Thực trạng rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi có luật tại trường mầm non Hoa Mai và trường mầm non Phú Cát – thành phố Huế
lượt xem 8
download
Kỹ năng ghi nhớ là một trong những kỹ năng sống cần thiết đối với mỗi người. Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi thì kỹ năng này càng quan trọng hơn. Kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các tài liệu học tập, lưu giữ những tri thức, kinh nghiệm. Nhờ đó, trẻ học tập tốt hơn, tự tin tham gia vào cuộc sống xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi có luật tại trường mầm non Hoa Mai và trường mầm non Phú Cát – thành phố Huế
- THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CÓ LUẬT TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI VÀ TRƯỜNG MẦM NON PHÚ CÁT – THÀNH PHỐ HUẾ TRẦN THỊ THANH XUÂN - TRẦN THỊ THANH VÂN VÕ THỊ VIỆT KIỀU - VÕ THỊ HOÀI THU Khoa Giáo dục Mầm non Tóm tắt: Kỹ năng ghi nhớ là một trong những kỹ năng sống cần thiết đối với mỗi người. Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi thì kỹ năng này càng quan trọng hơn. Kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các tài liệu học tập, lưu giữ những tri thức, kinh nghiệm. Nhờ đó, trẻ học tập tốt hơn, tự tin tham gia vào cuộc sống xã hội. Trẻ 5 - 6 tuổi “học mà chơi, chơi mà học” nên thông qua trò chơi có luật sẽ tạo điều kiện cho giáo viên rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. Để biết ở trường mầm non, giáo viên rèn luyện kỹ năng ghi nhớ như thế nào, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật tại trường mầm non Hoa Mai và trường mầm non Phú Cát – thành phố Huế. Từ khóa: Kỹ năng, trí nhớ, ghi nhớ, trò chơi có luật, giáo dục mầm non, giáo viên mầm non 1. MỞ ĐẦU Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, trí nhớ góp phần xây dựng cơ sở ban đầu của việc hình thành và phát triển nhân cách, lưu giữ những hình ảnh, tri thức, kinh nghiệm để khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, học tập trong trường mầm non và trong cuộc sống. Đây cũng là giai đoạn mà trẻ có hứng thú nhận thức nhiều nhất, trẻ tiếp thu những kiến thức mới lạ, quan trọng từ thế giới xung quanh, đòi hỏi trẻ phải có những vốn tri thức nhất định, phải có sự lưu giữ được các tri thức, kinh nghiệm về mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Việc rèn luyện sẽ giúp trẻ ghi nhớ và lĩnh hội kiến thức nhiều hơn, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ trong trường mầm non đang ngày được quan tâm. Giáo viên luôn cố gắng tìm tòi, đưa ra những mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp để rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đề cập tới thực trạng rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua trò chơi có luật tại trường mầm non Hoa Mai và trường mầm non Phú Cát – thành phố Huế với những vấn đề: Nhận thức của giáo viên, nội dung và hình thức rèn luyện. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 310-318
- THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI… 311 2. NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ TẦM QUAN TRỌNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CÓ LUẬT Qua bảng phiếu, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi có luật. Vì vậy, hầu hết giáo viên đều cho rằng rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi có luật là rất cần thiết (100% ở MN Hoa Mai, 83.3 % ở MN Phú Cát), số còn lại cho rằng là rất cần thiết (16,7% ở MN Phú Cát), không có giáo viên cho rằng không cần thiết. Nhận thức của giáo viên càng thể hiện rõ hơn qua việc xác định ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. Bảng 1. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật MN Hoa Mai MN Phú Cát Ý nghĩa Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ TT (%) Trẻ được nuôi dưỡng về mặt thể 1 chất lẫn tinh thần, phát triển khả 1 16,7 3 50 năng độc lập, sáng tạo. Phát triển năng lực tập trung chú ý, tạo điều kiện thuận lợi cho những 2 5 83,3 5 83,3 hành động có tính định hướng, phù hợp với chỉ dẫn của giáo viên Trẻ học cách chủ động ghi nhớ từ 3 5 83,3 3 50 đó tự rèn luyện kỹ năng ghi nhớ Trẻ học cách chủ động ghi nhớ 4 những tri thức, kinh nghiệm, phục 4 66,7 2 33,3 vụ cho quá trình học tập Trẻ được phát triển mọi mặt về 5 nhân cách, hoàn thiện kỹ năng 3 50 4 66,7 nhận thức Hình thành thái độ hứng thú cho trẻ 6 4 66,7 2 33,3 trong học tập Cung cấp khối lượng tri thức cần 7 thiết, nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri 3 50 3 50 thức của trẻ Giúp trẻ chuẩn bị tri thức và kỹ 8 1 16,7 2 33,3 năng để chuẩn bị vào lớp 1 Qua kết quả điều tra, đa số giáo viên cho rằng việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật có ý nghĩa nhất định đối với trẻ. Phần lớn giáo viên của 2 trường cùng đồng ý việc rèn luyện sẽ giúp trẻ phát triển năng lực tập trung chú ý, tạo điều kiện thuận lợi cho những hành động có tính định hướng, phù hợp với chỉ dẫn của giáo viên (83,3%). Ý nghĩa giúp trẻ học cách chủ động ghi nhớ từ đó tự rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cũng được phần nhiều giáo viên quan tâm đến (83,3%/MN Hoa Mai,
- 312 TRẦN THỊ THANH XUÂN và cs. 50%/MN Phú Cát). Việc rèn luyện cung cấp khối lượng tri thức cần thiết, nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức của trẻ cũng được 50% giáo viên của 2 trường lựa chọn. Qua đây ta thấy được quan điểm của giáo viên của cả 2 trường có sự tương đồng đáng kể, tuy nhiên cũng có sự chênh lệch nhỏ như: ý nghĩa việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật còn giúp trẻ học cách chủ động ghi nhớ những tri thức, kinh nghiệm, phục vụ cho quá trình học tập (66,7%/MN Hoa Mai), (33,3%/MN Phú Cát). Ý nghĩa hình thành thái độ hứng thú cho trẻ trong học tập (66,7%/MN Hoa Mai, 33,3%/MN Phú Cát). Tuy nhiên, ý nghĩa giúp trẻ chuẩn bị tri thức và kỹ năng để chuẩn bị vào lớp 1 thì rất ít giáo viên của hai trường lựa chọn (16,7%/MN Hoa Mai, 33,3%/MN Phú Cát), trong khi đây là một ý nghĩa rất quan trọng. Điều này nói lên giáo viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc rèn luyện đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào lóp 1, trong khi đây là ý nghĩa rất quan trọng. Theo kiểm định phi tham số Mann – Whitney, ý nghĩa rèn luyện rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật đều không có sự khác biệt giữa hai trường (p: >0,05; “*” chỉ hiển thị ý nghĩa có sự khác biệt). Cụ thể ở bảng sau: Bảng 2. Sự khác biệt về nhận thức của giáo viên về ý nghĩa rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi MN Hoa Mai MN Phú Cát TT Ý nghĩa Sum Sum Z P Mean Mean of of Rank Rank Rank Rank Trẻ được nuôi dưỡng về mặt thể chất lẫn tinh thần, phát 1 5,50 33 7,50 45 -1,173 0,241 triển khả năng độc lập, sáng tạo. Phát triển năng lực tập trung chú ý, tạo điều kiện thuận lợi 2 cho những hành động có tính 6,50 39 6,50 39 0,000 1,000 định hướng, phù hợp với chỉ dẫn của giáo viên Trẻ học cách chủ động ghi 3 nhớ từ đó tự rèn luyện kỹ 7,50 45 5,50 33 -1,173 0,241 năng ghi nhớ Trẻ học cách chủ động ghi nhớ những tri thức, kinh 4 7,50 45 5,50 33 -1,106 0,269 nghiệm, phục vụ cho quá trình học tập Trẻ được phát triển mọi mặt 5 về nhân cách, hoàn thiện kỹ 6 36 7 42 -561 0,575 năng nhận thức Hình thành thái độ hứng thú 6 cho trẻ trong học tập 7,50 45 5,50 33 -1,106 0,269
- THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI… 313 Cung cấp khối lượng tri thức 7 cần thiết, nâng cao hiệu quả 6,50 39 6,50 39 0,000 1,000 lĩnh hội tri thức của trẻ Giúp trẻ chuẩn bị tri thức và 8 6 36 7 42 -638 0,523 kỹ năng để chuẩn bị vào lớp 1 3. NỘI DUNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CÓ LUẬT Thực hiện đầy đủ nội dung rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ thông qua trò chơi có luật sẽ mang lại cho trẻ những kỹ năng ghi nhớ cần thiết. Trên thực tế, điều này được giáo viên thực hiện như sau: Bảng 3. Nội dung rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật Trường mầm non MN Hoa Mai MN Phú Cát TT Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng, biểu 1 5 83,3 2 33,3 tượng hình ảnh, hành động, con số, bài thơ, câu chuyện để giải quyết trò chơi có luật Ghi nhớ có chủ định cách chơi, luật chơi các trò chơi, sự thay đổi cách chơi và luật chơi của các 2 6 100 4 66,7 trò chơi và thực hiện trò chơi theo cách chơi, luật chơi quy định Hình thành và phát triển khả năng tập trung chú 3 ý, quan sát lắng nghe, phát triển khả năng phân 6 100 4 66,7 tích, so sánh, khái quát hóa. Vận dụng và tái hiện nhanh những kiến thức cần thiết, phù hợp với nội dung chơi để giải 4 4 66,7 4 66,7 quyết trò chơi hiệu quả, tích lũy tri thức, kinh nghiệm mới. Lựa chọn trò chơi có luật tiêu biểu từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với việc rèn luyện kĩ 5 3 50 3 50 năng ghi nhớ cho trẻ, thường xuyên tổ chức trò chơi tạo nên lối mòn tư duy cho trẻ Hình thành và rèn luyện thái độ tích cực, hứng thú, chủ động của trẻ vào trò chơi, giải quyết 6 5 83,3 2 33,3 nhiệm vụ chơi nhằm rèn luyện kĩ năng ghi nhớ có chủ định Tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với giáo viên, tạo niềm tin của trẻ vào bản thân và xây 7 4 66,7 5 83,3 dựng môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ 8 Nội dung khác 0 0 0 0
- 314 TRẦN THỊ THANH XUÂN và cs. Kết quả điều tra cho thấy: có 100% MN Hoa Mai và 66,7% MN Phú Cát đều thực hiện nội dung ghi nhớ có chủ định cách chơi, luật chơi các trò chơi, sự thay đổi cách chơi và luật chơi của các trò chơi và thực hiện trò chơi theo cách chơi, luật chơi quy định; hình thành và phát triển khả năng tập trung chú ý, quan sát lắng nghe, phát triển khả năng phân tích, so sánh, khái quát hóa. Với nội dung vận dụng và tái hiện nhanh những kiến thức cần thiết, phù hợp với nội dung chơi để giải quyết trò chơi hiệu quả, tích lũy tri thức, kinh nghiệm mới thì có 66,7% giáo viên thực hiện ở cả hai tường. Nội dung tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với giáo viên, tạo niềm tin của trẻ vào bản thân và xây dựng môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ có 66,67% MN Hoa Mai và 88,3% MN Phú Cát thực hiện. Theo phỏng vấn, những nội dung trên được thực hiện vì đây là những nội dung cần thiết, phù hợp với khả năng của trẻ và giáo viên. Ở MN Hoa Mai đều thống nhất và cùng đưa ra nội dung rèn luyện giống nhau. Hầu hết các giáo viên của trường đều xác định đúng nội dung rèn luyện cho trẻ (trên 50% giáo viên lựa chọn các nội dung). Điều này cho thấy, các giáo viên đều có sự thống nhất trong rèn luyện. Ở MN Phú Cát, đa số nội dung đều được hầu hết giáo viên thực hiện. Chỉ có hai nội dung là thực hiện ở mức thấp (33.3%). Vì theo các giáo viên, những nội dung trên đều được thực hiện ở nhiều hoạt động khác chú trọng hơn trong thực hiện các nội dung còn lại. Theo kiểm định Mann - Whitney, trường mầm non Hoa Mai và trường mầm non Phú Cát không có sự khác biệt về nội dung rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ thông qua trò chơi có luật (p>0,05; “*”: chỉ hiện thị nội dung có sự khác biệt). Điều này thể hiện như sau: Bảng 4. Sự khác biệt về nội dung rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật MN Hoa Mai MN Phú Cát TT Nội dung Sum Sum Z P Mean Mean of of Rank Rank Rank Rank Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm về các sự vật, hiện 1 8 48 5 30 -1,682 0,093 tượng, biểu tượng hình ảnh, hành động, con số, bài thơ, câu chuyện Ghi nhớ có chủ định cách chơi, luật chơi các trò chơi, sự thay đổi cách chơi và 2 7.5 45 5.5 33 -1,483 0,138 luật chơi của các trò chơi và thực hiện trò chơi theo cách chơi, luật chơi quy định Hình thành và phát triển khả năng tập trung chú ý, 3 quan sát lắng nghe, phát 7.55 45 55 33 -1,483 0,138 triển khả năng phân tích, so sánh, khái quát hóa.
- THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI… 315 Vận dụng và tái hiện nhanh những kiến thức cần thiết, phù hợp với nội dung chơi 4 6.5 39 6.5 9 0,000 1,000 để giải quyết trò chơi hiệu quả, tích lũy tri thức, kinh nghiệm mới. Lựa chọn trò chơi có luật tiêu biểu từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với việc 5 rèn luyện kĩ năng ghi nhớ 6.5 39 6.5 39 0,000 1,000 cho trẻ, thường xuyên tổ chức trò chơi tạo nên lối mòn tư duy cho trẻ Hình thành và rèn luyện thái độ tích cực, hứng thú, chủ động của trẻ vào trò 6 8 48 5 30 -1,682 0,093 chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi nhằm rèn luyện kĩ năng ghi nhớ có chủ định Tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với giáo viên, xây 7 dựng môi trường thân thiện 6 36 7 42 -0,638 0,523 giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ 4. HÌNH THỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CÓ LUẬT Bảng 5. Hình thức rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật tại trường mầm non Hoa Mai và trường mầm non Phú Cát Mầm non Hoa Mai Mầm non Phú Cát TT Hình thức Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Thường Thỉnh Không Thường Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ xuyên thoảng bao giờ 1 Hoạt động học có chủ đích 100 0 0 83,3 16,7 0 2 Hoạt động ngoài trời 83,3 16,7 0 66,7 33,3 0 Hoạt động tự do, tự chọn 3 16,7 83,3 0 33,3 66,7 0 theo ý thích trẻ 4 Hoạt động cả tập thể lớp 100 0 0 100 0 0 5 Hoạt động theo nhóm 100 0 0 50 50 0 6 Hoạt động theo cá nhân 66,7 33,3 0 66,7 33,3 0 Các hình thức khác (tham 7 quan, dạo chơi, lao động, 33,3 66,7 0 16,7 83,3 0 làm thí nghiệm đơn giản)
- 316 TRẦN THỊ THANH XUÂN và cs. Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ tốt thì phải rèn đúng lúc, đúng thời điểm, phải lựa chọn các hình thức tối ưu nhất. Qua điều tra các hình thức rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 5. Các giáo viên ở hai trường rất quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ trong quá trình tổ chức trò chơi có luật cho trẻ, xác định hình thức để rèn luyện rất rõ ràng, thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên. Nhìn vào bảng ta thấy trường mầm non Hoa Mai có 100% giáo viên sử dụng trò chơi có luật trong hoạt động học có chủ đích, hoạt động cả tập thể lớp, hoạt động theo nhóm một cách thường xuyên, giảm dần hình thức hoạt động ngoài trời chiếm (83.3%), hoạt động các nhân (66.7%). Bên cạnh đó thì với các hình thức như hoạt động tự do, tự chọn theo ý thích trẻ (83.3%) hay các hình thức khác như dạo chơi, tham quan (66.7%) được các giáo viên lựa chọn với mức độ thỉnh thoảng. Tại trường mầm non Phú Cát thì hình thức hoạt động thường xuyên mà giáo viên áp dụng trò chơi có luật nhằm rèn luyện cho trẻ 5 – 6 tuổi là hoạt động cả tập thể lớp (100%), học có chủ đích (83.3%), hoạt động ngoài trời và hoạt động cá nhân chiếm (66.7%), còn hoạt động theo ý thích của trẻ (66.7%), hoạt động theo nhóm (50%) và các hình thức khác (83.3%) được đa số các giáo viên thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng. Điều này cho thấy các hình thức rèn luyện được giáo viên thực hiện ở mức độ phù hợp, biết lựa chọn các hình thức hợp lí. Theo kiểm định phi tham số Mann – Whitney, không có sự khác biệt trong hình thức rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi (p>0,05; “*”: chỉ hiện thị nội dung có sự khác biệt). Qua đây, ta thấy giáo viên của hai trường đều rất quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. Cụ thể ở bảng sau: Bảng 6. Sự khác biệt về hình thức rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi có luật MN Hoa Mai MN Phú Cát TT Hình thức Sum Sum Z P Mean Mean of of Rank Rank Rank Rank 1 Hoạt động học có chủ đích 6 36 7 42 -1,000 0,317 2 Hoạt động ngoài trời 6 36 7 42 -638 0,523 Hoạt động tự do, tự chọn 3 7 42 6 36 -638 0,523 theo ý thích trẻ 4 Hoạt động cả tập thể lớp 6,50 39 6,50 39 000 1,000 5 Hoạt động theo nhóm 5 30 8 48 -1,915 0,056 6 Hoạt động theo cá nhân 6,50 39 6,50 39 000 1,000 Các hình thức khác (tham 7 quan, dạo chơi, lao động, 6 36 7 42 -638 0,523 làm thí nghiệm đơn giản)
- THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI… 317 5. KẾT LUẬN Việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ thông qua trò chơi có luật tại trường MN Hoa Mai và MN Phú Cát đã được các giáo viên nhận thức đầy đủ và thực hiện khá tốt với những nội dung khác nhau. Đều là những giáo viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, trường đạt chuẩn quốc gia nên giữa hai trường không có sự khác biệt về mặt nhận thức, nội dung và hình thức rèn luyện. Giáo viên rèn luyện cho trẻ kĩ năng tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng, biểu tượng hình ảnh, hành động con số, bài thơ, câu chuyện để giải quyết trò chơi có luật. Ghi nhớ có chủ định cách chơi, luật chơi các trò chơi, sự thay đổi cách chơi và luật chơi của các trò chơi và thực hiện trò chơi theo cách chơi, luật chơi quy định. Hình thành và phát triển khả năng tập trung chú ý, quan sát lắng nghe, phát triển khả năng phân tích, so sánh, khái quát hóa. Tại hai trường mầm non, các hình thức rèn luyện được giáo viên sử dụng linh hoạt, đầy đủ phù hợp với nội dung. Các giáo viên đều có ý thức thực hiện thường xuyên các hình thức này, đặc biệt là hình thức: hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, hoạt động tập thể lớp, hoạt động cá nhân. Với thực trạng này, cho thấy giáo viên đã có nhận thức đúng đắn, có kế hoạch rõ ràng và được nhà trường quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, để việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện cho các giáo viên như : Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về của giáo viên về việc rèn luyện bằng các cuộc tập huấn, trao đổi kinh nghiệm Biện pháp 2: Thống nhất tổ chức hoạt động rèn luyện giữa các giáo viên trong trường thông qua kế hoạch dạy học Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp nhằm tạo tính tích cực hoạt động cho trẻ Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Thực hiện các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi có luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Bích Ngọc (2013). Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Nguyễn Ánh Tuyết (2007). Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm. [3] Nguyễn Phương Mai (2007). Phương pháp giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi, NXB Thời Đại. [4] Nguyễn Quang Uẩn (2007). Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Thị Hòa (2002). Giáo trình giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội. [6] Phương Nga – Lam Trình (2008). Để có trí nhớ vượt trội, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
- 318 TRẦN THỊ THANH XUÂN và cs. [7] S. Pascale Michelon (2012). Tối ưu hóa trí nhớ bằng phương pháp hình ảnh, NXB Dân trí. [8] Trần Thị Thanh Liêm – Trương Ngọc Quỳnh (2012). Phương pháp rèn luyện trí nhớ, NXB Thanh Niên. TRẦN THỊ THANH XUÂN TRẦN THỊ THANH VÂN VÕ THỊ VIỆT KIỀU VÕ THỊ HOÀI THU SV lớp GDMN 4E, khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Huế ĐT: 0166 778 9078, Email: xuankt02@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trường đại học – cao đẳng
4 p | 343 | 42
-
Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trường đại học, cao đẳng - Nguyễn Ngọc Ân
4 p | 532 | 19
-
Tiểu luận Phương pháp tổ chức cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh: Biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học
70 p | 110 | 10
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Đại học Phú Yên
6 p | 15 | 7
-
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học FPT Cần Thơ
15 p | 59 | 6
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên năm thứ tư trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
9 p | 117 | 5
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
9 p | 107 | 5
-
Thực trạng và biện pháp rèn luyện kĩ năng thoát hiểm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
9 p | 25 | 5
-
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
9 p | 8 | 5
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh lớp 5 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
3 p | 9 | 4
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
7 p | 18 | 4
-
Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng dạy học sinh học cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm
5 p | 43 | 4
-
Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm: Vài suy nghĩ về thực trạng và giải pháp
7 p | 16 | 3
-
Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn học sinh phân tích nội dung tác phẩm văn học cho sinh viên khoa ngữ văn trường ĐHSP
7 p | 43 | 2
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng học tập theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 10 | 2
-
Hoạt động rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk
14 p | 9 | 2
-
Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua hoạt động nhóm
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn