Thực trạng nhu cầu giáo dục của người cao tuổi quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
lượt xem 2
download
Thông qua điều tra này để nghiên cứu thực trạng nhu cầu về giáo dục của người cao tuổi trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Từ điều tra thực trạng phân tích được xu hướng và nhu cầu giáo dục cụ thể của từng nhóm đối tượng người cao tuổi, phục vụ cho thiết kế chương trình giáo dục dành riêng cho người cao tuổi thiết thực, hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng nhu cầu giáo dục của người cao tuổi quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- 392 THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Thị Thanh Hà1 Tóm tắt: Trong xu thế già hóa dân số và đổi mới giáo dục đáp ứng sự phát triển của xã hội, giáo dục cho người cao tuổi đã được Đảng và Nhà nước chú trọng và triển khai trong thực tiễn bằng chương trình hành động học tập suốt đời giữa Hội khuyến học và Hội người cao tuổi. Thông qua điều tra này để nghiên cứu thực trạng nhu cầu về giáo dục của người cao tuổi trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Từ điều tra thực trạng phân tích được xu hướng và nhu cầu giáo dục cụ thể của từng nhóm đối tượng người cao tuổi, phục vụ cho thiết kế chương trình giáo dục dành riêng cho người cao tuổi thiết thực, hiệu quả. Từ khóa: người cao tuổi, nhu cầu giáo dục, điều tra, quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm. 1. Mở đầu Giáo dục và học hành ở bất cứ đất nước nào cũng được xem trọng. Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời, và có những thông điệp đặc sắc về văn hóa và giáo dục. Nguyễn Trãi (1380-1442) người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá lớn của Việt Nam từng nhắc nhở: “Nên thợ nên thầy vì có học/No ăn no mặc bởi hay làm”, điều này xuất phát từ ý tưởng xây dựng nền giáo dục lao động gắn “học với làm”. Ông Thượng Chi (1892 - 1945), một nhà văn hoá Việt xuất sắc từ những thập niên đầu của thế kỷ XX đã có lời bàn: “Cái nợ khác có thể trả được. Cái nợ “học” là cái nợ chung thân”. Điều ông muốn nói có trong thông điệp là “Học suốt đời”. Sinh ra và sống trên đời, mỗi người đều có cái “nợ đời”, muốn làm người xứng đáng với đời thì phải học để trả món nợ này. Chính vì vậy “cái nợ học là cái nợ chung thân”. 1 NCS. Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc; Giảng viên Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia; Tel: 0904225657; Email: lethanhha12napa@gmail.com.
- THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM... 393 Minh triết sống phương Đông thường căn dặn cho con em bốn điều: “Tu - Tề - Trị - Bình” (tu dưỡng bản thân, lo liệu cho gia đình yên vui phát đạt, biết hành động góp phần làm cho đất nước hưng trị, thiên hạ thái bình). Để làm được bốn điều trên thì phải học. Theo UNESCO, bốn trụ cột của giáo dục bao gồm: học để biết (Learning to know), học để làm (Learning to do), học để tự khẳng định (Learning to be) và học để cùng chung sống (Learning to live together). Trên một số sách báo khoa học giáo dục nước ta hiện nay có các thông điệp như: Giáo dục thường xuyên - Đào tạo liên tục - Học tập suốt đời. Thông điệp này có hàm ý yêu cầu con người không ngừng làm cho bộ ba “con tim, đôi tay, bộ óc” bản thân được hoàn thiện để thích ứng với cuộc sống đang phát triển mạnh mẽ. Thực tế trên thế giới, nhiều nước như Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, v.v... đều đã có kế hoạch xây dựng xã hội học tập từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước. Từ những thông điệp trên mà khái niệm “học tập suốt đời” và “xây dựng xã hội học tập” ở nước ta có lẽ khởi nguồn từ đó. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Bác Hồ đã mong muốn dân ta ai cũng được học hành và Bác cũng đã yêu cầu người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ - đây chính là bước khởi đầu của việc xây dựng một xã hội học tập để mọi người đều được học tập. Song song với việc xoá mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành giáo dục nước ta đã mở ra hệ thống học tập không chính quy dành cho người lớn tuổi, cho người nghèo, cho con em tầng lớp lao động. Khắp nơi trên đất nước, hàng loạt các trường phổ thông lao động, các trường bổ túc công nông, bổ túc văn hoá, vừa học vừa làm đã hình thành và đem lại quyền được học hành cho mọi người dân, mà trước đấy trong lịch sử phát triển giáo dục nước ta chưa từng bao giờ có được. Mặt khác, trong các trường thuộc hệ chuyên nghiệp và đại học hàng loạt các khoa, các lớp tại chức, chuyên tu với đủ tất cả các lĩnh vực, ngành nghề cũng đã được mở ra để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn mà xã hội đang đòi hỏi. Ngành giáo dục đã bám sát nguyên tắc “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, đồng thời ở khắp nơi trong cả nước cũng dấy lên một không khí sôi nổi thực hiện khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi” của V.I. Lênin. Có thể nói những năm tháng này ở nước ta trên thực tế đã có mầm mống hình thành một xã hội học tập. Nhờ những bước đi đúng đắn này mà ở nước ta ngày hôm nay mới có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, mà trong họ không ít người nhờ qua con đường học không chính quy đã trưởng thành và đạt tới đỉnh cao của các lĩnh vực khoa học, công nghệ và quản lý, trở thành những cán bộ đầu ngành của hầu hết tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, phải chờ đến những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua nghị quyết của các đại hội, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X và Đại hôi XI đã khẳng định chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo nước ta theo hướng “cả nước trở thành một xã
- KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 394 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL hội học tập”. Mục tiêu quan trọng và cuối cùng của phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay chính là xây dựng một nền giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân. Xây dựng xã hội học tập suốt đời là một trong những chiến lược then chốt của giáo dục nước ta trên con đường đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo do Đảng khởi xướng từ cuối thế kỷ trước và nó sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong thế kỷ XXI. Bước vào thế kỷ XXI, ở nước ta việc xây dựng xã hội học tập là để đảm bảo được việc học tập suốt đời của mọi người, có nghĩa là đảm bảo nhu cầu hoàn thiện của từng thành viên trong cộng đồng với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo. Có thể coi đây là một quan niệm về triết lý giáo dục xây dựng con người mới thông qua giáo dục nhân bản, tô đậm bản sắc dân tộc và khai phóng con người Việt Nam mới bằng việc học suốt đời trong xây dựng xã hội học tập với việc coi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Học tập suốt đời trong xã hội học tập là tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục để từng thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm và cả xã hội. Như vậy, có thể nói học tập suốt đời là một quan niệm triết lý giáo dục mới, là nhu cầu về sự hoàn thiện của mỗi người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường với một thị trường lao động luôn biến động theo sự phát triển nhanh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đem lại cơ hội bình đẳng về giáo dục. Xã hội học tập là một xã hội mà mọi người đều được học, cần phải học và tự giác học thường xuyên, học suốt đời; mọi người được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì của mỗi người là chính để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội; mọi người không phân biệt tuổi tác, từ người già đến người trẻ, không phân biệt ngành nghề, trình độ, đều thấy học tập là nhu cầu của cuộc sống, luôn cần phải học và học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc và mỗi người đều có trách nhiệm tham gia tạo ra cơ hội học tập cho người khác. Trong xã hội học tập, các hình thức học tập rất phong phú, đa dạng và linh hoạt (học theo lớp, học trong trường chính quy, học ở ngoài nhà trường, học qua mạng, từ xa, học qua đồng nghiệp, v.v... ) Hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, các địa phương trong cả nước đã tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, là một hoạt động được tổ chức đồng bộ, rộng với nhiều hoạt động cụ thể diễn ra trong suốt tuần lễ như: tổ chức các lớp học nghề cho lao động nông thôn; các lớp giáo dục kỹ năng sống; các lớp học theo chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao công nghệ; các lớp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; các lớp hướng dẫn đọc sách; ngoài ra còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách, kể chuyện theo sách, đóng kịch theo sách; tổ chức ngày hội đọc sách miễn phí trong tuần; tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử, học
- THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM... 395 tập về truyền thống lịch sử của dân tộc, văn hóa địa phương, v.v... đã huy động hàng triệu lượt người ở các độ tuổi, các tầng lớp xã hội khác nhau tham gia. Hai Hội Người cao tuổi và Hội Khuyến học đã có chương trình phối hợp hành động từ năm 2003 đến năm 2005 để thực hiện chủ trương của Đại hội IX: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Trong đó có nội dung: “động viên và tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy truyền thống ham học hỏi, nêu gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo thông qua các hình thức học và tự học phù hợp”. Đến năm 2013, chương trình phối hợp hành động xây dựng xã hội học tập suốt đời giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam vẫn đề cao vai trò của người cao tuổi trong giáo dục, với phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học: “động viên tham gia biên soạn tài liệu, giảng dạy và học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng, mở rộng giao lưu học hỏi lẫn nhau qua các câu lạc bộ của người cao tuổi”. Tại các trung tâm học tập cộng đồng, nội dung học tập rất phong phú và thiết thực, từ nuôi trồng thủy lợi, cho đến dân số, bảo vệ thai sản, phòng chống tệ nạn xã hội, v.v. cho nhiều đối tượng khác nhau, tập trung người nghèo và dân tộc thiểu sổ. Năm 2018, chương trình hành động giữa Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi có nội dung: “góp phần phát triển có hiệu quả, thiết thực các Trung tâm học tập cộng đồng, các hình thức học tập từ xa, mở nhiều loại hình học tập cho người cao tuổi, xây dựng mạng lưới học tập trên địa bàn dân cư cả nước“, thể hiện sự chuyển biến lớn trước diễn biến già hóa, các nội dung học tập phù hợp với người cao tuổi được chú trọng. 2. Thiết kế nghiên cứu Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32); một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía đông Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số 232.894 người. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phương có tốc độ đô
- KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 396 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai. Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường, được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 320.414 người. Xuất phát đều là huyện Từ Liêm (cũ), quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đều có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, mang đặc trưng của nền văn minh sông Hồng rực rỡ và gắn liền với những thăng trầm lịch sử của đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân hai quận đang vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng quê hương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chung của Thủ đô Hà Nội và đất nước, trở thành đô thị sạch - xanh - hiện đại của Thủ đô Hà Nội. Để có thể tiến hành các hoạt động và đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, các địa phương tiến hành khảo sát nhu cầu học tập. Đối với người cao tuổi, để có thể thu hút nhóm đối tượng này tham gia mạnh mẽ cần hiểu rõ những gì họ mong muốn. Người cao tuổi quan tâm tới gì? Có sẵn sàng tham gia giáo dục với các điều kiện về sức khỏe, tài chính, hay hoàn cảnh cá nhân không? Nghiên cứu được tiến hành đối với nhóm người cao tuổi trên địa bàn hai quận, với 120 phiếu trưng cầu ý kiến về nhu cầu giáo dục dành cho người già, cùng với phỏng vấn sâu một số đối tượng ngẫu nhiên. Trong một tháng, phiếu phát ra 120 và thu về được 112 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ 93,3%. Phiếu gồm ba phần: phần các yếu tố cơ bản của đối tượng nghiên cứu, phần hiểu biết và mong muốn cơ bản của người cao tuổi về giáo dục, phần các nội dung khảo sát về nhu cầu giáo dục gồm 9 nhóm nhu cầu: - Nhu cầu giáo dục về ăn uống dưỡng sinh; - Nhu cầu giáo dục về phòng chống các bệnh nguy hiểm, bệnh mãn tính, thường thức phòng bệnh; - Nhu cầu giáo dục về các vấn đề kinh tế, kinh doanh và các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm; - Nhu cầu giáo dục về văn hóa, xã hội, giải trí vui, khỏe, có ích; - Nhu cầu giáo dục về các vấn đề chính trị, thời sự; - Nhu cầu giáo dục về công nghệ hiện đại (máy tính, điện thoại thông minh, robot…);
- THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM... 397 - Nhu cầu giáo dục về tâm lý tuổi già; - Nhu cầu giáo dục về các chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người cao tuổi; - Nhu cầu giáo dục về quản lý tài chính gia đình. Ngoài chín nhóm nhu cầu giáo dục cơ bản, trong phiếu còn có thăm dò các hoạt động thường ngày người cao tuổi đã và đang tham gia. Việc tham gia các hoạt động này cũng thể hiện những nhu cầu mà người cao tuổi đang tự thực hiện cho bản thân mình. Việc này cho thấy thực trạng và xu hướng về nhu cầu giáo dục của họ. Một số những đặc điểm bản thân cho thấy sự ảnh hưởng tới nhu cầu giáo dục cụ thể nào đó. Quy trình nghiên cứu: trong địa bàn quận, thông qua phát phiếu tới từng nhóm người cao tuổi ở khu đô thị, ở tổ dân phố, ở thôn, xóm. Một tiêu chí lựa chọn là các cụ tham gia phải trên 60 tuổi để đảm bảo tiêu chuẩn người cao tuổi và đã nghỉ hưu (nếu là người có đi làm). Công cụ nghiên cứu: sau khi thu thập phiếu trả lời, một số phiếu (8/120) không hợp lệ do người trả lời chưa đủ 60 tuổi và có người nhận phiếu nhưng không có tham gia trả lời vì lý do khách quan. Số hợp lệ 112 phiếu được xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS. 3. Kết quả và phân tích Đối tượng người cao tuổi trả lời phiếu là các cụ đã nghỉ hưu hoặc trên 60 tuổi, bao gồm các cụ trước khi nghỉ hưu đã từng là cán bộ quản lý chiếm 17%, công chức viên chức chiếm 32,1%, công nhân chiếm 25%, nông dân chiếm 15,2%, các cụ đã từng làm các nghành nghề kinh doanh, tự do khác chiếm 10,7%. Trong tổng số 112 người trả lời, nam giới và nữ giới xấp xỉ bằng nhau, tỷ lệ lần lượt là 50,9% và 49,1%. Trình độ học vấn từ đại học đến sau đại học chiếm số lượng lớn 53,6%, trung cấp, cao đẳng chiếm 25,9%, học vấn mức phổ thông chiếm 20,5%. Thời gian về hưu trong khoảng 5 năm (các cụ trong độ tuổi 60 – 64 tuổi) chiếm 33% số lượng đối tượng trả lời phiếu, thời gian về hưu từ 5 năm đến 10 năm (các cụ 65 – 70 tuổi) chiếm 51,8%, còn lại về hưu trên 10 năm đến 15 năm (các cụ trong khoảng tuổi 71 – 75 tuổi) chiếm 15,2%. Với tổng số 112 phiếu thu về được tiến hành phân nhóm đối tượng, phân tích và thống kê đem lại một số những kết quả tổng quan: Thứ nhất, về mong muốn và sự hiểu biết đối với giáo dục dành cho người cao tuổi. Đối với Hội Khuyến học và Hội Người cao tuổi, 100% các cụ tham gia trả lời đều biết đến. Tuy nhiên, mức độ tham gia hai hội có khác nhau, trong khi tham
- KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 398 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL gia Hội Khuyến học chiếm số ít 3,6% thì mức tham gia Hội Người cao tuổi đạt tuyệt đối 100% số người tham gia trả lời. Đối với mục đích điều tra, để xem xét nhu cầu giáo dục của những đối tượng không trực tiếp làm công tác khuyến học sẽ mang tính khách quan nhiều hơn. Về chương trình học tập suốt đời, với tỷ lệ cán bộ quản lý, công chức viên chức về hưu chiếm gần một nửa đối tượng thì hiểu biết về chương trình này thông qua sách báo, ti vi, phát thanh tuyên truyền đạt tỷ lệ biết và có nghe nói đều là 35,7%. Tuy nhiên, có tới 22,3% các cụ cho biết không quan tâm tới chương trình này, cho rằng đã nghỉ hưu, đây là những việc lớp trẻ đang công tác thực hiện. Với việc đi học có đóng phí, 100% không ai muốn đi học, cho dù có nhu cầu. Với việc đi học miễn phí, số người tình nguyện tham gia các loại hình đào tạo chiếm 37,5%. Nhóm đối tượng thiết tha với việc đi học khi tuổi cao nằm trong nhóm có học vấn phổ thông và trung cấp, cao đẳng. Thứ hai, nội dung quan trọng về điều tra nhu cầu giáo dục được tổng hợp theo bảng dưới đây, thể hiện nhu cầu của người cao tuổi. Bảng tổng hợp nhu cầu giáo dục của người già theo một số nội dung Thứ tự Nội dung Tỷ lệ (%) 1 Nhu cầu giáo dục về văn hóa, xã hội, các chương trình giải trí vui, 59,8 khỏe, có ích 2 Nhu cầu giáo dục về phòng chống các bệnh nguy hiểm, bệnh mãn 38,4 tính, thường thức phòng bệnh 3 Nhu cầu giáo dục về các chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người 34,8 cao tuổi 4 Nhu cầu giáo dục về công nghệ hiện đại (máy tính, điện thoại thông 29,5 minh, rô bốt…) 5 Nhu cầu giáo dục về tâm lý tuổi già 19,6 6 Nhu cầu giáo dục về ăn uống dưỡng sinh 19,6 7 Nhu cầu giáo dục về các vấn đề kinh tế - kinh doanh, các hoạt 11,6 động ngân hàng, bảo hiểm 8 Nhu cầu giáo dục về quản lý tài chính gia đình 8,9 9 Nhu cầu giáo dục về các vấn đề chính trị - thời sự 7,1 Đứng đầu bảng, chiếm tới 59,8% là nhu cầu về văn hóa, xã hội, các chương trình giáo dục vui, khỏe, có ích. Với người già, giáo dục vui, làm cho tinh thần phấn khởi, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, tăng cường giao lưu, kết nối được quan tâm nhất. Thời gian hưu trí rộng dài với tuổi già khỏe mạnh là mong muốn hàng đầu của các cụ. Nên học mà chơi, chơi mà học có sức lôi cuốn đặc biệt đối với lớp người đã cả đời lao động mệt nhọc. 40,2% người cao tuổi mong muốn các chương trình diễn ra kết hợp các mục đích ôn lại quá khứ hào hùng, hoặc gợi nhớ thanh xuân tươi đẹp, hoặc du lịch khám phá, để có thể làm những việc khi còn trẻ chưa có thời gian thực hiện.
- THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM... 399 Nhu cầu giáo dục về phòng chống các bệnh nguy hiểm, bệnh mãn tính, thường thức phòng bệnh đứng thứ hai trong bảng xếp hạng với 38,4%. Cơ thể người già đồng nghĩa với quá trình lão hóa và sức đề kháng kém. Những kiến thức về các loại bệnh của tuổi già, bệnh theo mùa, bệnh nguy hiểm luôn luôn là những tư liệu mang bên mình của các cụ. 30,4% các cụ cho rằng hàng tuần có buổi chuyên đề hoặc 1 tháng đi học vài ngày để nâng cao kiến thức phòng chữa bệnh, học cách chăm sóc người bệnh với chuyên gia, bác sỹ rất hữu ích. Nhu cầu giáo dục về các chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người cao tuổi chiếm 34,8%. Những chế độ xã hội dành cho người già, chế độ bảo hiểm xã hội mới, những chế độ bảo hiểm y tế với những thay đổi liên tục. Với 100% đối tượng trả lời là các cụ tham gia Hội Người cao tuổi và các nhóm hội khác (Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, v.v...) thì các chính sách được chia sẻ rất nhanh. Tuy nhiên, để hiểu đúng và thực hiện được chính sách, thì cần được tuyên truyền và phổ biến bởi các nhà quản lý hoặc quản lý chuyên môn để đảm bảo chính xác và tin cậy, không bỏ sót quyền lợi của các cụ. Chỉ có 16,1% các cụ tham gia công tác xã, phường, thì điều kiện tiếp cận và phổ biến chính sách còn hạn chế. Nhu cầu giáo dục về công nghệ hiện đại (máy tính, điện thoại thông minh, rô bốt, v.v...) chiếm 29,5%. Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, những tiện ích mà cuộc sống hiện đại mang lại, giảm thiểu sự đi lại, dịch vụ phục vụ tận nhà khiến cho tuổi già nhàn nhã hơn. Trùng hợp là tỷ lệ mong muốn học qua mạng cũng đạt 29,5%. Thông qua mạng, các cụ bày tỏ kết nối và giao lưu dễ dàng vượt qua những trở ngại về tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, v.v... hơn nữa còn gần gũi với con cháu hơn, bắt nhịp với cuộc sống hiện đại và cảm thấy mình trẻ trung. Trong điều tra có 25% các cụ sống 1 mình, với phương thức liên lạc hiện đại giúp giảm bớt cô đơn rất nhiều. Với những khóa học về công nghệ mới, các cụ bày tỏ sự hào hứng và có cảm giác thành tựu khi nắm bắt được cách sử dụng một công cụ hiện đại. Với các cụ là công chức và cán bộ quản lý nghỉ hưu, đa phần có trình độ đại học và sau đại học, việc nắm bắt thao tác được công nghệ hiện đại giúp đỡ rất nhiều trong cuộc sống: theo dõi chính sách, thời sự, cập nhật các kiến thức y tế, dưỡng sinh, ca hát, thể thao, v.v... Đây cũng là lý do nhóm người cao tuổi này không đặt mối quan tâm nhiều vào học tập tập trung lúc tuổi già. Nhu cầu còn lại là các nhu cầu giáo dục về ăn uống dưỡng sinh 19,6%; nhu cầu giáo dục về tư vấn tâm lý tuổi già 19,6%; nhu cầu giáo dục về các vấn đề kinh tế - ngân hàng – bảo hiểm 11,6%; nhu cầu giáo dục về quản lý tài chính gia đình 8,9%; nhu cầu giáo dục về các vấn đề chính trị - thời sự 7,1%. Đây là những nhu cầu giáo dục vẫn cần thiết, tuy nhiên, theo điều tra, đó là những vấn đề kinh nghiệm có thể rút ra và không có độ mong muốn cao như các nhu cầu trên. Một số các cụ quan tâm đến các hoạt động kinh tế - ngân hàng - bảo hiểm bên cạnh ti vi, sách báo,
- KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 400 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL internet để tham khảo thường có sự trợ giúp từ con cháu, người thân nhằm đảm bảo mức độ tin cậy cao. Tuy nhiên vẫn muốn có một khóa học bài bản khi muốn thực hiện đầu tư hoặc quản lý tài chính có hiệu quả, cổ phiếu và bảo hiểm là hai vấn đề thu hút cao. Thứ ba, thông qua phát triển những sở thích của người cao tuổi, làm phong phú hơn đời sống của cá nhân và đời sống xã hội của các cụ. Trong điều tra, một số những sở thích cá nhân và hoạt động xã hội của người già cho thấy: các cụ ông đều tham gia một hoạt động thể thao vận động một cách thường xuyên, các cụ bà đảm nhận việc nhà và cả hai giới giúp con chăm sóc cháu. Trong đối tượng trả lời, chỉ có 13,4% các cụ tham gia các công tác xã hội, song sở thích đi du lịch chiếm tỷ lệ cao: thường xuyên chiếm 56%, thỉnh thoảng khi có điều kiện chiếm 21%. Do đó, giáo dục cho người cao tuổi dựa vào những sở thích và nhu cầu của họ mới có cơ sở để phát triển, từ đó làm phong phú thêm đời sống xã hội của người già. 4. Bàn luận Thông qua mẫu lựa chọn ngẫu nhiên 112 cụ trả lời phiếu, đã phân tích một số nội dung liên quan đến nhu cầu giáo dục của người cao tuổi trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Đây là hai quận có truyền thống lâu đời, nhân dân có tinh thần hiếu học, là quê hương của nhiều văn sỹ nổi tiếng, nhân vật có tài, số trường học và cơ quan nhà nước nhiều nên mặt bằng dân trí cao. Người già không từ bỏ quyền lợi giáo dục, song để lôi cuốn tham gia vào giáo dục thì cần chú trọng những nhu cầu của họ, dựa vào những nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục cho người già. Những vấn đề về dinh dưỡng, vận động, phòng chữa bệnh tật, người già cần chuyên gia chỉ đạo để thực hiện đúng cách, giữ gìn thân thể khỏe mạnh. Tư vấn tâm lý giúp đẩy lùi cảm giác cô đơn, hoài niệm, mang tâm thế sống vui khỏe, phấn chấn hơn. Hình thành đội ngũ giáo viên/người hướng dẫn chuyên nghiệp để thu hút mối quan tâm của các cụ. Trong thời gian tương lai, khi già hóa dân số đã diễn ra sâu sắc, cơ cấu dân số thay đổi sang dân số già là một điều tất yếu, tuổi thọ trung bình ngày càng cao thì người già càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Những hình thức giải trí, chăm sóc sức khỏe, hoặc hỗ trợ cuộc sống tuổi già ngày càng phong phú. Hướng tới một xã hội già hóa khỏe mạnh, người già chủ động trong việc sắp xếp cuộc sống của mình và hưởng thụ tuổi già. Chìa khóa của vấn đề này chính là giáo dục cho người cao tuổi. Giáo dục các vấn đề người già quan tâm, giáo dục các vấn đề cần thiết trong bảo vệ và thưởng thức cuộc sống. Các hình thức hiện nay vẫn chưa phải là giáo dục chuyên nghiệp cho người già. Vì thế, trong tương lai nghiên cứu áp dụng các hình thức giáo dục cho họ, thu hút họ tham gia vào hệ thống giáo dục dành cho người cao tuổi là một việc cần thiết.
- THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM... 401 5. Kết luận Sự nghiệp giáo dục cho người cao tuổi với các sự nghiệp công ích xã hội khác có vai trò như nhau, thể hiện được sự quan tâm và tham gia của xã hội, thể hiện trình độ văn minh của xã hội đó. Vì thế, với sự chỉ đạo tích cực từ Nhà nước, khích lệ toàn xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục dành cho người cao tuổi. Nghiên cứu nhu cầu giáo dục cho người cao tuổi hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm cho thấy thực trạng nhu cầu giáo dục của người già chưa cao. Nguyên nhân: thứ nhất, mặt bằng dân trí và phát triển ở địa bàn tương đối cao so với các địa phương khác. Thứ hai, hiện nay tình hình già hóa ở nước ta chưa thực sự gây áp lực đến mọi mặt của đời sống xã hội do ta vẫn còn trong thời kỳ dư lợi dân số. Trong tương lai, việc nghiên cứu nhu cầu giáo dục của người cao tuổi vẫn tiếp tục, để các địa phương trên cả nước có những chiến lược phát triển phù hợp. Thông qua điều tra có thể xây dựng chương trình và đội ngũ huấn luyện phù hợp với nhu cầu và tâm sinh lý người cao tuổi, tăng cường thông qua các phương tiện truyền thông tuyên truyền về giáo dục cho người già, mang lại cho các cụ hoặc tương lai là lớp người kế cận một tuổi già an dưỡng, vui, khỏe, có ích. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo – Hội khuyến học Việt Nam – Hội Cựu giáo chức Việt Nam – Hội Người Cao tuổi Việt Nam, số 766/BGDĐT-HKHVN – HCGCVN – HNCTVN, Hà Nội ngày 19 tháng 6 năm 2013. 2. Hội Khuyến học Việt Nam – Hội Người Cao tuổi Việt Nam, Chương trình phối hợp về đẩy mạnh học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2018 – 2021, số 10/CTPH – HKHVN – HNCVN, Hà Nội ngày 17 tháng 01 năm 2018. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 4/11/2013 “ Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế„. 4. Nguyễn văn Tuân, “Nghiên cứu giá trị sống của người già Việt Nam „ Luận án Tiến sỹ tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội 2016. 5. http://mndongphu.donghoi.edu.vn/chuong-trinh-hoat-dong/thong-tin-tuyen- truyen/hoc-tap-suot-doi-va-xay-dung-xa-hoi-hoc-tap.html 6. http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/khai-mac-tuan-le-huong-ung- hoc-tap-suot-doi-nam-2017-402140.html 7. www.namtuliem.hanoi.gov.vn 8. www.bactuliem.hanoi.gov.vn
- 402 THE STATUS OF EDUCATION NEEDS OF OLDER ADULTS IN NAM TU LIEM DISTRICT WITH BAC TU LIEM DISTRICT, HA NOI. Le Thi Thanh Ha1 Abstract: In the trend of population aging and education reform to meet development of society, education for the older adults has been paid attention by the Party and the State in practice with the life – long learning program between the Vietnam Association fon Promoting Education the Vietnam Association of Hu Elderly. Through this survey to study the current status of education needs of the ederly in Nam Tu Liem District and Bac Tu Liem District, Hanoi. From the current situation analysis analyzes the specific trends and education needs of each group of elderly people, it serves the design of education programs for elderly people practically and effectively. Keywords: older adults, elderly people, education needs, Nam Tu Liem District, Bac Tu Liem District. 1 Ph.D. Student of East China Normal University; Lecturer of the Faculty of Social Science, National Academy of Public Administration; Email: lethanhha12napa@gmail.com; Tel: 0904225657.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Nhận thức và nhu cầu của sinh viên về vấn đề giáo dục giới tính
41 p | 1185 | 201
-
Nhu cầu giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh phổ thông trung học: Nghiên cứu trường hợp tại bốn trường nội thành Hà Nội
0 p | 197 | 30
-
Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng
8 p | 177 | 9
-
Thực trạng nhu cầu về các hình thức tư vấn hướng nghiệp của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 91 | 9
-
Thực trạng nhu cầu học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội
9 p | 67 | 8
-
Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp cho một số nhóm trẻ rối loạn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội
5 p | 32 | 4
-
Thực trạng nhu cầu cần được trợ giúp tâm lý của học sinh khiếm thính trung học cơ sở và trung học phổ thông ở tỉnh Đồng Nai
13 p | 24 | 4
-
Thực trạng nhu cầu tư vấn của sinh viên ở một số trường đại học trong đào tạo theo tín chỉ
4 p | 14 | 3
-
Thực trạng kĩ năng thoát hiểm và nhu cầu giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội
6 p | 18 | 3
-
Thực trạng công tác đánh giá trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt ở Việt Nam
6 p | 25 | 3
-
Giáo dục hòa nhập - Góc nhìn từ kết quả một nghiên cứu đánh giá nhu cầu giáo dục của trẻ khuyết tật ở tỉnh Bắc Kạn
10 p | 41 | 3
-
Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non
10 p | 103 | 3
-
Nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên môn Giáo dục công dân ở Hà Nội
5 p | 37 | 3
-
Thực trạng nhu cầu đọc của giáo viên Trung học phổ thông tỉnh Ninh Thuận
8 p | 31 | 2
-
Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục
10 p | 57 | 2
-
Thực trạng nhu cầu tự khẳng định của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam
3 p | 10 | 1
-
Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên hiện nay
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn