Thực trạng thực hành ESG tại các doanh nghiệp Việt Nam – Khó khăn và giải pháp
lượt xem 1
download
Bài viết "Thực trạng thực hành ESG tại các doanh nghiệp Việt Nam – Khó khăn và giải pháp" thảo luận về thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn đo lường bền vững cũng như phân tích những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt như thiếu kiến thức về ESG, thách thức về khả năng tài chính, về quy mô doanh nghiệp và về dữ liệu ESG thiếu minh bạch. Trên cơ sở đó, khuyến nghị một số giải pháp tương ứng để việc áp dụng bộ tiêu chuẩn đo lường bền vững ESG tại các doanh nghiệp Việt Nam được thuận lợi và thành công. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng thực hành ESG tại các doanh nghiệp Việt Nam – Khó khăn và giải pháp
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỰC TRẠNG THỰC HÀNH ESG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – KH KH N VÀ GIẢI PHÁP ThS.Nguyễn Thị Thanh Trường Đại học Lao động Xã hội Email: nguyenthanh91hp@gmail.com Tóm tắt Định nghĩa về thành công của doanh nghiệp ngày nay đã thay đổi khi xã hội không chỉ nhìn vào các chỉ số kinh tế mà còn nhìn vào những yếu tố của doanh nghiệp đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến bảo vệ môi trƣờng và đóng góp cho xã hội, cùng lợi ích cộng đồng. Do vậy, kinh doanh và phát triển bền vững là sự lựa chọn tất yếu đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra những lợi thế, giá trị, niềm tin lâu dài với các bên liên quan. Đồng thời góp phần tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lớn mạnh. Từ đó, đóng góp vào sự nghiệp thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững. ESG (viết tắt của ba cụm từ: Environment, Social và Governance) là một bộ tiêu chuẩn sử dụng để đo lƣờng các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, tăng mức độ uy tín, giảm rủi ro và chi phí, phù hợp với xu hƣớng và yêu cầu của thị trƣờng. Bài viết này sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích tổng hợp trên mẫu khảo sát gồm 234 phản hồi đến từ các loại hình doanh nghiệp khác nhau để tìm hiểu về mức độ cam kết và thực hành ESG của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài viết cũng thảo luận về thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn đo lƣờng bền vững cũng nhƣ phân tích những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt nhƣ thiếu kiến thức về ESG, thách thức về khả năng tài chính, về quy mô doanh nghiệp và về dữ liệu ESG thiếu minh bạch. Trên cơ sở đó, khuyến nghị một số giải pháp tƣơng ứng để việc áp dụng bộ tiêu chuẩn đo lƣờng bền vững ESG tại các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc thuận lợi và thành công. Từ khóa: ESG, phát triển bền vững, thực trạng, giải pháp Abstract The definition of business success today has changed as society not only looks at economic indicators but also at how the factors of that business affect environmental protection and contribute to the environment. for society and community benefits. Therefore, sustainable business and development is an inevitable choice for businesses, helping businesses create long-term advantages, values, and trust with stakeholders. At the same time, it contributes to enhancing the competitiveness of businesses, helping businesses survive and grow strongly. From there, contribute to the cause of promoting sustainable development of the national economy. ESG (abbreviation for three phrases: Environment, Social and Governance) is a set of standards used to measure factors related to sustainable development of businesses, helping businesses increase business efficiency and increase profitability. reputation, reducing risks and costs, in accordance with market trends and requirements. This article uses descriptive statistics and meta-analysis methods on a survey sample of 234 responses from different types of businesses to learn about the level of commitment and ESG practices of businesses in Vietnam. Male. The article also discusses the current status of applying sustainability measurement standards as well as analyzing the difficulties and challenges that Vietnamese businesses face such as lack of knowledge about ESG, challenges in financial capacity, about business size and lack of transparency in ESG data. On that basis, 331
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG we recommend a number of corresponding solutions to make the application of the ESG sustainability measurement standards in Vietnamese businesses convenient and successful. Keywords: ESG, sustainable development, current situation, solutions 1. GIỚI THIỆU Ngày nay, phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trƣởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lƣợng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc càng tăng thêm, môi trƣờng thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc. Đó là sự tăng trƣởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội. Có tăng trƣởng kinh tế nhƣng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trƣởng kinh tế nhƣng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trƣởng kinh tế làm giãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với toàn thế giới. Đối với doanh nghiệp, kinh doanh và phát triển bền vững là việc kinh doanh có trách nhiệm và cân nhắc tác động của các hoạt động kinh doanh tới môi trƣờng, xã hội, quản trị. Đây là một chiến lƣợc kinh doanh không chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn mà còn chú trọng đến việc duy trì cân bằng giữa các yếu tố kinh doanh và các yếu tố nhân lực, môi trƣờng, xã hội, kinh tế dài hạn. Mục tiêu của kinh doanh và phát triển bền vững bao gồm: bảo vệ môi trƣờng (tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm); trách nhiệm với xã hội (tuân thủ các quy định pháp luật, tạo ra giá trị tích cực, trách nhiệm cho cộng đồng); duy trì tính bền vững (doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài). Tính bền vững rất quan trọng trong kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo những lợi thế, giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển, tạo ra giá trị, niềm tin lâu dài và sự ổn định trong lòng nhân viên, khách hàng và các bên liên quan. Đồng thời góp phần mở rộng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. Từ đó, đóng góp vào sự nghiệp thúc đầy nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững. Nhận thức sâu sắc vai trò của kinh doanh và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay không chỉ tập trung xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững trong phạm vi doanh nghiệp mình, mà họ còn quan tâm và dành nguồn lực, đầu tƣ cho việc tăng cƣờng sự tham gia và nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp, các bên liên quan trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, từ đó tạo thành một hệ sinh thái bền vững của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các hoạt động kinh doanh, phát triển mang tính bền vững đang ngày càng phổ biến. Trọng tâm của phát triển bền vững chủ yếu đề cập ở ba khía cạnh Environment – môi trƣờng, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp, viết tắt là ESG. ESG là một bộ tiêu chuẩn đo lƣờng những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp. ESG kinh doanh bền vững không chỉ đƣợc áp dụng tại các tập đoàn lớn mà các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể thực hiện. Xu hƣớng này tạo ra cơ hội kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với môi trƣờng, xã hội, tạo thế phát triển kinh doanh bền vững cho mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy 332
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG nhiên, bộ tiêu chuẩn ESG dùng để đo lƣờng những yếu tố liên quan đến định hƣớng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp tại Việt Nam lại còn vô cùng mới mẻ. Theo báo cáo về mức độ sẵn sàng đối với ESG tại Việt Nam (PwC Vietnam, 2022) [12] thực hiện khảo sát tại 234 đại diện doanh nghiệp cho thấy, mặc dù 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã cam kết các nội dung ESG hoặc lên kế hoạch thực hiện trong 2-4 năm tới. Song vẫn có tới 71% doanh nghiệp chƣa trang bị đủ kiến thức về các dữ liệu cần thiết để báo cáo; 70% không có hoặc rất ít khi công bố báo cáo ESG ra bên ngoài; 64% các doanh nghiệp chƣa có xác thực mức độ công bố thông tin ESG bởi đối tác bên ngoài. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, tài chính để sẵn sàng cho việc thực hành bộ tiêu chuẩn ESG. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Về ESG Khái niệm về ESG ban đầu đƣợc đề cập trong một ấn phẩm của nhà kinh tế học Hoa Kỳ Howard Bowen vào năm 1953 dƣới dạng CSR (Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất - kinh doanh) [6]. Tiếp đến, ESG (Environmental, Social and Governance) bắt đầu đƣợc thế giới biết đến vào cuối năm 2004 khi lần đầu tiên xuất hiện trong ―Who Cares Win Connecting Finance Marketing to a Changing World‖, một báo cáo do UN Global Compact viết [14]. Kofi Annan, ngƣời từng là Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc vào thời điểm đó, đã sử dụng nó một cách chính thức, nhấn mạnh sự cần thiết của việc đầu tƣ có trách nhiệm có xem xét các yếu tố môi trƣờng, xã hội và quản trị. ESG là một hệ thống tiêu chuẩn bao gồm các yếu tố môi trƣờng (E), xã hội (S) và quản trị (G) [3]. ESG bắt nguồn từ sự đầu tƣ có trách nhiệm. Định nghĩa đầu tƣ có trách nhiệm là chiến lƣợc kết hợp các yếu tố môi trƣờng, xã hội và quản trị (ESG) trong các quyết định đầu tƣ [11]. Do đó, ESG thƣờng là tiêu chuẩn và chiến lƣợc đƣợc các nhà đầu tƣ sử dụng để đánh giá hành vi của công ty và hiệu quả tài chính trong tƣơng lai. Để đánh giá sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, ba yếu tố cơ bản của ESG (môi trƣờng, xã hội và quản trị) là những điểm mấu chốt cần đƣợc xem xét trong quá trình phân tích và ra quyết định đầu tƣ. Hơn nữa, đó là các yếu tố giúp đo lƣờng tính bền vững và tác động xã hội của hoạt động kinh doanh [4]. Nhƣ EBA (Cơ quan Ngân hàng Châu Âu) tuyên bố, các yếu tố ESG là các vấn đề về môi trƣờng, xã hội hoặc quản trị có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả tài chính hoặc khả năng thanh toán của một thực thể, chủ quyền hoặc cá nhân [3]. Nhƣ vậy, hiểu một cách đơn giản, Thủy (2022) định nghĩa ESG là một bộ tiêu chuẩn sử dụng để đo lƣờng các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của doanh nghiệp [10]. Bộ tiêu chuẩn ESG bao gồm 3 nhóm tiêu chuẩn, cụ thể nhƣ sau: E - Evironmental: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề về bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, nhƣ: tác động từ biến đổi khí hậu và phát thải carbon, quản lý nƣớc và chất thải gây ô nhiễm, khai thác tài nguyên từ rừng,… S - Social: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến toàn xã hội, từ các vấn đề cơ bản nhƣ sự hài lòng của khách hàng đến những vấn đề có tính tổng thể nhƣ tính đa dạng, công bằng và hòa nhập, quyền riêng tƣ, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng,… 333
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG G - Governance: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động của tổ chức nhƣ vấn đề liên quan đến quản trị công ty, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,… 2.2 Về phát triển bền vững Gro H. Brundtland (1987) [2] đề cập khái niệm phát triển bền vững trong báo ―Báo cáo Brunđtland‖ của Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới (WCED) cho rằng phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thƣơng đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai đáp ứng các nhu cầu của họ. Richard N. Andrews (2003) [1] cho rằng phát triển bền vững không chỉ là vấn đề của hoạt động từ thiện và trách nhiệm đạo đức đối với cộng đồng mà là chiến lƣợc cốt lõi và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp của mình. Bradley D. Parrish (2005) [8] định nghĩa doanh nghiệp phát triển bền vững là một tổ chức góp phần phát triển xã hội bền vững, "bền vững" đƣợc hiểu nhƣ là một tƣơng lai con ngƣời và "phát triển" đƣợc hiểu là một sự cải thiện chất lƣợng trong điều kiện con ngƣời. Jim Schorr (2006) [13] lý luận doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh đơn thuần nhƣ hiện tại, mà phải tìm ra những giải pháp mới để phát triển bền vững hoặc nếu không sẽ phải đối mặt với sự phá sản doanh nghiệp. Phát triển bền vững doanh nghiệp theo Parrish (2007) [9] cho rằng doanh nghiệp là một nhân tố trong một hệ sinh thái xã hội. Mỗi nhân tố trong hệ sinh thái đều có mục đích, nhu cầu riêng. Tuy nhiên, để hệ sinh thái xã hội tồn tại và cùng phát triển thì các doanh nghiệp phải tổ chức các hoạt động bền vững để đáp ứng đƣợc nhu cầu của mình cũng nhƣ của các bên liên quan. Nhƣ vậy, phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, cân bằng, toàn diện, tích hợp, hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng. 2.3 Mối liên hệ giữa ESG và phát triển bền vững ESG và kinh doanh bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc tìm kiếm mối quan hệ giữa các tiêu chí về môi trƣờng, xã hội, quản trị (ESG) và hiệu quả tài chính doanh nghiệp (CFP) có thể bắt nguồn từ đầu những năm 1970. Friede và cộng sự (2015) [5] đã nghiên cứu trích xuất tất cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc cung cấp từ các nghiên cứu tổng quan trƣớc đó và tổng hợp có hơn 2000 nghiên cứu nghiên cứu về vấn đề này. Xie và cộng sự (2017) [7] đã điều tra mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và sự bền vững của doanh nghiệp để xác định xem liệu doanh nghiệp khi quan tâm đến các vấn đề môi trƣờng, xã hội và quản trị (ESG) có thể hoạt động hiệu quả và sinh lời hay không. Li và cộng sự (2017) [15] sử dụng bộ dữ liệu cắt ngang lớn bao gồm các công ty niêm yết FTSE 350 để điều tra xem liệu việc công bố thông tin về môi trƣờng, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) vƣợt trội có ảnh hƣởng đến giá trị công ty hay không. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh giữa ESG và phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với nhau. ESG đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững, giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, tăng mức độ uy tín, giảm rủi ro và chi phí, phù hợp với xu hƣớng và yêu cầu của thị trƣờng. Tóm lại, ESG không chỉ là bộ tiêu chí để đánh giá hiệu suất bền vững của doanh nghiệp mà còn là công cụ để thúc 334
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đẩy phát triển bền vững bằng cách tạo ra giá trị cho cả doanh nghiệp và xã hội thông qua việc quản lý môi trƣờng, xã hội và quản trị một cách có trách nhiệm và bền vững. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp sử dụng Thống kê mô tả: Sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá về thực trạng mức độ sẵn sàng thực hành ESG của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Phân tích và tổng hợp: Các dữ liệu thu thập về thực trạng mức độ sẵn sàng thực hành ESG của các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ đƣợc phân tích, tổng hợp; đồng thời tìm ra khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi thực hành ESG để từ đó đƣa ra những khuyến nghị nhằm áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn kinh doanh bền vững trong thời gian tới. 3.2. Dữ liệu và mẫu khảo sát Dữ liệu thứ cấp bao gồm các công trình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các thƣ viện, các ấn phẩm đã đƣợc xuất bản, tìm kiếm trên mạng và truy cập vào các trang web. Mẫu khảo sát: Với 234 phản hồi đến từ các loại hình doanh nghiệp khác nhau bao gồm 40.6% doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, 29.1% doanh nghiệp tƣ nhân/gia đình, 23.5% doanh nghiệp niêm yết, 5.1% doanh nghiệp nhà nƣớc và 1.7% doanh nghiệp khác. Mẫu khảo sát cũng đa dạng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh nhƣ: ngân hàng và thị trƣờng vốn; sản xuất công nghiệp; năng lƣợng, điện nƣớc và tài nguyên; bán lẻ và tiêu dùng; dịch vụ kinh doanh; công nghệ thông tin và viễn thông; kỹ thuật và xây dựng,.., Thời gian khảo sát: từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2022. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả khảo sát Về tình hình cam kết thực hành ESG của doanh nghiệp Việt Nam theo loại hình doanh nghiệp Bảng 1. Kết quả khảo sát tình hình cam kết thực hành ESG của doanh nghiệp Việt Nam Tình hình cam kết thực hành ESG của doanh nghiệp Việt Nam Loại hình doanh Không đặt ra cam kết Đang ở giai đoạn nghiệp tham gia ESG /chƣa xác định kế Đã lập kế hoạch và lập kế hoạch cho khảo sát hoạch cụ thể trong 2-4 đƣa ra cam kết ESG 2-4 năm tới năm tới Doanh nghiệp 16% 27% 57% FDI Công ty niêm 7% 58% 35% yết Doanh nghiệp tƣ 31% 29% 40% nhân (Nguồn: Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam, PwC, 2022) Kết quả khảo sát cho thấy nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI có tỷ lệ quan tâm cao nhất đến việc thực hành ESG với tỷ lệ là 57%. Nhóm này đã lập kế 335
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG hoạch và đƣa ra các cam kết rõ ràng về ESG, điều này hoàn toàn phù hợp do loại hình doanh nghiệp này phải tuân thủ chính sách của công ty mẹ ở nƣớc ngoài, nơi mà xu hƣớng ESG phát triển mạnh mẽ hơn Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ 58% đang ở giai đoạn lập kế hoạch cho 2-4 năm tới. Nhóm doanh nghiệp này đang tiếp cận ESG và từng bƣớc hoàn thiện kế hoạch. Nhóm doanh nghiệp tƣ nhân hay công ty gia đình với tỷ lệ 31% không đặt ra cam kết ESG hoặc chƣa xác định kế hoạch cụ thể trong 2-4 năm tới. Lý giải cho điều này, có thể hoặc do quy mô doanh nghiệp nhỏ hoặc khả năng tài chính hạn hẹp hoặc chƣa nhận ra đƣợc lợi ích của kinh doanh bền vững. Với kết quả trên, có thể nhận định rằng doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến việc thực hiện các cam kết ESG trong các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ba nhóm doanh nghiệp khảo sát trên là những nhóm đóng góp nhiều cho xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Về tình hình thực hiện chương trình ESG tại doanh nghiệp Việt Nam Bảng 2. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện chƣơng trình ESG tại doanh nghiệp Việt Nam Tình trạng áp dụng Tỷ lệ Không có chƣơng tình ESG 34% Kế hoạch giới hạn với một số tiêu chí thuộc E, S, G 16% Có chƣơng trình ESG rõ ràng cho một số tiêu chí thuộc E, S, G 28% Có chƣơng trình toàn diện bao gồm tất cả các khía cạnh E, S, G 22% (Nguồn: Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam, PwC, 2022) Kết quả cho thấy, chỉ số một phần nhỏ chiếm 22% doanh nghiệp Việt Nam có chƣơng trình toàn diện bao gồm tất cả các khía cạnh E, S, G. Phần lớn doanh nghiệp chiếm 50% hiện không có chƣơng trình ESG và mới chỉ dừng lại ở kế hoạch với một số tiêu chí thuộc E, S, G. Với kết quả trên, có thể nhận định rằng doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện chƣơng trình ESG trong hoạt động kinh doanh của mình. 4.2. Thảo luận về khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi thực hành ESG Dựa trên kết quả khảo sát, nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm và có nhu cầu thực hành ESG trong việc hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc đối tƣợng bắt buộc. Tuy nhiên mức độ quan tâm và sẵn sàng áp dụng lại có sự khác biệt rõ rệt giữa từng loại hình doanh nghiệp và tình trạng áp dụng. Để lý giải cho điều này, một số khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi thực hành ESG nhƣ sau: Một là, thách thức thiếu kiến thức về ESG Thiếu kiến thức về ESG có thể tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các nguyên tắc này. Thiếu hiểu biết về các yếu tố môi trƣờng, xã hội và quản trị có thể làm cho doanh nghiệp không hiểu rõ về các yếu tố cụ thể và tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. Thậm chí có thể khiến doanh nghiệp không nhận diện 336
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG và đánh giá đầy đủ các yếu tố thuận lợi và bất lợi liên quan đến môi trƣờng, quản trị và xã hội. Điều này có thể dẫn đến việc không tuân thủ các chuẩn mực hoặc quy định liên quan đến ESG. Từ đó, khó có thể xác định các mục tiêu cụ thể, xây dựng chiến lƣợc thích hợp và các bƣớc thực hiện đo lƣờng và theo dõi tiến độ. Thêm vào đó, nếu không hiểu rõ về lợi ích của ESG và cách thức áp dụng chúng, việc thuyết phục những ngƣời khác trong doanh nghiệp thực hiện các thay đổi có thể trở nên khó khăn. Hai là, thách thức về khả năng tài chính Thực hiện các biện pháp ESG, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với một số khó khăn tài chính. Đầu tiên phải kế đến chi phí đầu tƣ ban đầu. Thực hiện ESG có thể đòi hỏi chi phí đầu tƣ ban đầu lớn, ví dụ nhƣ đầu tƣ vào công nghệ xanh, cải thiện hạ tầng để giảm tác động môi trƣờng, thay đổi từ quy trình không thân thiện với môi trƣờng sang quy trình xanh hơn hoặc cải thiện quy trình sản xuất, cái mà có thể đòi hỏi chi phí hoạt động lớn. Tiếp theo là chi phí hoạt động và vận hành. Chi phí vận hành từ máy móc, công nghệ, nhân sự cũng là một khoản chi phí đáng kể. Đối với các doanh nghiệp lớn, đây cũng là những chi phí không hề nhỏ và sẽ phải đƣợc xây dựng trong kế hoạch dài hạn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc có đủ tài chính để bắt đầu áp dụng ESG là một thách thức lớn. Doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải cân nhắc giữa việc đầu tƣ vào ESG và việc duy trì hoạt động kinh doanh. Ba là, thách thức về quy mô doanh nghiệp. Tại Việt Nam, quy mô doanh nghiệp thƣờng đƣợc xếp thành 03 loại, bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu quy mô doanh nghiệp. Kích thƣớc và quy mô doanh nghiệp nhỏ có thể tạo ra một số khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp ESG, điển hình là việc hạn chế tài nguyên để đầu tƣ vào các biện pháp ESG. Họ có thể không có đủ khả năng tài chính hoặc nhân lực để triển khai các dự án lớn và chi phí cao. Hơn nữa, các công ty nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu liên quan đến ESG hoặc không có hệ thống quản lý dữ liệu chuyên nghiệp để đảm bảo minh bạch và đánh giá hiệu quả của các hoạt động ESG. Cuối cùng, các công ty nhỏ và vừa thƣờng gặp áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn hơn và gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tƣ hoặc tài trợ cho các dự án ESG lớn. Bốn là, thách thức về dữ liệu ESG thiếu minh bạch Dữ liệu liên quan đến ESG thƣờng phức tạp và đa dạng, thách thức không chỉ về mặt số liệu mà còn về mặt chất lƣợng dữ liệu, đặc biệt là khi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Việc xử lý và phân tích dữ liệu này là thách thức lớn đối với nhiều doanh nhiệp. Điều này xuất phát từ không có quy tắc rõ ràng về cách thức thu thập, thiếu tiêu chuẩn hóa dữ liệu, thiếu tiêu chuẩn chung để xử lý và báo cáo về các chỉ số ESG. Từ đó dẫn đến sự không nhất quán, không minh bạch và không chắc chắn về nguồn gốc và chất lƣợng của dữ liệu. Điều này dẫn đến thiếu thông tin cần thiết hoặc thông tin đƣợc báo cáo không chính xác, gây ra sự khó khăn trong việc so sánh hoặc đánh giá hiệu quả của các công ty. 337
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5. KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Từ kết quả khảo sát và những phân tích trên, để việc áp dụng và thực hành ESG tại các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc thuận lợi và thành công, có thể cân nhắc những khuyến nghị sau: Trang bị kiến thức đầy đủ về ESG Để trang bị kiến thức đầy đủ về ESG, doanh nghiệp cần phải đầu tƣ thời gian và nỗ lực để nâng cao kiến thức về ESG thông qua việc tìm kiếm thông tin, tham gia các khóa học, đào tạo và thảo luận với các chuyên gia, tổ chức hoặc các nguồn lực khác có kinh nghiệm trong việc triển khai ESG. Doanh nghiệp có thể trang bị kiến thức về ESG thông qua các bƣớc: Tìm hiểu về ESG: Bắt đầu từ việc tìm hiểu và nắm vững về các nguyên tắc cơ bản của Môi trƣờng (Environment), Xã hội (Social), và Quản trị (Governance) trong ESG. Hiểu rõ tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động kinh doanh. Xác định ƣu tiên và mục tiêu: Xác định các lĩnh vực mà doanh nghiệp cần cải thiện hoặc tập trung vào để thực hiện ESG. Đặt ra mục tiêu cụ thể và đo lƣờng đƣợc để theo dõi tiến độ. Tạo chiến lƣợc ESG: Phát triển một chiến lƣợc ESG chi tiết và cụ thể, liên kết với các mục tiêu kinh doanh của công ty. Điều này bao gồm việc xác định các hoạt động cần thực hiện, nguồn lực cần thiết và lộ trình triển khai. Cam kết từ cấp lãnh đạo: Để thành công, việc triển khai ESG cần sự cam kết mạnh mẽ từ cấp lãnh đạo của doanh nghiệp. Tạo ra các chính sách và quy trình, giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận và nhân viên. Liên tục đánh giá và cải thiện: Định kỳ đánh giá tiến độ, điều chỉnh chiến lƣợc nếu cần thiết và cải thiện quy trình ESG của doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với mục tiêu dài hạn. Cải thiện khả năng tài chính để thực hành ESG Để cải thiện khả năng tài chính khi thực hiện các biện pháp ESG, có một số giải pháp doanh nghiệp có thể áp dụng. Thứ nhất, tìm kiếm các nguồn tài trợ và hỗ trợ tài chính nhƣ khoản vay với lãi suất ƣu đãi, chƣơng trình hỗ trợ từ các tổ chức tài chính hoặc nhà đầu tƣ có quan tâm đến các dự án ESG. Ngoài ra, có thể xem xét việc đầu tƣ dần dần hoặc tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm chi phí. Thứ hai, xác định và tính toán kỹ lƣỡng chi phí và lợi ích của việc thực hiện các biện pháp ESG. Đánh giá, lựa chọn các biện pháp ƣu tiên và lập kế hoạch triển khai dần dần để giảm thiểu tác động đối với khả năng tài chính đồng thời có thể mang lại hiệu quả tài chính cũng nhƣ lợi ích dài hạn. Thứ ba, hợp tác và chia sẻ chi phí: Hợp tác với các đối tác hoặc nhà cung cấp để chia sẻ chi phí và tối ƣu hóa tài nguyên. Tham gia vào các liên minh hoặc cộng đồng để chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng cƣờng khả năng đầu tƣ cho các dự án ESG. Kết hợp những giải pháp trên có thể giúp doanh nghiệp tối ƣu hóa nguồn lực tài chính và thực hiện các dự án ESG một cách hiệu quả và bền vững hơn. Giải pháp về quy mô doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp nhỏ nên tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm chi phí hoặc tối ƣu hóa, chọn lựa các dự án ESG có chi phí thấp hơn nhƣng vẫn mang lại lợi ích 338
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG lớn. Hoặc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, quỹ đầu tƣ có quan tâm đến các dự án ESG. Xác định các dự án nhỏ có thể thu hút đầu tƣ từ nhà đầu tƣ xã hội hoặc chƣơng trình hỗ trợ ESG nhỏ. Ngoài ra, hợp tác và chia sẻ tài nguyên với các đối tác hoặc cộng đồng để giảm thiểu chi phí. Doanh nghiệp cũng nên tìm ra điểm mạnh riêng của doanh nghiệp và tập trung vào các mảng ESG có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh để xây dựng một hình ảnh vững mạnh với các bên liên quan thông qua việc minh bạch và thực hiện tốt các biện pháp ESG. Đối với doanh nghiệp lớn, đầu tƣ vào các hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại và dễ sử dụng, hỗ trợ thu thập, xử lý và báo cáo dữ liệu liên quan đến các chỉ số ESG đồng thời sử dụng các công nghệ tự động hoá để giảm thiểu công sức và chi phí cho việc thu thập dữ liệu. Giải pháp về dữ liệu minh bạch Chất lƣợng dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng để trình bày thông tin một cách hữu ích cho những ngƣời ra quyết định. Quá trình thu thập và xác minh thông tin khá phức tạp nên các công ty cần phải cân nhắc về cả hệ thống chứ không chỉ riêng báo cáo. Để giải quyết những khó khăn này, cần thiết phải tập trung vào việc tăng cƣờng tiêu chuẩn hóa, chuẩn mực hóa và minh bạch trong thu thập và báo cáo dữ liệu ESG. Sử dụng công nghệ, thúc đẩy hợp tác và liên kết với các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng là các biện pháp quan trọng để cải thiện chất lƣợng và minh bạch của dữ liệu ESG. 6. KẾT LUẬN Phát triển bền vững gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho thành công của doanh nghiệp và cũng là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp trên toàn thế giới. ESG là một bộ tiêu chuẩn đo lƣờng những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp, nó bao gồm các tiêu chuẩn đo lƣờng, những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ESG lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu; quy mô doanh nghiệp phần lớn là nhỏ và vừa; năng lực cạnh tranh còn gặp nhiều bất lợi với các doanh nghiệp. Do vậy, việc doanh nghiệp Việt Nam cam kết và thực hành ESG là điều rất quan trọng để giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, bền vững và xây dựng lòng tin, bảo đảm của các bên liên quan, đặc biệt là với cộng đồng đầu tƣ. Tuy vậy, còn một số vấn đề cần xem xét nhƣ thiếu kiến thức về ESG, thách thức về khả năng tài chính, về quy mô doanh nghiệp và về dữ liệu ESG thiếu minh bạch. Nhanh chóng khắc phục những vấn đề trên sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, có sự đổi mới và khác biệt, nhanh chóng đủ điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andrews, Richard N. Sustainable Enterprise: Implications for International Finance and Investment." New America Foundation. 2003. 2. Brundtland, Gro H. Our common future: development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs. World Commission on Environment and Development (WCED). 1987. 339
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3. EBA. EBA Report on Management and Supervision of ESG Risks for Credit Institutions and Investment Firms. 2020. 4. EBA. Environmental Social and Governance Disclosures. 2021. 5. Gunnar Friede, Timo Busch, Alexander Bassen. ESG and Financial Performance: Aggregated Evidence from More Than 2000 Empirical Studies, Journal of sustainable finance and investment. 2015. 6. Howard R. Bowen. Social Responsibilities of the Businessman. University of Iowa Press, 2013. 7. Jun Xie, Wataru Nozawa, Michiyuki Yagi, Hidemichi Fujii, Shunsuke Managi. Do Environmental, Social, and Governance Activities Improve Corporate Financial Performance. Business Strategy and the Environment. 2017. 8. Parrish, Bradley D., Valerie A. Luzadis, and William R. Bentley. What Tanzania's coffee farmers can teach the world: a performance‐based look at the fair trade–free trade debate. Sustainable Development. 2005. 9. Parrish, Bradley D. Designing the sustainable enterprise.Futures. 2007. 10. Phùng Thị Thủy. ESG với phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công thƣơng. 2022. 11. PRI. What is Responsible Investment? 12. PwC Vietnam. Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam. 2022. 13. Schorr, Jim. Social enterprise 2.0: Moving toward a sustainable model. Stanford Social Innovation Review. (2006) 14. UN Global Compact. Who Cares Win Connecting Finance Marketing to a Changing World. 2004. 15. Yiwei Li, Mengfeng Gong, Xiu-Ye Zhang, Lenny Koh. The Impact of Environmental, Social, and Governance Disclosure on Firm Value: The Role of CEO Power. The British Accounting Review. 2017. 340
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn