intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành trên 239 cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học quận 12, thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù của địa phương này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 29-33<br /> <br /> THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG<br /> CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Lê Thị Thoa - Trường Tiểu học Trần Quang Cơ, phường Tân Chánh, quận 12, TP. Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài: 04/04/2018; ngày sửa chữa: 23/04/2018; ngày duyệt đăng: 04/05/2018.<br /> Abstract: The study was conducted on 239 educational administrators and teachers at primary<br /> schools, District 12, Ho Chi Minh City in order to find out the current situation of managing<br /> homeroom teacher’s works of principals. The results of the study will be the basis for proposing<br /> management measures that are appropriate to the actual situation of the locality.<br /> Keywords: Situation, management, homeroom teacher’s work, primary schools, principal.<br /> - CTCNL là những nhiệm vụ, nội dung công việc mà<br /> GVCNL phải làm, cần làm và nên làm [2; tr 19]. Như<br /> vậy, CTCNL là các công việc mà GVCNL cần phải thực<br /> hiện nhằm thay mặt HT quản lí quá trình giáo dục toàn<br /> diện một lớp học.<br /> - Từ các khái niệm “GVCNL”, “CTCNL”, có thể<br /> hiểu, “quản lí CTCNL” là sự tác động có ý thức, có tổ<br /> chức của HT đến đội ngũ GVCNL nhằm thực hiện có<br /> hiệu quả các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Sự tác động này<br /> được thể hiện bằng các chức năng quản lí gồm: lập kế<br /> hoạch; tổ chức; chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá [3; tr 59].<br /> 2.2. Đối tượng, nội dung, thời gian và phương pháp<br /> khảo sát<br /> Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 201 GVCNL và 38<br /> cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục của 6 trường tiểu học<br /> quận 12, TP. Hồ Chí Minh (Trần Quang Cơ, Lê Văn Thọ,<br /> Trương Định, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thị Minh Khai,<br /> Nguyễn Thái Bình).<br /> Nội dung khảo sát: Mức độ thực hiện các chức năng<br /> quản lí: lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá<br /> CTCNL của HT các trường tiểu học quận 12, TP. Hồ Chí<br /> Minh.<br /> Thời gian khảo sát là từ tháng 12/2017 đến 3/2018.<br /> Phương pháp được sử dụng là bảng hỏi, phóng vấn và<br /> nghiên cứu hồ sơ của GVCNL. Đối với phương pháp<br /> dùng bảng hỏi, chúng tôi sử dung thang đo 4 bậc, mỗi<br /> điểm trong thang đo ứng với các mức đánh giá: 4 điểm:<br /> Rất thường xuyên; 3 điểm: Thường xuyên; 2 điểm: Ít<br /> thường xuyên; 1 điểm: Không thực hiện. Giá trị trung<br /> bình đối với thang đo được tính theo giá trị khoảng cách<br /> giữa các mức đánh giá. Với thang đo 4 mức, có thể cho<br /> biết các mức đánh giá như sau: 1,00-1,75 điểm: Không<br /> thực hiện; 1,76-2,51 điểm: Ít thường xuyên; 2,52-3,27<br /> điểm: Thường xuyên; 3,28-4,00: Rất thường xuyên [4].<br /> Kết quả thu được như sau:<br /> 2.3. Kết quả khảo sát<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Tiểu học được xác định là cấp học “nền tảng” trong<br /> hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc điểm lao động sư phạm<br /> của cấp tiểu học là mỗi giáo viên vừa giảng dạy hầu hết<br /> các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa<br /> học, Lịch sử và Địa lí…, vừa làm công tác chủ nhiệm lớp<br /> (CTCNL); có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học, giáo<br /> dục và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo<br /> dục của lớp mình chủ nhiệm. Họ vừa là người thầy,<br /> người cha, người mẹ, vừa là người bạn tin cậy chia sẻ,<br /> động viên, giáo dục các em kịp thời, hiệu quả nhất. Giáo<br /> viên chủ nhiệm lớp (GVCNL) không chỉ là người nắm<br /> các chỉ số quản lí đơn thuần như tên tuổi, hoàn cảnh gia<br /> đình, trình độ học sinh về học tập, năng lực, phẩm chất…<br /> mà còn phải dự báo xu hướng tổ chức giáo dục, dạy học<br /> phù hợp với điều kiện, khả năng của từng học sinh (HS),<br /> là cầu nối giữ nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy, quản<br /> lí công CTCNL của hiệu trưởng (HT) ở các trường tiểu<br /> học là hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng<br /> giáo dục toàn diện cho HS hiện nay.<br /> Đã có nhiều công trình nghiên cứu về CTCNL và<br /> quản lí công tác này ở các trường tiểu học tại một số địa<br /> phương. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình<br /> nghiên cứu nào về thực trạng quản lí CTCNL ở các<br /> trường tiểu học quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Do đó, để có<br /> cơ sở cho đề xuất các biện pháp quản lí, bài viết trình bày<br /> thực trạng quản lí CTCNL của HT các trường tiểu học<br /> quận 12, TP. Hồ Chí Minh.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Một số khái niệm<br /> - GVCNL là những giáo viên bộ môn đang trực tiếp<br /> giảng dạy tại lớp đó, có uy tín và kinh nghiệm giáo dục,<br /> được HT chỉ định làm nhiệm vụ quản lí, giáo dục HS và<br /> tập thể HS của lớp được giao. GVCNL là người vừa thay<br /> mặt HT, thay mặt nhà trường để quản lí và giáo dục toàn<br /> diện HS; là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và<br /> ngoài nhà trường với tập thể HS; đồng thời là người đại<br /> diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể HS [1].<br /> 29<br /> <br /> Email: kimthoalt86@gmail.com<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 29-33<br /> <br /> 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp<br /> (bảng 1)<br /> <br /> ít thường xuyên) cũng nói lên điểm yếu trong cách thức<br /> triển khai thực nội dung này của CBQL.<br /> <br /> Bảng 1. Thực trạng lập kế hoạch CTCNL<br /> TT<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> CBQL<br /> <br /> GVCNL<br /> <br /> ĐTB<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> TH<br /> <br /> ĐTB<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> TH<br /> <br /> 1<br /> <br /> Xây dựng và phổ biến kế hoạch giáo dục của nhà<br /> trường làm cơ sở để GVCNL xây dựng kế hoạch<br /> chủ nhiệm lớp<br /> <br /> 3,13<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,88<br /> <br /> 0,48<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phổ biến cho GVCNL các quy định hiện hành<br /> như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Điều<br /> lệ trưởng tiểu học, Quy định về đánh giá, xếp loại<br /> HS tiểu học…<br /> <br /> 3,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,90<br /> <br /> 0,41<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chỉ đạo việc lập kế hoạch CTCNL theo thời gian<br /> <br /> 3,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,96<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4<br /> <br /> Quy định mẫu, số lượng, chất lượng kế hoạch<br /> CTCNL và các hồ sơ liên quan<br /> <br /> 3,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,62<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 5<br /> <br /> 5<br /> <br /> Duyệt và kiểm tra các kế hoạch của CTCNL<br /> <br /> 1,92<br /> <br /> 1,19<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2,70<br /> <br /> 0,73<br /> <br /> 4<br /> <br /> ĐTB chung<br /> <br /> 2,81<br /> <br /> 2,81<br /> <br /> (Chú thích: ĐLC: độ lệch chuẩn; TH: thứ hạng)<br /> Bảng 1 cho thấy, có sự thống nhất khá cao trong đánh<br /> giá của CBQL và GVCNL về mức độ thực hiện lập kế<br /> hoạch CTCNL (ĐTB chung trong đánh giá của CBQL<br /> và GVCNL đề là 2,81). Tuy nhiên, TH thực hiện các nội<br /> dung trong đánh giá của CBQL và GVCNL về mức độ<br /> thực hiện lập kế hoạch CTCNL có khác nhau; chẳng hạn<br /> nội dung “Quy định mẫu, số lượng, chất lượng kế hoạch<br /> CTCNL và các hồ sơ liên quan” được CBQL đánh giá ở<br /> TH 2 nhưng GVCNL lại đánh giá ở TH 5. Không có nội<br /> dung nào được CBQL và GVCNL đánh giá ở mức độ<br /> thực hiện rất thường xuyên. Có 4 nội dung được cả<br /> CBQL và GVCNL đánh giá ở mức độ thực hiện thường<br /> xuyên, bao gồm: “Xây dựng và phổ biến kế hoạch giáo<br /> dục của nhà trường làm cơ sở để GVCNL xây dựng kế<br /> hoạch chủ nhiệm lớp” (CBQL: 3,13 điểm, GVCNL: 2,88<br /> điểm); “Phổ biến cho GVCNL các quy định hiện hành<br /> như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Điều lệ<br /> trưởng tiểu học, Quy định về đánh giá, xếp loại HS tiểu<br /> học…” (CBQL: 3,00 điểm, GVCNL: 2,90 điểm); “Chỉ<br /> đạo việc lập kế hoạch CTCNL theo thời gian (CBQL:<br /> 3,00 điểm, GVCNL: 2,96 điểm); “Quy định mẫu, số<br /> lượng, chất lượng kế hoạch CTCNL và các hồ sơ liên<br /> quan” (CBQL: 3,00 điểm, GVCNL: 2,62 điểm). Trong<br /> đó, nội dung “Quy định mẫu, số lượng, chất lượng kế<br /> hoạch CTCNL và các hồ sơ liên quan” chỉ được GVCNL<br /> đánh giá ở mức 2,62 điểm (gần với mức điểm thực hiện<br /> <br /> Nội dung “Duyệt và kiểm tra các kế hoạch của<br /> CTCNL” được CBQL đánh giá ở mức độ thực hiện ít<br /> thường xuyên (1,92 điểm), GVCNL đánh giá ở mức độ<br /> thực hiện thường xuyên nhưng ĐTB cũng khá thấp (2,70<br /> điểm), trong khi đây là một nội dung quan trọng để<br /> CBQL nhà trường biết được GVCNL đã thực hiện tốt nội<br /> dung xây dựng kế hoạch CTCNL theo đúng yêu cầu hay<br /> chưa. CTCNL chỉ thực sự đảm bảo chất lượng, hiệu quả<br /> khi mà các kế hoạch được xây dựng một cách khoa học,<br /> phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường, mỗi<br /> lớp học. Do đó, yếu kém trong việc thực hiện nội dung<br /> quản lí này sẽ dẫn đến những yếu kém trong quá trình<br /> thực hiện các nội dung quản lí khác và ảnh hướng đến<br /> chất lượng hiệu quả CTCNL.<br /> Qua thực tế và nghiên cứu sản phẩm (sổ chủ nhiệm),<br /> chúng tôi nhận thấy, nhiều GVCNL vẫn xây dựng kế<br /> hoạch một cách chung chung (không có nét riêng phù<br /> hợp với đặc trưng riêng của tập thể HS lớp mình) hoặc<br /> sao chép từ kế hoạch của giáo viên khác nhưng chưa hề<br /> thấy góp ý, nhận xét của CBQL các nhà trường trong<br /> phần nhận xét của HT ở cuối sổ chủ nhiệm. Điều này thể<br /> hiện sự bất cập, lỏng lẻo trong việc thực hiện chức năng<br /> lập kế hoạch CTCNL của CBQL các nhà trường.<br /> 2.3.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác<br /> chủ nhiệm lớp (bảng 2)<br /> <br /> 30<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 29-33<br /> <br /> Bảng 2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện CTCNL<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> <br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 12<br /> 13<br /> <br /> Nội dung<br /> Phân công giáo viên làm CTCNL hợp lí<br /> Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban giám<br /> hiệu, các lực lượng lượng giáo dục và<br /> GVCNL<br /> Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm<br /> của GVCNL trong công tác giáo dục HS<br /> Tạo điều kiện thuận lợi cho GVCNL<br /> trong quá trình thực hiện nhiệm vụ<br /> Tổ chức họp giao ban giáo viên chủ<br /> nhiệm định kì, đề ra các giải pháp cụ thể<br /> Thường xuyên kiểm tra nền nếp và các<br /> hoạt động của các lớp, có nhận xét đánh<br /> giá và đề ra phương phướng cụ thể<br /> Tổ chức tập huấn kĩ năng cho GVCNL<br /> Tổ chức Hội thi GVCNL giỏi theo đúng<br /> quy định tại Thông tư số 43/2012/TTBGDĐT<br /> Bồi dưỡng cho GVCNL cách tổ chức các<br /> hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho<br /> học sinh<br /> Bồi dưỡng về đổi mới tổ chức giờ sinh<br /> hoạt lớp<br /> Hướng dẫn giáo viên xử lí các tình huống<br /> sư phạm thường gặp với các đối tượng<br /> khác nhau<br /> Xây dựng các tiêu chí đánh giá GVCNL<br /> Khen, biểu dương thành tích và phê bình<br /> nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm<br /> trong CTCNL<br /> ĐTB chung<br /> <br /> CBQL<br /> <br /> GVCNL<br /> <br /> ĐTB<br /> 2,05<br /> <br /> ĐLC<br /> 1,35<br /> <br /> TH<br /> 8<br /> <br /> ĐTB<br /> 2,74<br /> <br /> ĐLC<br /> 0,66<br /> <br /> TH<br /> 2<br /> <br /> 2,26<br /> <br /> 0,69<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,72<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3,13<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,96<br /> <br /> 0,19<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,92<br /> <br /> 1,19<br /> <br /> 10<br /> <br /> 2,66<br /> <br /> 0,68<br /> <br /> 8<br /> <br /> 2,26<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,34<br /> <br /> 0,59<br /> <br /> 9<br /> <br /> 2,87<br /> <br /> 0,62<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,70<br /> <br /> 0,70<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1,39<br /> <br /> 0,49<br /> <br /> 12<br /> <br /> 1,84<br /> <br /> 0,64<br /> <br /> 13<br /> <br /> 2,05<br /> <br /> 1,35<br /> <br /> 8<br /> <br /> 2,68<br /> <br /> 0,76<br /> <br /> 6<br /> <br /> 1,39<br /> <br /> 0,49<br /> <br /> 12<br /> <br /> 2,02<br /> <br /> 0,62<br /> <br /> 10<br /> <br /> 2,13<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2,02<br /> <br /> 0,58<br /> <br /> 10<br /> <br /> 1,53<br /> <br /> 0,73<br /> <br /> 11<br /> <br /> 1,94<br /> <br /> 0,76<br /> <br /> 12<br /> <br /> 2,39<br /> <br /> 0,49<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2,74<br /> <br /> 0,56<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,26<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,68<br /> <br /> 0,58<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,12<br /> <br /> Bảng 2 cho thấy, CBQL và GVCNL đánh giá không<br /> cao các nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện CTCNL<br /> trong thực tế quản lí ở các trường hiện nay. ĐTB chung<br /> của việc thực hiện chức năng quản lí này của cả CBQL<br /> và GVCNL đều ở mức thực hiện ít thường xuyên<br /> (CBQL: 2,12 điểm, GVCN: 2,46 điểm). Chỉ có 2/13 nội<br /> dung được cả CBQL và GVCNL đánh giá ở mức độ thực<br /> hiện thường xuyên là “Xác định rõ quyền hạn và trách<br /> nhiệm của GVCNL trong công tác giáo dục HS” (CBQL:<br /> 3,13 điểm, GVCNL: 2,96 điểm) và “Thường xuyên kiểm<br /> tra nền nếp và các hoạt động của các lớp, có nhận xét<br /> đánh giá và đề ra phương phướng cụ thể” (CBQL: 2,87<br /> điểm, GVCNL: 2,70 điểm).<br /> <br /> 2,46<br /> <br /> Có 6/13 nội dung được CBQL đánh giá ở mức ít<br /> thường xuyên và GVCNL đánh giá mức thường xuyên<br /> nhưng điểm cũng không cao (chỉ từ 2,66-2,74 điểm). Đó<br /> là: “Phân công giáo viên làm CTCNL hợp lí” (CBQL:<br /> 2,05 điểm, GVCNL: 2,74 điểm); xây dựng cơ chế phối<br /> hợp giữa Ban giám hiệu, các lực lượng lượng giáo dục<br /> và GVCNL (CBQL: 2,26 điểm, GVCNL: 2,72 điểm);<br /> tạo điều kiện thuận lợi cho GVCNL trong quá trình thực<br /> hiện nhiệm vụ (CBQL: 2,26 điểm, GVCNL: 2,34 điểm);<br /> tổ chức Hội thi GVCNL giỏi theo đúng quy định tại<br /> Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT (CBQL: 2,05 điểm,<br /> GVCNL: 2,68 điểm); xây dựng các tiêu chí đánh giá<br /> GVCNL (CBQL: 2,39 điểm, GVCNL: 2.74 điểm); khen,<br /> 31<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 29-33<br /> <br /> biểu dương thành tích và phê bình nhắc nhở những hạn<br /> chế, khuyết điểm trong CTCNL (CBQL: 2,26 điểm,<br /> GVCNL: 2,68 điểm). Đây là những nội dung quan trọng<br /> tạo cơ sở, động lực để GVCNL nỗ lực hoàn thành nhiệm<br /> vụ, quyết định đến hiệu quả CTCNL nhưng CBQL các<br /> nhà trường lại chưa chú trọng thực hiện trong quá trình<br /> quản lí.<br /> <br /> phí nên những nội dung trên khó triển khai thực hiện<br /> đồng bộ.<br /> Như vậy, một lần nữa kết quả khảo sát cho thấy,<br /> những yếu kém, bất cập đang tồn tại trong thực tế quản<br /> lí CTCNL ở các trường tiểu học quận 12, TP. Hồ Chí<br /> Minh mà cụ thể là ở việc thực hiện các chức năng tổ<br /> chức, chỉ đạo CTCNL. Do đó, cần có những biện pháp<br /> quản lí CTCNL hiệu quả hơn.<br /> 2.3.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác<br /> chủ nhiệm lớp (bảng 3)<br /> <br /> Có 5/13 nội dung còn lại là những nội dung rất quan<br /> trọng giúp bồi dưỡng năng lực, kĩ năng tổ chức các hoạt<br /> động trong CTCNL, góp phần nâng cao chất lượng<br /> <br /> Bảng 3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện CTCNL<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Nội dung<br /> Kiểm tra hồ sơ CTCNL của giáo viên<br /> Xác định nội dung và tiêu chí đánh giá<br /> CTCNL<br /> Xác định các hình thức và phương pháp<br /> kiểm tra, đánh giá CTCNL<br /> Phối hợp các lực lượng trong kiểm tra, đánh<br /> giá CTCNL<br /> Sơ kết, tổng kết CTCNL, rút kinh nghiệm và<br /> điều chỉnh<br /> ĐTB chung<br /> <br /> CBQL<br /> <br /> GVCNL<br /> <br /> ĐTB<br /> 1,92<br /> <br /> ĐLC<br /> 1,19<br /> <br /> TH<br /> 5<br /> <br /> ĐTB<br /> 2,72<br /> <br /> ĐLC<br /> 0,78<br /> <br /> TH<br /> 5<br /> <br /> 2,87<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,90<br /> <br /> 0,46<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,87<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,82<br /> <br /> 0,48<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2,87<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,82<br /> <br /> 0,48<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2,74<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,86<br /> <br /> 0,49<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,65<br /> <br /> CTCNL nhưng trong thực tế, 2 nội dung trong số đó<br /> được đánh giá ở mức độ thực hiện ít thường xuyên là “Tổ<br /> chức họp giao ban GVCNL định kì, đề ra các giải pháp<br /> cụ thể” (CBQL: 2,26 điểm, GVCNL: 2,34 điểm) và “Bồi<br /> dưỡng về đổi mới tổ chức giờ sinh hoạt lớp” (CBQL:<br /> 2,13 điểm, GVCNL: 2,02 điểm); 3 nội dung còn lại được<br /> CBQL đánh giá ở mức không thực hiện, còn GVCNL<br /> đánh giá ở mức độ ít thực hiện và điểm đánh giá cũng rất<br /> thấp (từ 1,84-2,02 điểm). Cụ thể là: Tổ chức tập huấn kĩ<br /> năng cho GVCNL (CBQL: 1,39 điểm, GVCNL: 1,84<br /> điểm); bồi dưỡng cho GVCNL cách tổ chức các hoạt<br /> động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS (CBQL: 1,39<br /> điểm, GVCNL: 2,02 điểm); hướng dẫn giáo viên xử lí<br /> các tình huống sư phạm thường gặp với các đối tượng<br /> khác nhau (CBQL: 1,53 điểm, GVCNL: 1,94 điểm). Rõ<br /> ràng, công tác bồi dưỡng đội ngũ là nội dung không thể<br /> thiếu trong quản lí nhưng lại chưa được HT các nhà<br /> trường quan tâm thực hiện. Đây là nguyên nhân cốt lõi<br /> dẫn đến chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trong<br /> CTCNL của đội ngũ giáo viên không đáp ứng được yêu<br /> cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kì<br /> hội nhập. Qua phỏng vấn CBQL các trường, chúng tôi<br /> được biết, do thiếu đội ngũ báo cáo viên có đủ năng lực,<br /> kĩ năng thực hiện công tác bồi dưỡng và hạn chế về kinh<br /> <br /> 2,82<br /> <br /> Bảng 3 cho thấy, không có nội dung nào được đánh<br /> giá ở mức độ thực hiện rất thường xuyên. Có 4/5 nội<br /> dung được CBQL và GVCNL đánh giả ở mức thường<br /> xuyên là: Xác định nội dung và tiêu chí đánh giá CTCNL<br /> (CBQL: 2,87 điểm, GVCNL: 2,90 điểm); xác định các<br /> hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá CTCNL<br /> (CBQL: 2,87 điểm, GVCNL: 2,82 điểm); phối hợp các<br /> lực lượng trong kiểm tra, đánh giá CTCNL (CBQL: 2,87<br /> điểm, GVCNL: 2,82 điểm); sơ kết, tổng kết CTCNL, rút<br /> kinh nghiệm và điều chỉnh (CBQL: 2,74 điểm, GVCNL:<br /> 2,86 điểm).Tuy nhiên, điểm đánh giá các nội dung trên<br /> cũng khá thấp (cao nhất là 2,90 điểm) cho thấy rằng, các<br /> nội dung chưa được thực hiện hiệu quả. Một nội dung<br /> khá quan trọng trong kiểm tra, đánh giá CTCNL là “kiểm<br /> tra hồ sơ CTCNL của giáo viên” lại đượcCBQL các<br /> trường xem nhẹ khi CBQL đánh giá ở mức ít thường<br /> xuyên (1,92 điểm) và GVCNL đánh giá ở mức thường<br /> xuyên nhưng điểm khá thấp (2,72 điểm). Trao đổi trực<br /> tiếp với CBQL các nhà trường, chúng tôi được biết, mỗi<br /> năm học, CBQL các trường trường thực hiện 4 đợt kiểm<br /> tra hồ sơ sổ sách của giáo viên, trong đó có hồ sơ<br /> CTCNL. Do kiểm tra đại trà nên hiệu quả của công tác<br /> này chưa cao (chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra<br /> 32<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 29-33<br /> <br /> đủ các loại hồ sơ, cập nhật đủ các nội dung mà chưa kiểm<br /> tra được đầy đủ về chất lượng thực hiện các loại hồ sơ<br /> quy định). Nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra ít<br /> có sự đổi mới qua các năm, các đợt kiểm tra nên việc<br /> thực hiện hồ sơ công tác chủ nhiệm của một số giáo viên<br /> còn mang tính đối phó, chưa sát với thực tế dẫn đến việc<br /> đánh giá CTCNL chưa đảm bảo tính khách quan, công<br /> bằng. Công tác kiểm tra không hiệu quả thì việc “sơ kết,<br /> tổng kết CTCNL, rút kinh nghiệm và điều chỉnh” có thực<br /> hiện cũng chỉ mang tính hình thức, vì hai nội dung này<br /> có quan hệ chặt chẽ với nhau.<br /> Những phân tích trên chứng tỏ rằng, việc thực hiện<br /> chức năng kiểm tra, đánh giá trong quản lí CTCNL của<br /> HT các trường tiểu học Quận 12, TP. Hồ Chí Minh chưa<br /> hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá của CBQL cần có<br /> những biện pháp đổi mới thiết thực để nâng cao chất<br /> lượng quản lí CTCNL ở các nhà trường.<br /> Có thể biểu diễn kết quả khảo sát và so sánh các nội<br /> dung quản lí CTCNL của HT các trường tiểu học quận<br /> 12, TP. Hồ Chí Minh bằng biểu đồ sau:<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Kết quả khảo sát thực trạng quản lí CTCNL ở các trường<br /> tiểu học quận 12, TP. Hồ Chí Minh cho thấy, HT các nhà<br /> trường trên địa bàn quận chưa có biện pháp quản lí CTCNL<br /> một cách hiệu quả. Nhiều nội dung quản lí chưa được thực hiện<br /> hoặc ít được thực hiện thường xuyên như: Tổ chức họp giao<br /> ban GVCNL định kì, đề ra các giải pháp cụ thể; tổ chức tập<br /> huấn kĩ năng cho GVCNL; bồi dưỡng cho GVCNL cách tổ<br /> chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS; bồi<br /> dưỡng về đổi mới tổ chức giờ sinh hoạt; hướng dẫn GVCNL<br /> xử lí các tình huống sư phạm thường gặp với các đối tượng<br /> khác nhau. Những nội dung khác được thực hiện nhưng chưa<br /> có biện pháp cụ thể, dẫn đến chất lượng, hiệu quả không cao<br /> như: Duyệt và kiểm tra các kế hoạch của CTCNL; phân công<br /> giáo viên làm CTCNL hợp lí; xây dựng cơ chế phối hợp giữa<br /> Ban Giám hiệu, các lực lượng lượng giáo dục và GVCNL; tạo<br /> điều kiện thuận lợi cho GVCNL trong quá trình thực hiện<br /> nhiệm vụ; tổ chức Hội thi GVCNL giỏi theo đúng quy định tại<br /> Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT; xây dựng các tiêu chí đánh<br /> giá GVCNL; khen, biểu dương thành tích và phê bình nhắc<br /> nhở những hạn chế, khuyết điểm trong CTCNL. Ngoài ra, các<br /> nội dung quản lí khác cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả nên<br /> CBQL và GVCNL đánh giá không cao. Những hạn chế đã nêu<br /> là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lí công tác này.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) - Phạm Khắc<br /> Chương - Nguyễn Ngọc Bảo (2005. Giáo trình Giáo<br /> dục học. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [2] Nguyễn Việt Hùng - Hà Thế Truyền (2013). Tăng<br /> cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở<br /> trường trung học phổ thông: Dành cho giáo viên trung<br /> học phổ thông (Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực<br /> nghề nghiệp giáo viên). NXB Đại học Sư phạm.<br /> [3] Bộ GD-ĐT - Ngân hàng phát triển châu Á (Dự án<br /> phát triển giáo viên THPT và TCCN - Học viện<br /> Quản lí Giáo dục) (2014). Tài liệu bồi dưỡng cán bộ<br /> quản lí Sở/Phòng GD-ĐT (quyển 1). NXB Đại học<br /> Sư phạm.<br /> [4] Nguyễn Công Khanh (chủ biên) - Đào Thị Oanh<br /> (2016). Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo<br /> dục. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [5] Bộ GD-ĐT (2011). Tài liệu tập huấn về công tác<br /> giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học cơ sở,<br /> trung học phổ thông.<br /> [6] Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nguyễn Dục Quang<br /> - Nguyễn Thị Kỷ (2006). Công tác giáo viên chủ<br /> nhiệm lớp ở trường phổ thông. NXB Giáo dục.<br /> [7] Nguyễn Thanh Bình (chủ biên, 2011). Một số vấn<br /> đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông<br /> trung học hiện nay. NXB Đại học Sư phạm.<br /> <br /> Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá các chức năng quản lí<br /> CTCNL của HT các trường tiểu học quận 12,<br /> TP. Hồ Chí Minh<br /> Biểu đồ trên cho thấy, các chức năng quản lí đã được cán<br /> bộ quản lí các trường thực hiện nhưng chưa có chức năng nào<br /> được CBQL và GVCNL đánh giá ở mức độ cao nhất (rất<br /> thường xuyên). Chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện<br /> CTCNL chỉ được đánh giá chung ở mức thực hiện ít thường<br /> xuyên (ĐTB chung của CBQL là 2,12 và của GVCNL là<br /> 2,46). Chức năng lập kế hoạch công CTCNL và kiểm tra,<br /> đánh giá CTCNL được đánh giá ở mức thường xuyên nhưng<br /> ĐTB chung cũng khá thấp (từ 2,65 đến 2,82). Kết quả trên là<br /> cơ sở để khẳng định rằng, quản lí CTCNL ở các trường tiểu<br /> học quận 12, TP. Hồ Chí Minh còn tồn tại nhiều hạn chế, bất<br /> cập, cần sớm có biện pháp quản lí phù hợp để nâng cao hiệu<br /> quả quản lí CTCNL nói riêng và chất lượng giáo dục toàn<br /> diện nói chung ở các trường tiểu học trên địa bàn.<br /> <br /> 33<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2