intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Tân Uyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được khảo sát từ 120 cán bộ quản lý và giáo viên để phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử tại cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Tân Uyên

  1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TÂN UYÊN Lê Kim Hoa 1 1. Lớp CH22QL01, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Bài báo này được khảo sát từ 120 cán bộ quản lý và giáo viên để phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử tại cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy việc quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc phân tích thực trạng là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Từ khóa: giáo dục quản lý, học sinh tiểu học, văn hóa ứng xử. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa ứng xử thể hiện thái độ, cách thức quan hệ, hành động giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Giáo dục văn hóa ứng xử (VHƯX) đã và đang trở thành xu hướng chung của giáo dục quốc tế cũng như ở Việt Nam. VHƯX đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển môi trường giáo dục, hình thành bản sắc riêng của nhà trường và định hướng cho tất cả thành viên cùng nhau thực hiện. Đây là nền tảng quan trọng, cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Giáo dục VHƯX vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là biện pháp trước mắt, vừa là chiến lược phát triển lâu dài để nhà trường thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt tới hoạt động giáo dục văn hóa. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (BCH Trung ương Đảng, 2013). Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã đưa ra mục tiêu chung: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh không chỉ là một mục tiêu quan trọng trong giáo dục mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của cá nhân và đất nước. Văn hóa ứng xử giúp tạo nên một môi trường học tập tích cực và góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng hạnh phúc và thịnh vượng. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Việc nghiên cứu và cải thiện thực trạng này là cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục VHƯX. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 553
  2. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Mục đích: thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin, kế thừa kinh nghiệm, xác lập cơ sở lí luận, cơ sở khoa học về việc quản lý giáo dục VHƯX cho HS ở các trường tiểu học thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cách tiến hành: đọc, tra cứu thông tin từ mạng Internet, sách, báo, tạp chí khoa học, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục, từ đó hệ thống hóa thành cơ sở lí luận về văn hóa, giáo dục VHƯX, quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở trường tiểu học để làm cơ sở lí luận cho đề tài. 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Các câu hỏi đo mức độ theo thang thứ bậc Likert. Tác giả sử dụng thang đo năm bậc, điểm số được quy đổi theo 5 thang bậc ứng với các mức độ. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8. Tính điểm trung bình (Điểm TB) và độ lệch chuẩn (ĐLC) để xác định sự đánh giá các ý kiến được khảo sát. Khách thể khảo sát là 120 CBQL, GV đang công tác tại 6 trường tiểu học công lập thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 4. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 4.1. Giáo dục Giáo dục là phạm trù xã hội chỉ có ở con người. Điều kiện cơ bản để xã hội loài người tồn tại và phát triển là đảm bảo được cơ chế di truyền và cơ chế di sản – chính giáo dục đảm bảo được cơ chế thứ hai. Giáo dục đóng vai trò như một mặt không thể tách rời của cuộc sống con người, của xã hội, nó là một hiện tượng của xã hội. (Hà Thị Mai, 2013) Cơ chế của hoạt động giáo dục là thế hệ trước truyền lại những hệ thống tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm cho thế hệ sau. Thế hệ sau lĩnh hội những hệ thống kinh nghiệm một cách chủ động và sáng tạo. (Nguyễn Thị Ngọc Xuân, 2014) Vậy nên giáo dục có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng một trình độ văn hóa cho toàn xã hội bằng cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho thế hệ trẻ và mọi người dân trong xã hội 4.2. Quản lý Kozlova O.V và Kuzenetsov I.N (1976) cho rằng: “Quản lý là sự tác động có mục đích đến những tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất”. Nguyễn Ngọc Quang (1989) “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. Trần Kiểm (1997) “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “quản lý” được định nghĩa là “Tổ chức điều khiển hoạt động của một dơn vị, cơ quan”. Theo Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”. Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ ràng hơn: “Quản lý là quá trình đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra”. 554
  3. 4.3. Học sinh tiểu học Học sinh phổ thông là những người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc các trường phổ thông. Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. (General Statistics Office of Vietnam) Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi các em trở thành một học sinh ở trường phổ thông. Giai đoạn này là một sự chuyền biến rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Ở lứa tuổi này có những thay đổi cơ bản so với trẻ mẫu giáo. Đây là những tiền đề vật chất quan trọng tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Vì vậy, quá trình giáo dục VHƯX cho học sinh tiểu học ở giai đoạn này rất quan trọng. 4.4. Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học 4.4.1. Vai trò của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức, và xây dựng môi trường học tập tích cực. - Xây dựng giáo dục đạo đức: Học sinh ở độ tuổi tiểu học đang trong giai đoạn phát triển nền tảng đạo đức của họ. Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử giúp hình thành những giá trị đạo đức cơ bản như trung thành, tôn trọng, lòng nhân ái, và tích cực tham gia cộng đồng. - Phát triển kỹ năng xã hội: Học sinh học cách tương tác và giao tiếp với nhau qua hoạt động văn hóa ứng xử. Các hoạt động này giúp phát triển kỹ năng xã hội, sự tự tin, và khả năng làm việc nhóm. - Hình thành thái độ tích cực: Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử giúp tạo ra môi trường tích cực, khuyến khích học sinh có thái độ tích cực đối với việc học tập và cuộc sống. Điều này có thể bao gồm sự hỗ trợ tinh thần và khích lệ khả năng tự quản lý cảm xúc. - Xây dựng lòng tự trọng và tôn trọng: Hoạt động này giúp học sinh hiểu về giá trị của bản thân và người khác. Họ học cách tôn trọng ý kiến và đa dạng, xây dựng lòng tự trọng và tôn trọng đối với cộng đồng xung quanh. - Giáo dục về quy tắc ứng xử và an toàn: Học sinh học cách tuân thủ quy tắc ứng xử và an toàn thông qua hoạt động văn hóa ứng xử. Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập an toàn và trật tự. - Gắn kết cộng đồng học đường: Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử giúp gắn kết học sinh với nhau và với cộng đồng học đường. Sự gắn kết này làm tăng sự đồng thuận và sự hỗ trợ giữa các thành viên trong cộng đồng. - Phòng tránh hành vi tiêu cực: Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử giúp nhận diện và phòng tránh hành vi tiêu cực, từ đó tạo ra một môi trường học tập tích cực và an toàn. - Hỗ trợ phát triển toàn diện: Qua hoạt động này, học sinh không chỉ học về kiến thức mà còn được hỗ trợ trong sự phát triển toàn diện, bao gồm cả khía cạnh văn hóa và xã hội. Tóm lại, hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử không chỉ giúp học sinh học những kỹ năng và giá trị quan trọng mà còn định hình nhân cách và tạo ra một môi trường học tập tích cực và đồng thuận. 4.4.2. Nội dung của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học cần được thiết kế có tính toàn diện và linh hoạt, phản ánh các giá trị văn hóa, đạo đức, và tạo ra môi trường học tập tích cực. - Giới thiệu giá trị văn hóa và đạo đức: Tạo cơ hội cho học sinh hiểu và thấu hiểu về các giá trị văn hóa quan trọng và các nguyên tắc đạo đức cơ bản. - Phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội: Cung cấp các hoạt động giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả, học cách lắng nghe và tương tác tích cực với đồng học. - Tạo môi trường học tập tích cực: Khuyến khích học sinh tham gia vào một môi trường học tập tích cực, tôn trọng ý kiến của người khác và đề cao sự hợp tác. - Giáo dục về an toàn và quy tắc ứng xử: Truyền đạt quy tắc ứng xử cơ bản và các biện pháp an toàn trong môi trường học tập. - Phát triển tư duy đạo đức: Khuyến khích học sinh nghĩ về các tình huống đạo đức và phát triển khả năng đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên giáo dục về giá trị. 555
  4. - Khám phá và tôn trọng sự đa dạng: Tạo cơ hội cho học sinh khám phá và hiểu biết về sự đa dạng văn hóa, xã hội, và tôn trọng sự khác biệt. - Hỗ trợ xây dựng tính công bằng và tôn trọng: Phát triển ý thức về sự công bằng, tôn trọng và sự công bằng xã hội trong môi trường học tập. - Đào tạo kỹ năng tự quản lý cảm xúc: Hỗ trợ học sinh phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, làm chủ bản thân và giải quyết xung đột hiệu quả. - Thực hiện hoạt động đồng thuận: Tổ chức các hoạt động nhóm, dự án chung để học sinh hiểu về ý nghĩa của sự đồng thuận và hợp tác. - Tạo ra cộng đồng học đường: Khích lệ học sinh tham gia vào các hoạt động cộng đồng, giúp họ cảm nhận tầm quan trọng của việc hỗ trợ và chia sẻ. - Xây dựng tình thần trách nhiệm và tự giác: Phát triển ý thức về trách nhiệm cá nhân và tự giác đối với hành vi và học tập của bản thân. - Đào tạo kỹ năng giải quyết xung đột: Giúp học sinh hiểu về quá trình giải quyết xung đột, học cách thương lượng và tìm kiếm giải pháp chung. - Thực hành văn hóa ứng xử qua mô phỏng và trò chơi: Sử dụng mô phỏng, trò chơi và kịch để học sinh thực hành những kỹ năng và giá trị văn hóa. - Đánh giá và phản hồi: Tổ chức đánh giá định kỳ và cung cấp phản hồi để hỗ trợ sự phát triển của học sinh trong lĩnh vực văn hóa ứng xử. Những hoạt động này cùng nhau giúp xây dựng một nền văn hóa tích cực trong trường tiểu học, tạo điều kiện thuận lợi cho sự học tập và phát triển toàn diện của học sinh. 4.4.3. Phương pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Phương pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học cần kết hợp giữa các hoạt động thực hành, trò chơi, và bài giảng để tạo ra một môi trường học tập tích cực. - Học qua trò chơi: Sử dụng trò chơi giáo dục để giúp học sinh học về giá trị, kỹ năng xã hội và cách ứng xử trong môi trường học tập. - Mô phỏng và vai diễn: Tổ chức các hoạt động mô phỏng và vai diễn giúp học sinh trải nghiệm và hiểu rõ hơn về tình huống văn hóa và cách ứng xử. - Bài giảng gắn liền với thực tế: Kết hợp bài giảng với ví dụ và câu chuyện thực tế để học sinh có thể áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. - Học qua sự trải nghiệm: Tổ chức các chuyến tham quan, hoạt động ngoại khóa để học sinh tiếp xúc với các môi trường văn hóa khác nhau và học hỏi từ sự đa dạng. - Thảo luận nhóm: Tổ chức các buổi thảo luận nhóm về các giá trị, thái độ và hành vi ứng xử để học sinh có cơ hội chia sẻ quan điểm và ý kiến của mình. 4.4.4. Hình thức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Hình thức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học có thể mang nhiều dạng hình khác nhau để tạo ra trải nghiệm học tập tích cực và thú vị. Dưới đây là một số hình thức phổ biến: - Chơi trò chơi nhóm: Sử dụng trò chơi nhóm giáo dục để tăng cường sự hợp tác và giao tiếp, đồng thời giúp học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa. - Học qua câu chuyện và truyện tranh: Sử dụng câu chuyện và truyện tranh có chủ đề văn hóa để truyền đạt giá trị và quy tắc ứng xử. - Thiết Kế Văn Bản và Poster: Yêu cầu học sinh thiết kế văn bản và poster về văn hóa ứng xử để chia sẻ thông điệp với cộng đồng học đường. 4.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Văn hóa ứng xử trong nhà trường được hình thành và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng. Đầu tiên, giá trị truyền thống là nền tảng cơ bản tác động đến thái độ và cách cư xử của mỗi cá nhân 556
  5. trong nhà trường. Những giá trị truyền thống này tạo ra những chuẩn mực chân chính cho hành vi và ứng xử của tất cả thành viên trong cộng đồng học đường. Môi trường sống cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa ứng xử trong nhà trường. Từ môi trường này, hình thành những suy nghĩ và thái độ ban đầu, từ đó quyết định các thói quen, hành vi và cách ứng xử cá nhân. Mỗi cá nhân đóng góp vào việc xây dựng và thể hiện văn hóa chung cho trường học. Ngoài ra, yếu tố chủ quan quan trọng nhất vẫn là mức độ nhận thức của từng thành viên trong nhà trường. Nếu mỗi người hiểu và kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc và dám thay đổi để làm cho nó phù hợp hơn với môi trường học đường, thì văn hóa ứng xử cũng sẽ tiến bộ theo hướng mới và phù hợp hơn. Mỗi cá nhân, dù sống ở môi trường khác nhau, cũng cần nhìn đến mục tiêu chung của tổ chức, biết từ bỏ những hành vi xấu, hòa nhập và dung hòa với mọi người để tạo nên một văn hóa ứng xử hoàn thiện và thống nhất trong nhà trường. Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, việc phát triển văn hóa và văn hóa ứng xử đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể tách rời. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển văn hóa ứng xử trở thành một khía cạnh đặc biệt được quan tâm. 4.5. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Quản lý hoạt động giáo dục VHƯX là nhiệm vụ cấp thiết của cán bộ quản lý nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa nhà trường tốt sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục ngày càng đổi mới, trở thành môi trường phát triển tốt cho học sinh, giúp phụ huynh yên tâm hơn, từ đó vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục, vừa góp phần vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh ở các trường tiểu học là cách mà nhà quản lý giáo dục sử dụng các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) để tác động đến hoạt động giáo dục VHƯX, nhằm hoàn thiện VHƯX cho học sinh ở cấp học này. Quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh trường tiểu học tạo ra môi trường học tập và sinh hoạt văn hóa tích cực, nhà trường có thể tạo ra những tác động tích cực đến cách học và hành xử của học sinh. Việc quản lý hoạt động giáo dục VHƯX không chỉ giúp học sinh hiểu và tuân thủ các quy tắc và giá trị văn hóa, mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và xã hội. 5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho HS ở các trường tiểu học Kết quả STT Nội dung ý kiến ĐTB ĐLC XH Mức độ 1 Đã xây dựng tốt bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường tiểu học 4,58 0,55 1 Rất đồng ý Đã xây dựng tốt kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về 2 4,43 0,5 2 Rất đồng ý VHƯX Đã xây dựng tốt kế hoạch bồi dưỡng GV năng lực ứng xử và 3 4,13 0,76 3 Đồng ý giáo dục VHƯX 4 Đã xây dựng tốt kế hoạch giáo dục VHƯX cho HS 3,13 0,72 5 Phân vân Đã xây dựng tốt kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình 5 3,95 0,78 4 Đồng ý và xã hội Trung bình 4,04 0,66 Bảng đánh giá trên không chỉ cho thấy mức độ đồng thuận cao về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử và kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về VHƯX, với điểm trung bình (ĐTB) lần lượt là 4,58 và 4,43, mà còn phản ánh sự ổn định trong đánh giá của các bên liên quan, minh chứng qua độ lệch chuẩn (ĐLC) thấp tương ứng 0,55 và 0,5. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng giáo viên và kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có ĐTB 4,13 và 3,95, với ĐLC lần lượt là 0,76 và 0,78, cho thấy sự đa dạng hơn trong ý kiến và có thể phản ánh nhu cầu cải thiện và thống nhất cao hơn. Đáng chú ý, kế hoạch giáo dục VHƯX cho học sinh đạt ĐTB thấp nhất 3,13 với ĐLC 0,72, thể hiện sự phân vân và không đồng nhất trong đánh giá, cho thấy đây là lĩnh vực cần sự chú ý và cải tiến mạnh 557
  6. mẽ. Tổng kết lại, mặc dù các tiêu chí quản lý giáo dục VHƯX đạt mức khá tốt với ĐTB 4,04 và ĐLC 0,66, vẫn cần tăng cường nỗ lực cải thiện đặc biệt là trong công tác giáo dục trực tiếp cho học sinh và bồi dưỡng giáo viên, để đạt được sự đồng thuận và hiệu quả cao hơn. 5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ tổ chức thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử cho HS ở các trường tiểu học Kết quả STT Nội dung ý kiến ĐTB ĐLC XH Mức độ Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện bộ Quy tắc ứng xử 1 4,8 0,46 1 Rất đồng ý trong nhà trường tiểu học Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch tuyên 2 4,15 0,53 3 Đồng ý truyền, nâng cao nhận thức về VHƯX Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 3 4,65 0,58 2 Rất đồng ý GV năng lực ứng xử và giáo dục VHƯX Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch giáo dục 4 4,08 0,73 5 Đồng ý VHƯX cho HS Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch phối hợp 5 4,13 0,88 4 Đồng ý giữa nhà trường, gia đình và xã hội Trung bình 4,36 0,64 Số liệu thống kê từ bảng cho thấy mức độ đánh giá của CBQL, GV và NV về việc tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh ở trường tiểu học. Cụ thể, mức độ "Rất đồng ý" chiếm ưu thế trong một số lĩnh vực: Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường tiểu học: Được đánh giá rất cao với ĐTB là 4,8 và độ lệch ĐLC là 0,46, đứng đầu về mức độ đồng thuận. Điều này cho thấy công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ thực hiện bộ Quy tắc ứng xử được triển khai rất hiệu quả và nhận được sự đồng tình cao từ các thành viên. Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV năng lực ứng xử và giáo dục VHƯX: ĐTB là 4,65 và ĐLC là 0,58, cũng nằm ở mức "Rất đồng ý". Sự chú trọng vào việc bồi dưỡng giáo viên thể hiện sự đầu tư vào nâng cao chất lượng giáo dục VHƯX, giúp giáo viên có kỹ năng và phương pháp tốt hơn trong giảng dạy. Ở mức độ "Đồng ý", các hoạt động cũng được đánh giá tích cực nhưng vẫn còn khoảng trống cần cải thiện: Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về VHƯX: ĐTB là 4,15 và ĐLC là 0,53. Mặc dù đạt điểm trung bình cao, việc tuyên truyền vẫn có thể được cải thiện để đạt mức đồng thuận cao hơn. Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch giáo dục VHƯX cho HS: ĐTB là 4,08 và ĐLC là 0,73. Đây là một lĩnh vực then chốt cần tăng cường sự chú trọng để đạt hiệu quả cao hơn trong giáo dục VHƯX. Đã xây dựng tốt đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: ĐTB là 4,13 và ĐLC là 0,88. Sự phối hợp giữa nhà trường và các bên liên quan là yếu tố quan trọng và cần cải thiện hơn để đảm bảo sự đồng thuận cao hơn. Tổng thể, kết quả bảng số liệu cho thấy hiệu trưởng đã có những bước đi đúng hướng trong việc tổ chức và xây dựng đội ngũ nhân lực thực hiện các hoạt động giáo dục VHƯX. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hơn nữa, cần tập trung cải thiện việc tuyên truyền, giáo dục và phối hợp với gia đình và xã hội. 5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Bảng 3 đánh giá mức độ chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể của hiệu trưởng trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử (VHƯX) cho học sinh ở trường tiểu học, với các ý kiến đánh giá từ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và nhân viên (NV). Cụ thể: Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường tiểu học: Nội dung này được đánh giá cao nhất với điểm trung bình (ĐTB) là 4,79 và độ lệch chuẩn (ĐLC) là 0,58. Điều này cho thấy sự đồng thuận rất cao và mức độ hài lòng của CBQL, GV và NV về sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử. Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV năng lực ứng xử và giáo dục VHƯX: Nội dung này cũng nhận được mức độ "Rất đồng ý" với ĐTB là 4,58 và ĐLC là 0,62, cho thấy sự hiệu quả trong việc chỉ đạo và hướng dẫn các kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, giúp họ nâng cao kỹ năng và 558
  7. phương pháp giáo dục VHƯX. Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Với ĐTB là 4,39 và ĐLC là 0,61, nội dung này đạt mức "Đồng ý", cho thấy hiệu trưởng đã có sự chỉ đạo cụ thể và rõ ràng trong việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tuy nhiên vẫn còn cần cải thiện để đạt mức độ hài lòng cao hơn. Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về VHƯX: Được đánh giá với ĐTB là 4,35 và ĐLC là 0,71, nội dung này cũng đạt mức "Đồng ý". Tuy nhiên, độ lệch chuẩn cao hơn cho thấy có sự không đồng đều trong nhận thức hoặc thực hiện ở các trường khác nhau, cần tăng cường công tác chỉ đạo để đảm bảo sự thống nhất. Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch giáo dục VHƯX cho HS: Mặc dù đạt mức "Đồng ý" với ĐTB là 4,26 và ĐLC là 0,73, nhưng đây là nội dung có ĐLC cao nhất, chỉ ra rằng việc chỉ đạo và hướng dẫn trong giáo dục VHƯX cho học sinh còn gặp khó khăn và cần được cải thiện để đạt hiệu quả cao hơn. Bảng 3. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho HS ở các trường tiểu học Kết quả STT Nội dung ý kiến ĐTB ĐLC XH Mức độ Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong 1 4,79 0,58 1 Rất đồng ý nhà trường tiểu học Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, 2 4,35 0,71 4 Đồng ý nâng cao nhận thức về VHƯX Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV 3 4,58 0,62 2 Rất đồng ý năng lực ứng xử và giáo dục VHƯX Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch giáo dục 4 4,26 0,73 5 Đồng ý VHƯX cho HS Đã chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa 5 4,39 0,61 3 Đồng ý nhà trường, gia đình và xã hội Trung bình 4,36 0,64 Tóm lại, điểm trung bình chung của các đánh giá là 4,47 với độ lệch chuẩn trung bình là 0,65. Điều này cho thấy mức độ hài lòng khá cao từ các CBQL, GV và NV, nhưng vẫn có những khía cạnh cần được cải thiện. Nhìn chung, hiệu trưởng đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, đặc biệt trong việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử và kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, cần chú trọng hơn trong việc chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền và giáo dục trực tiếp cho học sinh, cũng như tăng cường phối hợp với gia đình và xã hội để nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục VHƯX. 5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu học Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho HS ở các trường tiểu học Kết quả STT Nội dung ý kiến ĐTB ĐLC XH Mức độ Đã kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong 1 4,39 0,65 3 Rất đồng ý nhà trường tiểu học Đã kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, 2 4,42 0,53 2 Rất đồng ý nâng cao nhận thức về VHƯX Đã kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV 3 4,67 0,78 1 Rất đồng ý năng lực ứng xử và giáo dục VHƯX Đã kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch giáo dục 4 4,06 0,62 5 Đồng ý VHƯX cho HS Đã kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa 5 4,19 0,77 4 Đồng ý nhà trường, gia đình và xã hội Trung bình 4,36 0,64 Bảng số liệu trên cung cấp những đánh giá chi tiết về mức độ hiệu quả của hiệu trưởng trong việc thực hiện chức năng kiểm tra đối với các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử (VHƯX) trong trường tiểu học. Kết quả cho thấy Hoạt động kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên năng lực ứng xử và giáo dục VHƯX được đánh giá cao nhất với điểm trung bình (ĐTB) là 4,67 và độ lệch chuẩn (ĐLC) là 0,78, xếp hạng 1 với mức độ "Rất đồng ý". Hoạt động kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về VHƯX cũng được đánh giá cao với ĐTB là 4,42 và ĐLC là 0,53, xếp hạng 2 với mức độ "Rất đồng ý". Việc kiểm tra chặt chẽ việc thực 559
  8. hiện bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường đạt ĐTB là 4,39 và ĐLC là 0,65, xếp hạng 3 với mức độ "Rất đồng ý". Tuy nhiên, đối với hoạt động kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, mức độ đánh giá giảm xuống với ĐTB là 4,19 và ĐLC là 0,77, xếp hạng 4 với mức độ "Đồng ý". Cuối cùng, hoạt động kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục VHƯX cho học sinh nhận được đánh giá thấp nhất với ĐTB là 4,06 và ĐLC là 0,62, xếp hạng 5 với mức độ "Đồng ý". Trung bình các đánh giá về việc thực hiện chức năng kiểm tra của hiệu trưởng đạt ĐTB là 4,36 với ĐLC là 0,64. Các số liệu này cho thấy, mặc dù chức năng kiểm tra của hiệu trưởng trong một số lĩnh vực được đánh giá cao, vẫn còn những lĩnh vực như phối hợp với gia đình và xã hội và giáo dục trực tiếp cho học sinh cần được cải thiện để đạt được sự đồng thuận cao hơn từ các CBQL, TTCM, GV. 5.5. Đánh giá chung * Những ưu điểm: Các trường tiểu học đã xây dựng và triển khai các kế hoạch liên quan đến giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh với mức độ thực hiện tương đối cao. Hiệu trưởng các trường đã thực hiện tốt chức năng chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, như xây dựng quy tắc ứng xử, bồi dưỡng giáo viên và phối hợp với gia đình và xã hội… Hầu hết các trường có sự kiểm tra, đánh giá chặt chẽ việc thực hiện các kế hoạch và hoạt động về giáo dục VHƯX cho học sinh. * Những hạn chế: Mặc dù đã có các kế hoạch, nhưng việc thực hiện giáo dục VHƯX cho học sinh vẫn còn gặp khó khăn và chưa được cải thiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sự phối hợp với gia đình và xã hội vẫn còn mang tính hình thức, chưa chặt chẽ. Kiểm tra, đánh giá từ các bên liên quan về hiệu quả của các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho HS vẫn không đồng nhất. 6. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho thấy một bức tranh tổng quan với cả điểm mạnh và hạn chế. Trước hết, các trường tiểu học đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc ứng xử. Các hoạt động này được thực hiện một cách cụ thể và chi tiết, nhận được sự đồng thuận cao từ các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, thể hiện qua điểm đánh giá rất cao. Điều này chứng tỏ sự cam kết mạnh mẽ của ban lãnh đạo nhà trường trong việc tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và kỷ cương. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về VHƯX và phối hợp với gia đình, xã hội mặc dù có kế hoạch nhưng chưa được thực hiện đầy đủ và cụ thể. Những hoạt động này cần được cải thiện để nâng cao hiệu quả và sự tham gia của cộng đồng. Công tác kiểm tra và giám sát của hiệu trưởng, mặc dù khá tốt, vẫn còn hạn chế ở một số lĩnh vực, đặc biệt là trong việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng VHƯX. Ngoài ra, công tác quản lý hoạt động giáo dục VHƯX chưa đảm bảo được tính hệ thống và logic theo các chức năng quản lý. Hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý còn nhiều hạn chế và bất cập, đòi hỏi cần có sự cải thiện và hoàn thiện hơn nữa. Nhìn chung, các trường tiểu học thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã có những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và triển khai hoạt động giáo dục VHƯX. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả, cần chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể cho các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng và phối hợp, cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra và giám sát. Điều này sẽ góp phần tạo ra một môi trường giáo dục văn hóa ứng xử tốt hơn cho học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện. 560
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2014). Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2021). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng 4. Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 5. Đỗ Long (2008). Tâm lí học với văn hóa ứng xử, NXB Văn hóa 6. Kiều Thanh Thảo (2020). Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử qua dạy học bài tập đọc “Chuỗi Ngọc Lam” cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, tr 91-95. 7. Lê Thị Oanh (2018), Xây dựng môi trường giáo dục ở trường trung học phổ thông chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức. 8. Lê Thị Ngọc Thúy (2012), Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận VH tổ chức, Luận án Tiến sĩ ngành QLGD, ĐHQGHN. 9. Mỵ Giang Sơn (2020). Quản lí hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục số 476 (kì 2-4/2020). 10. Nguyễn Thị Ngọc Dung (8/2019). Một số vấn đề lí luận về giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học, Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019) 11. Nguyễn Thị Ngọc Phương (8/2019), Một số vấn đề lí luận về phát triển văn hóa, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt. 12. Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2012), Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức, Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục. 13. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2014). Tài liệu giảng dạy môn giáo dục học đại cương, Trường Đại học Trà Vinh 14. Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên), Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Xuân Thanh (2017), Giáo trình Văn hóa tổ chức vận dụng vào phân tích văn hóa nhà trường, NXB Đại học Sư phạm. 15. Ngô Minh Oanh (2020), Xây dựng văn hóa nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp, Báo giáo dục online. 16. Nhiều tác giả (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả (sách dịch), NXB Chính trị Quốc gia. 17. Võ Bá Đức (2009). Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở, NXB Văn hóa thông tin TP. Hồ Chí Minh. 18. Peterson (2002), Web Development with Apache and Perl, Manning Publications 19. Peterson and Deal ( 2002), The Shaping School Culture Fieldbook, Psychology. 20. Peterson K. D, Deal T. E (2009). The Shaping School Culture Fieldbook. Publisher Jossey Bass. 21. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục. 22. Phạm Quang Huân (2007), Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường, Viện NCSP, trường ĐHSPHN. 23. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Purkey, Smith (1982), To soon to cheer?, Shythesis of research on effective School Education Leaderships. 26. Schwartz, H. and Davis, S.M. (1981), Matching Corporate Culture and Business Strategy. Organizational Dynamics, 10, 30-48. 27. Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định phê duyệt đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” (Quyết định số 1299/QĐTTg ngày 03/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ). 28. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp TPHCM. 29. Vũ Thị Quỳnh (2018), Phát triển văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 30. World Banks (1993), World Development Report 1993: Investing in Health, New York: Oxford University Press. 561
  10. NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH Số 7, Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (024) 38 264 565; Fax: (04) 39 331 242 ISBN: 978-604-79-4448-4 Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung: Giám đốc – Tổng biên tập PHAN NGỌC CHÍNH Biên tập: TRẦN THỊ HẢI YẾN Trình bày, minh họa: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT In 100 cuốn, khổ 20x28cm tại Công ty TNHH MTV In Song Nguyên. Địa chỉ: Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Số xác nhận ĐKXB: 1838-2024/CXBIPH/10-46/TC. Số QĐXB: 172/QĐ-NXBTC, ngày 07/06/2024. In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2024. 562
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Hội nghị khoa học Giảng viên, học viên, sinh viên 2024 Tập 2 - Khoa học xã hội và nhân văn, Sư phạm ISBN: 978-604-79-4448-4 Giá: 250.000 VNĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2