VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 15-18; 55<br />
<br />
THỰC TRẠNG NHU CẦU VỀ CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP<br />
CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Lê Duy Hùng - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh<br />
Ngày nhận bài: 23/02/2018; ngày sửa chữa: 26/02/2018; ngày duyệt đăng: 06/03/2018.<br />
Abstract: Career counselling is an important activity for high school students, helping them to<br />
identify the qualities and abilities, interests, and conditions needed in their industry to choose.<br />
However, career counselling for students in our country still focuses on introducing the schools<br />
and their curriculum. This article presents the current state of the needs of high school students in<br />
Ho Chi Minh City on the vocational counselling as well as patterns of career counselling.<br />
Keywords: Need, high school students, vocational counselling.<br />
1. Mở đầu<br />
Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là các hoạt động<br />
nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên<br />
môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân,<br />
đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh<br />
vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa<br />
phương và quốc gia. TVHN giúp học sinh (HS) nắm bắt<br />
được khái niệm nghề, nhu cầu của xã hội về nguồn lao<br />
động, sự phù hợp của những đặc điểm tâm lí cá nhân đối<br />
với nghề mà các em định chọn. TVHN là “chiếc cầu nối”<br />
giúp HS dễ dàng nắm bắt được vấn đề mà bản thân đang<br />
trăn trở. Tuy nhiên, ở các trường phổ thông hiện nay, hoạt<br />
động TVHN đang bị “hiểu nhầm” là giới thiệu các<br />
chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng,<br />
dạy nghề (48,8%) [1; tr 41]) chứ chưa phải là giúp HS<br />
xác định được những phẩm chất, năng lực, sở thích và<br />
điều kiện kinh tế phù hợp với nghề nghiệp mà các em sẽ<br />
chọn. Thực chất, giới thiệu trường chỉ là một hình thức<br />
được tiến hành sau khi các em đã chọn được nghề, việc<br />
còn lại chỉ là chọn trường có nghề để theo học. Việc hiểu<br />
chưa đúng về hình thức TVHN và chưa tổ chức được<br />
những cách thức TVHN đáp ứng mong muốn của HS<br />
trung học phổ thông (THPT) đã làm cho các em chưa<br />
thấy được tầm quan trọng của hoạt động này trong việc<br />
định hướng nghề cho tương lai của bản thân. Vì những lí<br />
do trên, bài viết trình bày những hình thức TVHN mà<br />
hiện nay HS có nhu cầu được tổ chức.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Tư vấn hướng nghiệp và nhu cầu về các hình thức<br />
tư vấn hướng nghiệp của học sinh phổ thông<br />
Theo chỉ thị 33/2003/CT-Bộ GD-ĐT: “Hướng nghiệp<br />
cho HS phổ thông bằng các hình thức: Tích hợp nội dung<br />
hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học<br />
nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các<br />
hoạt động ngoại khóa khác”. Có rất nhiều các hình thức<br />
TVHN khác nhau, mỗi hình thức có tác động tới một hoặc<br />
<br />
15<br />
<br />
nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình chọn nghề của<br />
HS. Việc đáp ứng nhu cầu của HS về các hình thức TVHN<br />
sẽ giúp các em có cơ hội hiểu được nghề mà mình định<br />
chọn, khám phá khả năng, sở thích của bản thân, đồng thời<br />
đánh giá được nhu cầu lao động của xã hội hiện nay đối<br />
với các ngành nghề. Như vậy, nhu cầu của HS THPT về<br />
hình thức TVHN là những nhu cầu cần được trợ giúp bởi<br />
các hình thức TVHN trực tiếp hoặc gián tiếp để thỏa mãn<br />
nhu cầu TVHN của bản thân.<br />
Hình thức TVHN trực tiếp: - TVHN có thể tại văn<br />
phòng, trung tâm; - TVHN thông qua nhóm “Giúp HS<br />
khám phá sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân;<br />
giúp HS biết liên hệ sự hiểu biết về bản thân với thông tin<br />
về thị trường tuyển dụng lao động, thông tin về ngành học<br />
hay nghề nghiệp ở các cơ sở đào tạo (trung cấp, cao đẳng,<br />
đại học...) để xác định hướng đi sau tốt nghiệp THPT...”<br />
[2; tr 9]; - TVHN thông qua các buổi sinh hoạt, lồng ghép<br />
qua học tập các môn văn hóa “Giúp HS biết được những<br />
yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của một số ngành nghề<br />
trong các lĩnh vực liên quan đến môn học như lĩnh vực<br />
sinh học, vật lí, hóa học, nghệ thuật, công nghệ... Từ đó,<br />
HS có thông tin, cơ sở để lập kế hoạch chọn nghề tương<br />
lai...” [3; tr 56]; - Thông qua các hoạt động tham quan tại<br />
các trường cao đẳng, đại học, các cơ sở sản xuất, nghe<br />
những người đang làm các ngành nghề nói về công việc<br />
của họ... “HS có cơ hội khám phá khả năng, sở thích, cá<br />
tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân. Việc tổ chức cho<br />
HS tham quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các<br />
cơ sở đào tạo nghề... nhằm tạo điều kiện cho HS được tận<br />
mắt quan sát cơ chế vận hành máy móc trong sản xuất,<br />
các hoạt động của người lao động. Nhờ đó, HS hiểu rõ<br />
hơn về đối tượng lao động, yêu cầu của ngành nghề mà<br />
trước đó các em mới biết qua sách vỡ” [3; tr 58]; - Thông<br />
qua việc học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình<br />
học phổ thông “HS không những có cơ hội để thử sức<br />
mình trong một hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể mà<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 15-18; 55<br />
<br />
còn có điều kiện khám phá khả năng, sở thích, cá tính và<br />
giá trị nghề nghiệp của bản thân, nâng cao các kĩ năng<br />
thiết yếu, nâng cao nhận thức nghề nghiệp, từ đó đưa ra<br />
quyết định chọn nghề tương lai sao cho phù hợp” [3; tr<br />
57-58]. Việc tổ chức cho HS đi tham quan các trường đại<br />
học, cao đẳng, cơ sở dạy nghề hoặc các nhà máy, xí<br />
nghiệp, các viện nghiên cứu, bệnh viện; tổ chức cho HS<br />
được học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình<br />
học phổ thông; nghe những người đang làm các ngành<br />
nghề nói về công việc của họ... là cách thức phù hợp với<br />
mong muốn của các em, bởi HS mong muốn có được<br />
những thông tin về các ngành nghề khác nhau thông qua<br />
các hoạt động mang tính trực quan/hành động (quan sát<br />
trực tiếp các cơ sở đào tạo nghề, hay trực tiếp thực hành<br />
nghề) mang tính sát thực và sát với những nhu cầu cụ thể<br />
của mỗi HS (tư vấn cá nhân).<br />
Hình thức TVHN gián tiếp - tức là các em được<br />
TVHN thông qua thư, điện thoại hoặc qua Internet... bởi<br />
ở mỗi HS có những đặc điểm tâm lí cũng như hoàn cảnh<br />
khác nhau, có thể do các em ngại phải đối mặt trực tiếp<br />
với nhà tư vấn, hoặc các em muốn được bí mật về thông<br />
tin cá nhân cũng như kết quả của việc tư vấn.<br />
2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu<br />
Để tìm hiểu thực trạng nhu cầu về hình thức TVHN<br />
của HS THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi<br />
tiến hành khảo sát trên 421 HS ở 5 trường THPT gồm có:<br />
THPT Nguyễn Khuyến, THPT Nguyễn Hữu Thọ, THPT<br />
Bình Tân, THPT Trí Đức, THPT Bình Chánh, trên<br />
những quận, huyện khác nhau với mục đích đáp ứng các<br />
tiêu chí đó là trường ở địa bàn gần trung tâm thành phố<br />
và ngoại ô với những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau,<br />
trường chất lượng và trường phổ thông đại trà, trường<br />
công lập và dân lập, trường có phòng tư vấn và trường<br />
không có phòng tư vấn nhằm phản ánh trung thực nhất<br />
thực trạng nhu cầu của HS THPT tại TP. Hồ Chí Minh<br />
về hình thức TVHN. Thời gian thực hiện học kì 1 năm<br />
học 2016-2017. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành phỏng<br />
vấn sâu giáo viên, chuyên viên TVHN, HS nhằm làm rõ<br />
những biểu hiện và mức độ nhu cầu về hình thức TVHN<br />
của HS THPT.<br />
Phương pháp được sử dụng nghiên cứu như: điều tra<br />
bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê toán<br />
học để xử lí số liệu... Thang đo gồm 5 mức độ: Điểm thấp<br />
nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức, theo đó ta có thang<br />
điểm như sau: Mức rất thấp: 1 ĐTB < 1,8; Mức thấp:<br />
1,8 ĐTB < 2,6; Mức trung bình: 2,6 ĐTB < 3,4; Mức<br />
khá: 3,4 ĐTB < 4,2; Mức cao: 4,2 ĐTB < 5,0.<br />
2.3. Kết quả nghiên cứu<br />
2.3.1. Thực trạng nhu cầu về hình thức tư vấn hướng<br />
nghiệp của học sinh trung học phổ thông (xem bảng 1)<br />
<br />
16<br />
<br />
Bảng 1. Nhu cầu của HS THPT về các hình thức TVHN<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Biểu hiện nhu cầu<br />
về hình thức TVHN<br />
của HS<br />
Gián tiếp qua thư,<br />
email; đài truyền<br />
hình; điện thoại<br />
Các nhà chuyên<br />
môn làm việc trực<br />
tiếp cho cá nhân<br />
hoặc nhóm HS tại<br />
phòng tư vấn<br />
Tổ chức các buổi<br />
hội thảo với HS<br />
theo quy mô nhỏ<br />
(từ 10-20 HS)<br />
Học tập, tham quan<br />
thực tế tại các<br />
trường cao đẳng,<br />
đại học, cơ sở dạy<br />
nghề hoặc nhà máy<br />
Được học và thực<br />
hành một nghề nào<br />
đó trong quá trình<br />
học phổ thông<br />
Các thầy/cô lồng<br />
ghép giáo dục nghề<br />
trong quá trình dạy<br />
môn cơ bản<br />
Tổ chức cho HS<br />
nghe những người<br />
đang làm các ngành<br />
nghề nói về công<br />
việc của họ<br />
Các nhà chuyên<br />
môn làm việc với<br />
phụ huynh HS<br />
Tổng<br />
<br />
Điểm<br />
trung<br />
bình<br />
(ĐTB)<br />
<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
(ĐLC)<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
3,10<br />
<br />
1,22<br />
<br />
8<br />
<br />
4,20<br />
<br />
0,99<br />
<br />
3<br />
<br />
3,90<br />
<br />
0,98<br />
<br />
7<br />
<br />
4,36<br />
<br />
0,82<br />
<br />
1<br />
<br />
4,34<br />
<br />
0,90<br />
<br />
2<br />
<br />
4,00<br />
<br />
0,96<br />
<br />
6<br />
<br />
4,05<br />
<br />
0,87<br />
<br />
4<br />
<br />
4,02<br />
<br />
1,05<br />
<br />
5<br />
<br />
3,78<br />
<br />
0,47<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy, những hình thức hướng nghiệp<br />
được HS lựa chọn là “Học tập, tham quan thực tế tại các<br />
trường cao đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy”<br />
(ĐTB = 4,36); “Được học và thực hành một nghề nào đó<br />
trong quá trình học phổ thông” (ĐTB = 4,34); “Các nhà<br />
chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm<br />
HS tại phòng tư vấn” (ĐTB = 4,20). Đây là ba hình thức<br />
TVHN được HS đánh giá ở mức “cao”, điều đó cho thấy<br />
HS mong muốn có được những thông tin về các ngành<br />
nghề khác nhau thông qua những hoạt động mang tính<br />
trực quan/hành động (tham quan thực tế tại các trường<br />
đại học, cao đẳng, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy, hay<br />
được học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 15-18; 55<br />
<br />
học phổ thông) hoặc mang tính sát thực (nhà chuyên môn sẽ giúp cho chúng em hiểu năng lực, sở trường của bản<br />
làm việc trực tiếp với HS). Bên cạnh đó, hình thức “Tổ thân và hiểu về ngành mà chúng em định chọn”.<br />
chức cho HS nghe những người đang làm các ngành<br />
Khi hỏi “Em có mong muốn được học một nghề nào<br />
nghề nói về công việc của họ” (ĐTB = 4,05) cũng được đó trong trường phổ thông không?”, chúng tôi nhận<br />
HS đánh giá cao, bởi thông qua hình thức này các em sẽ được phản hồi của bạn Đ.M.N (lớp 12, Trường THPT<br />
có điều kiện được tư vấn sát với những nhu cầu cụ thể Bình Chánh) “Chúng em rất muốn được học một nghề<br />
của bản thân. Em M. K (lớp 11, Trường THPT Bình Tân) mà chúng em thích trong quá trình học ở trường phổ<br />
chia sẻ: “Em có ý định học ngành cơ khí chế tạo máy, thông. Nhưng việc học nghề ở trường phổ thông hiện nay<br />
nhưng em chưa hình dung ra hết công việc của ngành nên xem lại, vì ngoài mục đích để được cộng điểm tốt<br />
đó, nếu được tham quan nhà máy và được những người nghiệp thì chẳng giúp được gì cho chúng em có thể xin<br />
làm trong nghề nói về nghề đó sẽ giúp cho chúng em hiểu việc được để làm sau khi tốt nghiệp”. Đây cũng là ý kiến<br />
hơn về nghề mà em định chọn”. Một số HS lớp 12 trường chung của các em học sinh lớp 12 C1 Trường THPT Trí<br />
THPT Trí Đức, quận Tân Phú sau khi tham dự chương Đức, quận Tân Phú. Như vậy, mặc dù học nghề trong<br />
trình tham quan, hướng nghiệp “một ngày làm sinh viên” trường phổ thông là hình thức hướng nghiệp mà HS có<br />
cho biết “với sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy cô và các anh nhu cầu nhưng cách làm hiện nay cần phải xem xét lại,<br />
chị tình nguyện viên đã giúp em hiểu thêm rất nhiều về vì thực tế hoạt động đó chưa thể mang lại lợi ích lâu dài<br />
ngành mà em dự định học”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho các em.<br />
tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, không phải trường phổ<br />
Các hình thức còn lại cũng nhận được sự quan tâm<br />
thông nào cũng có thể tổ chức cho HS được học tập và của các em, tuy không ở mức cao như các hình thức nêu<br />
tham quan tại các trường đại học, cao đẳng và các nhà trên nhưng vẫn phản ánh mong muốn được tham gia<br />
máy xí nghiệp. Việc không được thỏa mãn đầy đủ các nhiều loại hình hướng nghiệp hơn nữa để có những hình<br />
hình thức TVHN sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến dung thực sự rõ nét cho việc chọn nghề. Trong đó, đặc<br />
việc hiểu về các ngành nghề mà HS THPT định chọn.<br />
biệt hình thức “Gián tiếp qua thư, email; đài truyền hình;<br />
Nói về mong muốn được làm việc với các nhà chuyên điện thoại” (ĐTB = 3,10), được HS đánh giá thấp nhất ở<br />
môn, bạn N. C. A (lớp 11, Trường THPT Bình Tân) mức “trung bình”.<br />
“TVHN của trường em chủ yếu là thầy/cô chủ nhiệm làm, 2.3.2. Thực trạng nhu cầu về hình thức tư vấn hướng<br />
em rất mong muốn được thầy/cô có chuyên môn về nghiệp của học sinh trung học phổ thông so sánh theo<br />
TVHN tư vấn cho em, vì là những người có chuyên môn khối lớp (xem bảng 2)<br />
Bảng 2. So sánh nhu cầu về hình thức TVHN của HS THPT theo khối lớp<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
10<br />
<br />
Nội dung<br />
Gián tiếp qua thư, email; đài truyền hình; điện<br />
thoại<br />
Các nhà chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá<br />
nhân hoặc nhóm HS tại phòng tư vấn<br />
Tổ chức các buổi hội thảo với HS theo quy mô<br />
nhỏ (từ 10-20 HS)<br />
Học tập, tham quan thực tế tại các trường cao<br />
đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy<br />
Được học và thực hành một nghề nào đó trong<br />
quá trình học phổ thông<br />
Các thầy/cô lồng ghép giáo dục nghề trong quá<br />
trình dạy môn cơ bản<br />
Tổ chức cho HS nghe những người đang làm các<br />
ngành nghề nói về công việc của họ<br />
Các nhà chuyên môn làm việc với phụ huynh HS<br />
Chung<br />
<br />
17<br />
<br />
Khối lớp<br />
11<br />
Thứ<br />
ĐTB<br />
bậc<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
3,06<br />
<br />
8<br />
<br />
3,02<br />
<br />
4,20<br />
<br />
4<br />
<br />
4,10<br />
<br />
12<br />
ĐTB<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
8<br />
<br />
2,93<br />
<br />
8<br />
<br />
3,78<br />
<br />
5<br />
<br />
4,17<br />
<br />
2<br />
<br />
6<br />
<br />
3,61<br />
<br />
7<br />
<br />
3,96<br />
<br />
5<br />
<br />
4,46<br />
<br />
1<br />
<br />
4,28<br />
<br />
3<br />
<br />
4,34<br />
<br />
1<br />
<br />
4,34<br />
<br />
2<br />
<br />
4,30<br />
<br />
1<br />
<br />
4,17<br />
<br />
2<br />
<br />
4,12<br />
<br />
5<br />
<br />
4,08<br />
<br />
4<br />
<br />
3,79<br />
<br />
7<br />
<br />
4,25<br />
<br />
3<br />
<br />
4,29<br />
<br />
2<br />
<br />
4,03<br />
<br />
4<br />
<br />
3,70<br />
3,57<br />
<br />
7<br />
<br />
3,63<br />
3,42<br />
<br />
6<br />
<br />
3,88<br />
3,45<br />
<br />
6<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 15-18; 55<br />
<br />
Bảng 2 chỉ ra nhu cầu của HS về các hình thức TVHN<br />
đều ở mức “khá”. Khi xem xét nhu cầu của HS về các<br />
hình thức TVHN cụ thể thì có những khác biệt giữa HS<br />
lớp 12 so với HS lớp 10 và 11. Chẳng hạn như: hình thức<br />
“Tổ chức cho HS nghe những người đang làm các ngành<br />
nghề nói về công việc của họ” có sự giảm đi đáng kể về<br />
nhu cầu ở khối 12, biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa khối 11 và 12. Điều đó cho thấy, HS khối<br />
11 có nhu cầu cao hơn khối 12. Những hình thức “Các<br />
nhà chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc<br />
nhóm HS tại phòng tư vấn” có sự khác biệt giữa khối 11<br />
với khối 10 và 12. Ở hình thức này, HS khối 10 và 12 có<br />
nhu cầu cao hơn khối 11.<br />
Tiếp đến là hình thức “Tổ chức các buổi hội thảo với<br />
HS theo quy mô nhỏ (từ 10-20 HS)”, ở hình thức này có<br />
sự khác biệt giữa khối 11 so với khối 10 và 12, HS khối<br />
10 và 12 có nhu cầu cao hơn khối 11.<br />
Hình thức “Được học và thực hành một nghề nào đó<br />
trong quá trình học phổ thông”, mặc dù HS của cả 3 khối<br />
đều có nhu cầu ở mức “khá”. Tuy nhiên, nhu cầu của HS<br />
khối 12 giảm đi chút ít so với khối 10 và 11, thể hiện rõ<br />
sự khác biệt giữa khối 10 so với khối 12. Hình thức “Các<br />
thầy/cô lồng ghép giáo dục nghề trong quá trình dạy môn<br />
cơ bản” mặc dù HS có nhu cầu, nhưng giảm hẳn ở khối<br />
11 và 12. Trên thực tế, đây là hình thức hướng nghiệp<br />
đang được áp dụng trong các trường phổ thông thông qua<br />
chương trình học môn nghề và hướng nghiệp của giáo<br />
viên bộ môn. Điều này cũng phản ánh về tính hiệu quả<br />
của hình thức hướng nghiệp mà lâu nay các trường phổ<br />
thông vẫn đang sử dụng.<br />
<br />
2.3.3. Thực trạng nhu cầu về hình thức tư vấn hướng<br />
nghiệp của học sinh trung học phổ thông so sánh theo<br />
giới tính (xem bảng 3)<br />
Xét bình diện chung nhất, nhu cầu về hình thức<br />
TVHN của HS nam và nữ ở mức khá. Cả HS nam và nữ<br />
đều có nhu cầu cao về hình thức “Học tập, tham quan<br />
thực tế tại các trường cao đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề<br />
hoặc nhà máy” và “Được học và thực hành một nghề<br />
nào đó trong quá trình học phổ thông”, điều đó cho thấy,<br />
cả HS nam và nữ đều mong muốn có những hình thức<br />
TVHN mang tính thực tế và trải nghiệm, chính điều này<br />
sẽ giúp các em thấy rõ những công việc chính của nghề,<br />
đồng thời là cơ hội để các em đánh giá năng lực, sở thích,<br />
đam mê đối với nghề mà bản thân các em có ý định chọn.<br />
Xem xét thứ bậc của từng hình thức TVHN theo giới<br />
tính, chỉ có hình thức “Các thầy/cô lồng ghép giáo dục<br />
nghề trong quá trình dạy môn cơ bản”, “Các nhà chuyên<br />
môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm học sinh<br />
tại phòng tư vấn” và “Tổ chức các buổi hội thảo với HS<br />
theo quy mô nhỏ (từ 10-20 HS)” là có sự khác biệt. Ở các<br />
hình thức này, HS nữ có nhu cầu cao hơn đối với HS<br />
nam; còn lại ở những hình thức TVHN khác thì không<br />
có sự khác biệt.<br />
3. Kết luận<br />
Như vậy, HS THPT tại TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu<br />
được TVHN với nhiều hình thức đa dạng và phong phú,<br />
những hình thức mà các em cần nhất là TVHN thông qua<br />
những hoạt động mang tính thực hành và quan sát (học<br />
tập, tham quan thực tế tại các trường cao đẳng, đại học,<br />
cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy, xí nghiệp; được học và<br />
<br />
Bảng 3. So sánh nhu cầu về hình thức TVHN của HS THPT theo giới tính<br />
Giới tính<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Nội dung<br />
Gián tiếp qua thư, email; đài truyền hình; điện thoại<br />
Các nhà chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc<br />
nhóm HS tại phòng tư vấn<br />
Tổ chức các buổi hội thảo với HS theo quy mô nhỏ (từ 10-20<br />
HS)<br />
Học tập, tham quan thực tế tại các trường cao đẳng, đại học,<br />
cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy<br />
Được học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình học<br />
phổ thông<br />
Các thầy/cô lồng ghép giáo dục nghề trong quá trình dạy môn<br />
cơ bản<br />
Tổ chức cho HS nghe những người đang làm các ngành nghề<br />
nói về công việc của họ<br />
Các nhà chuyên môn làm việc với phụ huynh HS<br />
Chung<br />
<br />
ĐTB<br />
2,92<br />
<br />
Nam<br />
Thứ bậc<br />
8<br />
<br />
Nữ<br />
ĐTB<br />
3,08<br />
<br />
Thứ bậc<br />
8<br />
<br />
3,95<br />
<br />
4<br />
<br />
4,13<br />
<br />
5<br />
<br />
3,83<br />
<br />
5<br />
<br />
3,94<br />
<br />
6<br />
<br />
4,27<br />
<br />
1<br />
<br />
4,43<br />
<br />
1<br />
<br />
4,25<br />
<br />
2<br />
<br />
4,41<br />
<br />
2<br />
<br />
3,83<br />
<br />
5<br />
<br />
4,14<br />
<br />
4<br />
<br />
4,13<br />
<br />
3<br />
<br />
4,25<br />
<br />
3<br />
<br />
3,76<br />
3,40<br />
<br />
7<br />
<br />
3,91<br />
3,55<br />
<br />
7<br />
<br />
(Xem tiếp trang 55)<br />
<br />
18<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 53-55<br />
<br />
học cũng cần tiến hành lồng ghép những kiến thức thực<br />
tế tham khảo từ Internet, tivi, sách báo... để giúp cho SV<br />
liên hệ giữa bài học trên lớp với thực tiễn cuộc sống xã<br />
hội, cũng như tạo sự hứng thú hơn cho các em trong quá<br />
trình học tập. Để làm tốt nhiệm vụ này, GV phải am hiểu<br />
sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, xây dựng<br />
kế hoạch bài giảng một cách khoa học, theo hướng “mở”<br />
để chủ động vận dụng linh hoạt thực hiện trong các tình<br />
huống sư phạm và truyền tải đến với SV một cách hiệu<br />
quả nhất. Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn SV lĩnh hội<br />
tri thức cần vận dụng linh hoạt các PPDH tích cực, trình<br />
bày các nội dung, vấn đề bài học một cách ngắn gọn, súc<br />
tích; cần cụ thể hóa các hoạt động dạy học một cách chi<br />
tiết, nên xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng giảm lí<br />
thuyết, tăng thực hành, vì đây là một yêu cầu cần thiết,<br />
cho quá trình áp dụng PPDH tiếng Anh phù hợp với yêu<br />
cầu của việc đào tạo theo HCTC.<br />
3. Kết luận<br />
Việc đổi mới PPDH theo HCTC và khung tham chiếu<br />
trình độ ngoại ngữ chung châu Âu là một việc rất cần<br />
thiết trong quá trình dạy học ngoại ngữ nói chung, dạy<br />
học tiếng Anh nói riêng ở các trường đại học Việt Nam<br />
hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đáp<br />
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực cho thị<br />
trường lao động trong quá trình hội nhập. Để thực hiện<br />
có hiệu quả mục tiêu này, ngoài việc quan tâm chỉ đạo,<br />
của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT với các chủ trương,<br />
đường lối định hướng ở cấp “vĩ mô”, mỗi trường đại học,<br />
cao đẳng, mỗi GV, SV cần nhận thức rõ vai trò và tầm<br />
quan trọng của việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng<br />
đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Fink, Dee L. (1999). Active Learning. Reprinted<br />
with permission of Oklahoma Instructional<br />
Developmental Program.<br />
[2] Haugen, L. (1998). Teaching Tips: LearningCentered Syllabi Workshop (April 22 & April 29).<br />
http://www.cte.iastate.edu/tips/syllabi.html.<br />
[3] Johnson, D. W., et al (1994). The Nuts and Bolts of<br />
Cooperative Learning. Minnesota: Interaction<br />
BookCompany.<br />
[4] McCombs, Barbara L. (1997). The LearnerCentered Framework on Teaching and Learning As<br />
a Foundation for Electronically Networked<br />
Communities and Cultures.<br />
[5] Merlin, Arthur. Learner-Centered Versus TeacherCentered. Module 2: Adult Learning Theory.<br />
[6] Nunan, D. (1998). The learner-centered curriculum.<br />
New York: Cambridge University Press.<br />
<br />
55<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ...<br />
(Tiếp theo trang 4)<br />
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Hồ Chí Minh<br />
Toàn tập, tập 10. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (1995). C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, tập 1. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (1995). C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (1995). C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam C.Mác - Ph.Ăngghen<br />
(1983). Bàn về thanh niên. NXB Thanh niên.<br />
[9] Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (2014). Giá trị<br />
truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách<br />
sinh viên Việt Nam hiện nay. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
THỰC TRẠNG NHU CẦU VỀ CÁC HÌNH THỨC...<br />
(Tiếp theo trang 18)<br />
thực hành một nghề nào đó trong quá trình học phổ<br />
thông); được đánh giá năng lực, sở thích của HS (các nhà<br />
chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm<br />
HS tại phòng tư vấn) và mang tính thực tế (nhà chuyên<br />
môn làm việc trực tiếp với HS).<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đỗ Thị Lệ Hằng (2009). Vài nét về thực trạng tư vấn<br />
hướng nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí Tâm lí học, số<br />
5, tr 40-49.<br />
[2] VVOB, Giáo dục vì sự phát triển (2013). Tổ chức tư<br />
vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn<br />
học sinh cấp trung học phổ thông. NXB Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2013). Tài liệu tập huấn đổi mới giáo<br />
dục hướng nghiệp trong trường trung học.<br />
[4] Claudia Crisana - Anisoara Paveleab - Oana<br />
Ghimbulutc (2014). A Need Assessment on<br />
Students’ Career Guidance. The 6th International<br />
Conference Edu World 2014 “Education Facing<br />
Contemporary World Issues”. 7th - 9th, November.<br />
[5] Phạm Tất Dong (chủ biên, 2000). Sự lựa chọn tương<br />
lai (tư vấn hướng nghiệp). NXB Thanh niên.<br />
[6] Quang Dương (2010). Tư vấn hướng nghiệp (tập 1<br />
và 2). NXB Trẻ.<br />
[7] Howard Figler - Richard Nelson Bolles (2009). The<br />
career counselor’s handbook. Ten speed press Berkeley.<br />
<br />