TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 43, 2007<br />
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ <br />
Ở NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ <br />
Trần Văn Hoà<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ <br />
(DNVN) đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với nhiều <br />
thách thức hết sức to lớn. Các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế, cũng đang nằm <br />
trong tình trạng chung đó. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi phân tích kết quả <br />
điều tra 105 doanh nghiệp, nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển các DNVN ở <br />
nông thôn Thừa Thiên Huế trong giai đoạn thực hiện Luật Doanh nghiệp. <br />
1. Phát triển về số lượng <br />
Đối với khu vực nông thôn, trong thời kỳ 1991 2006, số lượng các doanh <br />
nghiệp đăng ký kinh doanh chỉ bằng 23,7% trong tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh. <br />
Hai loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập nhiều nhất là doanh nghiệp tư <br />
nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong thời kỳ 1995 2004, các DNVN ở nông <br />
thôn đã tăng xấp xỉ 4 lần, từ 68 doanh nghiệp năm 1995 lên 264 doanh nghiệp năm <br />
2004, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,3%. Mặc dù số lượng tuyệt đối <br />
tăng, nhưng tỷ trọng các DNVN ở nông thôn so với tổng số DNVN toàn tỉnh lại giảm <br />
từ 33,62% năm 2001, xuống còn 27,19% năm 2002 và 27,41% năm 2004. Đây cũng là <br />
thực trạng chung đối với các DNVN ở nông thôn trong cả nước. <br />
2. Phân bố theo thành phần kinh tế và theo ngành<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DNVN ở nông thôn thuộc thành phần kinh <br />
tế nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm. Ngược lại, các doanh nghiệp ngoài nhà <br />
nước có xu hướng gia tăng, chiếm 98% trên tổng số DNVN ở nông thôn, trong đó <br />
doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là các hợp tác xã (HTX), <br />
công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong những <br />
năm gần đây tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng giảm, nhường chỗ <br />
cho các công ty TNHH và công ty cổ phần. Đặc biệt là các công ty TNHH có tỷ trọng <br />
tăng từ 8,9% năm 2001 lên 14,7% năm 2004 và công ty cổ phần tăng tương ứng từ <br />
2,6% lên 4,9%. <br />
Nếu xét theo nhóm ngành kinh tế, thì tỷ trọng các DNVN trong ngành công <br />
nghiệp trên tổng số doanh nghiệp nông thôn tăng từ 49,76% năm 2001 lên 52,08% <br />
năm 2004, trong khi tỷ trọng các doanh nghiệp trong ngành thương mại và ngành dịch <br />
vụ giảm.<br />
Nhóm ngành khai thác khoáng sản: Bao gồm các ngành khai thác đá, cát, <br />
<br />
47<br />
sạn, đất sét, đá vôi, thạch cao, nghiền đập chẻ đá, titan, than bùn và nước khoáng. Số <br />
lượng các DNVN ở nông thôn thuộc nhóm ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,89%), <br />
phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, phân tán manh mún, hình thành tự <br />
phát, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, thiếu sự quy hoạch quản lý thống nhất.<br />
Nhóm ngành công nghiệp chế biến: Bao gồm các ngành chế biến nông <br />
sản, thực phẩm; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, sản xuất giường tủ <br />
bàn ghế; dệt may; cơ khí; sản xuất sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng. Số lượng doanh <br />
nghiệp thuộc nhóm ngành này, tăng từ 21 doanh nghiệp năm 2001 lên 33 doanh <br />
nghiệp năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng các doanh nghiệp nhóm ngành này trên tổng số <br />
DNVN ở nông thôn lại giảm từ 13,46% năm 2001, xuống 12,50% năm 2004. <br />
Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước: Bao gồm ngành <br />
truyền tải và phân phối điện, nước và khí đốt. Đây là lĩnh vực mới xuất hiện nhằm <br />
phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn. Tỷ trọng các doanh nghiệp thuộc nhóm <br />
ngành này tăng từ 1,28% năm 2001 lên 9,47% năm 2004. Loại hình doanh nghiệp chủ <br />
yếu là các hợp tác xã dịch vụ điện nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở những khu <br />
vực nông thôn, nơi mà các doanh nghiệp Nhà nước khó có thể quản lý có hiệu quả.<br />
Nhóm ngành xây dựng: Bao gồm chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình <br />
và hạng mục công trình, lắp đặt thiết bị, hoàn thiện các công trình xây dựng. Trong <br />
những năm gần đây, nhóm ngành này đã chiếm tỷ trọng cao (32,29%) trong tổng số <br />
DNVN ở nông thôn và có chiều hướng tăng. Đại đa số các DNVN trong nhóm ngành <br />
này đều hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân và một số công ty TNHH. <br />
Nhóm ngành thương mại: Bao gồm buôn bán và bảo dưỡng xe có động <br />
cơ, nông lâm sản nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và <br />
cá nhân, máy móc thiết bị và phụ tùng, vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu, vàng bạc, <br />
đá quý... Nhóm ngành này có tỷ trọng doanh nghiệp lớn nhất trong tổng số các <br />
DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế (34,85%), doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này <br />
đại đa số là doanh nghiệp tư nhân, hình thành tự phát với quy mô nhỏ, phân tán rải <br />
rác và tập trung ở những trung tâm, thị trấn, thị tứ và khu dân cư tập trung.<br />
Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm các lĩnh vực kinh doanh chính như khách <br />
sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng và các hoạt động <br />
dịch vụ xã hội và cộng đồng khác. Nhóm ngành này có số lượng doanh nghiệp chiếm <br />
tỷ trọng cao trong tổng số DNVN ở nông thôn, trong đó có tới 24 doanh nghiệp trên <br />
tổng số 35 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hoá đường bộ và <br />
đường sông, dịch vụ kho vận. <br />
3. Quy mô và cơ cấu vốn<br />
Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn của các DNVN ở nông thôn qua kết quả <br />
điều tra, được trình bày ở Bảng 1. Vốn bình quân một DNVN ở nông thôn là 1,028 tỷ <br />
đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 70%, tương đương 721 triệu đồng và vốn vay <br />
chiếm 30%, tương đương 307 triệu đồng. So sánh với mức vốn bình quân của doanh <br />
nghiệp ở nông thôn trong cả nước là 1,2 tỷ đồng và vốn bình quân của các doanh <br />
<br />
48<br />
nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là 3,04 tỷ đồng, có thể nhận thấy quy mô <br />
của các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế được khảo sát là tương đối nhỏ. Điều <br />
này được thể hiện ở các doanh nghiệp có vốn dưới 500 triệu đồng chiếm tỷ trọng <br />
cao nhất (41,9%), tiếp theo là doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng (33,33%), <br />
và thấp nhất là doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng (2,86%).<br />
Bảng 1: Vốn và quy mô vốn trong các DNVN ở nông thôn theo nhóm ngành kinh tế<br />
Nhóm ngành<br />
Chỉ tiêu ĐVT CN khai CN chế SX PP Xây Thươn Dịch<br />
khoáng biến điện dựng g mại vụ<br />
Nguồn vốn tr.đ 126 809 464 1.249 1.007 1.328 1.028<br />
Vốn chủ sở hữu tr.đ 97 492 343 1.060 464 1.086 721<br />
Vốn vay tr.đ 29 317 121 189 543 242 307<br />
Phân theo quy mô vốn<br />
Dưới 0,5 tỷ đồng % 100,0 62,5 50,0 21,2 44,4 28,6 41,9<br />
0,5 dưới 1 tỷ đồng % 20,8 50,0 30,3 22,2 7,4 21,9<br />
1 5 dưới tỷ đồng % 12,5 45,5 29,6 64,3 33,3<br />
5 dưới 10 tỷ đồng % 4,2 3,0 3,7 2,8<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp<br />
Quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp trong các ngành khác nhau <br />
cũng có sự khác biệt khá lớn. Thực trạng này cho thấy, có sự bất hợp lý về đầu tư <br />
vốn theo các ngành trong các DNVN ở nông thôn. <br />
4. Quy mô và cơ cấu lao động<br />
Kết quả điều tra cho thấy, quy mô lao động trên một doanh nghiệp là 20,7 <br />
người, thấp hơn mức bình quân chung so với doanh nghiệp nông thôn của cả nước <br />
(22 người), trên 90% DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế có quy mô lao động dưới <br />
50 người, chỉ có 9,5% doanh nghiệp có quy mô lao động từ 50 người đến 199 người. <br />
Quy mô lao động trong các ngành khác nhau cũng có sự khác biệt khá rõ. Các doanh <br />
nghiệp trong ngành dịch vụ có số lao động bình quân cao nhất 32,8 người, thứ hai là <br />
ngành xây dựng 25 người, thứ ba là ngành công nghiệp chế biến 23,7 người, sản <br />
xuất và phân phối điện có 10 người, và thấp nhất là ngành thương mại và khai <br />
khoáng có 9,4 người trên một doanh nghiệp. Trong đó, lao động nữ chiếm tỷ lệ rất <br />
thấp, bình quân chỉ có 3,4 người, đặc biệt ngành sản xuất và phân phối điện hầu như <br />
là nam giới, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, do yêu cầu công việc nặng <br />
nhọc và nguy hiểm nên tỷ lệ lao động nữ cũng rất thấp.<br />
Nhìn chung, trình độ lao động trong các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế <br />
rất thấp, công nhân có trình độ cử nhân, cao đẳng, trung cấp rất ít, chỉ chiếm khoảng <br />
10% trong tổng số công nhân, đại đa số là lao động phổ thông (52%), đặc biệt công <br />
nhân có tay nghề cao chiếm tỷ trọng rất thấp (6,93%). Tuy nhiên, trình độ lao động <br />
trong các doanh nghiệp phân bố không đều, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp về quy <br />
trình sản xuất của các ngành, quy mô doanh nghiệp, trình độ quản lý và nhu cầu thị <br />
trường đối với các loại sản phẩm.<br />
49<br />
5. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh<br />
Kết quả điều tra cho thấy, tỷ trọng DNVN ở nông thôn có lãi chiếm 86,7%, <br />
thua lỗ 7,6% trên tổng số doanh nghiệp được điều tra, trong khi đó tỷ trọng doanh <br />
nghiệp có lãi chung toàn tỉnh là 70,12%, doanh nghiệp thua lỗ 23,26%. <br />
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DNVN ở nông thôn <br />
Thừa Thiên Huế theo nhóm ngành kinh tế<br />
<br />
Nhóm ngành kinh tế<br />
Chỉ tiêu ĐVT CN khai CN chế SXPP Xây Thương Dịch<br />
khoáng biến điện dựng mại vụ<br />
Doanh thu tr. đ 293 968 575 1.243 4.296 1.527 1.945<br />
Lợi nhuận tr. đ 7 31 20 23 21 50 27<br />
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 4,59 3,32 3,08 1,90 1,04 4,42 2,49<br />
Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 6,77 2,75 5,71 2,00 4,66 5,28 3,59<br />
Doanh thu/lao động tr. đ 45 57 57 53 403 71 146<br />
Thu nhập/lao động/tháng ng. đ 469 402 304 917 664 455 640<br />
<br />
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp<br />
<br />
Doanh thu bình quân đối với DNVN ở nông thôn là 1,945 tỷ đồng trên một <br />
doanh nghiệp (Bảng 2). Cụ thể, ngành thương mại có doanh thu bình quân trên một <br />
doanh nghiệp cao nhất, tiếp theo là ngành dịch vụ, thứ ba là ngành xây dựng, thứ tư là <br />
ngành công nghiệp chế biến, thứ năm là ngành sản xuất và phân phối điện, nước và <br />
thấp nhất là ngành công nghiệp khai khoáng. Theo loại hình doanh nghiệp, công ty cổ <br />
phần và công ty TNHH có quy mô doanh thu bình quân cao hơn mức bình quân chung, <br />
trong khi các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã có mức doanh thu bình quân thấp <br />
hơn mức bình quân chung. Lợi nhuận bình quân trên một DNVN ở nông thôn là 27 <br />
triệu đồng. Tuy nhiên, hai ngành có mức lợi nhuận bình quân cao hơn mức bình quân <br />
chung là ngành dịch vụ và ngành công nghiệp chế biến. Các ngành xây dựng, thương <br />
mại và sản xuất và phân phối điện, nước có mức lợi nhuận trong khoảng từ 20 triệu <br />
đến 23 triệu đồng, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản có mức lợi nhuận thấp <br />
nhất. <br />
Tóm lại, trong thời gian triển khai Luật Doanh nghiệp, ở nông thôn Thừa <br />
Thiên Huế đã có sự phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cả về số <br />
lượng, đa dạng hoá ngành nghề và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy <br />
nhiên, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé về vốn, lao động và trình độ công nghệ và <br />
quản lý thấp đã hạn chế sự phát triển của các DNVN ở nông thôn so với thành thị. <br />
<br />
50<br />
THE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN RURAL <br />
AREA OF THUA THIEN HUE PROVINCE<br />
Tran Van Hoa<br />
College of Economics, Hue University<br />
SUMMARY<br />
The aim of this paper is to evaluate the real status of SMEs in the rural areas of Thua <br />
Thien Hue province based on the survey of 105 enterprises. The main concerns of the paper are <br />
the changes in number, the distribution of ownership form and the economic sectors, the scale <br />
of the enterprises in terms of capital, labor as well as the economic performance. After <br />
implementing the Law of Enterprises, the SMEs in the rural areas of Thua Thien Hue were fast <br />
increased in number and diversified economic sectors as well as competitiveness in the market. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
51<br />