Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN<br />
TẠI CÁC CƠ SỞ RĂNG HÀM MẶT TỈNH AN GIANG NĂM 2014<br />
Trần Thị Lài*, Nguyễn Thị Hồng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, hành vi thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên chăm sóc răng<br />
miệng và thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám điều trị răng hàm mặt tỉnh An Giang năm 2014.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, thực hiện tại 51 cơ sở răng hàm mặt<br />
(gồm 14 nhà nước và 37 tư nhân) tỉnh An Giang trong tháng10, 11 và 12 năm 2014. Thu thập dữ liệu từ bảng<br />
trả lời bộ câu hỏi tự điền, bảng quan sát nhân viên đang điều trị, và xét nghiệm vi khuẩn ở lò hấp ướt, dụng cụ đã<br />
tiệt trùng và nước tay khoan của các cơ sở.<br />
Kết quả: Đa số (82%) nhân viên chăm sóc răng miệng đạt kiến thức tốt, chủ yếu (75%) qua các lớp tập<br />
huấn, mang găng tay, khẩu trang (100%), mặc áo choàng (90%). Các cơ sở sử dụng kim, thuốc tê, ly, ống hút<br />
nhựa 1 lần (100%). Có 96% cơ sở sử dụng lò hấp ướt tiệt khuẩn dụng cụ, 84% đạt chuẩn không hiện diện vi<br />
khuẩn.Tất cả cơ sở thực hiện lưu trữ và bảo quản dụng cụ sạch, 82% có dụng cụ điều trị đạt vô khuẩn. Tất cả cơ<br />
sở sử dụng nước máy cho điều trị, nhưng chỉ 78% mẫu nước tay khoan trước điều trị đạt tiêu chuẩn nước ăn<br />
uống do Bộ Y tế quy định, 24% đạt tổng số vi khuẩn hiếu khí dưới 500 CFU/ml theo CDC. Nghiên cứu cho thấy<br />
có mối liên hệ giữa kiến thức, hành vi thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và tình trạng nhiễm khuẩn dụng cụ<br />
(p