intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tập sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng sư phạm Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT của SV ngành GDMN ở trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Nam Định trong đợt thực tập sư phạm (TTSP) và nhận thấy SV có sử dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy như soạn giáo án, tổ chức trò chơi,... nhưng còn ở mức khiêm tốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tập sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng sư phạm Nam Định

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH Đỗ Thị Hiền nhannhi86@gmail.com Phạm Thị Nhạn hien.cdspnd@gmail.com Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong học tập luôn là việc làm quan trọng đối với sinh viên (SV) ngành sư phạm nói chung và SV ngành giáo dục mầm non (GDMN) nói riêng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT của SV ngành GDMN ở trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Nam Định trong đợt thực tập sư phạm (TTSP) và nhận thấy SV có sử dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy như soạn giáo án, tổ chức trò chơi,... nhưng còn ở mức khiêm tốn. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng này. Từ khóa: Sinh viên ngành mầm non, công nghệ thông tin, thực tập sư phạm, trường CĐSP Nam Định. 1. MỞ ĐẦU CNTT ngày càng phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành Giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. CNTT có vai trò quan trọng trong dạy và học, là xu thế tất yếu. Vì vậy, Đảng ta rất coi trọng việc ứng dụng CNTT trong GD mà thể hiện rõ nhất trong Nghị quyết số 29-NQ/TW có nêu “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” (Nghị quyết 29-NQ/TW, 2013). Trong chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 -2019 của ngành Giáo dục, Bộ GD & ĐT đã chỉ rõ các nhiệm vụ chủ yếu thì có nhiệm vụ số 5 là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục”, trong đó có ý “Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0” (Bộ GD & ĐT, 2018). Đối với GV ngành mầm non, theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non thì tiêu chí 14 mục 2, Điều 8 quy định rõ năng lực sử dụng CNTT của giáo viên Mầm non đạt được ở ba mức: “Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp; mức khá: Xây dựng được một số bài giảng điện tử, sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp” (Bộ GD & ĐT, 2018). Điều này cho thấy UDCNTT trong GDMN là vấn đề đã và đang được đặc biệt quan tâm về cả mặt chính sách lẫn thực tiễn. Điều này đã góp phần tạo nên những thay đổi tích cực về chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trường CĐSP Nam Định là cơ sở đào tạo những GV tương lai nên trong công tác đào tạo của Nhà trường luôn chú trọng trang bị kiến thức Tin học cho SV nhằm phục vụ cho việc học tập, TTSP và công tác giảng dạy sau này của SV. SV ngành GDMN của trường học 2 học phần liên quan đến Tin học là học phần Tin học (2 tín chỉ) và học phần Ứng dụng CNTT trong dạy 57
  2. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA học ở Mầm non (3 tín chỉ). Trong hai học phần này, SV được trang bị kiến thức, vận dụng thực hành các thao tác trong word, excel, powerpoint để soạn giáo án và sử dụng một số phần mềm được thiết kế riêng cho GDMN như Kidsmart, HappyKid, Nutrikids, Bút chì thông minh, Quả táo màu nhiệm,… nhằm giúp SV nắm bắt và ứng dụng có hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là trong đợt TTSP của mình. Theo kế hoạch TTSP dành cho SV ngành GDMN của trường CĐSP Nam Định, SV ngành GDMN thực hiện 4 nội dung: Tìm hiểu thực tế GD (tìm hiểu về Nhà trường và địa phương); thực tập công tác GD (lập kế hoạch công tác GD nhóm/lớp, dự giờ 2 hoạt động có chủ đích; tổ chức 6 hoạt động có chủ đích); thực tập công tác chăm sóc, quản lý nhóm/lớp (lập kế hoạch công tác chăm sóc nhóm/ lớp, dự giờ và tổ chức các hoạt động chăm sóc, thực hiện 2 ngày chăm sóc nhóm/ lớp để đánh giá); viết báo cáo TTSP. Có thể thấy, ở các nội dung trong đợt TTSP, SV ngành GDMN đều cần sử dụng CNTT. Để nâng cao chất lượng đào tạo và kết quả đợt TTSP thì SV không chỉ cần trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên ngành mà cần được trau dồi các kỹ năng mềm hỗ trợ, trong đó sử dụng CNTT là một trong các kỹ năng cần thiết và quan trọng. Việc ứng dụng CNTT trong đợt TTSP hỗ trợ cho SV trong công tác lập kế hoạch, chuẩn bị bài, thực hiện tiết giảng trên lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đổi mới phương pháp mà còn thể hiện tâm thế sẵn sàng cập nhật cái mới của SV đối với ngành GD cũng như cơ sở thực tập. Hiện nay, trường CĐSP Nam Định chưa có tài liệu nào đánh giá về mức độ ứng dụng CNTT của SV ngành GDMN trong đợt TTSP nên bài viết của nhóm tác giả là cần thiết trong công tác đào tạo của Nhà trường hiện nay, từ đó góp phần nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của SV ngành GDMN. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu là 70 SV năm thứ 3 Cao đẳng Mầm non chính quy K38A và K38B trường CĐSP Nam Định. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập thông từ sinh viên. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn cũng được sử dụng nhằm lấy thêm thông tin từ giảng viên dạy các học phần Tin học ở trường CĐSP Nam Định, GV mầm non, cán bộ quản lý (CBQL) trường Mầm non. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên trong thực tập sư phạm Để tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT của SV ngành GDMN trong quá trình TTSP, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát SV lớp Mầm non K38A, Mầm non K38B sau khi SV học xong các học phần Tin học và sau khi kết thúc đợt TTSP bằng các phiếu hỏi; trao đổi với giảng viên dạy các học phần Tin học của trường CĐSP Nam Định; trao đổi với GV Mầm non ở trường TTSP và cán bộ quản lý ở trường Mầm non. Kết quả cụ thể như sau: Kết quả tự đánh giá của sv về kỹ năng UDCNTT của bản thân: Có 60/70 SV (chiếm 85,7%) cho biết rằng mình có sử dụng CNTT trong đợt TTSP, 10/70 SV (chiếm 14,3%) cho rằng mình không hề sử dụng CNTT trong đợt TTSP. Có 45/70 SV (chiếm 64,3%) cho rằng kỹ năng Tin học của mình là thành thạo và 25/70 SV (chiếm 35,7%) cho rằng kỹ năng Tin học của mình chưa thành thạo. Điều này cho thấy, trong đợt TTSP, SV ngành GDMN đã có một lượng lớn SV (85,7%) đã dùng CNTT để hỗ trợ cho công việc thực tập của mình, trong đó có 64,3% SV tự nhận thấy là mình tự tin về kỹ năng tin học. Nội dung sinh viên UDCNTT trong TTSP: Có 60/70 SV (chiếm 85,7%) cho biết là ứng dụng CNTT trong việc tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài giảng; 32/70 SV (chiếm 45,7%) sử dụng 58
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 word trong khi lên kế hoạch giáo dục nhóm/ lớp, lập kế hoạch công tác chăm sóc nhóm/lớp nhưng không thiết kế giáo án điện tử; 15/70 SV (chiếm 21,4%) thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng dạy trong đợt TTSP, 6/70 SV (chiếm 8,6%) khai thác phần mềm Kidsmart để tổ chức trò chơi cho trẻ. Mức độ thường xuyên sử dụng CNTT của sinh viên trong đợt TTSP: 14/70 SV (chiếm 20%) sử dụng ở mức độ thường xuyên, 44/70 SV (chiếm 62,9%) sử dụng ở mức độ thi thoảng và 10/70 SV (chiếm 14,3%) không sử dụng. Trong đợt TTSP, phần lớn SV ngành GDMN sử dụng CNTT ở mức độ thi thoảng. Từ quá trình quan sát và trao đổi với SV ngành GDMN trong đợt TTSP, chúng tôi đã chia ứng dụng CNTT theo mục đích sử dụng của SV thành 5 mức độ. Bằng phiếu hỏi, chúng tôi nhận được kết quả tự đánh giá của 70 SV về 5 mức độ này. Kết quả đó được thể hiện ở bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Mức độ sử dụng CNTT của SV ngành GDMN trong đợt TTSP Mức độ sử dụng CNTT của SV ngành GDMN trong đợt TTSP Kết quả Số lượng SV Tỷ lệ % Mức độ 1: Không sử dụng CNTT để tìm kiếm thông tin hoặc soạn 10 14,3 giáo án và tổ chức hoạt động giáo dục Mức độ 2: Có sử dụng CNTT để tìm kiếm thông tin, sưu tầm tài liệu, 13 18,6 không soạn giáo án word, không soạn giáo án điện tử Mức độ 3: Có sử dụng CNTT để tìm kiếm thông tin, sưu tầm tài liệu, sử dụng Office để soạn giáo án nhưng không sử dụng powerpoint 32 45,7 trong tổ chức hoạt động giáo dục Mức độ 4: Biết cách tự tìm kiếm thông tin, sử dụng Office để soạn giáo án, không dùng phần mềm dành cho GDMN (như Kidsmart, Bút 9 12,9 chì thông minh…) và sử dụng powerpoint trong tổ chức một số hoạt động giáo dục Mức độ 5: Biết cách tự tìm kiếm thông tin, soạn giáo án điện tử có sử dụng phần mềm dành cho GDMN (như Kidsmart, Bút chì thông 6 8,6 minh…) và powerpoint trong trong tổ chức một số hoạt động giáo dục Chúng tôi lập biểu đồ về mức độ sử dụng CNTT của SV ngành GDMN trong đợt TTSP theo 5 mức độ trên để thấy rõ hơn sự chênh lệch của 5 mức độ này. 50 40 30 20 10 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Biểu đồ 1. Mức độ sử dụng CNTT của SV ngành GDMN 59
  4. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Số liệu trên cho thấy thực trạng ứng dụng CNTT của SV ngành GDMN có sự phân bố ở cả 5 mức độ, trong đó mức tập trung nhiều nhất là mức độ 3 (tức là SV sử dụng CNTT để tìm kiếm tài liệu, sử dụng Office để soạn giáo án và không sử dụng trình chiếu powerpoint trong tiết giảng ở trường mầm non) chiếm 45,7%, tiếp đó là tập trung ở mức 2 (sử dụng CNTT để tìm kiếm tài liệu nhưng không sử dụng Office để soạn giáo án) chiếm 18,6%. Trên biểu đồ, chúng tôi thấy mức độ 1 (không ứng dụng CNTT trong đợt TTSP), mức độ 4 (sử dụng CNTT để tìm kiếm tài liệu, soạn giáo án bằng office và sử dụng trình chiếu poweroint trong tiết giảng) gần có sự tương đương nhau, mức độ 5 (sử dụng CNTT để tìm kiếm tài liệu, trình chiếu tiết giảng bằng powerpoint và có khai thác một số phần mềm hỗ trợ cho dạy học GDMN) có tỷ lệ ít nhất. Từ đó có thể thấy có sự không đồng đều về mức độ vận dụng CNTT của các SV trong nhóm khảo sát. Có những SV vận dụng CNTT ở nhiều nội dung, điều này cho thấy SV ngành GDMN trường CĐSP Nam Định đã phần nào bắt nhịp với xu hướng phát triển của GD, thích ứng với những yêu cầu của Cách mạng 4.0 đặt ra. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng không nhỏ SV (14,3% SV) còn thờ ơ với việc áp dụng CNTT trong quá trình thực tập. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Qua trao đổi với GV hướng dẫn TTSP ở trường Mầm non, các GV đều cho rằng phần lớn SV ngành GDMN linh hoạt sử dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả và chọn lọc. Tuy nhiên, một số SV còn lúng túng trong các thao tác sử dụng word, excel, powerpoint và thao tác trình chiếu trong khi giảng, một số SV không sử dụng giáo án điện tử và chỉ có số ít SV sử dụng phần mềm hỗ trợ cho GDMN. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả mà nhóm tác giả khảo sát SV ở trên. Nguyên nhân thực trạng: Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT trong TTSP của SV ngành GDMN còn có những thuận lợi và khó khăn bởi những vấn đề sinh ra từ thực tiễn. Từ phía SV: SV ngành GDMN của trường CĐSP Nam Định được học 2 học phần liên quan đến tin học là học phần Tin học (2 tín chỉ) và học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Mầm non (3 tín chỉ). Các học phần này trang bị cho SV những kiến thức và rèn luyện các kỹ năng về sử dụng word, excel, powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ cho GDMN. Trong các nội dung thực hành của SV đều được gắn với các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Ví dụ: Khi học nội dung lập bảng biểu trong word hoặc excel, GV yêu cầu lập bảng thực đơn theo tuần/tháng cho trẻ… Qua số liệu mà SV ngành GDMN đánh giá về 2 học phần này thì phần lớn SV ngành GDMN cho rằng các tiêu chí đánh giá học phần Tin học đều đạt ở mức rất tốt. Trong đó, đặc biệt là tiêu chí giúp SV phát triển kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu,… đạt 97,14%; tiêu chí nội dung kiểm tra, đánh giá bao trùm toàn bộ nội dung Tin học đạt 92,86%. Điều này cho thấy, các học phần Tin học đã phát triển các năng lực cần thiết cho SV ngành GDMN theo đúng định hướng lấy người học làm trung tâm. Đây có thể coi là điều thuận lợi cho SV ngành GDMN trước khi đi TTSP. Khi xây dựng chương trình đề cương chi tiết học phần, trường CĐSP Nam Định luôn chú trọng đến việc giảm thời lượng lý thuyết và tăng thời lượng thực hành cho SV nên có 88,57% SV tham gia khảo sát cho rằng lượng lý thuyết và thực hành trong mỗi học phần là phù hợp, còn 11,43% SV cho rằng, nếu có thể thì tăng thêm thời lượng dành cho học phần Tin học. Như vậy, có thể thấy nhu cầu về thực hành của SV vẫn đòi hòi cao hơn như mức hiện nay Trong phiếu khảo sát sau đợt TTSP, chúng tôi nhận thấy có 25/70 SV (chiếm 35,7%) cho rằng kỹ năng Tin học của mình chưa thành thạo. Chúng tôi đã trao đổi thêm với các GV trực tiếp giảng dạy thì được biết: ngoài thời gian thực hành trên lớp, GV yêu cầu SV tự thực hành ở nhà. Tuy nhiên không phải SV nào cũng có điều kiện trang bị máy 60
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 tính xách tay hay máy tính kết nối mạng nên hiệu quả của việc tự thực hành của SV cũng có những khó khăn. Khả năng ứng dụng CNTT của SV có sự không đồng đều là do khả năng tiếp thu của SV khác nhau và điều kiện tự trang bị CNTT của SV là khác nhau. Đây là một trong các nguyên nhân khiến cho việc ứng dụng CNTT trong TTSP của SV còn gặp nhiều hạn chế, điều này lý giải tại sao mức độ sử dụng CNTT của SV ở mức 3 là chủ yếu. Từ phía cơ sở thực tập: Khi trao đổi về vấn đề cơ sở thực tập thì có 35/70 SV (chiếm 50%) cho rằng, cơ sở thực tập đáp ứng nhu cầu sử dụng CNTT của giáo sinh thực tập, 50% SV còn lại cho rằng cơ sở thực tập chưa đáp ứng được. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi với SV thì biết rằng ở một số trường TTSP, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, cả trường có 1-2 máy chiếu, phòng máy tính khiêm tốn (3-5 chiếc) nên trong quá trình SV dạy thực tập, SV đã dạy theo phương pháp truyền thống hoặc tự làm đồ dùng phương tiện dạy học... Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát cơ sở vật chất tại các trường mầm non mà SVMN trường CĐSP thực tập tại (đó là trường Mầm non Mỹ Tân, Mỹ Phúc, Trực Thanh, Sao Vàng, Thị trấn Lâm) thông qua 30 GV mầm non và 10 CBQL. Kết quả cho thấy: 56,67% GV Mầm non và 40% CBQL cho rằng cơ sở vật chất (máy tính, máy chiếu, tivi...) để ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường đầy đủ; 43,33% GV Mầm non và 60% CBQL cho rằng cơ sở vật chất nhà trường còn khiêm tốn không đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT của GV và giáo sinh trong đợt TTSP. Tìm hiểu thêm vấn đề này, chúng tôi được nhóm đối tượng CBQL cho biết, nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất của nhà trường chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí do nhà nước cấp nên rất hạn chế, không đủ để trang bị cho máy chiếu, máy tính... Hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường có nhưng chỉ ở mức khiêm tốn (khoảng 5-10% nguồn kinh phí dành đầu tư cho cơ sở vật chất). Vì vậy, cơ sở vật chất dùng cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, việc vận dụng CNTT giữa các trường mầm non là không đồng đều, phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV (trình độ, tuổi tác…). Những GV trẻ thường khá linh hoạt khi vận dụng những phương pháp mới, vận dụng tích cực CNTT trong quá trình giảng dạy của mình. Những GV lớn tuổi hơn thường ngại sử dụng CNTT. Đôi khi, việc ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào đối tượng trẻ, với các lớp mẫu giáo thì nhu cầu giáo dục cao hơn nên GV thường vận dụng CNTT trong việc tổ chức trò chơi hay giảng dạy, với các lớp nhà trẻ, nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được chú trọng hơn nên việc vận dụng CNTT của GV cũng ít hơn. Do đó, việc SV ngành GDMN vận dụng CNTT trong đợt TTSP đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi GV Mầm non hướng dẫn. 3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tập sư phạm của sinh viên mầm non Thứ nhất, để SVMN có thể ứng dụng CNTT một cách thành thạo và linh hoạt thì đòi hỏi mỗi SV cần nhận thức được vai trò của CNTT trong việc học tập cũng như phục vụ cho công việc giảng dạy sau này của mình. Điều đó càng cần thiết hơn bao giờ nào hết khi mà cuộc cách mạng 4.0 ngày càng bùng nổ. SV cần rèn luyện nhiều hơn kỹ năng sử dụng CNTT ngay trong quá trình học tập tạo trường. Thứ hai, Khoa GD Tiểu học - Mầm non cần tổ chức thêm nhiều hoạt nhằm trang bị kỹ năng ứng dụng CNTT cho SV như nâng cao giờ thực hành cho SV, đưa nội dung có sử dụng CNTT trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hoặc thi nghiệp vụ sư phạm hàng năm… Khoa GD Tiểu học - Mầm non cũng cần đặc biệt chú trọng đến đối tượng là các giáo sinh mới đi thực tập lần đầu (khả năng thích ứng với môi trường làm việc ở trường cơ sở chưa cao) để các em không gặp khó khăn trong quá trình TTSP. 61
  6. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Thứ ba, khi khảo sát các trường cơ sở thực tập, Phòng Đào tạo nên chú ý lựa chọn trường Mầm non cho giáo sinh thực tập cần chú ý số nhóm lớp ở nhà trẻ và mẫu giáo của cơ sở thực tập để có sự phân bố, điều chỉnh phù hợp trong phân đoàn SV thực tập. Đồng thời, nên chọn lọc các trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, bề dày truyền thống dạy học tốt để giáo sinh có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện NVSP thường xuyên. Từ đó, các em có nhiều cơ hội được vận dụng CNTT và có kinh nghiệm quý báu trong việc rèn nghề trước khi ra trường. Bên cạnh đó, phòng đào tạo cần làm việc với các trường Mầm non để tạo điều kiện cho giáo sinh được mượn các thiết bị dạy học, khuyến khích các em làm thêm một vài đồ dùng và sử dụng CNTT để giảng dạy. Đồng thời, nên đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào trong phiếu đánh giá tiết kiến tập của giáo sinh. 4. KẾT LUẬN Ứng dụng CNTT trong dạy học là một xu thế tất yếu và cần thiết trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với SV ngành sư phạm nói chung và SV ngành GDMN nói riêng, cần trang bị kiến thức và kỹ năng tin học ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và vận dụng trong đợt TTSP. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT của SV ngành GDMN của trường CĐSP Nam Định trong đợt TTSP còn có những khó khăn, hạn chế và chưa có sự đồng đều giữa các SV. Chính vì vậy, trong thời gian tới, trường CĐSP Nam Định cần có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực vận dụng CNTT cho SV ngành GDMN và có những lựa chọn về cơ sở thực tập phù hợp hơn cho SV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban cán sự TW (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về nội dung đổi mới căn bản toàn diện GD & ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chỉ thị số 2919/CT - BGĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019. Hà Nội. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư số 26/2018/TT - BGDDT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Hà Nội. [4] Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định (2017). Đề cương chi tiết học phần Tin học. Nam Định. [5] Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định (2017). Đề cương chi tiết học phần Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Mầm non. Nam Định. [6] Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định (2018). Kế hoạch thực tập sư phạm dành cho mầm non K38. Nam Định. Title: THE REALITY OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN PEDAGOGICAL PRACTICE OF PRESCHOOL EDUCATION STUDENTS AT NAM DINH TEACHERS’ TRAINING COLLEGE Do Thi Hien nhannhi86@gmail.com Pham Thi Nhan hien.cdspnd@gmail.com Nam Dinh Teacher Training College Abstract: Using information technology in learning is always essential for pedagogical students in general and preschool education student in particular, especially in the context of the 4.0 industrial revolution. In the framework of the article, we learn about the reality Information technology 62
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 application of preschool education students at Nam Dinh teachers’ training college during the pedagogical practice and realize that students used Information technology in the teaching process such as prepare lesson plans, game organization... but still modest. Since then, we have provided some solutions to improve the capacity of using information technology for preschool education students of Nam Dinh teachers’ training college in the current period. Keywords: Preschool education students, information technology, pedagogical practice, Nam Dinh Teachers’ Training College. 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2