intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và một số kiến nghị hoàn thiện

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

36
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và thực tiễn thực hiện. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và một số kiến nghị hoàn thiện

  1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN THE LEGAL STATUS OF COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE AND SOME RECOMMENDATIONS Nguyễn Thị Mỹ Dung TÓM TẮT: Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là thực sự cần thiết trong cuộc sống. Để đảm bảo lợi ích công cộng và an toàn xã hội trước những thiệt hại do cháy, nổ gây ra đối với tài sản, Nhà nước đã quy định bảo hiểm cháy, nổ là một trong những loại hình bảo hiểm bắt buộc. Bài viết phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và thực tiễn thực hiện. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Từ khóa: Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm cháy nổ, nguy hiểm về cháy nổ ABSTRACT: Compulsory fire and explosion insurance is really necessary in life. In order to ensure public interests and social safety against damage caused by fire and explosion to property, the State has stipulated that fire and explosion insurance is one of the compulsory types of insurance. The article analyzes the current state of Vietnam's regulations on compulsory fire and explosion insurance and practical implementation. On that basis, some solutions are proposed to improve the law on compulsory fire and explosion insurance Keywords: Insurance business, fire and explosion insurance, fire and explosion danger 1. Đặt vấn đề Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là một loại hình bảo hiểm tài sản về những thiệt hại hoặc tổn thất đối với tài sản do nguyên nhân cháy, nổ gây ra. Có thể khẳng định rằng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ra đời xuất phát từ mục đích bảo hiểm lợi ích công cộng và an toàn xã hội trƣớc những rủi ro, thiệt hại về tài sản do sự kiện cháy, nổ gây ra. Do đó, việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho nhà nƣớc và xã hội, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt  Đoàn luật sƣ tỉnh Bình Dƣơng; Email: mydunglsbd@gmail.com 96
  2. buộc có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2018; có thể nói việc ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP trong thời điểm hiện nay là vô cùng quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, đồng thời bổ sung nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy trên thực tiễn. 2. Thực trạng và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 2.1. Quy định về đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Dƣới góc độ luật thực định thì pháp luật yêu cầu bên mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP1. Đây là điểm khác biệt giữa bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với các loại hình bảo hiểm tài sản khác khi mà bên mua bảo hiểm có phải là chủ sở hữu của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Với các loại hình bảo hiểm tài sản khác nhƣ bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; bên mua bảo hiểm là những ngƣời có quyền đối với đối tƣợng bảo hiểm nghĩa là chỉ cần có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hoặc quyền định đoạt đối với tài sản thì ngƣời đó cũng có thể mua bảo hiểm đối với tài sản đó. Ví dụ: Anh A là chủ sở hữu một căn nhà cấp 4 (không thuộc đối tƣợng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc), do không có nhu cầu sử dụng nên anh A để cho gia đình em trai mình là anh B sống tại căn nhà đó. Nhƣ vậy, anh B dù không phải là chủ sở hữu của căn nhà nhƣng anh B có quyền sử dụng căn nhà nên để đảm bảo quyền lợi cho mình khi không may rủi ro xảy ra thì anh B vẫn đƣợc quyền mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cho căn nhà. Sự khác biệt này xuất phát từ việc bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bảo hiểm tài sản bắt buộc đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Theo đó, bên mua bảo hiểm là chủ sở hữu của đối tƣợng bảo hiểm (ngƣời có quyền đầy đủ nhất và cao nhất đối với tài sản) mặc nhiên phát sinh trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trƣờng hợp không tham gia sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. 1 Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 97
  3. Tính bắt buộc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc xuất phát từ tính đặc thù của đối tƣợng bảo hiểm. Cụ thể: Thứ nhất, Đối tƣợng bảo hiểm của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là những địa điểm mà hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gây ra cháy, nổ nếu nhƣ không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về phóng cháy và chữa cháy nhƣ: Cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ, cơ sở sản xuất vật liệu nổ, kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lƣợng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên (đƣợc xác định là đặc tính sẵn có) hoặc các cơ sở có chứa các vật liệu, thiết bị, tài sản có nguy cơ cao gây ra cháy nổ nhƣ nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay ; nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên2 Thứ hai, Nếu sự kiện cháy nổ xảy ra với các đối tƣợng này sẽ gây thiệt hại “đặc biệt nghiêm trọng” về ngƣời và tài sản không chỉ cho bên mua bảo hiểm mà còn ảnh hƣởng đến cộng đồng, xã hội. Hậu quả mà nó gây ra có thể vƣợt quá khả năng khắc phục về mặt tài chính của bên mua hiểm, đồng thời gây ảnh hƣởng đến tâm lý xã hội. Do đó pháp luật xác định các cơ quan đơn vị có đặc điểm là địa điểm tập trung đông ngƣời và khối lƣợng tài sản lớn nhƣ: Học viện, trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp, trƣờng dạy nghề, trƣờng phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên; Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dƣỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giƣờng trở lên; Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trƣờng, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông ngƣời có khối tích từ 1.500 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên... là cơ sở có nguy hiểm cháy nổ và phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc3. Từ quy định riêng biệt về đối tƣợng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải là các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ do đó đối tƣợng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có sự khác biệt 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy 98
  4. so với đối tƣợng của các loại hình bảo hiểm tài sản khác. Đối tƣợng của bảo hiểm tài sản bao gồm vật hữu hình nhƣ tàu biển, xe máy, ô tô, nhà, công trình xây dựng...; tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ...). Tuy nhiên đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì pháp luật quy định đối tƣợng bảo hiểm là các tài sản hữu hình (bởi chỉ có vật hữu hình thì mới có nguy cơ xảy ra thiệt hại do sự kiện cháy nổ) và gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ. Nhƣ đã đề cập, Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định đối tƣợng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ bao gồm: nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tƣ (bao gồm cả nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). Ví dụ, theo nội dung bản án số số 1081/2016/KDTM-PT Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh của xác định: “Ngày 16/6/2010 Công ty Cổ phần Bibica ký hợp đồng bảo hiểm rủi ro mọi tài sản số C21/TSKT/15/15/10 với Tổng công ty bảo hiểm PVI thông qua đơn vị trực thuộc PVI là Công ty bảo hiểm PVI TP. Hồ Chí Minh với nội dung bảo hiểm rủi ro cháy nổ bắt buộc cho văn phòng, nhà xƣởng, kho máy móc thiết bị nguyên vật liệu, vật tƣ, hàng hóa tại Nhà máy Bibica Bình Dƣơng với thời hạn 01 năm với số tiển bảo hiểm là 220 tỷ đồng4”.Từ quy định này có thể hiểu đối tƣợng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở mà giá trị của nó tính đƣợc thành tiền. Thực tiễn giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ thƣờng quy định số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trƣờng của toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trƣờng hợp không xác định đƣợc giá thị trƣờng của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận5. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cho phép ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định thì bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tƣơng ứng. Trong trƣờng hợp này, DNBH có trách nhiệm tách riêng phần bảo 4 Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2016), Bản án số 1081/2016/KDTM-PT ngày 16 tháng 9 năm 2016 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 5 Tham khảo giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Tổng công ty bảo hiểm PVI, PJICO Sài Gòn 99
  5. hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm6. Do đó, trong thực tiễn các bên đã thỏa thuận về việc gia tăng số tiền bảo hiểm vƣợt quá mức tối thiểu theo quy định. Ví dụ, theo Bản án số 22/2017/KDTM-PT ngày 18/08/2017 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm cháy nổ của Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai xác định: “Ngày 05 tháng 12 năm 2011, Công ty TNHH HB (gọi tắt là Công ty HB) và Công ty bảo hiểm ĐNB (gọi tắt là ĐNB) ký kết hợp đồng bảo hiểm cháy nổ, bắt buộc số C078/CHBB/20/08/2011 toàn bộ nhà xƣởng vật kiến trúc, máy móc và hàng hóa theo Quy tắc bảo hiểm cháy nổ, bắt buộc ban hành kèm theo Thông tƣ 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ trƣởng Bộ tài chính và mở rộng rủi ro đặc biệt. - Giá trị tài sản đƣợc bảo hiểm: 16.697.640.538 đồng - Số tiền bảo hiểm: 269.477.427.000 đồng - Thời hạn bảo hiểm: 12 tháng kể từ 16 giờ 00 ngày 05 tháng 12 năm 2011 đến 16 giờ 00 ngày 05 tháng 12 năm 2012 - Phí bảo hiểm: 584.550.435 đồng7” Thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã có trƣờng hợp việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật mà đó là yêu cầu đơn phƣơng của bên thứ ba trong giao dịch bảo đảm. Ví dụ nhƣ bên nhận thế chấp yêu cầu bên thế chấp phải mua bảo hiểm cháy nổ đối với tài sản thế chấp thì mới chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều này xuất phát từ thực tiễn mặc dù bên thế chấp không phải là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (đối tƣợng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định pháp luật), tuy nhiên để bảo đảm cho sự an toàn của tài sản thế chấp (bởi tài sản có giá trị lớn) trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng (điều này xuất phát từ việc nếu tài sản bị tổn thất, hƣ hỏng thì bên thế chấp không còn khả năng thu giữ tài sản để xử lý) do đó bên nhận thế chấp yêu cầu bên thế chấp phải mua bảo hiểm cháy, nổ đối với tài sản. Ví dụ, tại bản án số 70/2019/KDTM-PT ngày 10/07/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội xác định: “Ngày 25/01/2017, Công ty TNHH MTV M (Gọi là Công ty M) ký kết 01 Hợp đồng thế chấp máy móc thiết bị số 6 Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc 7 Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai (2017), “Bản án số 22/2017/KDTM-PT ngày 18/08/2017 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm cháy nổ “ 100
  6. 23012.17.029.376650.BĐ với Ngân hàng TMCP Q - Chi nhánh B (Gọi là Ngân hàng Q). Các tài sản thế chấp bao gồm: 02 máy cắt giấy vệ sinh tự động, model DJ-III điều khiển bằng PLC mới 100%; 01 máy đóng gói quả giấy vệ sinh từ động, model DCY- 501 điều khiển bằng PLC mới 100%; 01 máy cắt giấy rút tự động bằng lƣỡi cƣa đĩa model DQ-100 điều khiển bằng PLC mới 100%; 01 máy đóng gói giấy rút tự động model RC-300B điều khiển bằng PLC mới 100%; 01 máy cuốn lõi giấy vệ sinh model CW160 mới 100%. Các tài sản đảm bảo là lô máy móc thiết bị trong Hợp đồng thế chấp tại địa chỉ Khu phố T, phƣờng Đ, thị xã T, tỉnh Bắc Ninh đã đƣợc Công ty Cổ phần Thẩm định giá M tiến hành thẩm định giá. Tổng giá trị tài sản thế chấp đƣợc hai bên xác định là 4.456.373.000đ. Ngân hàng Q đội yêu cầu Công ty M phải mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp. Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm, loại hình bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm đƣợc Ngân hàng Q chấp thuận là Công ty Bảo hiểm M - Chi nhánh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Q (Gọi là M BN). Ngày 24/01/2017, Công ty M ký kết Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số 619/17/HĐ-TS.1.1/020-KDTS với M BN và đã đƣợc M BN đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho Công ty M với tài sản đƣợc bảo hiểm theo danh mục đính kèm Hợp đồng. Địa điểm tài sản đƣợc bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm là Cụm Công nghiệp P, phƣờng P, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh8”. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ đây không đƣợc gọi là bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vì việc bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm suy cho cùng cũng xuất phát từ mục đích cá nhân, không mang tính bảo vệ lợi ích công cộng. Việc bên mua bảo hiểm không tham gia cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, có hay không chỉ là sự vi phạm hoặc sự không đáp ứng đƣợc yêu cầu thỏa thuận của hai bên theo một giao dịch dân sự nào đó. 2.2. Quy định về phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Khác với các loại hình bảo hiểm tài sản thông thƣờng khi mà ở đó tùy thuộc vào từng đối tƣợng tài sản đƣợc bảo hiểm và khả năng tài chính của mình thì ngƣời mua bảo hiểm sẽ thỏa thuận với DNBH cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tài sản, tƣơng ứng với các 8 Tòa án nhân dân TP. Hà Nội (2019), Bản án số 70/2019/KDTM-PT ngày 10/07/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 101
  7. mức biểu phí khác nhau9. Phí bảo hiểm trong bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do pháp luật quy định, theo đó pháp luật yêu cầu các bên thỏa thuận áp dụng mức phí tối thiểu tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Tuy nhiên mức phí này chỉ là phí bảo hiểm tối thiểu (có nghĩa rằng các bên không đƣợc phép thỏa thuận áp dụng mức phí thấp hơn mức phí này), bởi pháp luật cho phép: Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, DNBH và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật10. Nhƣ vậy, các bên trong bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đƣợc phép thỏa thuận “tăng” mức phí bảo hiểm cao hơn mức phí tối thiểu theo quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm cháy nổ Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, phí bảo hiểm thƣờng tính theo tỉ lệ phần trăm trên giá trị tài sản bảo hiểm. Tùy thuộc vào mức độ rủi ro của đối tƣợng bảo hiểm (tài sản bảo hiểm) mà tỉ lệ phần trăm này có thể cao hoặc thấp khác nhau. Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận về phƣơng thức đóng khoản phí bảo hiểm hàng tháng, hàng quý (03 tháng); nửa năm (06 tháng), nộp phí bảo hiểm hàng năm, nộp phí bảo hiểm một lần. Vì phí bảo hiểm đƣợc tính vào mức độ rủi ro của tài sản bảo hiểm nên khi có sự thay đổi những yêu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu DNBH giảm phí cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro đƣợc bảo hiểm thì DNBH có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm11. Tuy nhiên, trong bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi có sự gia tăng rủi ro của cơ sở cháy, nổ thì các bên có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm cao hơn so với mức phí đã thỏa thuận trƣớc đây. Ngƣợc lại, khi có yếu tố làm giảm rủi ro đối với đối tƣợng đƣợc bảo hiểm, thì các bên có thể thỏa thuận giảm mức phí bảo hiểm đã xác lập trƣớc đó, tuy nhiên các bên không đƣợc thỏa thuận thấp hơn mức phí bảo hiểm tối thiểu theo 9 Võ Thị Thu Thảo (2017), “Thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ từ tòa án”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 10 Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc 11 Bùi Thị Hằng Nga, Bạch Thị Nhã Nam (2018), Pháp luật kinh doanh bảo hiểm - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 102
  8. quy định của pháp luật. Đây là điểm khác biệt về thỏa thuận “giảm phí bảo hiểm” giữa bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và các loại hình bảo hiểm tài sản khác. Đối với các loại bảo hiểm tài sản khác thì khi tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản vì nhiều lý do khác nhau mà DNBH tăng phí bảo hiểm, trong quá trình thực hiện hợp đồng những lý do đó không còn mà bên mua vẫn phải đóng phí với mức giá cao thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp giảm mức phí bảo hiểm tƣơng ứng với mức độ rủi ro của tài sản đƣợc bảo hiểm12. Nghĩa là các bên đƣợc quyền thỏa thuận giảm mức phí đến khi phù hợp với đúng mức độ rủi ro của tài sản mà không phải chịu một mức tối thiểu nào. Nhƣ đã đề cập, phí bảo hiểm là căn cứ xác định thời điểm trách nhiệm bảo hiểm của DNBH trong hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo quy định của Luật KDBH, trách nhiệm bảo hiểm của DNBH bắt đầu kể từ khi hợp đồng bảo hiểm đã đƣợc giao kết và bên mua bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm (trừ trƣờng hợp DNBH chấp nhận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm)13. Đây là yếu tố quyết định đến thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của DNBH14. Trên thực tiễn, trong quan hệ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc các bên thƣờng thỏa thuận việc bên mua bảo hiểm hoàn thành việc đóng phí là cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng của DNBH. Ví dụ theo Bản án 154/2019/DSPT ngày 20/06/2019 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xác định: “Ngày 10/6/2016, bà Nguyễn Thị P đã ký Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (gọi tắt là Hợp đồng bảo hiểm) số: 00000159/HD/016- PKD6/TS.3.2/2016 với Công ty Bảo hiểm B Thăng Long thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm B, đối tƣợng bảo hiểm bao gồm: hàng hóa, nguyên vật liệu, nội thất, ghế sofa,..nhà xưởng, máy móc thiết bị…(theo Danh mục tài sản đính kèm với Hợp đồng bảo hiểm) thuộc cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất Phúc Sinh (do bà P làm chủ hộ kinh doanh). Theo Hợp đồng, điều kiện đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện cháy, nổ, số tiền đƣợc bảo hiểm là 15.000.000.000đồng, tổng phí bảo hiểm là 37.500.000đồng; thời hạn bảo hiểm từ 16h00‟ ngày 23/06/2016 đến 16h00‟ ngày 23/06/2017. Căn cứ vào các điều khoản trong Hợp đồng bảo hiểm mà Công ty Bảo hiểm 12 Ngô Bách (2020), “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 13 Điều 15 Luật KDBH năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 14 Bạch Thị Nhã Nam (2019), “Rủi ro trong việc đóng phí của bên mua bảo hiểm và điều khoản miễn đóng phí trong hợp đồng bảo hiểm “, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số chuyên đề tháng 5, tr. 16-21 103
  9. B Thăng Long và bà P thỏa thuận. Tại Điều 3 của Hợp đồng các bên thỏa thuận về trách nhiệm bồi thƣờng: “Trách nhiệm bồi thường của bên B sẽ chỉ phát sinh với điều kiện bên A thanh toán phí đầy đủ và đúng theo thời hạn quy định nêu trên15” Dƣới góc độ pháp lý, việc bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm (không thực hiện và/hoặc thực hiện không đầy đủ) trong hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là căn cứ để chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, Khoản 2 và 3 Điều 23 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định: “Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trƣờng hợp sau đây: (i) Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác; (ii) Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Nhƣ vậy, từ quy định này có thể thấy việc bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ khoản tiền phí bảo hiểm trong thời gian thỏa thuận kể cả khoảng thời gian đƣợc gia hạn thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực. Vấn đề chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong trƣờng hợp bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm có thể căn cứ trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật, nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, cần lƣu ý, các bên chỉ đƣợc phép sử dụng các căn cứ chấm dứt theo quy định của Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2019) để thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng trong trƣờng hợp bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ cho thấy điều này16. Ví dụ, Bản án 154/2019/DSPT ngày 20/06/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm của TAND TP. Hà Nội xác định: “Căn cứ vào các điều, khoản trong Hợp đồng bảo hiểm mà Công ty Bảo hiểm B Thăng Long và bà P thỏa thuận. Tại Điều 3 của Hợp đồng các bên thỏa thuận: Trong trường hợp bất kỳ khoản phí bảo hiểm nào không được thanh toán đầy đủ cho bên B theo thời hạn thanh toán nêu trên thì hợp đồng bảo hiểm sẽ tự động chấm dứt trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. 15 Tòa án nhân dân TP. Hà Nội (2019), Bản án 154/2019/DSPT ngày 20/06/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 16 Tham khảo Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Tổng công ty bảo hiểm PJICO Sài Gòn 104
  10. Từ nội dung của Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định về hậu quả pháp lý do chấm dứt hợp đồng bảo hiểm có thể rút ra những hậu quả pháp lý tƣơng ứng khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà nguyên nhân phát sinh từ việc bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, Trong trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm17. Nhƣ vậy, mặc dù hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt nhƣng bên mua bảo hiểm vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số tiền phí bảo hiểm đã “nợ” cho DNBH đƣợc tính cho đến thời điểm chấm dứt hợp đồng. Thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy việc mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có thể là căn cứ để DNBH từ chối thực hiện trách nhiệm bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Ví dụ theo Bản án số 22/2017/KDTM-PT ngày 18/08/2017 của Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai nhận định: “Theo mục 4.2 Điều 4.Thời hạn và phƣơng thức thanh toán của hợp đồng số C078/CHBB/20/08/2011 ký ngày 05/12/2011, phí bảo hiểm đƣợc chia làm 4 kỳ thanh toán. Theo thông báo thu phí bảo hiểm số TBTP 11/20/08/CBHH/PC00078 ngày 17/09/2012 thì thời hạn thanh toán phí bảo hiểm kỳ 4 là ngày 05/10/2012. Tuy nhiên, đến ngày 16/10/2012 quý Công ty mới thanh toán phí bảo hiểm kỳ 4, vi phạm nghĩa vụ nộp phí nhƣ quy định trong hợp đồng. Do đó, căn cứ khoản 2 điều 23 LKDBH, hợp đồng bảo hiểm nói trên đã chấm dứt từ ngày 05/10/2012 và công ty bảo hiểm ĐNB không chịu trách nhiệm đối với vụ tổn thất xảy ra ngày 17/10/2012 của quý Công ty, tuyên bố không thanh toán tiền bảo hiểm cho công ty HB18” Thứ hai, Trong trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí, 17 Khoản 2, Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) 18 Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai (2017), “Bản án số 22/2017/KDTM-PT ngày 18/08/2017 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ “ 105
  11. bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm19.Ví dụ, theo Bản án kinh doanh thƣơng mại sơ thẩm số 04/2017/KDTM-ST ngày 23/02/2017 của Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa (Đồng Nai) xác định: “Công ty X hoàn toàn không có văn bản đề nghị gia hạn thời gian nộp phí hay có bất cứ ý kiến gì khác về thời hạn đóng phí bảo hiểm. Hai bên cũng không có bất cứ thỏa thuận nào về việc gia hạn thời gian nộp phí này. Nhƣ vậy, Công ty X đã vi phạm nghĩa vụ nộp phí theo quy định tại Điều 4.1 của Hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên đã chấm dứt hiệu lực từ ngày 7/10/2016 theo các quy định tại Điều 23 LKDBH20” 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc 3.1. Hoàn thiện các quy định về phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Thứ nhất, Hoàn thiện các quy định về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Nhƣ đã đề cập, các quy định của LKDBH phiên bản sửa đổi năm 2010 đã khắc phục những điểm yếu, và bất cập của LKDBH năm 2000. Tuy nhiên, vẫn còn một số vƣớng mắc, và tồn tại nhƣ sau: (i) Nếu bên mua bảo hiểm đã tiến hành đóng phí nhƣng mới chỉ đóng một phần phí bảo hiểm thì trách nhiệm bảo hiểm của DNBH đƣợc xác định nhƣ thế nào? (ii) Trƣờng hợp DNBH cho phép bên mua bảo hiểm nợ phí, nhƣng nếu quá thời gian gia hạn, bên mua bảo hiểm chƣa kịp đóng phí thì sự kiện bảo hiểm xảy ra, trong trƣờng hợp này xác định trách nhiệm bảo hiểm của DNBH ra sao? Để trả lời đƣợc câu hỏi này thì quy định về chấm dứt hợp đồng theo Luật KDBH cần đƣợc xem xét lại. Cụ thể, cần xác định rõ thời điểm nào thì hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực sự chấm dứt. Theo đó, Luật KDBH không hề đề cập đến nội dung này. Trong khi đó, đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì việc xác định thời điểm nào hợp đồng bị chấm dứt có vai trò rất quan trọng. Nhƣ đã đề cập, Điều 23 LKDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định về các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cháy nổ do bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên, LKDBH không quy định rõ về thời điểm chất dứt hợp đồng đối với 19 Khoản 3, Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) 20 Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa (2017), Bản án kinh doanh thƣơng mại sơ thẩm số 04/2017/KDTM-ST ngày 23/02/2017 106
  12. trƣờng hợp này? Do đó, để có cơ sở áp dụng trên thực tế, theo tác giả đối với quy định tại Khoản 2, Điều 23 Luật KDBH cần phân biệt hai trƣờng hợp cụ thể: Một là, Nếu bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời gian thỏa thuận trong hợp đồng. Với trƣờng hợp này, cần quy định hợp đồng không chấm dứt, vì rất khó xác định thời điểm nào phải chấm dứt. Cần thiết phải thừa nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng này kể từ thời điểm đóng phí. Tuy nhiên, vì không đóng đủ phí bảo hiểm nên bên mua bảo hiểm chỉ đƣợc chi trả tiền bảo hiểm cho một phần giá trị tài sản. Do đó, DNBH chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng dựa trên tỉ lệ phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm. Hai là, Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trƣờng hợp này, đƣợc hiểu chƣa pháp sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm vì bên mua chƣa đóng phí bảo hiểm. Thứ hai, Bổ sung quy định về cách xác định mức phí bảo hiểm cho tài sản đặt ở địa điểm khác. Nghị định 23/2018/NĐ-CP chƣa quy định về cách thức xác định mức phí bảo hiểm cho tài sản đặt ở địa điểm khác. Thực tiễn phát sinh trƣờng hợp các máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chuyển giao cho doanh nghiệp khác sử dụng, khai thác theo hợp đồng thuê tài sản hoặc cầm cố tài sản mà doanh nghiệp này thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì vấn đề này đƣợc giải quyết nhƣ thế nào? Theo tác giả, nên bổ sung quy định này theo hƣớng nhƣ sau: “Vật tƣ, hàng hóa đƣợc gia công cũng nhƣ các máy móc, thiết bị của công ty đặt tại cơ sở không thuộc sở hữu của công ty mà cơ sở này thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì công ty cần cung cấp số lƣợng, giá trị của vật tƣ, hàng hóa, máy móc, thiết bị để cơ sở đó thực hiện việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định. Trƣờng hợp này, mức phí bảo hiểm đƣợc xác định theo mức độ rủi ro của cơ sở, hạng mục công trình nơi đặt tài sản đó. Trong cùng một khuôn viên của công ty có nhiều hạng mục công trình nếu đƣợc xác định là một cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho tất cả tài sản thuộc hạng mục công trình đó. Đối với các hạng mục công trình khác nằm ngoài khuôn viên thì có thể mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chung cho toàn bộ công ty hoặc tách riêng 107
  13. hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nếu các hạng mục, công trình đó thuộc danh mục cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định”. 3.2. Hoàn thiện các quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu Dƣới góc độ luật thực định, Nghị định 23/2018/NĐ-CP thì cách xác định mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc căn cứ vào số tiền bảo hiểm tối thiểu của tài sản; điều đó có nghĩa là căn cứ vào giá trị tính thành tiền theo giá thị trƣờng của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trƣờng hợp không xác định đƣợc giá thị trƣờng của tài sản thì đối với các tài sản là hàng hóa, vật tƣ thì cơ sở xác định là căn cứ vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan. Theo tác giả, quy định này là chƣa hợp lý và phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm; bởi vì Việt Nam là quốc gia chƣa thịnh hành truyền thống giao dịch hóa đơn, điển hình là ở cáccơ sở kinh doanh nhỏ, các khu chợ. Do đó, trƣờng hợp không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ để chứng minh giá trị tài sản thì “các tài liệu có liên quan” theo quy định pháp luật là các tài liệu gì? Có thể sử dụng giá niêm yết từ đơn vị sản xuất hay các văn bản nội bộ của cơ sở có ghi nhận giá của tài sản để xác định giá trị tài sản đƣợc không? Thẩm quyền xác định các loại tài liệu đƣợc coi là có liên quan thuộc về bên mua bảo hiểm, DNBH hay một bên thứ ba khác? Chính điều này dẫn đến thực trạng có nhiều tài sản tọa lạc tại ở công trình xây dựng tuy nhiên do không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ từ đó không thể xác định đƣợc giá trị của tài sản và hệ quả là bên mua bảo hiểm không tiến hành mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở này bởi đối tƣợng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bên mua bảo hiểm và không thể tách riêng từng loại tài sản của cơ sở đó để mua riêng đƣợc. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro và thuận tiện hơn cho bên mua bảo hiểm, tác giả thiết nghĩ cần phải có quy định hƣớng dẫn chi tiết hơn về trƣờng hợp này. 3.3. Hoàn thiện các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Dƣới góc độ luật thực định, khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trƣờng hợp sau: i) Cơ sở chƣa đƣợc nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật. 108
  14. ii) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. ii) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tiễn cho thấy, trên địa bàn TP Hà Nội có tổng số 1.500 chung cƣ cũ có quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu đƣợc xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990, ngoài ra còn một số chung cƣ cũ đƣợc xây dựng từ trƣớc năm 1954. Trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 470 chung cƣ cũ, có tuổi đời trên 40 năm toạ lạc tại 15 quận, huyện, chiếm khoảng 1/3 số lƣợng chung cƣ tại thành phố21; đều thuộc danh mục cơ sở bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; tuy nhiên đều rơi vào tình trạng bị hƣ hỏng nặng; hoặc nguy hiểm không đảm bảo điều kiện về phòng cháy, chữa cháy do đó không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP. Do vậy, cần bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm kiểm tra, nâng cấp hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà của Ban quản trị chung cƣ, ban quản lý tòa nhà trƣờng hợp nhà chung cƣ không đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy thì Ban quản trị, Ban quản lý tòa nhà sẽ bị xử lý vi pham tùy tính chất, và mức độ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Bách (2020), “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2. Bùi Thị Hằng Nga, Bạch Thị Nhã Nam (2018), Pháp luật kinh doanh bảo hiểm - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 3. Bạch Thị Nhã Nam (2019), “Rủi ro trong việc đóng phí của bên mua bảo hiểm và điều khoản miễn đóng phí trong hợp đồng bảo hiểm “, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số chuyên đề tháng 5, 4. Tòa án nhân dân TP. Hà Nội (2019), Bản án 154/2019/DSPT ngày 20/06/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 21 Nguyễn Quốc Thiều, Trịnh Tuấn Anh (2017), “Một vài đánh giá về khung chính sách hỗ trợ tái định cƣ khi cải tạo, xây dựng lại chung cƣ cũ”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tập 20, số 05 109
  15. 5. Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai (2017), “Bản án số 22/2017/KDTM-PT ngày 18/08/2017 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ “ 6. Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa (2017), Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2017/KDTM-ST ngày 23/02/2017 7. Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2016), Bản án số 1081/2016/KDTM-PT ngày 16 tháng 9 năm 2016 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 8. Tòa án nhân dân TP. Hà Nội (2019), Bản án số 70/2019/KDTM-PT ngày 10/07/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 9. Võ Thị Thu Thảo (2017), “Thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ từ tòa án”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 10. Nguyễn Quốc Thiều, Trịnh Tuấn Anh, (2017), “Một vài đánh giá về khung chính sách hỗ trợ tái định cư khi cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tập 20, số 05. 110
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2