VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 6-9<br />
<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON<br />
NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Phan Vũ Ngọc Anh - Trường Mầm non Việt Mỹ, quận 11, TP. Hồ Chí Minh<br />
Ngày nhận bài: 24/05/2018; ngày sửa chữa: 25/05/2018; ngày duyệt đăng: 30/05/2018.<br />
Abstract: A survey on 12 managers and 90 teachers of nine private preschools in District 11, Ho<br />
Chi Minh City has been carried out to study the situation of developing the teaching staff at private<br />
preschools. The results of the survey will be the basis to propose measures to improve quality of<br />
teaching staff in district 11, Ho Chi Minh City with aim to meet requirements of the education in<br />
current period.<br />
Keywords: Situation, development, private preschool, teacher.<br />
Sử dụng các bảng với phỏng vấn thông qua trao đổi<br />
trực tiếp với đối tượng khảo sát, phân tích và xử lí số liệu<br />
bằng thống kê toán học.<br />
Đối với phương pháp sử dụng bảng hỏi, chúng tôi sử<br />
dụng thang đánh giá 4 bậc với quy ước như sau: 4 điểm:<br />
tốt; 3 điểm: khá; 2 điểm: trung bình; 1 điểm: chưa đạt.<br />
Điểm trung bình (ĐTB) được chia ra các mức độ: 1,01,80 điểm: chưa đạt; 1,81-2,60 điểm: trung bình; 2,613,40 điểm: khá; 3,42-4,0 điểm: tốt.<br />
2.3. Kết quả khảo sát<br />
2.3.1. Thực trạng công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo<br />
viên trường mầm non ngoài công lập (bảng 1 trang bên)<br />
Như ở kết quả khảo sát, cả giáo viên mầm non<br />
(GVMN) và cán bộ quản lí (CBQL) đều có những đánh<br />
giá khá tương đồng trong công tác bố trí, sử dụng và luân<br />
chuyển ĐNGV MN của trường NCL, mức độ Khá.<br />
Điều này thể hiện sự đồng bộ trong cách thức quản lí chất<br />
lượng giảng dạy và phân công công tác của CBQL<br />
trường MN NCL quận 11. Tuy vậy, vẫn còn một số<br />
trường MN NCL gặp khó khăn khi thực hiện biên chế<br />
giáo viên (GV) phù hợp với năng lực chuyên môn; bố trí<br />
GV cân đối, đồng đều giữa các khối lớp, thực hiện quy<br />
hoạch đội ngũ kế cận. Vì thế, để phát triển đội ngũ<br />
nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới, cần có biện pháp lâu<br />
dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí GV dạy đúng và<br />
đủ các môn học, bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện;<br />
khắc phục tình trạng thiếu GV, hoặc bố trí, sử dụng<br />
không đúng cơ cấu GV và không phù hợp với chuyên<br />
ngành đào tạo.<br />
2.3.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ<br />
giáo viên trường mầm non ngoài công lập (bảng 2)<br />
- Về việc xây dựng công tác đào tạo, bồi dưỡng:<br />
Việc xây dựng kế hoạch được đánh giá ở mức độ Khá<br />
với ĐTB chung của cả hai nhóm đối tượng lần lượt là<br />
3,08 và 3,14. Đây là bước đi cơ bản để CBQL tìm hiểu<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Phát triển giáo dục mầm non (MN) một cách vững<br />
chắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con người,<br />
phục vụ cho phát triển giáo dục phổ thông. Đội ngũ giáo<br />
viên (ĐNGV) MN có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ<br />
thống giáo dục quốc dân; ĐNGV MN có nhiệm vụ thực<br />
hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3-72<br />
tháng tuổi, tạo tiền đề vững chắc cho sự hình thành và<br />
phát triển nhân cách con người. Vì vậy, việc xây dựng và<br />
phát triển ĐNGV cho bậc học MN là nhiệm vụ cấp bách<br />
trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục<br />
và đào tạo nước ta.<br />
Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáo<br />
dục quốc dân, giáo dục MN TP. Hồ Chí Minh nói chung<br />
và giáo dục MN quận 11 nói riêng đã có những nỗ lực<br />
không ngừng để phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu ngày<br />
càng cao của xã hội. Tuy nhiên, ĐNGV MN tại địa bàn<br />
còn chưa tương xứng, thiếu về số lượng, không đồng<br />
đều về chất lượng, cơ cấu đội ngũ, đặc biệt là ĐNGV<br />
trường MN ngoài công lập (NCL). Vì vậy, để có cơ sở<br />
cho đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV MN nói<br />
chung và ĐNGV trường MN NCL quận 11, TP. Hồ Chí<br />
Minh nói riêng, cần tìm hiểu đánh giá lại thực trạng vấn<br />
đề này.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát<br />
Khảo sát ở 9/20 trường MN NCL tại quận 11, TP. Hồ<br />
Chí Minh (Việt Mĩ, Học viện Hoa Kì, Việt Đức, Bình<br />
Thới, Táo Đỏ, Mĩ Úc, Bambi Hồng, Lữ Gia, Hoa Hướng<br />
dương). Thời gian khảo sát: từ tháng 12/2017-02/2018.<br />
Bài viết tập trung khảo sát nội dung cụ thể sau: Thực<br />
trạng phát triển ĐNGV các trường MN NCL tại quận 11,<br />
TP. Hồ Chí Minh.<br />
2.2. Phương pháp và công cụ khảo sát<br />
<br />
6<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 6-9<br />
<br />
Bảng 1. Thực trạng công tác bố trí, sử dụng ĐNGV trường MN NCL<br />
Mức độ đánh giá<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Nội dung<br />
Thực hiện chế độ thử việc với GV mới<br />
Phân công đúng định mức lao động, có chế độ<br />
chính sách đối với các trường hợp làm thêm giờ<br />
(chú ý sức khỏe, năng lực chuyên môn, đạo đức<br />
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm…)<br />
Biên chế GV phù hợp với năng lực chuyên môn<br />
Bố trí GV cân đối, đồng đều giữa các khối lớp<br />
Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ GV<br />
Quản lí giờ dạy trên lớp và các hoạt động giáo<br />
dục trẻ<br />
CHUNG<br />
<br />
ĐTB<br />
3,33<br />
<br />
CBQL<br />
ĐLC<br />
0,49<br />
<br />
XH<br />
2<br />
<br />
ĐTB<br />
3,23<br />
<br />
GV<br />
ĐLC<br />
0,45<br />
<br />
XH<br />
3<br />
<br />
3,17<br />
<br />
0,72<br />
<br />
3<br />
<br />
3,24<br />
<br />
0,59<br />
<br />
2<br />
<br />
3,08<br />
2,92<br />
2,83<br />
<br />
0,67<br />
0,67<br />
0,72<br />
<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
3,22<br />
3,11<br />
3,17<br />
<br />
0,63<br />
0,64<br />
0,66<br />
<br />
4<br />
6<br />
5<br />
<br />
3,42<br />
<br />
0,79<br />
<br />
1<br />
<br />
3,50<br />
<br />
0,52<br />
<br />
1<br />
<br />
3,13<br />
<br />
0,68<br />
<br />
3,25<br />
<br />
0,58<br />
<br />
(Chú thích: ĐTB: điểm trung bình; ĐLC: độ lệch chuẩn; XH: xếp hạng)<br />
Bảng 2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trường MN NCL<br />
Mức độ thực hiện<br />
TT<br />
1<br />
1.1<br />
1.2<br />
1.3<br />
1.4<br />
1.5<br />
2<br />
2.1<br />
2.2<br />
2.3<br />
2.4<br />
2.5<br />
2.6<br />
2.7<br />
2.8<br />
<br />
Nội dung bồi dưỡng<br />
<br />
CBQL<br />
ĐTB<br />
ĐLC<br />
Xây dựng công tác đào tạo, bồi dưỡng<br />
Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng<br />
3,17<br />
0,58<br />
Chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo theo kế hoạch<br />
3,25<br />
0,62<br />
Tạo điều kiện cho GV tự học, tự rèn luyện, tự bồi<br />
dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,<br />
3,00<br />
0,60<br />
nghiệp vụ<br />
Có chính sách khuyến khích GV tham gia đào tạo,<br />
2,92<br />
0,67<br />
bồi dưỡng, tự học nâng chuẩn nghề nghiệp<br />
Thực hiện đánh giá kết quả đào tạo<br />
3,08<br />
0,67<br />
CHUNG<br />
3,08<br />
0,63<br />
Nội dung bồi dưỡng<br />
Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp<br />
3,67<br />
0,49<br />
Bồi dưỡng năng lực sư phạm<br />
3,00<br />
0,00<br />
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn<br />
3,50<br />
0,52<br />
Bồi dưỡng phương pháp dạy học tiên tiến<br />
3,17<br />
0,39<br />
Bồi dưỡng ứng xử sư phạm<br />
3,25<br />
0,45<br />
Bồi dưỡng tác phong sư phạm<br />
3,33<br />
0,49<br />
Bồi dưỡng tin học và sử dụng công nghệ thông tin<br />
3,08<br />
0,67<br />
Bồi dưỡng các kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ<br />
3,42<br />
0,51<br />
CHUNG<br />
3,30<br />
0,44<br />
<br />
và xác định nhu cầu đào tạo, nội dung bồi dưỡng của<br />
ĐNGV MN; công tác bồi dưỡng được quán triệt và triển<br />
khai thực hiện từ 2 phía: GVMN tham gia các lớp bồi<br />
dưỡng do trường, Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT tổ chức và<br />
GV tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn,<br />
năng lực nghề nghiệp, phẩm chất chính trị... việc thực<br />
<br />
XH<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
GV<br />
ĐLC<br />
<br />
XH<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
3,21<br />
3,13<br />
<br />
0,57<br />
0,56<br />
<br />
1<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
3,09<br />
<br />
0,55<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
3,11<br />
<br />
0,57<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
3,14<br />
3,14<br />
<br />
0,63<br />
0,58<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
8<br />
2<br />
6<br />
5<br />
4<br />
7<br />
3<br />
<br />
3,37<br />
3,52<br />
3,42<br />
3,34<br />
3,30<br />
3,27<br />
2,99<br />
3,39<br />
3,33<br />
<br />
0,59<br />
0,52<br />
0,54<br />
0,62<br />
0,61<br />
0,60<br />
0,57<br />
0,53<br />
0,57<br />
<br />
4<br />
1<br />
2<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
3<br />
<br />
hiện đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cũng được các<br />
trường thực hiện ở mức khá. Sau mỗi đợt bồi dưỡng đã<br />
đánh giá rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho kế hoạch bồi<br />
dưỡng giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, thực<br />
tế vẫn còn một bộ phận GV năng lực, nghiệp vụ chuyên<br />
môn còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu chăm sóc<br />
<br />
7<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 6-9<br />
<br />
giáo dục trẻ, số GV này cũng phần nào ảnh hưởng đến<br />
chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường<br />
MN NCL hiện nay.<br />
- Về nội dung bồi dưỡng:<br />
Công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMN trong những năm<br />
qua được thực hiện tương đối tốt. Trình độ và năng lực của<br />
ĐNGV được nâng lên đáng kể, đảm bảo kiến thức để thực<br />
hiện tốt các biện pháp đổi mới giáo dục trong giai đoạn<br />
hiện nay. Qua thống kê, đến tháng 12/2017, ĐNGV MN<br />
NCL quận 11 có 100% GV đạt trình độ chuẩn và 55%<br />
CBQL, GV đạt trên chuẩn.<br />
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi có những nhận định về<br />
việc thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng của ĐNGV MN<br />
quận 11 như sau: Đa số GVMN đều có năng lực sư phạm<br />
khá tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục MN<br />
trong giai đoạn hiện nay. Với kĩ năng phân tích chương trình<br />
và lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, GV đã xác định<br />
được mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình để xây<br />
dựng kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo hướng lấy trẻ<br />
làm trung tâm. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng kiến thức<br />
chuyên môn cho GV là việc làm hết sức cần thiết, thường<br />
xuyên cập nhật những thay đổi, định hướng, yêu cầu cơ bản<br />
của công cuộc đổi mới giáo dục để GV nắm bắt và áp dụng<br />
vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục cho phù hợp.<br />
2.3.3. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ<br />
giáo viên trường mầm non ngoài công lập (bảng 3)<br />
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, việc đánh<br />
giá ĐNGV trường MN NCL đã đạt được những kết quả<br />
nhất định. Theo các CBQL cho rằng, họ đang thực hiện<br />
Tốt với ĐTB chung ở 2 nhóm đối tượng lần lượt là 3,5<br />
<br />
và 3,43. Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên định kì và đột<br />
xuất, nhằm hạn chế các trường hợp dạy đối phó, qua loa.<br />
Đồng thời, với quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá<br />
ĐNGV, quy trình đánh giá phải đảm bảo tính khách quan<br />
và công bằng. Cần thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời<br />
các cá nhân điển hình, đạt thành tích xuất sắc, tạo niềm<br />
tin, động lực để khuyến khích GV nỗ lực phấn đấu nâng<br />
cao năng lực nghề nghiệp; kịp thời phát hiện những sai<br />
lệch để đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp.<br />
Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung thực hiện chưa tốt<br />
như “GVMN tự đánh giá về năng lực chuyên môn, kĩ năng<br />
sư phạm” và “Kịp thời đưa ra quyết định điều chỉnh những<br />
sai lệch sau khi đã phát hiện”. Qua tìm hiểu, chúng tôi<br />
được biết, ở một số trường MN NCL, công tác đánh giá<br />
ĐNGV MN NCL còn một vài hạn chế, đó là đánh giá chưa<br />
được thường xuyên và thường mang tính thủ tục, hình thức<br />
và nặng cảm tính nên không hiệu quả trong việc đánh giá<br />
thực chất về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn của<br />
ĐNGV MN. Điều này ảnh hưởng đến việc khen thưởng,<br />
điều chỉnh sai lệch chưa thực sự kịp thời và thiếu chính<br />
xác. Vì vậy, cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ tích cực cho<br />
công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV MN NCL đạt hiệu quả<br />
cao nhất.<br />
2.3.4. Thực trạng công tác xây dựng môi trường làm việc,<br />
chính sách đãi ngộ giáo viên trường mầm non ngoài<br />
công lập (bảng 4)<br />
CBQL và GVMN đều đánh giá tốt các nội dung “Tạo<br />
sự đồng thuận trong ĐNGV, xây dựng môi trường sư<br />
phạm thân thiện, tích cực”, “Tạo điều kiện cho GV được<br />
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn”, “Xây dựng chế độ,<br />
chính sách động viên, khuyến khích GV hoàn thành tốt<br />
<br />
Bảng 3. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV trường MN NCL<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nội dung<br />
GVMN tự đánh giá về năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm<br />
Thực hiện kiểm tra, đánh giá GV định kì, đột xuất<br />
Quy trình đánh giá GV phải đảm bảo tính khách quan và<br />
công bằng<br />
Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm, việc thực hiện quy chế,<br />
quy định chuyên môn, kĩ năng quản lí lớp học, kĩ năng tổ chức<br />
các hoạt động giáo dục<br />
Kết quả đánh giá, xếp loại GV được thực hiện công khai,<br />
rõ ràng<br />
Có chế độ khen thưởng kịp thời các cá nhân điển hình, đạt<br />
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua: dạy tốt - học tốt<br />
Kịp thời đưa ra quyết định điều chỉnh những sai lệch sau khi<br />
đã phát hiện<br />
CHUNG<br />
<br />
8<br />
<br />
Mức độ đánh giá<br />
CBQL<br />
GV<br />
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC<br />
3,25 0,62<br />
7<br />
3,52 0,57<br />
3,75 0,45<br />
1<br />
3,43 0,56<br />
<br />
XH<br />
2<br />
4<br />
<br />
3,42<br />
<br />
0,51<br />
<br />
5<br />
<br />
3,36<br />
<br />
0,53<br />
<br />
5<br />
<br />
3,67<br />
<br />
0,49<br />
<br />
2<br />
<br />
3,63<br />
<br />
0,48<br />
<br />
1<br />
<br />
3,50<br />
<br />
0,67<br />
<br />
4<br />
<br />
3,48<br />
<br />
0,60<br />
<br />
3<br />
<br />
3,58<br />
<br />
0,51<br />
<br />
3<br />
<br />
3,31<br />
<br />
0,57<br />
<br />
6<br />
<br />
3,33<br />
<br />
0,65<br />
<br />
6<br />
<br />
3,29<br />
<br />
0,59<br />
<br />
7<br />
<br />
3,50<br />
<br />
0,56<br />
<br />
3,43<br />
<br />
0,56<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 6-9<br />
<br />
Bảng 4. Thực trạng công tác xây dựng môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ giáo viên trường MN NCL<br />
Mức độ đánh giá<br />
TT<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
CBQL<br />
<br />
GV<br />
<br />
ĐTB<br />
3,50<br />
<br />
ĐLC<br />
0,52<br />
<br />
XH<br />
2<br />
<br />
ĐTB<br />
3,24<br />
<br />
ĐLC<br />
0,61<br />
<br />
XH<br />
3<br />
<br />
Xây dựng chế độ, chính sách động viên, khuyến khích GV hoàn thành<br />
tốt nhiệm vụ; đồng thời có chính sách đối với GV có trình độ cao<br />
<br />
3,42<br />
<br />
0,51<br />
<br />
4<br />
<br />
3,13<br />
<br />
0,67<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
Trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại, trang thiết bị cho<br />
các hoạt động giáo dục<br />
<br />
3,17<br />
<br />
0,58<br />
<br />
6<br />
<br />
3,01<br />
<br />
0,64<br />
<br />
7<br />
<br />
4<br />
<br />
Thực hiện chế độ lương, thưởng theo quy định của Nhà nước và<br />
theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường<br />
<br />
3,17<br />
<br />
0,39<br />
<br />
7<br />
<br />
3,04<br />
<br />
0,54<br />
<br />
6<br />
<br />
3,33<br />
<br />
0,65<br />
<br />
5<br />
<br />
3,19<br />
<br />
0,63<br />
<br />
4<br />
<br />
3,50<br />
<br />
0,52<br />
<br />
3<br />
<br />
3,38<br />
<br />
0,61<br />
<br />
2<br />
<br />
3,58<br />
<br />
0,51<br />
<br />
1<br />
<br />
3,56<br />
<br />
0,50<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạo điều kiện cho GV được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Công tác thi đua khen thưởng gắn với các chế độ xét tăng lương, đề<br />
bạt, bổ nhiệm, xét đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ<br />
Tổ chức tham quan, học tập, sinh hoạt<br />
Tạo sự đồng thuận trong ĐNGV, xây dựng môi trường sư phạm<br />
thân thiện, tích cực<br />
<br />
nhiệm vụ; đồng thời có chính sách đối với GV có trình<br />
độ cao”, “Tổ chức tham quan, học tập, sinh hoạt”. Điều<br />
này cho thấy, các trường MN NCL đã thực hiện có hiệu<br />
quả mọi hoạt động của nhà trường và tạo sự yên tâm<br />
trong công tác của đội ngũ GVMN NCL. Các nội dung<br />
còn lại đều được thực hiện ở mức khá.<br />
Hiện nay, trường MN NCL đang mở rộng quy mô và<br />
phát triển ồ ạt. Chính vì vậy, các cấp lãnh đạo đã hết sức<br />
quan tâm và tạo điều kiện cho GV được bồi dưỡng<br />
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc,<br />
giáo dục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành giáo<br />
dục MN; thường xuyên tổ chức cho GVMN NCL tham<br />
quan, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm với các<br />
trường MN công lập trong và ngoài quận. Tuy nhiên,<br />
GVMN phải làm việc với cường độ cao từ 6h30-17h00<br />
mỗi ngày, công việc của một GVMN vừa dạy, vừa nuôi<br />
nên về mặt thời gian không đủ để nghiên cứu, học tập<br />
nâng cao nghiệp vụ. Vấn đề đặt ra ở đây cho các nhà quản<br />
lí là làm thế nào để đảm bảo thời gian làm việc cho<br />
GVMN vừa làm tốt công tác dạy trẻ, vừa học tập nâng<br />
cao nghiệp vụ.<br />
3. Kết luận<br />
Công tác phát triển ĐNGV trường MN NCL quận 12,<br />
TP. Hồ Chí Minh còn một số hạn chế. Cụ thể: việc xây<br />
dựng quy hoạch đội ngũ hàng năm chưa sát thực tế, chất<br />
lượng ĐNGV không đồng đều; năng lực sư phạm còn<br />
hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa<br />
thực sự mang lại hiệu quả. Đặc biệt, các kiến thức về<br />
chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non, về an toàn, phòng tránh<br />
và kĩ năng xử lí ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; về<br />
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; kiến thức về dinh<br />
dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho<br />
<br />
trẻ còn nhiều hạn chế, bất cập, còn mang tính lí thuyết và<br />
chưa có kĩ năng xử lí. Tất cả những vấn đề trên là nguyên<br />
nhân dẫn đến sự ì ạch, chậm phát triển của đội ngũ, năng<br />
lực chuyên môn của ĐNGV MN NCL không được tăng<br />
cường, gây hạn chế cho việc thực hiện đổi mới trong giáo<br />
dục. Trên cơ sở thực trạng này, cần sớm có những biện<br />
pháp hiệu quả trong thời gian tới.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (2015). Quyết định số 04/VBHNBGDĐT ngày 24/12/2015 ban hành Điều lệ Trường<br />
mầm non.<br />
[2] Vũ Dũng - Phùng Đình Mẫn (2007). Tâm lí học<br />
quản lí. NXB Giáo dục.<br />
[3] Trần Khánh Đức (2014). Giáo dục và phát triển<br />
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục<br />
Việt Nam.<br />
[4] Phạm Minh Hạc (2002). Giáo dục Việt Nam trước<br />
ngưỡng cửa thế kỉ XXI. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.<br />
[5] Trần Bá Hoành (1994). Tổng quan về đội ngũ giáo<br />
viên. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.<br />
[6] Bùi Thị Thu Hiền (2014). Biện pháp phát triển đội<br />
ngũ giáo viên mầm non huyện Thanh Oai, thành phố<br />
Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, tr<br />
142-144.<br />
[7] Nguyễn Thị Bạch Mai (2016). Phát triển đội ngũ<br />
giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo<br />
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên.<br />
Luận án tiến sĩ Quản lí Giáo dục, Viện Khoa học<br />
Giáo dục Việt Nam.<br />
<br />
9<br />
<br />