảng 5. Liên quan một số yếu tố với điểm tích lũy<br />
Yếu tố<br />
Giới<br />
Vùng địa lý<br />
<br />
Dân tộc<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Đông Bắc<br />
Tây Bắc<br />
Còn lại<br />
Kinh<br />
Tày<br />
Dao<br />
Nùng<br />
Mông<br />
Mường<br />
Thái<br />
Còn lại<br />
<br />
Điểm tích lũy<br />
< 2 (SL/tỷ lệ)<br />
≥ 2 (SL/tỷ lệ)<br />
130 (68,1)<br />
61 (31,9)<br />
81 (32,0)<br />
172 (68,0)<br />
63 (38,4)<br />
101 (61,6)<br />
102 (49,5)<br />
104 (50,5)<br />
46 (62,2)<br />
28 (37,8)<br />
22 (44,0)<br />
28 (56,0)<br />
31 (30,7)<br />
70 (69,3)<br />
26 (50,0)<br />
26 (50,0)<br />
11 (37,9)<br />
18 (62,1)<br />
39 (67,2)<br />
19 (32,8)<br />
35 (47,3)<br />
39 (52,7)<br />
32 (64,0)<br />
18 (36,0)<br />
15 (50,0)<br />
15 (50,0)<br />
<br />
Từ những số liệu thứ cấp tại các phòng chức<br />
năng, chúng tôi đã cố gắng đưa ra bức tranh<br />
thực trạng xếp loại tốt nghiệp của các SV cử<br />
tuyển trong 5 năm gần đây và đã rút ra một số<br />
yếu tố liên quan. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất<br />
của nghiên cứu này là tìm hiểu nguyên nhân,<br />
từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục bằng<br />
các nghiên cứu định tính, theo dõi dọc dài<br />
hơn, đây cũng là chủ đề trong các công bố<br />
tương lai của nhóm nghiên cứu. Ngoài ra,<br />
nhóm nghiên cứu cũng chưa nhiều kinh<br />
nghiệm với các vấn đề giáo dục nên số liệu về<br />
học lực trước khi nhập học, đặc điểm tâm lý<br />
của SV cử tuyển không đầy đủ thông tin cũng<br />
như không có nhóm chứng phù hợp là SV<br />
chính quy cùng đối tượng nghiên cứu để có<br />
những phân tích và bàn luận sâu hơn. Những<br />
hạn chế này, chúng tôi xin khắc phục trong<br />
những nghiên cứu kế tiếp.<br />
KẾT LUẬN<br />
444 SV cử tuyển đang theo học, với 21 dân<br />
tộc có kết quả học tập chưa cao, tuy nhiên, có<br />
xu hướng tiến bộ trong các năm học sau: kết<br />
quả học tập trung bình các năm một đến năm<br />
sáu lần lượt là 1,72; 1,85; 2,29; 2,18; 2,57;<br />
2,19. Điểm tích lũy xếp loại yếu, kém giảm<br />
dần qua các năm học.<br />
Một số yếu tố liên quan kết quả học tập tích<br />
lũy khá là: SV nữ, vùng Đông Bắc và dân tộc<br />
Tày, Nùng.<br />
KIẾN NGHỊ<br />
<br />
Tổng số<br />
191<br />
253<br />
164<br />
206<br />
74<br />
50<br />
101<br />
52<br />
29<br />
58<br />
74<br />
50<br />
30<br />
<br />
p<br />
< 0,0001<br />
< 0,002<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu nguyên<br />
nhân của thực trạng này và đề xuất các giải<br />
pháp can thiệp và sẽ công bố trong tương lai.<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Nhóm tác giả gửi lời cảm ơn tới chủ nhiệm đề<br />
tài cấp Bộ, mã số B2017-TNA-46 của Đại học<br />
Thái Nguyên và các phòng chức năng Trường<br />
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã<br />
cung cấp số liệu cho nghiên cứu này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Hội đồng dân tộc (Cổng thông tin điện tử Hội<br />
đồng dân tộc ngày 11/11/2011), “Báo cáo số 79 về<br />
Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách tuyển<br />
sinh, đào tạo và sử dụng cán bộ theo hình thức cử<br />
tuyển tại Kỳ họp Quốc hội khóa XIII”.<br />
2. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số<br />
1544 ngày 14/11/2007 về Phê duyệt "Đề án đào<br />
tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của<br />
các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng<br />
đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây nguyên<br />
theo chế độ cử tuyển".<br />
3. Bộ Y tế (Cổng thông tin điện tử, ngày<br />
10/10/2014), “Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các<br />
trường Y Dược Việt Nam lần thứ XIII tại Trường<br />
Đại học Y Hà Nội”.<br />
4. Bộ Giáo dục-Đào tạo (2015), Văn bản số 4348<br />
ngày 26/8/2015 về việc đào tạo nhân lực trình độ<br />
ĐH, Ths của các địa phương thuộc khu vực Tây<br />
Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.<br />
5. Trần Quốc Kham, Đinh Hồng Dương (2014),<br />
“Đánh giá kết quả đà tạo cử tuyển nhân lực y tế tại<br />
34 tỉnh (2007-2011)”, Tạp chí Y Dược học quân<br />
sự, số 9, tr. 39-45.<br />
<br />
147<br />
<br />