T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br />
<br />
THỰC TRẠNG NHIỄM ĐỘC CHÌ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG<br />
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH<br />
Đỗ Minh Sinh*; Vũ Thị Thúy Mai*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả thực trạng nhiễm độc chì của người lao động tại làng nghề tái chế nhôm<br />
Bình Yên tỉnh Nam Định và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp:<br />
nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 2015 - 2016. 418 người lao động từ 18 - 60 tuổi được lựa chọn<br />
ngẫu nhiên để tham gia nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phổ hấp thu nguyên tử bằng lò<br />
grafit (GFAAS) để xác định hàm lượng chì trong máu của người lao động. Đánh giá tình trạng<br />
nhiễm độc theo Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế. Kết quả: thực trạng<br />
nhiễm độc chì: 88,3% người lao động có hàm lượng chì máu < 40 µg/dl (mức an toàn); 11,4%<br />
người lao động có hàm lượng chì máu từ 40 - < 80 µg/dl (nhiễm độc mạn tính); 0,3% người lao<br />
động có hàm lượng chì máu > 80 µg/dl (nhiễm độc cấp tính). Yếu tố liên quan: người có tuổi<br />
nghề 6 - 10 năm nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn nhóm có tuổi nghề ≤ 5 năm 7,9 lần; có tuổi<br />
nghề ≥ 11 năm, nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn người có tuổi nghề từ 6 - 10 năm 3,2 lần.<br />
Người lao động làm việc ở công đoạn đúc nhôm, cán nhôm và tạo hình có nguy cơ nhiễm độc<br />
chì 30% so với nguy cơ nhiễm độc chì của người làm ở công đoạn cô nhôm. Kết luận: tỷ lệ<br />
nhiễm độc chì 11,7% (đa số nhiễm độc mạn tính). Nguy cơ nhiễm độc chì tăng theo tuổi nghề<br />
và phụ thuộc vào công đoạn sản xuất của quy trình tái chế nhôm.<br />
* Từ khóa: Nhiễm độc chì; Tái chế kim loại; Làng nghề; Người lao động.<br />
<br />
Reality of Lead Poisoning in Workers in Binhyen Aluminum<br />
Recycling Village in Namdinh Province<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the current status of lead poisoning in workers in Binhyen aluminum<br />
recycling village in Namdinh province and find out some related factors. Subjects and methods:<br />
A cross-sectional study was conducted from 2015 - 2016. There were 418 workers aged 18 60 years who were randomly selected to participate in the study. Using atomic absorption<br />
spectrometry (GFAAS) to determine the level of lead in the blood of workers. Assessment of<br />
poisoning status in accordance with Circular 15/2016/TT-BYT dated 15 May 2016 of Ministry of<br />
Health. Results: Lead poisoning: 88.3% of workers had blood lead content < 40 μg/dL (safety<br />
level); 11.4% of employees had blood lead content of 40 - < 80 μg/dL (chronic poisoning); 0.3%<br />
of workers had blood lead levels > 80 μg/dL (acute poisoning). Relevant factors: workers with 6<br />
- 10 years of occupational exposured to lead poisoning were 7.9 times as high as those who<br />
with the 5 years of occupational age. Workers with over 11 years of occupational exposure to<br />
lead poisoning were 3.2 times as high as those who with the 6 - 10 years of occupational age.<br />
* Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Sinh (minhsinh82@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 17/04/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 09/07/2018<br />
<br />
52<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br />
Workers working in aluminum casting, aluminum rolling and molding had a lead poisoning<br />
risk of only 30% compared with the risk of lead poisoning of aluminum workers. Conclusions:<br />
The results showed that lead poisoning was 11.7% (most of which were chronic poisoning).<br />
The risk of lead poisoning increases with age and depends on the manufacturing process of the<br />
aluminum recycling process.<br />
* Keywords: Lead poisoning; Metal recycling; Handicraft villages; Workers.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tái chế kim loại (TCKL) có vai trò quan<br />
trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở<br />
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phương thức và<br />
công nghệ sản xuất hiện nay tại các làng<br />
nghề, cơ sở tái chế kim loại vẫn còn lạc<br />
hậu, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, không<br />
tập trung. Thực trạng trên đã gây ra bất<br />
lợi về điều kiện lao động tại các khu vực<br />
này. Người lao động (NLĐ) phải thường<br />
xuyên tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm và có<br />
hại trong sản xuất như nhiệt độ cao, tiếng<br />
ồn lớn, vi khí hậu không đảm bảo, nhiều<br />
bụi và hơi khí độc hại [1, 7]. Bên cạnh đó<br />
một vấn đề cũng rất đáng quan tâm hiện<br />
nay tại các làng nghề TCKL là ô nhiễm<br />
môi trường lao động (MTLĐ) do kim loại<br />
nặng, trong đó phổ biến nhất là kim loại<br />
chì. Nghiên cứu tại làng nghề TCKL màu<br />
Đông Mai và Nghĩa Lộ tỉnh Hưng Yên<br />
cho thấy có tới 85,7% số mẫu đo có<br />
nồng độ hơi chì trong không khí vùng<br />
làm việc vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động<br />
(TCVSLĐ) [3]. Nồng độ hơi chì trung bình<br />
trong môi trường làm việc tại làng nghề<br />
Bình Yên tỉnh Nam Định là 0,7 mg/m3,<br />
cao hơn 13,8 lần so với TCVSLĐ và có<br />
tới 70% số mẫu đo có nồng độ chì vượt<br />
TCVSLĐ [4].<br />
Với tình hình trên cho thấy cần phải có<br />
nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm<br />
độc chì của NLĐ tại các làng nghề TCKL,<br />
<br />
từ đó có thể xác định quy mô cũng như<br />
nguyên nhân của vấn đề và đề xuất các<br />
giải pháp can thiệp phù hợp, khả thi nhằm<br />
nâng cao sức khỏe cho NLĐ tại khu vực<br />
này. Nghiên cứu này triển khai với mục<br />
tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm độc chì của<br />
NLĐ làng nghề Bình Yên tỉnh Nam Định<br />
và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến<br />
tình trạng nhiễm độc chì của NLĐ.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm<br />
nghiên cứu.<br />
* Đối tượng nghiên cứu:<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: NLĐ tham gia<br />
vào quá trình sản xuất tái chế nhôm tại<br />
làng Bình Yên, có độ tuổi từ 18 - 60,<br />
thời gian lao động tại làng nghề tối thiểu<br />
01 năm.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: NLĐ không đồng<br />
ý tham gia nghiên cứu, nghỉ việc trong<br />
thời gian nghiên cứu.<br />
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu tiến hành từ 2015 - 2016<br />
tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên,<br />
xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh<br />
Nam Định.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br />
tả cắt ngang.<br />
53<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br />
* Mẫu và phương pháp chọn mẫu:<br />
Công thức tính cỡ mẫu: áp dụng công<br />
thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:<br />
<br />
n=Z<br />
<br />
2<br />
<br />
(1−α / 2 )<br />
<br />
p(1 − p)<br />
(εp) 2<br />
<br />
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu; Z1-α/2:<br />
giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng<br />
với giá trị α; trong nghiên cứu này lấy<br />
Z = 1,96 với α = 0,05; p: ước lượng tỷ lệ<br />
nhiễm độc chì của NLĐ, theo nghiên cứu<br />
trước chọn p = 0,29 [2]; ε: mức độ chính<br />
xác tương đối, trong nghiên cứu này<br />
chọn = 0,15.<br />
Thay vào công thức trên tính được<br />
n = 418 người.<br />
* Phương pháp chọn mẫu: phương pháp<br />
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:<br />
Bước 1: lập danh sách toàn bộ NLĐ từ<br />
18 - 60 tuổi tại làng Bình Yên vào phần mềm<br />
SPSS (1.003 người do địa phương cung<br />
cấp). Bước 2: sử dụng phần mềm SPSS<br />
22.0 lựa chọn ngẫu nhiên 418 người từ<br />
tổng số NLĐ bằng lệnh: Select cases/random<br />
sample of cases.<br />
* Kỹ thuật xét nghiệm định lượng hàm<br />
lượng chì trong máu:<br />
Kỹ thuật lấy máu (theo hướng dẫn của<br />
Bộ Y tế): tiến hành vô khuẩn, lấy 10 ml<br />
máu tĩnh mạch. Mẫu máu được bảo quản<br />
theo thường quy và chuyển về labo xét<br />
nghiệm. Mẫu máu được các kỹ thuật viên<br />
của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Nam<br />
Định lấy. Xét nghiệm thực hiện tại Trung<br />
tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định.<br />
54<br />
<br />
Sử dụng phương pháp phổ hấp thu<br />
nguyên tử bằng lò grafit (GFAAS) để xác<br />
định hàm lượng chì trong máu. Sử dụng<br />
máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit<br />
700P (Analytik-Jena, Đức, năm 2012).<br />
Máy có độ chính xác bước sóng ≤ ± 0,3 nm,<br />
độ ổn định ≤ 3%, độ hấp thu ≥ 0,25 Abs.<br />
Đánh giá tình trạng nhiễm độc theo<br />
phụ lục 8 tại Thông tư 15/2016/TT-BYT<br />
ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế.<br />
Phân loại nhiễm độc chì: nhiễm độc<br />
cấp tính chì vô cơ khi chì huyết > 80 µg/dl;<br />
nhiễm độc mạn tính chì vô cơ khi chì huyết<br />
> 40 µg/dl.<br />
* Quản lý, xử lý và phân tích số liệu:<br />
Số liệu sau khi được thu thập được làm<br />
sạch và nhập bằng phần mềm EpiData<br />
3.1. Số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS<br />
trước khi đưa vào phân tích. Sử dụng tần<br />
số, tỷ lệ phần trăm và bảng để tóm tắt<br />
biến định tính như: giới, công đoạn sản<br />
xuất… Sử dụng mô hình hồi quy logistic<br />
để tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng<br />
nhiễm độc chì với các biến độc lập.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu này đã được xem xét,<br />
nhận xét và chấp thuận về đạo đức và<br />
khoa học của Hội đồng Đạo đức trong<br />
nghiên cứu y sinh học Trường Đại học<br />
Điều dưỡng Nam Định. Việc triển khai<br />
các hoạt động của nghiên cứu đảm bảo<br />
đúng nguyên tắc của đạo đức nghiên<br />
cứu trong y học: tự nguyện, an toàn và<br />
bình đẳng.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Một số đặc điểm của NLĐ tái chế nhôm tại Bình Yên (n = 418).<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tốt nghiệp tiểu học<br />
<br />
35<br />
<br />
8,3<br />
<br />
Tốt nghiệp trung học cơ sở<br />
<br />
305<br />
<br />
73,0<br />
<br />
Tốt nghiệp trung học phổ thông<br />
<br />
78<br />
<br />
18,7<br />
<br />
Nam<br />
<br />
190<br />
<br />
45,5<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
228<br />
<br />
54,5<br />
<br />
Có<br />
<br />
57<br />
<br />
13,6<br />
<br />
Không<br />
<br />
361<br />
<br />
86,4<br />
<br />
≤ 5 năm<br />
<br />
125<br />
<br />
29,9<br />
<br />
6 - 10 năm<br />
<br />
167<br />
<br />
40,0<br />
<br />
≥ 11 năm<br />
<br />
126<br />
<br />
30,1<br />
<br />
≤ 30 tuổi<br />
<br />
69<br />
<br />
16,5<br />
<br />
31 - 40 tuổi<br />
<br />
137<br />
<br />
32,8<br />
<br />
41 - 60 tuổi<br />
<br />
212<br />
<br />
50,7<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Tập huấn về an toàn vệ sinh lao động<br />
<br />
Nhóm tuổi nghề<br />
<br />
Nhóm tuổi đời<br />
<br />
Tổng số có 418 NLĐ tham gia nghiên cứu, trong đó nữ 54,5%. 86,4% NLĐ chưa<br />
được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động trước khi làm việc.<br />
2. Thực trạng nhiễm độc kim loại chì của NLĐ.<br />
Bảng 2: Phân loại mức độ nhiễm độc chì của NLĐ (n = 418).<br />
Hàm lượng chì máu<br />
<br />
Tình trạng nhiễm độc<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
< 40 µg/dl<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
369<br />
<br />
88,3<br />
<br />
40 - < 80 µg/dl<br />
<br />
Nhiễm độc mạn tính<br />
<br />
48<br />
<br />
11,4<br />
<br />
> 80 µg/dl<br />
<br />
Nhiễm độc cấp tính<br />
<br />
1<br />
<br />
0,3<br />
<br />
Kết quả phân tích cho thấy 11,7% NLĐ có hàm lượng chì trong máu > 40 µg/dl<br />
(mức được coi bị nhiễm độc). Trong đó, số NLĐ bị nhiễm độc mạn tính chiếm đa số<br />
(11,4%), chỉ duy nhất 1 NLĐ được xác định bị nhiễm độc cấp tính.<br />
55<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br />
3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm độc chì.<br />
Bảng 3: Mô hình hồi quy logistic mô tả nguy cơ nhiễm độc chì của NLĐ với các yếu<br />
tố liên quan.<br />
Biến số<br />
Giới tính<br />
<br />
Thời gian làm việc<br />
<br />
Tuổi nghề<br />
<br />
Công đoạn sản xuất<br />
<br />
Đặc tính<br />
<br />
OR<br />
<br />
95% khoảng tin cậy<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
0,6<br />
<br />
0,3 - 1,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
≤ 8 giờ/ngày<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
> 8 giờ/ngày<br />
<br />
0,8<br />
<br />
0,4 - 1,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
≤ 5 năm<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
6 - 10 năm<br />
<br />
7,9<br />
<br />
2,6 - 24,6<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
≥ 11 năm<br />
<br />
3,2<br />
<br />
1,5- 6,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Cô nhôm<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Khác<br />
<br />
0,3<br />
<br />
0,1 - 0,6<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Giá trị “p” của kiểm định Omnibus test < 0,05<br />
Giá trị “p” của kiểm định Hosmer và Lemeshow test > 0,05<br />
<br />
Sau khi đã kiểm soát các yếu tố nhiễu bằng mô hình hồi quy logistic, kết quả cho<br />
thấy chỉ có tuổi nghề và vị trí làm việc trong lĩnh vực tái chế nhôm ảnh hưởng đến nguy<br />
cơ nhiễm độc chì. Những người có tuổi nghề 6 - 10 năm, nguy cơ nhiễm độc chì cao<br />
hơn nhóm người có tuổi nghề ≤ 5 năm 7,9 lần; người có tuổi nghề ≥ 11 năm, nguy cơ<br />
nhiễm độc chì cao hơn người có tuổi nghề từ 6 - 10 năm 3,2 lần. NLĐ làm việc ở các<br />
công đoạn khác (đúc nhôm, cán nhôm và tạo hình) có nguy cơ nhiễm độc chì chỉ bằng<br />
30% so với nguy cơ nhiễm độc chì của người làm ở công đoạn cô nhôm.<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Thực trạng nhiễm độc kim loại chì.<br />
Chì có tác dụng không tốt về sinh lý<br />
đối với cơ thể, nồng độ chì máu toàn phần<br />
phần bình thường ≤ 10 µg/dl, nồng độ lý<br />
tưởng 0 µg/dl. Tuy nhiên, kết quả nghiên<br />
cứu tại làng Bình Yên cho thấy 53,7% NLĐ<br />
tại đây có hàm lượng chì máu > 10 µg/dl<br />
(mức bắt đầu có thể gây hại cho cơ thể).<br />
Trong đó, tỷ lệ NLĐ được xác định bị<br />
nhiễm độc mạn tính chiếm 11,4% (hàm<br />
lượng chì máu > 40 µg/dl), thậm chí đã<br />
56<br />
<br />
xuất hiện NLĐ bị nhiễm độc chì cấp tính<br />
(hàm lượng chì máu > 80 µg/dl).<br />
Đặt trong mối tương quan với các<br />
nghiên cứu khác nhận thấy, thực trạng<br />
nhiễm độc chì ở NLĐ tại làng Bình Yên<br />
cao hơn nhiều so với làng Văn Môn, tỉnh<br />
Bắc Ninh (tỷ lệ NLĐ bị nhiễm độc chì 0%)<br />
[5], nhưng không nghiêm trọng như ở NLĐ<br />
tại một số làng nghề đúc đồng khu vực<br />
miền Trung (hàm lượng chì máu toàn phần<br />
trung bình 185,2 ± 83,6 µg/dl) [2] và tình<br />
trạng nhiễm độc chì ở NLĐ tại làng nghề<br />
<br />