intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ bài báo này tác giả đề cập thực trạng việc dạy học tích hợp ở trung học cơ sở hiện nay về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản - tình dục thể hiện năng lực dạy học tích hợp, các kĩ năng dạy học tích hợp trên lớp cũng như ngoài lớp của giáo viên, bên cạnh đó bài báo còn phân tích một số khó khăn của giáo viên và đưa ra những nguyên nhân cốt lõi liên quan đến sự hạn chế về năng lực dạy học của giáo viên về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0047 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 207-217 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI, SỨC KHỎE SINH SẢN - TÌNH DỤC Tào Thị Hồng Vân Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến năng lực dạy học tích hợp của giáo viên ở trung học cơ sở về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục được thể hiện ở các nội dung chính: Năng lực của giáo viên về dạy học tích hợp giới, sức khỏe sinh sản - tình dục; Kĩ năng dạy học tích hợp của giáo viên qua tìm hiểu đối tượng học sinh, lựa chọn chủ đề, thiết kế bài dạy tích hợp, thiết kế kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp; Kĩ năng tổ chức dạy học (trên lớp - ngoài lớp) về giáo dục giới - sức khỏe sinh sản - tình dục; Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về dạy học tích hợp giáo dục giới - sức khỏe sinh sản - tình dục; Khó khăn hiện nay của giáo viên trong dạy học tích hợp về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục; Một số nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực dạy học của giáo viên về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục. Từ khóa: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tích hợp, năng lực dạy học tích hợp, kĩ năng dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Tuổi dậy thì của học sinh (trung học cơ sở) là một giai đoạn ngắn trong cuộc đời mỗi con người nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng, khác thường về cả thể chất, trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần. Học sinh (HS) tuổi dậy thì có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân, thường có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, phát triển ồ ạt các hệ thống thông tin internet, điện thoại đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu và hôn nhân ở tuổi dậy thì. Nhiều học sinh bắt đầu quan hệ tình dục quá sớm trong khi chưa hiểu biết đúng về giới, sức khỏe sinh sản - tình dục, cách phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ mất an toàn trong quan hệ tình dục cũng như khi bị lạm dụng tình dục. Do tính cấp thiết của việc giáo dục (GD) giới, sức khỏe - tình dục cho học sinh nên vấn đề này được lồng ghép và tích hợp vào một số nội dung trong môn sinh học hay một số bài trong môn Giáo dục công dân, Địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 25/2/2017. Liên hệ: Tào Thị Hồng Vân, e-mail: taothihongvan@yahoo.com.vn 207
  2. Tào Thị Hồng Vân được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh. Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. Trong khi có khoảng 96,1% các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tâm - sinh lí và giao tiếp ứng xử ngay trong giai đoạn THCS [1]. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên (GV) chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS... Một số giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em đã nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh và năng lực dạy học (DH) tích hợp về chủ đề này còn nhiều hạn chế [6]. Hướng dạy học tích hợp, nhiều nước trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á, đã đưa vào trường phổ thông các môn học/lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn [5]. Một số nghiên cứu ở trong nước cho thấy việc dạy học tích hợp ở môn khoa học cũng đóng góp vào hình thành năng lực để giải quyết các tình huống trong thực tế nói chung và ứng dụng trong thực tiễn nâng cao kĩ năng sống về cách phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ mất an toàn trong quan hệ tình dục cũng như khi bị lạm dụng tình dục [4]. Với khuôn khổ bài báo này chúng tôi đề cập thực trạng việc dạy học tích hợp ở trung học cơ sở hiện nay về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản (SKSS) - tình dục thể hiện năng lực dạy học tích hợp, các kĩ năng dạy học tích hợp trên lớp cũng như ngoài lớp của giáo viên, bên cạnh đó bài báo còn phân tích một số khó khăn của giáo viên và đưa ra những nguyên nhân cốt lõi liên quan đến sự hạn chế về năng lực dạy học của giáo viên về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp và khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra viết, phỏng vấn sâu, tọa đàm nhóm, quan sát thực địa với các công cụ (phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu, tọa đàm nhóm, phiếu quan sát). Mẫu khách thể gồm 115 GV THCS đang trực tiếp dạy bộ môn Giáo dục công dân, Sinh vật, Văn, Địa và cán bộ Đoàn - Đội trên địa bàn một số tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nội với tổng số 30 trường. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Năng lực của giáo viên về dạy học tích hợp giới, sức khỏe sinh sản - tình dục Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp cho học sinh vận dụng và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp đó [2]. Năng lực của giáo viên về dạy học tích hợp giới, sức khỏe sinh sản - tình dục được trình bày ở bảng 1. Về cơ bản các GV đều đã có năng lực DH tích hợp về giới, sức khỏe sinh sản - tình dục, song đạt tới mức độ vững chắc chỉ trên dưới 40%. Trong đó “Năng lực thiết kế bài dạy” (soạn giáo án) và “Năng lực đánh giá kết quả học tập của HS chiếm tỉ lệ cao nhất” (35,7%). Người có năng lực này là số GV lớn tuổi, có năng lực chuyên môn tốt và có nhiều kinh nghiệm trong DH tích hợp. - Số GV có năng lực DH tích hợp, nhưng chưa vững chắc chiếm tỉ lệ trên dưới 50% (chủ yếu là ở những đối tượng GV trẻ mới vào nghề). 208
  3. Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới... - Có một số GV chưa có năng lực về DH tích hợp, trong đó: Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học chiếm tỉ lệ cao nhất (24,3%), tiếp năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học (20,0%). Kết quả trên phần nào phản ánh năng lực dạy học tích hợp nói chung và chuyên đề giới, sức khỏe sinh sản - tình dục nói riêng ở các trường THCS còn rất nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả mong muốn của ngành. Bảng 1. Năng lực DH tích hợp của GV về giới, sức khỏe sinh sản - tình dục Mức độ đạt được % Các năng lực DH tích hợp TT Đã vững Có, nhưng Chưa Khó của giáo viên chắc chưa vững chắc có đánh giá Năng lực tìm hiểu đối tượng HS trong 1 13,0 73,9 9,6 DH tích hợp 2 Năng lực thiết kế bài dạy (soạn giáo án) 35,7 58,3 6,7 Năng lực tổ chức DH (trên lớp - ngoài 3 29,6 67,8 1,7 lớp) Năng lực vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học giới, SKSS - tình dục theo hướng 4 9,6 80,9 8,7 0,9 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong diễn 5 đạt, trình bày các vấn đề của giới, 19,1 70,4 9,6 SKSS - tình dục Năng lực tổ chức và quản lí lớp học 6 34,8 47,8 20,0 trong giờ học Năng lực đánh giá kết quả học tập của 7 35,7 47,8 13,0 3,5 HS Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác 8 21,7 53,9 24,3 hồ sơ dạy học. Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH tích hợp giới, sức khỏe sinh sản - tình dục [8] 2.2.2. Kĩ năng DH tích hợp của GV qua tìm hiểu đối tượng HS, thiết kế bài dạy tích hợp, thiết kế kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Tương ứng với mỗi năng lực nghề nghiệp là hệ thống những kĩ năng cụ thể. Tuy nhiên mỗi kĩ năng lại tương ứng với một vài năng lực khác nhau, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập tới các kĩ năng để DH theo hướng tích hợp ở THCS một cách có hiệu quả trong giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục. Các kĩ năng đó thể hiện ở các hoạt động đầu tiên là tìm hiểu đối tượng, chọn chủ đề cho đến thiết kế bài dạy tích hợp qua các môn học và thiết kế kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp về GD giới - SKSS - tình dục và được thể hiện qua kết quả nghiên cứu bảng 2. 209
  4. Tào Thị Hồng Vân Bảng 2. Kĩ năng DH tích hợp của GV qua tìm hiểu đối tượng HS, thiết kế bài dạy tích hợp, thiết kế kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Đánh giá của giáo viên Mức độ đạt được Khó TT Các kĩ năng Rất đánh Chưa Thành thành giá thành thạo thạo thạo Kĩ năng tìm hiểu đối tượng HS Tìm hiểu khả năng nhận thức, trình độ 1 56,5 41,7 1,7 tư duy của HS 2 Tìm hiểu khả năng giao tiếp của HS 48,7 48,7 2,6 Tìm hiểu điều kiện sống, học tập của 3 45,2 43,5 3,5 7,8 HS Tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen, 4 50,4 47,0 2,6 hành vi của HS Tìm hiểu khó khăn,thuận lợi của học 5 sinh khi tiếp thu kiến thức bài dạy của 35,7 60,9 3,5 giáo viên Tìm hiểu phong tục tập quán cộng đồng 6 36,5 47,8 5,2 10,4 địa phương Kĩ năng thiết kế bài dạy tích hợp về giới, SKSS - tình dục vào một số môn học (soạn giáo án) Kĩ năng nghiên cứu chương trình, 7 SGK, tài liệu để lựa chọn chủ đề tích 46,1 50,4 3,5 hợp Kĩ năng xác định mục tiêu, nội dung 8 49,6 50,4 DH của bài dạy TH Kĩ năng nghiên cứu tài liệu để tham 9 59,1 40,9 khảo 10 Kĩ năng lập dàn ý, bố cục bài giảng 47,0 52,2 0,9 Kĩ năng lựa chọn các vấn đề trọng tâm 11 54,8 45,2 để DH và đánh giá Kĩ năng lựa chọn các kênh hình, mô 12 63,5 36,5 hình, sơ đồ. . . Kĩ năng thiết kế các bài tập về giới, 13 74,8 25,2 SKSS - tình dục Kĩ năng khai thác nội dung tích hợp 14 giáo dục giới, SKSS - tình dục vào các 75,7 23,5 môn học Kĩ năng bổ sung các hoạt động bổ trợ 15 63,5 34,8 1,7 cho giờ lên lớp Kĩ năng soạn các mẫu biểu tài liệu để 16 60,9 37,4 1,7 HS làm việc trên lớp 210
  5. Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới... Kĩ năng thiết kế kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp về GD giới - SKSS - tình dục 17 Kĩ năng đặt tên cho hoạt động 59,1 39,1 0,9 0,9 Kĩ năng xác định mục tiêu của hoạt 18 37,4 54,8 7,0 0,9 động Kĩ năng xác định nội dung và hình thức 19 57,4 41,7 0,9 của hoạt động 20 Kĩ năng chuẩn bị hoạt động 67,0 29,6 1,7 1,7 21 Kĩ năng lập kế hoạch 70,4 28,7 0,9 22 Kĩ năng thiết kế chi tiết hoạt động 67,0 31,3 0,9 0,9 Kĩ năng kiểm tra, điều chỉnh và hoàn 23 81,7 17,4 0,9 thiện nội dung hoạt động *Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH tích hợp giới, sức khỏe sinh sản - tình dục [8]. Những con số trên đã cho chúng ta thấy: - Những kĩ năng DH tích hợp về giới, sức khỏe sinh sản- tình dục đạt mức độ thành thạo và rất thành thạo không vượt quá 62% mặc dù đó là những hoạt động tạo tiền đề quan trọng cho việc tổ chức dạy học. - Trong khi đó mức độ chưa thành thạo cao nhất thuộc về kĩ năng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong dạy tích hợp như kĩ năng thiết kế kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể là “Kĩ năng kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện nội dung hoạt động” vẫn còn 81,7% GV chưa thành thạo. Tiếp theo là kĩ năng thiết kế bài dạy tích hợp qua một số môn học cụ thể là “Kĩ năng khai thác nội dung bài dạy vào việc tích hợp giới, SKSS - tình dục vào các môn học để giáo dục học sinh” số GV chưa thành thạo chiếm tỉ lệ 75,7%. Kĩ năng tìm hiểu khả năng nhận thức, trình độ tư duy của HS có 56,5% GV chưa thành thạo. Kết quả trên cho thấy một thực tế là hiện nay kĩ năng thiết kế bài dạy tích hợp cũng như thiết kế kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên còn rất thấp, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đây cũng là một bài toán không phải dễ dàng tìm ra đáp số trong hiện tại và tương lai của dạy học đổi mới với quan điểm là tập trung vào dạy học tích hợp ở bậc học THCS. Trong nghiên cứu này, số giáo viên mới vào nghề
  6. Tào Thị Hồng Vân hỗ trợ trong DH tích hợp như (Kĩ năng sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, kĩ năng sử dụng phương pháp đóng vai, kĩ năng sử dụng phương pháp trò chơi) của GV ở mức độ chưa thành thạo chiếm tỉ lệ cao nhất (72,2% - 64,3%). Kết quả này cũng tương tự như các kết quả đã phân tích ở trên. Đối với GV trẻ, mới vào nghề chưa có kinh nghiệm để áp dụng các phương pháp này một cách sáng tạo và thành thạo. Vấn đề này một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của việc bồi dưỡng cho GV kĩ năng tổ chức dạy học tích hợp nói chung và tích hợp GD giới - SKSS - tình dục. Bảng 3: Kĩ năng tổ chức dạy học (trên lớp - Ngoài lớp) về GD giới - SKSS - tình dục Đánh giá của giáo viên Mức độ đạt được Khó TT Các kĩ năng Rất đánh Chưa Thành thành giá thành thạo thạo thạo Kĩ năng dẫn nhập, nêu vấn đề, tạo hứng 1 70,4 28,7 0,9 thú cho HS Kĩ năng liên hệ, khai thác vốn kinh 2 nghiệm, kiến thức giới, SKSS - tình dục 69,6 30,4 đã có của HS Kĩ năng gợi mở vấn đề từ các sự kiện 3 48,7 48,7 1,8 trong cuộc sống Kĩ năng trình bày các vấn đề trong cuộc sống về giới, SKSS-TD ( qua thuyết 4 67,0 29,6 0,9 trình, phim ảnh, hiện vật, đồ dùng trực quan. . . ) Kĩ năng diễn giảng, phân tích các vấn 5 65,2 27,0 0,9 6,9 đề giới, SKSS - tình dục Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong diễn 6 đạt, trình bày các vấn đề giới, SKSS - 60,0 39,1 0,9 tình dục 7 Kĩ năng nêu câu hỏi và gợi ý HS trả lời 48,7 50,4 0,9 8 Kĩ năng lồng ghép kiến thức 62,6 37,4 Kĩ năng nhận xét, đánh giá, rút ra bài học giới, SKSS - tình dục từ những hiện 9 69,6 27,0 3,5 thực xảy ra trong nhà trường, ngoài xã hội. Kĩ năng trình bày bảng và sử dụng đồ 10 34,8 62,6 1,7 9,0 dùng DH Kĩ năng liên hệ kiến thức trong sách vở với các vấn đề của thực tiễn đang đặt 11 ra (hiện trạng ở nhà trường, gia đình, 39,1 57,4 0,9 2,6 ngoài xã hội, xu thế hội nhập toàn cầu hóa. . . ) và thực tiễn địa phương Kĩ năng đánh giá, nhận xét, khuyến 12 34,8 59,1 2,6 35 khích HS 212
  7. Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới... Kĩ năng hỗ trợ HS đặc biệt và xử lí các 13 49,6 47,8 2,6 tình huống xảy ra trong giờ dạy học Kĩ năng tổ chức cho HS thảo luận, làm 14 36,5 53,9 9,6 việc theo nhóm/cá nhân 15 Kĩ năng sử dụng phương pháp hỏi - đáp 25,2 65,2 9,6 Kĩ năng sử dụng phương pháp nghiên 16 64,3 27,8 7,8 cứu tình huống 17 Kĩ năng sử dụng phương pháp đóng vai 68,7 31,3 18 Kĩ năng sử dụng phương pháp trò chơi 72,2 27,8 Kĩ năng sử dụng phương pháp thực 19 35,7 64,3 hành *Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH tích hợp giới, sức khỏe sinh sản - tình dục [8]. 2.2.4. Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về GD giới- SKSS- tình dục Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh được thể hiện ở hai cấp độ đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể lớp. Vì vậy, nội dung đánh giá phải cụ thể, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng thì việc đánh giá mới có tác động tích cực tới học sinh. Kĩ năng xây dựng đề kiểm tra cũng như tổ chức qúa trình đánh giá và phản hồi tích cực đánh gía là một chu trình khép kín, các hoạt động bổ sung cho nhau. Kết quả kiểm tra các kĩ năng cơ bản về đánh giá trong nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4 cho thấy: Tỉ lệ phần trăm ở các mức độ chưa thành thạo của kĩ năng cũng gần tương đương với mức độ thành thạo, như vậy vẫn còn 50% GV chưa thành thạo sử dụng các kĩ năng cơ bản về đánh giá. Kết quả này cũng phản ánh tương tự như các kết quả đã phân tích ở trên, qua đó cho ta thấy kĩ năng mức độ thành thạo các kĩ năng của giáo viên còn rất thấp, nhất là với những giáo viên tuổi nghề còn ít. Bảng 4: Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về GD giới - SKSS - tình dục Mức độ đạt được Khó Rất đánh TT Các kĩ năng Chưa Thành thành giá thành thạo thạo thạo Kĩ năng xây dựng đề kiểm tra, đánh giá 7.47 39,1 52,2 3,5 5,2 cho học sinh Kĩ năng lựa chọn và xác định các hình 7.48 thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá 47,8 45,2 1,7 5,2 cho học sinh Kĩ năng nhận xét, đánh giá, phản hồi 7.49 kết quả học tập của HS về giáo dục giới, 51,3 37,4 0,9 10,4 sức khỏe sinh sản - tình dục *Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH tích hợp giới, sức khỏe sinh sản - tình dục [8]. 213
  8. Tào Thị Hồng Vân 2.2.5. Khó khăn hiện nay của giáo viên trong DH tích hợp về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục Bảng 5: Khó khăn hiện nay của giáo viên trong DH tích hợp về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục Mức độ Khó Không đánh TT Nội dung khảo sát Rất khó Khó khó giá khăn khăn khăn Chưa nắm vững kiến thức về giới, 1 21,7 60,0 17,4 0,9 SKSS - tình dục Bản thân chưa hiểu rõ cách khai thác/sử dụng PPDH tích hợp vào DH chủ đề 2 giới - SKSS - tình dục vì nội dung, cách 20,0 69,6 9,6 0,9 thức bồi dưỡng về PPDH tích hợp chưa phù hợp Thiếu thời gian trên lớp để GV khai 3 thác, sử dụng PPDHTH vào chủ đề 19,1 67,0 8,7 4,4 giới, SKSS - TD Thiếu tài liệu hướng dẫn và tài liệu 4 27,8 62,6 9,6 tham khảo Điều kiện phục vụ cho dạy học (mô 5 hình, họa cụ, tranh ảnh minh họa. . . ) 33,9 59,1 2,6 4,3 để chuẩn bị kĩ lưỡng đồ dùng Xử lí các tình huống xảy ra trong dạy 6 23,5 58,3 18,3 học giới - SKSS Sự chỉ đạo của các cấp quản lí còn cứng 7 nhắc, thiếu động viên việc DH giới, 20,9 65,2 12,2 1,7 SKSS - TD vào các môn học Kiểm tra đánh giá HS còn nặng về yêu 8 cầu hoàn thành lí thuyết, còn ít kiểm tra 24,3 69,6 6,1 thực hành của học sinh Chưa đưa nội dung dạy học giới, SKSS 9 - TD tích hợp vào các môn học có tính 27,8 65,2 4,3 2,6 bắt buộc Tổ chức thực hiện dạy học chủ đề tích 10 19,1 71,3 8,7 0,9 hợp chưa có hiệu quả Tiêu chí đánh giá về giờ học tích hợp 11 20,9 67,0 9,6 2,6 chưa rõ ràng Học sinh chưa có thái độ tích cực khi 12 23,5 64,3 12,2 học chủ đề này *Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH tích hợp giới, sức khỏe sinh sản- tình dục [8]. 214
  9. Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới... Kết quả bảng 5 cho thấy: Ý kiến của GV về các chỉ báo ở các mức độ khó khăn từ các yếu tố cá nhân (Chưa nắm vững kiến thức về giới, SKSS - tình dục, chưa biết cách khai thác hay sử dụng PPDH tích hợp vào DH chủ đề giới - SKSS - TD vì nội dung, cách thức bồi dưỡng về PPDH tích hợp chưa phù hợp), cho đến thời gian dành cho chủ đề này và các yếu tố khách quan như điều kiện cơ sở vật chất, sự chỉ đạo của các cấp quản lí, chưa đưa nội dung này thành nội dung bắt buộc cũng như việc kiểm tra đánh giá đều chiếm tỉ lệ khá cao tính cả mức độ (rất khó khăn và khó khăn) trên 70%. Trong khi đó mức độ không khó khăn chỉ chiếm dưới 20%. 2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế năng lực dạy học tích hợp của giáo viên về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực DH tích hợp của GV có rất nhiều. Các nghiên cứu và các hội thảo khoa học về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục trong nhà trường đã đưa nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và đã phân tích nhiều nguyên nhân liên quan đến chất lượng giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục. Qua kết qủa nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau: - Trước hết, nguyên nhân cơ bản và đầu tiên bắt nguồn từ khâu đào tạo sư phạm. Có thể nói, trong nhiều năm qua việc đào tạo GV ở các trường sư phạm còn chưa thực sự quan tâm nhiều đến chuyên đề giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục. Trong qúa trình trao đổi trực tiếp giáo viên dạy tích hợp tập trung một số môn (sinh, giáo dục công dân, địa, văn) cho biết ngay từ khi đào tạo trong trường sư phạm (Cao đẳng, Đại học) đã không có chuyên đề tự chọn về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục nên sau khi ra trường giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi phải mày mò, tìm hiểu từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy kiến thức cũng như kĩ năng dạy học tích hợp nói chung và SKSS nói riêng từ nắm bắt nội dung đến kĩ năng sử dụng các phương pháp giáo viên chưa thực sự nắm chắc vì chủ yếu là tìm hiểu trên mạng. Học sinh rất thích nghe tư vấn và giảng dạy về vấn đề này nhưng bản thân giáo viên chưa có năng lực chuyên sâu. Từ trước đến nay mảng giáo dục này đều do một số cơ quan chuyên trách phụ trách (y tế) chủ trì, đến khi trường tự tổ chức và ra câu hỏi trắc nghiệm thì phải nhờ cơ quan tư vấn kiểm định lại nên có rất khó khăn và thiếu chính xác, nếu giáo viên am hiểu sâu vấn đề thì thuận lợi cho giáo viên (thể hiện kết quả: trên 90% giáo viên chưa hiểu rõ cách khai thác/sử dụng PPDH tích hợp vào DH chủ đề giới - SKSS - TD vì nội dung, cách thức bồi dưỡng về PPDH tích hợp chưa phù hợp và 80% chưa nắm vững nội dung). - Chưa được sự quan tâm của các cấp quản lí ở trường (Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng): Việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục trong nhà trường chưa được quan tâm một cách đúng mức. Chưa có sự chỉ đạo và giám sát một cách có khoa học. Việc dạy về chủ đề này vẫn còn thả nổi. Mặc dầu đã có sự phân công cụ thể tích hợp vào một số môn học cũng như hoạt động ngoại khóa cho giáo viên nhưng sự kiểm tra và giám sát chưa có kế hoạch. Một số hoạt động ở trường cũng chỉ hình thức, thực hiện cho “có” để báo cáo với cấp trên. Chính vì vậy, các hoạt động về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục chưa được triển khai một cách có hệ thống, chặt chẽ và đồng bộ. - Cán bộ quản lí ở phòng giáo dục chưa có kế hoạch cụ thể cũng như chỉ đạo sát sao việc thực hiện ở dưới các trường trung học cơ sở. Nắm tình hình qua các báo cáo của trường gửi lên là chính. Chưa chủ động vận dụng nguồn kinh phí cho hoạt động này. - Thứ hai, do chủ đề này là tích hợp vào các môn học nên thời gian khai thác ở giờ học rất thiếu. Sử dụng PPDHTH vào chủ đề giới, SKSS - TD vào các môn còn tùy vào sở thích cá nhân vì đây không phải là môn học bắt buộc. Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy ở phổ thông, nhiều GV chưa tích cực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; sức ì trong tự học, tự nghiên cứu và sự bảo thủ, trì chệ là rào cản chính trong việc nâng cao năng lực nghề. Có tới 54,6% GV đã cho biết điều này. 215
  10. Tào Thị Hồng Vân - Thứ ba, Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị cho DH chủ đề tích hợp còn thiếu thốn, nên đã hạn chế đến hiệu quả của việc giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 26,1% giáo viên trả lời là có tài liệu của bộ về giới, sức khỏe sinh sản. Chủ yếu sưu tầm qua mạng và các nguồn khác chiếm 78%. Như vậy việc đảm bảo tài liệu giảng dạy cho giáo viên chỉ mới đáp ứng được 1/3. Chính vì thế giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nội dung cũng như phương pháp dạy học chủ đề này. - Thứ tư, từ nhiều năm nay mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chương trình hành động giáo dục sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học giai đoạn 2012 - 2020 (Quyết định số 5330/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2012) nhưng vì không là môn học bắt buộc nên chủ đề này không được coi trọng, xem như là chuyên đề tự chọn, giáo viên nào thích dạy thì dạy nên giáo viên không có động lực và nhiệt huyết để nâng cao chất lượng dạy học mặc dầu nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí chủ đề này rất quan trọng cho việc hình thành và nhân cách của học sinh trong khi trào lưu của xã hội ngày càng có nhiều tệ nạn và ảnh hưởng trực tiếp đến cách phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ mất an toàn trong quan hệ tình dục cũng như khi bị lạm dụng tình dục. - Thứ năm, hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Phòng, Sở GD về chủ đề này đã triển khai nhưng chỉ có 2,6% giáo viên được tập huấn thường xuyên và 34,8% giáo viên thỉnh thoảng được tập huấn, còn lại gần 55% giáo viên chưa bao giờ được tập huấn. Chính vì thế về kiến thức, kĩ năng của giáo viên còn rất nhiều hạn chế, cũng như chưa tạo được niềm tin và động lực cho giáo viên thực hiện tốt khi dạy chủ đề này. 3. Kết luận Việc giáo dục giới, sức khỏe sinh sản và tình dục là một chủ đề vô cùng quan trọng, giúp cho học sinh phổ thông, đặc biệt học sinh THCS biết cách phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ mất an toàn trong quan hệ tình dục cũng như khi bị lạm dụng tình dục khi bước vào tuổi dậy thì. Thực tế hoạt động dạy học cũng như hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục cho học sinh đã được triển khai ở các trường THCS nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do năng lực dạy học tích hợp cũng như các kĩ năng cơ bản của giáo viên chưa tốt. Tỉ lệ giáo viên vững chắc về các năng lực dạy học tích hợp và kĩ năng còn rất thấp, nhất là những giáo viên tuổi nghề còn ít. Để việc dạy tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản - tình dục, trước tiên giáo viên phải nắm vững nội dung, kĩ năng cơ bản về dạy học tích hợp chủ đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản - tình dục. Trên cơ sở đó giáo viên mới hoàn thành được chất lượng giảng dạy ở chủ đề này. Do vậy nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng các nội dung cũng như các kĩ năng giảng dạy. Ngay từ đầu năm học nhà trường cần đưa kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên trong kế hoạch năm học chuyên đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản - tình dục, đồng thời phối kết hợp với sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan và các viện nghiên cứu có chuyên môn sâu (Ytế) mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Vân Anh, 2014. Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên theo chủ đề trong dạy học chương trình “sinh sản” sinh học 8 ở trung học cơ sở. Luận văn lí luận và phương pháp dạy môn sinh học, Trường Đại học Giáo dục, 2014. Tr 28. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2015. Dạy tích hợp ở trường trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lí, giáo viên THCS, THPT. Nxb Đại học Sư phạm. 216
  11. Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới... [3] Đinh Quang Báo, 2014. Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, Trung cơ sở, Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lí, giáo viên THCS, THPT. Nxb Đại học Sư phạm, tr.23-28. [4] Phạm Thị Bích Đào, Cao Thị Thặng, 2011. Kĩ năng qúa trình khoa học trong chương trình môn khoa học ở một số nước và Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục. Số 75, tr.53. [5] Hà Thị Lan Hương, 2013. Xu hướng tích hợp trong xây dựng chương trình các môn khoa học tự nhiên của các nước trên thế giới và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam. Tạp chí Giáo duc và Xã hội. Số 29 ((90), tr 44. [6] Quách Thị Thu Trang, 2013. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tình dục vị thành niên và giáo dục tình dục trên các đối tượng độ tuổi từ 14 đến 24. Báo cáo hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên, học sinh, sinh viên - Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số. Hà Nội 2013, tr.5 [7] Cao Thị Thặng, 2011. Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình Giáo dục phổ thông - Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2011. [8] Tào Thị Hồng Vân, 2017. Thực trạng năng lực dạy học tích hợp về giáo dục giới, sức khỏe sinh sản- tình dục của giáo viên ở trung học cơ sở. Báo cáo tổng kêt đề tài cấp trường. MS: SPHN 16-03-VNCSP. ABSTRACT Reality of integrated teaching capacity of secondary schools teacher in gender education, reproductive health and sex Tao Thi Hong Van Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education The article refers to the ability to integrate the teaching of gender education, reproductive health and sex of the teacher in secondary schools shown in the main content: Teacher’s integrated teaching capacity in teaching gender, reproductive health and sex; Teachers’ teaching skills to integrate learning objects through students, choosing topics, integrated unit design, planning extra-curricular activities; Teachers’ organizational skills (in and out of class) on gender education, reproductive health and sex; Testing and evaluating students’s learning results on integrated teaching gender education, reproductive health and sex skills; Teachers’ difficulties in integrated teaching gender education, reproductive health and sex today; Some causes of teachers’ limited capacity in teaching gender education, reproductive health and sex. Keywords: Sex education, reproductive health, sexual health, integration, integrated teaching capacity, integrated teaching skills. 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2