intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên y dược trường Đại học Tân Trào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên y dược trường Đại học Tân Trào trình bày thực trạng nhận thức và kiến thức của sinh viên về NCKH; Giải pháp tăng nhận thức và kiến thức cho sinh viên thực hiện đề tài NCKH có chất lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên y dược trường Đại học Tân Trào

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |289 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Y DƢỢC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ThS. Nguyễn Thị Huyền Ngân, TS. Trần Đức Đại, TS. Đỗ Công Ba, ThS. Tống Văn Trƣờng, ThS. Chu Quỳnh Mai Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ ngày 01/09/2021 đến ngày 20/02/2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi có s n phỏng vấn 129 sinh viên. Kết quả nghiên cứu: Về nhận thức, hầu hết sinh viên cảm thấy NCKH là cần thiết chiếm 97,7%. Về kiến thức, 82,9% sinh viên biết chọn vấn đề sức khoẻ ƣu tiên, 48,8% có thể xây dựng đề cƣơng nghiên cứu đầy đủ các nội dung, 82,9% biết tìm tài liệu tham khảo để phục vụ cho viết đề tài NCKH, 66,7% biết viết mục tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tuy nhiên, chỉ có 20,9% biết nhập liệu bằng phần mềm epidata, 14,7% biết phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức và kiến thức về NCKH của sinh viên là 3 nhóm yếu tố: Hỗ trợ của Nhà Trƣờng và giảng viên, bản thân sinh viên. Từ khoá: Thực trạng, NCKH, Y Dƣợc, Đại học Tân Trào. 1. Đặt vấn đề Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong các nhiệm vụ chính của trƣờng đại học. Hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở trƣờng đại học, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đây là một hoạt động hữu ích cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng tất cả các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để thực hiện các nhiệm vụ NCKH (NCKH). Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng học tập, rèn luyện tƣ duy, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng phản biện của sinh viên [1]. Các phát minh khoa học của thế kỷ 20 đang thay đổi cuộc sống và văn hóa của con ngƣời. Khoa học giúp nhân loại tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn, dự báo các thảm họa, thiên tai, bảo tồn truyền thống văn hóa, giáo dục, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển,… Ngày nay khoa học trở thành nền tảng của văn hóa và tiến bộ xã hội trong thế kỷ của chúng ta. Nó đƣợc coi là một phần của văn hóa và là cơ sở của hoạt động thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời [2, 3]. Các quốc gia luôn điều chỉnh chiến lƣợc phát triển giáo dục, tìm cách xây dựng lại hệ thống giáo dục của mình phù hợp với những biến động của xu thế toàn cầu hóa [4]. Tại một số quốc gia trên thế giới hoạt động NCKH của sinh viên là một phần bắt buộc, không thể thiếu trong việc đào tạo cử nhân đại học. Thậm chí có nhiều học sinh khối trung học cơ sở, trung học phổ thông đã có niềm đam mê NCKH từ rất sớm, các em đã tham gia vào các nhóm nghiên cứu hoặc NCKH độc lập nhiều em đạt giải cao trong các cuộc thi sáng tạo khoa học quốc tế, có các sáng kiến hữu ích phục vụ cuộc sống [5].
  2. 290| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việc đẩy mạnh NCKH cho sinh viên là một trong những thách thức lớn đối với các nhà quản lý giáo dục tuy nhiên việc các giảng viên hƣớng dẫn sinh viên NCKH tạo môi trƣờng thuận lợi để giảng viên và sinh viên cùng trao đổi học thuật từ đó có thể tìm thấy tiếng nói chung trong giảng dạy và NCKH. Nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, phân tích hoạt động NCKH của sinh viên đã chỉ ra rằng năng lực NCKH của sinh viên đƣợc thực hiện tốt là do những sinh viên tích lũy tốt kiến thức trong quá trình học lý thuyết và thực hành [6], đa số sinh viên không hứng thú với các hoạt động NCKH, nguyên nhân chính là sinh viên thiếu động lực, thiếu kinh phí chi cho NCKH và thái độ của xã hội với NCKH [7]. Theo Nghiên cứu “Thực trạng và biện pháp rèn luyện kỹ năng NCKH cho sinh viên đại học” của Nguyễn Thị Xuân Hƣơng Trƣờng Đại học Quảng Bình, đa phần sinh viên nhận thức đƣợc việc rèn kỹ năng NCKH là cần thiết đối với việc học tập và có tác dụng tốt để sinh viên rèn kỹ năng NCKH, nghề nghiệp. Tuy nhiên nhiều sinh viên chƣa thực sự tích cực, tự giác, chƣa xây dựng đƣợc cho mình thái độ và động cơ nghiên cứu đúng đắn, sinh viên chƣa nắm vững phƣơng pháp luận NCKH. Mặt khác, phƣơng pháp giảng dạy của các thầy cô chƣa phát huy đƣợc sự sáng tạo cho sinh viên, thầy cô chƣa hƣớng dẫn tận tình cho sinh viên, thiếu tài liệu tham khảo, thiếu phƣơng tiện nghiên cứu. [8]. Theo Nguyễn Đức Luận, số lƣợng sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đăng ký đề tài còn chƣa nhiều, chất lƣợng một số đề tài chƣa cao, tình trạng sinh viên nộp đề tài nghiệm thu muộn vẫn tồn tại, một số đề tài chƣa thiết thực, số lƣợng sinh viên đăng ký tham gia hội thảo khoa học chƣa nhiều, công tác khen thƣởng, kỷ luật trong hoạt động NCKH không đƣợc quan tâm đúng mức [9]. Khoa Y Dƣợc Trƣờng Đại học Tân Trào đƣợc thành lập theo Quyết định số 466/QĐ- ĐHTTr ngày 14/05/2019 [10]. Năm học 2021 - 2022, Khoa đang thực hiện đào tạo 2 khoá đại học Điều dƣỡng và Đại học Dƣợc chính quy với số lƣợng hơn 150 sinh viên. Khoa Y Dƣợc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, NCKH, bồi dƣỡng theo nhu cầu xã hội, phục vụ cộng đồng. Sinh viên Y Dƣợc mặc dù mới học năm thứ nhất và năm thứ hai nhƣng nhiều em đã có niềm đam mê NCKH, các sinh viên chủ động đề xuất đề tài NCKH đối giảng viên của khoa. Một số đề xuất đề tài NCKH của sinh viên đã đƣợc Hội đồng khoa học của Khoa Y Dƣợc duyệt và cho tiến hành thực hiện nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra là nhận thức và kiến thức của sinh viên về NCKH trong lĩnh vực Y Dƣợc nhƣ thế nào? Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến nhận thức và kiến thức NCKH của sinh viên? Cần có những giải pháp nào để tăng nhận thức và kiến thức cho sinh viên thực hiện đề tài NCKH có chất lƣợng? 2. Đối tƣợn , p ƣơn p pn iên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Sinh viên Khoa Y Dƣợc Trƣờng Đại học Tân Trào khóa 2020 - 2024 và khóa 2021 - 2025. Thực tế có 129 sinh viên tham gia khảo sát. 2.2. Thời i n và đị điểm nghiên cứu Từ ngày 01/09/2021 đến ngày 20/02/2022, tại Trƣờng Đại học Tân Trào. 2.3. Nội dun và p ƣơn p pn iên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với hai nội dung nghiên cứu thực trạng nhận thức và kiến thức của sinh viên về NCKH; Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức và kiến thức của sinh viên về NCKH.
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |291 - Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi có s n. - Thu thập số liệu thông qua gửi bộ câu hỏi qua zalo nhóm lớp. - Phân tích số liệu bằng excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng nhận thức và kiến thức của sinh viên về NCKH Kết quả khảo sát nhanh 129 sinh viên Khoa Y Dƣợc cho thấy: 97,7% sinh viên cảm thấy NCKH là cần thiết. Khi đƣợc hỏi về vai trò của NCKH của sinh viên, phần lớn sinh viên cho rằng để nâng cao chất lƣợng học tập (79,1%), phục vụ cho công việc sau khi ra trƣờng (54,3%), tăng khả năng làm việc nhóm (52,7%), tăng khả năng phản biện (48,1%). Chỉ có 2,3% sinh viên không biết vai trò của NCKH. Bảng 1: Sự cần thiết của NCKH Nội dung Tần số Phần trăm (%) Cần thiết 126 97,7 Không cần thiết 2 1,5 NCKH có cần thiết Không biết 1 0,8 Tổng 129 100 (Nguồn: Số liệu iều tra của tác giả) Về kiến thức NCKH, mặc dù sinh viên mới học năm thứ nhất và năm thứ hai nhƣng sinh viên cũng có nắm đƣợc một số kỹ năng khi viết một đề tài NCKH nhƣ: 82,9% sinh viên biết chọn vấn đề sức khoẻ ƣu tiên, 48,8% có thể xây dựng đề cƣơng nghiên cứu đầy đủ các nội dung, 82,9% biết tìm tài liệu tham khảo để phục vụ cho viết đề tài NCKH, 66,7% biết viết mục tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tuy nhiên, sinh viên chƣa có nhiều kỹ năng về các phần mềm y học phục vụ cho nhập liệu và phân tích số liệu, cụ thể: chỉ có 20,9% biết nhập liệu bằng phần mềm epidata, 14,7% biết phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Đây là những công cụ nhập liệu và phân tích số liệu khá quan trọng khi thực hiện đề tài NCKH định lƣợng. Phần mềm SPSS đƣợc sử dụng để tính toán những thống kê mô tả và thực hiện những phân tích thống kê nhƣ hồi quy, hồi quy logistic, phân tích tồn tại, phân tích phƣơng sai, phân tích nhân tố và phân tích nhiều chiều [11]. Ngoài phân tích số liệu bằng SPSS sinh viên có phể phân tích số liệu trên phần mềm Stata, tuy nhiên phần mềm SPSS dễ sử dụng và thƣờng đƣợc sử dụng hơn. Đối với đề tài NCKH định tính, sinh viên còn cần đƣợc học về phần mềm NVivo. Sau khi phân tích số liệu, khi nhìn kết quả nghiên cứu sinh viên cần phải biết phiên giải kết quả. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chỉ có 32,6% biết phiên giải kết quả, một sinh viên muốn phiên giải kết quả tốt cần phải nắm vững các môn cơ sở và các môn chuyên ngành. Trong đó, môn thống kê y học và môn dịch tễ học rất quan trọng để sinh viên hiểu bản chất của số liệu, đặc biệt là khi phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh. 3.2. C c yếu tố ản ƣởn đến n ận t ức và iến t ức củ sin viên về NCKH Trong 129 sinh viên, khoảng 1/2 sinh viên đã đƣợc học/tập huấn về NCKH chiếm 51,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên đƣợc tập huấn về các phần mềm epidata và SPSS rất thấp: chỉ có 12,4% sinh viên đã đƣợc tập huấn về phần mềm epidata, 9,3% đƣợc tập huấn về phần mềm SPSS.
  4. 292| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Biểu ồ 1: Sinh viên ã ược học/tập huấn về NCKH Biểu ồ 2: Yếu tố ảnh hưởng ến nhận thức và kiến thức về NCKH của sinh viên Khi đƣợc hỏi về các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức và kiến thức về NCKH cho sinh viên, 39,5% sinh viên cho rằng làm đề tài NCKH mất nhiều thời gian và kinh phí, 38% thấy kinh phí cho đề tài NCKH của sinh viên thấp. Yếu tố tiếp theo là nhà trƣờng chƣa có nhiều hoạt động NCKH cho sinh viên tham gia (35,7%), 16,3% cho rằng Giảng viên chƣa hỗ trợ nhiều cho sinh viên làm đề tài NCKH, sinh viên cảm thấy làm đề tài NCKH ảnh hƣởng đến việc học chiếm 15,5%. Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng sinh viên chƣa có động lực để làm NCKH mà yếu tố ảnh hƣởng nhất đến NCKH của sinh viên là những hỗ trợ của nhà trƣờng và giảng viên.
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |293 3.3. Giải p p tăn n ận thức và kiến thức cho sinh viên thực hiện đề tài NCKH có chất lƣợng Theo ý kiến của sinh viên, các biện pháp tăng nhận thức và kiến thức cho sinh viên thực hiện đề tài NCKH có chất lƣợng là: 62% sinh viên cho rằng cần tập huấn về NCKH, khoảng 1/2 sinh viên thấy cần tập huấn về phần mềm epidata, SPSS (50,4%). Giảng viên cần cho sinh viên tham gia đề tài NCKH chiếm 46,5%, thƣ viện cần có nhiều sách về Y Dƣợc hơn (28,7%), cần học thêm môn tiếng anh (22,5%). Bảng 2: Các biện ph p tăng nhận thức và kiến thức về NCKH cho sinh viên Nội dung Tần số Phần trăm (%) Các biện pháp tăng Tập huấn về NCKH 80 62 nhận thức và kiến Tập huấn về phần mềm Epidata, SPSS 65 50,4 thức về NCKH cho sinh viên Giảng viên cần cho sinh viên cùng tham gia 60 46,5 đề tài NCKH Cần có Câu lạc bộ về NCKH 40 31 Cần học thêm môn Tiếng Anh 29 22,5 Thƣ viện cần có nhiều sách về Y Dƣợc hơn 37 28,7 Từ thực trạng trên và những nhu cầu của sinh viên, chúng tôi đƣa ra một số các biện pháp chính để giúp sinh viên tăng nhận thức và kiến thức cho sinh viên thực hiện đề tài NCKH có chất lƣợng nhƣ sau: * Về phía Nhà Trường: - Tăng cƣờng số lƣợng buổi tập huấn về NCKH cho sinh viên Y Dƣợc, đặc biệt là tập huấn về các phần mềm thống kê y học nhƣ epidata, SPSS, NVivo… - Tổ chức các buổi hội thảo về NCKH cho sinh viên Y Dƣợc với sự tham gia của các chuyên gia, chia sẻ những kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc của sinh viên. - Tổ chức các cuộc thi NCKH của sinh viên tại Khoa Y Dƣợc và toàn Trƣờng. - Hỗ trợ kinh phí chi cho hoạt động NCKH của sinh viên. - Hỗ trợ cơ sở vật chất nhƣ phòng thực hành cho NCKH. * Về phía Giảng viên: - Tham gia các lớp đào tạo về NCKH để tự bồi dƣỡng kiến thức - Khuyến khích sinh viên tham gia NCKH cùng giảng viên * Về phía Sinh viên: - Tự trau dồi kiến thức thông qua các môn cơ sở và các môn chuyên ngành. - Tham gia các khoá học về NCKH. - Tâp trung học thêm tiếng anh để đọc các tài liệu nƣớc ngoài.
  6. 294| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo 4. Kết luận 1. Về nhận thức, hầu hết sinh viên cảm thấy NCKH là cần thiết chiếm 97,7%. 2. Về kiến thức, 82,9% sinh viên biết chọn vấn đề sức khoẻ ƣu tiên, 48,8% có thể xây dựng đề cƣơng nghiên cứu đầy đủ các nội dung, 82,9% biết tìm tài liệu tham khảo để phục vụ cho viết đề tài NCKH, 66,7% biết viết mục tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tuy nhiên, chỉ có 20,9% biết nhập liệu bằng phần mềm epidata, 14,7% biết phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. 3. Yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức và kiến thức về NCKH của sinh viên là 3 nhóm yếu tố: Hỗ trợ của Nhà Trƣờng và giảng viên, bản thân sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quy định về hoạt động NCKH của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [2]. Lamanauskas, V. (2012), “Development of scientific research activity as the basic component of science education”, Journal of Baltic Science Education, 11 (3), 200-202. [3]. Shouping Hu & George D. Kuh & Joy Gaston Gayles (2007), “Engaging Undergraduate Students in Research Activities: Are Research Universities Doing a Better Job”, Innovative Higher Education, 32(3):167-177. [4]. Bussotti P., & Pisano R. (2013), “On the conceptual frames in René Descartes‟ physical works”, Advances in Historical Studies, 2, 106- 125. [5]. Robertson, J., & Blackler, G. (2006), “Students' experiences of learning in a research environment” Higher Education Research & Development, 25(3), 215–229 [6]. Mick Healey, Fiona Jordan, Barney Pell, Chris Short (2010), “The research-teaching nexus: A case study of students' awareness, experiences and perceptions of research”, Innovations in Education and Teaching International, 47(2):235-246. [7]. Vincentas Lamanauskas (2015), “Development of Scientific research activity in University: A position of the Experts”, Procedia – Social and Behavioral Sciences 167 (2015) 131-140. [8]. Nguyễn Thị Xuân Hƣơng (2016), “Thực trạng và biện pháp rèn luyện kỹ năng NCKH cho sinh viên đại học”, Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, (3), 48 – 50. [9]. Nguyễn Đức Luận (2019), “Hoạt động NCKH của sinh viên ở Học viện báo chí và Tuyên truyền – Thực trạng và phƣơng hƣớng, giải pháp”, Tạp chí lý luận chính trị và Truyền thông, (5), 2019. [10].Quyết ịnh số 466/QĐ-ĐHTTr ngày 14/05/2019 về việc thành lập Khoa Y Dược Trường Đại học Tân Trào. [11].Đại học Y tế công cộng (2004), Phân tích số liệu ịnh ượng. Đại học Y tế công cộng 2004.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2