THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU VỰC KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI<br />
HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Khắc Thái Sơn1, Hà Anh Tuấn2, Đàm Thị Ngọc Huyền1,<br />
Dương Thị Minh Hòa1, Hoàng Ngân Hải1, Nguyễn Đức Hùng2,<br />
Trần Thị Thanh Hương1, Lê Anh Thắng1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thực trạng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên nhƣ sau:<br />
1- Hàng năm, Nhà trƣờng phải chi khoảng 50 triệu đồng để thu gom, vận chuyển rác thải đến nơi<br />
xử lí.<br />
2- Các mùa thời tiết khác nhau thì khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau, mùa<br />
Đông có khối lƣợng rác thải sinh hoạt ít nhất, chỉ là 73,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng tỉ lệ rác vô cơ lại<br />
cao nhất, chiếm 27,86%.<br />
3- Các vị trí kí túc xá khác nhau thì khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng khác nhau, kí<br />
túc xá C có lƣợng rác thải sinh hoạt lớn nhất, tới 101,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng kí túc xá A lại có tỉ<br />
lệ rác vô cơ cao nhất, chiếm 28,14 %.<br />
4- Giới tính sinh viên ảnh hƣởng rõ rệt đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt; lƣợng rác<br />
thải sinh hoạt của một nam sinh là 33 g rác/ngày, tƣơng ứng với 9,9 kg rác/năm học, trong đó có<br />
31,82 % rác vô cơ; lƣợng rác thải sinh hoạt của một nữ sinh là 165,2 g rác/ngày, tƣơng ứng với<br />
49,56 kg rác/năm học, trong đó có 14,23 % rác vô cơ.<br />
Từ khóa: rác thải, kí túc xá, sinh hoạt, Trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Trong sinh hoạt hàng ngày, con ngƣời đã đƣa<br />
vào môi trƣờng một lƣợng rác thải không<br />
nhỏ, trung bình 190g rác thải/ngƣời/ngày [1],<br />
[2]. Với hơn 85 triệu ngƣời thì lƣợng rác thải<br />
sinh hoạt của dân cƣ trong cả nƣớc là khoảng<br />
16.000 tấn/ngày. Vì vậy, nghiên cứu thực<br />
trạng và xử lí lƣợng rác thải để đảm bảo an<br />
toàn cho môi trƣờng sống hết sức cần thiết.<br />
Hiện nay, toàn quốc có khoảng 1,6 triệu sinh<br />
viên, trong số đó có khoảng 30% sống trong<br />
các kí túc xá. Nhƣ vậy, với gần nửa triệu sinh<br />
viên thì lƣợng chất thải ở khu vực kí túc xá là<br />
rất lớn, ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng<br />
sống và học tập của sinh viên. Tuy nhiên,<br />
đến nay chƣa có những nghiên cứu đầy đủ<br />
và toàn diện về chất thải sinh hoạt ở kí túc<br />
xá sinh viên.<br />
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên<br />
thƣờng xuyên có khoảng 5.000 sinh viên<br />
tham gia sinh hoạt trong khu kí túc xá của<br />
Nhà trƣờng, lƣợng rác thải của sinh viên là rất<br />
nhiều nên đã ảnh hƣởng không nhỏ tới môi<br />
<br />
<br />
trƣờng sống trong Trƣờng [3]. Để có hiểu biết<br />
đầy đủ về thực trạng khối lƣợng, thành phần<br />
rác thải sinh hoạt của sinh viên ở các kí túc xá<br />
trong Nhà trƣờng, làm cơ sở cho việc nghiên<br />
cứu các biện pháp xử lí rác thải tại chỗ, chúng<br />
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng<br />
rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá Trường<br />
Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên”.<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc thực trạng rác<br />
thải sinh hoạt tại kí túc xá Trƣờng Đại học<br />
Nông lâm Thái Nguyên về khối lƣợng và thành<br />
phần, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến nó,<br />
làm cơ sở đề xuất hƣớng và biện pháp xử lí<br />
nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống sinh<br />
viên trong kí túc xá có ý nghĩa thực tiễn.<br />
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung<br />
vào số lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt<br />
tại kí túc xá sinh viên Trƣờng Đại học Nông<br />
lâm – ĐH Thái Nguyên.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu gồm 4 nội dung sau:<br />
<br />
Tel: 0988.717.622; Email:nkthaison@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 134<br />
<br />
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
1- Đánh giá sơ bộ tình hình thu gom và xử lí<br />
rác thải sinh hoạt trong khu vực kí túc xá<br />
Trƣờng Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên.<br />
2- Nghiên cứu ảnh hƣởng của các mùa thời<br />
tiết trong năm đến khối lƣợng và thành phần<br />
rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá.<br />
3- Nghiên cứu ảnh hƣởng của vị trí kí túc xá<br />
đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh<br />
hoạt của sinh viên.<br />
4- Nghiên cứu ảnh hƣởng của giới tính sinh<br />
viên đến khối lƣợng và thành phần rác thải<br />
sinh hoạt tại khu vực kí túc xá.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra<br />
mẫu điển hình, cụ thể nhƣ sau:<br />
- Chọn ở mỗi khu vực kí túc (A, B, C) 2<br />
phòng nam và 2 phòng nữ để làm mẫu theo<br />
dõi trong suốt 1 năm, tính riêng theo 4 mùa.<br />
Các phòng chọn làm mẫu theo dõi phải đảm<br />
bảo yêu cầu là có số ngƣời ở ổn định trong<br />
suốt thời gian theo dõi.<br />
- Đặt ở mỗi phòng mẫu theo dõi 2 thùng đựng<br />
rác sinh hoạt: 1 thùng đựng rác vô cơ, 1 thùng<br />
đựng rác hữu cơ; yêu cầu sinh viên của phòng<br />
phân loại rác khi bỏ vào 2 thùng.<br />
- Phƣơng pháp theo dõi rác hữu cơ: mùa hè<br />
cân định kì 3 ngày/lần, mùa đông cân định kì<br />
5 ngày/lần<br />
- Phƣơng pháp theo dõi rác vô cơ: cân định kì<br />
10 ngày/lần.<br />
- Tổng hợp số liệu, phân tích kết quả<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Thực trạng về thu gom và xử lí rác thải<br />
sinh hoạt trong khu kí túc xá Trường Đại<br />
học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
Hiện nay, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái<br />
Nguyên có khoảng 5.000 sinh viên cƣ trú tại 3<br />
khu kí túc xá (kí túc A, kí túc B ở trong<br />
Trƣờng và kí túc C là khu ngoài cổng Trƣờng).<br />
Rác thải của sinh viên ở kí túc xá A đƣợc tập<br />
kết tại một bãi rác với diện tích khoảng 30 m2.<br />
Rác thải sinh hoạt của sinh viên ở kí túc xá B<br />
đƣợc gom lại tại 7 bể rác nhỏ đƣợc đặt rải rác<br />
tại đầu các dãy nhà [3]. Trong Trƣờng, ngoài<br />
rác thải của 2 khu kí túc xá còn 7 thùng rác<br />
công cộng đặt để gom rác tại Khu Hiệu bộ và<br />
nhà làm việc của các khoa.<br />
<br />
73(11): 134 - 139<br />
<br />
Trong những năm vừa qua, Trƣờng Đại học<br />
Nông lâm Thái Nguyên đã kí hợp đồng với<br />
Công ti Quản lí đô thị Thái Nguyên về việc thu<br />
gom, vận chuyển và xử lí rác thải của Nhà<br />
trƣờng. Theo đó, Công ti sẽ vào thu gom rác 2<br />
lần/tuần, sau đó vận chuyển đến bãi rác Tân<br />
Cƣơng, ngoại ô TP Thái Nguyên để chôn lấp.<br />
Số liệu bảng 1 cho thấy: số tiền mà Nhà<br />
trƣờng phải bỏ ra để chuyển lƣợng rác thải<br />
sinh hoạt của sinh viên là khá lớn, khoảng gần<br />
50 triệu đồng/năm.<br />
Khối lƣợng, thành phần rác thải sinh hoạt tại<br />
khu vực kí túc xá sinh viên chịu sự chi phối<br />
của các mùa thời tiết, của vị trí kí túc xá và<br />
của giới tính sinh viên. Nói cách khác, các<br />
mùa thời tiết khác nhau, các vị trí kí túc xá<br />
khác nhau, phòng ở của nam sinh và nữ sinh<br />
có thể dẫn đến khối lƣợng và thành phần rác<br />
thải sinh hoạt khác nhau. Chính vì vậy,<br />
nghiên cứu đã bố trí các mẫu theo dõi (nhƣ<br />
phần phƣơng pháp nghiên cứu đã mô tả) sự<br />
ảnh hƣởng của cả 3 yếu tố này đến khối lƣợng<br />
và thành phần rác thải sinh hoạt của sinh viên.<br />
Ảnh hưởng của các mùa thời tiết trong<br />
năm đến khối lượng và thành phần rác thải<br />
sinh hoạt tại khu vực kí túc xá<br />
Số liệu bảng 2 cho thấy khối lƣợng và thành<br />
phần rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá<br />
sinh viên ở các mùa thời tiết khác nhau trong<br />
năm là khác nhau.<br />
Về khối lượng rác thải: Tổng khối lƣợng rác<br />
thải sinh hoạt trung bình của 1 sinh viên tại kí<br />
túc xá là 83,44 g/ngày. Trong đó, rác thải sinh<br />
hoạt ở mùa Thu là cao nhất, đạt tới 89,30<br />
g/ngày; thấp nhất trong năm là lƣợng rác thải<br />
sinh hoạt ở mùa Đông, chỉ đạt 73,75 g/ngày.<br />
Điều này là do trong 3 tháng mùa Thu có<br />
nhiều ngày lễ, ví dụ: ngày Tết Trung thu (15<br />
tháng 8 âm lịch), ngày Phụ nữ Việt Nam (20<br />
tháng 10) và ngày 09 tháng 09 - ngày mà thế<br />
hệ trẻ coi là “ngày Đàn ông”. Những ngày lễ<br />
này, sinh viên thƣờng tổ chức liên hoan<br />
“ngọt” tại phòng. Mặt khác, hàng năm vào<br />
mùa Thu là mùa đón tân sinh viên nên gia<br />
tăng lƣợng tiêu dùng trong sinh hoạt, nó cũng<br />
góp phần tăng thêm lƣợng rác thải sinh hoạt.<br />
Đây là những nguyên nhân chính làm gia tăng<br />
lƣợng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá<br />
trong mùa Thu. Ngƣợc lại, trong 3 tháng mùa<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 135<br />
<br />
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đông, không có nhiều ngày lễ mà sinh viên tổ<br />
chức liên hoan tại phòng, ngoài ra do thời tiết<br />
lạnh nên nhu cầu ăn các loại hoa quả giảm;<br />
đây là nguyên nhân làm giảm khối lƣợng rác<br />
thải sinh hoạt trong mùa Đông.<br />
Về thành phần rác thải: Thành phần rác thải<br />
sinh hoạt của sinh viên tại khu vực kí túc xá<br />
trung bình cả năm là 79,57 % rác hữu cơ và<br />
20,43 % rác vô cơ. Trong đó, thành phần này<br />
ở thời tiết mùa Xuân, thời tiết mùa Hè và thời<br />
tiết mùa Thu khác nhau không nhiều, chúng<br />
dao động từ hơn 80 đến gần 83 % rác hữu cơ<br />
và từ hơn 17 đến gần 20 % rác vô cơ. Riêng ở<br />
thời tiết mùa Đông, tỉ lệ rác hữu cơ giảm<br />
xuống chỉ còn hơn 72 % và tỉ lệ rác vô cơ<br />
tăng lên đến gần 28 %. Điều này là do ở thời<br />
<br />
73(11): 134 - 139<br />
<br />
tiết mùa Đông, nhu cầu về quả tƣơi của sinh<br />
viên giảm, thay vào đó là nhu cầu về đồ khô<br />
gia tăng, nhƣ: bánh kẹo, mì tôm… nên tỉ lệ<br />
rác thải hữu cơ giảm, rác thải vô cơ tăng.<br />
Ảnh hưởng của vị trí kí túc xá đến khối<br />
lượng và thành phần rác thải sinh hoạt của<br />
sinh viên<br />
Số liệu bảng 3 cho thầy ở các khu vực kí túc<br />
xá khác nhau trong trƣờng cũng ảnh hƣởng<br />
đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh<br />
hoạt của sinh viên.<br />
- Về khối lượng rác: Khối lƣợng rác thải sinh<br />
hoạt trung bình của 1 sinh viên (cả nam và<br />
nữ) ở cả 3 khu vực kí túc xá là 88,63 g/năm.<br />
<br />
Bảng 1. Tình hình thu gom, vận chuyển rác thải của Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên<br />
trong năm 2005 và 2006<br />
Tháng<br />
Tháng 1<br />
Tháng 2<br />
Tháng 3<br />
Tháng 4<br />
Tháng 5<br />
Tháng 6<br />
Tháng 7<br />
Tháng 8<br />
Tháng 9<br />
Tháng 10<br />
Tháng 11<br />
Tháng 12<br />
Tổng<br />
<br />
Số chuyến<br />
9<br />
8<br />
9<br />
8<br />
9<br />
9<br />
4<br />
8<br />
9<br />
9<br />
8<br />
9<br />
99<br />
<br />
Năm 2005<br />
Chi phí 1 chuyến (đ)<br />
450.870<br />
450.870<br />
450.870<br />
450.870<br />
450.870<br />
450.870<br />
472.348<br />
472.348<br />
472.348<br />
519.574<br />
519.574<br />
519.574<br />
46.748.304<br />
<br />
Số chuyến<br />
8<br />
5<br />
9<br />
8<br />
9<br />
9<br />
4<br />
7<br />
6<br />
9<br />
9<br />
8<br />
91<br />
<br />
Năm 2006<br />
Chi phí 1 chuyến (đ)<br />
500.000<br />
500.000<br />
500.000<br />
500.000<br />
500.000<br />
500.000<br />
550.000<br />
550.000<br />
550.000<br />
550.000<br />
550.000<br />
550.000<br />
47.775.000<br />
<br />
(Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2007)<br />
Bảng 2. Ảnh hƣởng của các mùa thời tiết trong năm đến khối lƣợng và thành phần<br />
rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá<br />
Lƣợng rác<br />
Mùa<br />
Xuân<br />
Hè<br />
Thu<br />
Đông<br />
Trung bình<br />
<br />
Rác hữu cơ<br />
Khối lƣợng<br />
(g/ngƣời/ngày)<br />
69,19<br />
69,80<br />
73,35<br />
53,20<br />
65,39<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
80,17<br />
82,70<br />
82,14<br />
72,14<br />
79,57<br />
<br />
Rác vô cơ<br />
Khối lƣợng<br />
(g/ngƣời/ngày)<br />
17,11<br />
14,60<br />
15,95<br />
20,55<br />
17,05<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
19,83<br />
17,30<br />
17,86<br />
27,86<br />
20,43<br />
<br />
Tổng lượng rác<br />
(g/người/ngày)<br />
86,30<br />
84,40<br />
89,30<br />
73,75<br />
83,44<br />
<br />
Bảng 3. Ảnh hƣởng của vị trí kí túc xá đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt của sinh viên<br />
Lƣợng rác<br />
<br />
Rác hữu cơ<br />
Khối lƣợng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Rác vô cơ<br />
Khối lƣợng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Tổng lƣợng rác<br />
(g/ngƣời/ngày)<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 136<br />
<br />
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs<br />
Địa điểm<br />
Kí túc xá A<br />
Kí túc xá B<br />
Kí túc xá C<br />
Trung bình<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
(g/ngƣời/ngày)<br />
58,35<br />
64,75<br />
80,10<br />
67,73<br />
<br />
71,86<br />
78,06<br />
78,72<br />
76,42<br />
<br />
Trong đó, ở kí túc xá A và kí túc xá B gần<br />
nhƣ không khác nhau, tƣơng ứng là 81,2 và<br />
82,95 g/ngày. Riêng khối lƣợng rác ở kí túc<br />
xá C lớn hơn hẳn, tới 101,75/ngày. Điều này<br />
là do kí túc xá A và kí túc xá B ở trong khuôn<br />
viên của trƣờng, không thuận tiện cho sinh<br />
viên mua đồ mang về phòng ăn, còn kí túc C<br />
ở gần khu vực chợ nên sinh viên hay mua<br />
nhiều thứ mang về phòng ăn.<br />
- Về thành phần rác: Tỉ lệ rác thải vô cơ trung<br />
bình của 1 sinh viên ở cả 3 khu vực kí túc xá<br />
là 23,58 %. Khác với khối lƣợng rác thải, tỉ lệ<br />
rác thải vô cơ ở kí túc xá B và kí túc xá C lại<br />
gần nhƣ không khác nhau, tƣơng ứng là 21,94<br />
% và 21,28 %, trong khi đó ở kí túc xá A tỉ lệ<br />
này lại cao hơn hẳn, tới 28,14 %. Điều này là<br />
do sinh viên ở kí túc xá A không đƣợc phép<br />
nấu ăn nên hay mua đồ ăn sẵn về phòng, vì<br />
vậy thải ra nhiều rác vô cơ (túi nilon và vỏ<br />
hộp kim loại).<br />
Ảnh hưởng của giới tính sinh viên đến khối<br />
lượng và thành phần rác thải sinh hoạt tại<br />
khu vực kí túc xá<br />
Số liệu bảng 4 cho thấy giới tính của sinh<br />
viên ảnh hƣởng rõ rệt đến khối lƣợng và<br />
thành phần rác thải sinh hoạt tại khu vực kí<br />
túc xá.<br />
- Về khối lượng rác: Khối lƣợng rác thải sinh<br />
hoạt trung bình của cả nam sinh và nữ sinh là<br />
99 g/ngƣời/ngày. Trong khi, khối lƣợng rác<br />
thải sinh hoạt trung bình của phòng nam sinh<br />
chỉ là 33 g/ngƣời/ngày thì ở phòng nữ sinh<br />
lên tới 165,2 g/ngƣời/ngày. Nhƣ vậy, khối<br />
lƣợng rác thải sinh hoạt của phòng nữ sinh<br />
gấp 5 lần so với phòng nam sinh. Điều này là<br />
do nữ sinh có thói quen hay ăn vặt, hay mang<br />
theo đồ ăn mỗi khi từ quê nhà đến trƣờng, hay<br />
nhận đƣợc quà là đồ ăn khi có khách đến chơi<br />
và có sở thích hay nấu nƣớng hơn nam sinh.<br />
Đồng thời, nữ sinh hay mua cơm về mang về<br />
phòng ở để ăn nên có thêm một lƣợng rác<br />
gồm cơm, thức ăn thừa và túi nilon. Ngoài ra,<br />
hàng tháng nữ sinh còn có thêm một lƣợng<br />
<br />
(g/ngƣời/ngày)<br />
22,85<br />
18,20<br />
21,65<br />
20,90<br />
<br />
73(11): 134 - 139<br />
<br />
28,14<br />
21,94<br />
21,28<br />
23,58<br />
<br />
81,20<br />
82,95<br />
101,75<br />
88,63<br />
<br />
nhỏ rác thải sinh hoạt do đáp ứng nhu cầu vệ<br />
sinh cá nhân.<br />
- Về thành phần rác: Số liệu bảng 4 cho thấy<br />
cả lƣợng rác sinh hoạt hữu cơ và vô cơ của<br />
phòng nam sinh đều ít hơn phòng nữ sinh,<br />
nhƣng xét về tỉ lệ thì phòng nam sinh có tỉ lệ<br />
rác vô cơ cao và tỉ lệ rác hữu cơ thấp hơn. Cụ<br />
thể trong khi phòng nam sinh có 31,82 % rác<br />
vô cơ và 68,18 % rác hữu cơ thì phòng nữ<br />
sinh chỉ có 14,23 % rác vô cơ và 85,77 % rác<br />
hữu cơ. Điều này là do nam sinh ít ăn uống tại<br />
phòng ở và nếu có mang gì về phòng ở để ăn<br />
thì chủ yếu là đồ đã chế biến nên hay thải ra<br />
túi nilon và vỏ hộp kim loại.<br />
- Tổng lượng rác trong 1 năm: Một năm học,<br />
sinh viên ở tại kí túc xá 10 tháng, tƣơng ứng<br />
với 300 ngày. Nhƣ vậy, lƣợng rác thải sinh<br />
hoạt của một nam sinh là 33g x 300 ngày =<br />
9,9 kg/năm học, gồm 7,75kg rác hữu cơ và<br />
3,15 kg rác vô cơ; lƣợng rác thải sinh hoạt<br />
của một nữ sinh thải ra 165,2g x 300 ngày =<br />
49,56 kg/năm học, gồm 42,51 kg rác hữu cơ<br />
và 7,05 kg rác vô cơ.<br />
Hiện nay, toàn Trƣờng Đại học Nông lâm<br />
Thái Nguyên thƣờng xuyên có khoảng 5.000<br />
sinh viên cƣ trú tại 2 khu vực kí túc xá của<br />
Nhà trƣờng và khu kí túc xá tự phát ngoài<br />
cổng trƣờng. Trong đó, 60 % là nam, tƣơng<br />
ứng với 3.000 sinh viên, sẽ có lƣợng rác thải<br />
sinh hoạt là gần 30 tấn/năm học; 40 % là nữ,<br />
tƣơng ứng với 2.000 sinh viên, sẽ có lƣợng<br />
rác thải sinh hoạt là gần 100 tấn/năm học.<br />
Nhƣ vậy, 5.000 sinh viên của Nhà trƣờng sẽ<br />
có lƣợng rác thải sinh hoạt 130 tấn/năm học;<br />
trong đó, có hơn 105 tấn là rác hữu cơ và gần<br />
24 tấn rác vô cơ.<br />
Với cách diễn giải nhƣ vậy, trên địa bàn tỉnh<br />
Thái Nguyên hiện nay có khoảng 100.000<br />
sinh viên của Đại học Thái Nguyên và hơn 20<br />
trƣờng cao đẳng, trung cấp. Nhƣ vậy, số sinh<br />
viên này sẽ có khoảng 2.600 tấn rác thải sinh<br />
hoạt/năm học.<br />
<br />
Bảng 4. Ảnh hƣởng của giới tính sinh viên đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt<br />
tại khu vực kí túc xá<br />
Lƣợng rác<br />
<br />
Rác hữu cơ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Rác vô cơ<br />
<br />
Tổng lượng rác<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 137<br />
<br />
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Trung bình<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
73(11): 134 - 139<br />
<br />
Khối lƣợng<br />
(g/ngƣời/ngày)<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Khối lƣợng<br />
(g/ngƣời/ngày)<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
22,50<br />
141,70<br />
82,10<br />
<br />
68,18<br />
85,77<br />
82,85<br />
<br />
10,50<br />
23,50<br />
17,00<br />
<br />
31,82<br />
14,23<br />
17,15<br />
<br />
- Đề xuất giải pháp xử lí: Tuyên truyền<br />
khuyến cáo sinh viên phân loại rác từ nguồn,<br />
sau đó dùng hỗn hợp vi sinh vật có ích (EM)<br />
để chế biến lƣợng rác hữu cơ thành phân hữu<br />
cơ sử dụng bón cho cây trồng cạn trong Trung<br />
tâm Thực hành thực nghiệm; còn rác vô cơ sẽ<br />
phân loại để bán cho tái chế và chôn lấp.<br />
KẾT LUẬN<br />
Sau một năm nghiên cứu, chúng tôi thấy thực<br />
trạng và thành phần rác thải sinh hoạt tại khu<br />
vực kí túc xá Trƣờng Đại học Nông lâm – ĐH<br />
Thái Nguyên nhƣ sau:<br />
1- Hàng năm, Nhà trƣờng phải chi khoảng 50<br />
triệu đồng để thu gom, vận chuyển rác thải<br />
đến nơi xử lí.<br />
2- Các mùa thời tiết khác nhau thì khối lƣợng<br />
và thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau,<br />
mùa Đông có khối lƣợng rác thải sinh hoạt ít<br />
nhất, chỉ là 73,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng tỉ lệ<br />
rác vô cơ lại cao nhất, chiếm 27,86%.<br />
3- Các vị trí kí túc xá khác nhau thì khối<br />
lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng<br />
<br />
(g/người/ngày)<br />
33,00<br />
165,20<br />
99,10<br />
<br />
khác nhau, kí túc xá C có lƣợng rác thải sinh<br />
hoạt lớn nhất, tới 101,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng<br />
kí túc xá A lại có tỉ lệ rác vô cơ cao nhất,<br />
chiếm 28,14 %.<br />
4- Giới tính sinh viên ảnh hƣởng rõ rệt đến<br />
khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt;<br />
lƣợng rác thải sinh hoạt của một nam sinh là<br />
33 g rác/ngày, tƣơng ứng với 9,9 kg rác/năm<br />
học, trong đó có 31,82 % rác vô cơ; lƣợng rác<br />
thải sinh hoạt của một nữ sinh là 165,2 g<br />
rác/ngày, tƣơng ứng với 49,56 kg rác/năm<br />
học, trong đó có 14,23 % rác vô cơ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn<br />
(2003), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải<br />
bảo vệ môi trường, Nxb Nông nghiệp.<br />
[2]. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ<br />
xử lý rác thải và chất thải rắn, Nxb Khoa học<br />
và Kỹ thuật.<br />
[3]. Trƣờng Đại học Nông lâm – ĐH Thái<br />
Nguyên (2007), Báo cáo tổng kết công tác vệ<br />
sinh môi trƣờng.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 138<br />
<br />