TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ<br />
CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC HUẾ<br />
Nguyễn Thị Hồng Nhật<br />
Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả khảo sát ở 3 trường thành viên của Đại học Huế cho thấy, hiện nay công tác<br />
giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) ở đây đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng<br />
nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục<br />
BVMT cho sinh viên (SV) của cán bộ (CB), giảng viên (GV) chưa đúng mức; Chương trình, nội<br />
dung giáo dục BVMT chưa được triển khai đồng bộ, một số ngành học chưa đưa giáo dục<br />
BVMT thành môn học chính thức; Phương pháp, hình thức triển khai các hoạt động giáo dục<br />
BVMT chưa phong phú… Trên cơ sở đó, cần có các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục<br />
BVMT tại Đại học Huế nói chung và ở các trường thành viên nói riêng.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính<br />
phủ về việc phê duyệt Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo<br />
dục quốc dân" và Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ<br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi<br />
trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức<br />
triển khai các nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường và thực hiện tốt các hoạt động giáo<br />
dục BVMT trong nhà trường.<br />
Ở Đại học Huế trong thời gian qua đã mở các chuyên ngành đào tạo về<br />
BVMT ở một số trường thành viên ở bậc đại học và cao học, đồng thời cũng đã đưa<br />
một số môn học liên quan đến BVMT vào chương trình đào tạo ở các ngành học<br />
khác. Vì vậy, giáo dục BVMT đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến<br />
căn bản cho toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, GV và SV về ý nghĩa và tầm quan<br />
trọng của công tác giáo dục BVMT. Đồng thời, kiến thức và ý thức bảo vệ môi<br />
trường của cán bộ giáo viên cũng như sinh viên ngày càng được nâng cao.<br />
Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan khác nhau nên công tác giáo dục<br />
BVMT chưa được triển khai một cách thống nhất, đồng bộ và rộng khắp trong các<br />
trường thành viên của Đại học Huế. Hiện nay, chưa có khung chương trình đào tạo<br />
thống nhất cho các trường đại học chuyên ngành môi trường và các khối ngành khác.<br />
Bản thân các trường còn thiếu đội ngũ GV có trình độ chuyên sâu, thiếu tài liệu, giáo<br />
89<br />
<br />
trình, thư viện phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu về môi trường. Giáo dục<br />
BVMT liên quan đến ngoại khóa nhưng kinh phí cho hoạt động này còn hạn chế.<br />
Vì vậy, việc khảo sát thực trạng công tác giáo dục BVMT và đồng thời đề xuất<br />
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BVMT tại Đại học Huế hiện nay là rất cần<br />
thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn cao.<br />
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục BVMT tại Đại học Huế và đề<br />
xuất các biện pháp quản lý, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng là cán<br />
bộ quản lý (Ban Giám hiệu, trưởng, phó các phòng, khoa, Bộ môn), GV và SV hệ<br />
chính quy (năm thứ 2, thứ 3) của 03 trường: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại<br />
học Sư phạm, Trường Đại học Kinh tế, với số lượng 60 cán bộ quản lý, 125 GV và<br />
630 SV (bảng 1).<br />
Bảng 1. Số lượng đối tượng khảo sát ở 3 trường thành viên của Đại học Huế<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Cán bộ quản lý<br />
<br />
Giảng viên<br />
<br />
Sinh viên<br />
<br />
Đại học Khoa học<br />
<br />
22<br />
<br />
45<br />
<br />
240<br />
<br />
Đại học Sư phạm<br />
<br />
20<br />
<br />
45<br />
<br />
220<br />
<br />
Đại học Kinh tế<br />
<br />
18<br />
<br />
35<br />
<br />
170<br />
<br />
60<br />
<br />
125<br />
<br />
630<br />
<br />
Trường<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:<br />
- Các phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng của<br />
vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ sở thực tiễn để xác lập các biện pháp.<br />
- Phương pháp thống kê toán học.<br />
- Phương pháp chuyên gia để lấy các ý kiến về các vấn đề nghiên cứu.<br />
3. Thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trường tại Đại học Huế<br />
3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên<br />
Về mức độ cần thiết của công tác giáo dục BVMT ở trường đại học, các đối<br />
tượng khảo sát cho biết ý kiến của họ như sau:<br />
<br />
90<br />
<br />
Bảng 2. Mức độ cần thiết của công tác giáo dục bảo vệ môi trường<br />
<br />
Đối tượng<br />
Mức độ<br />
nhận thức<br />
<br />
Cán bộ quản lý<br />
<br />
Giảng viên<br />
<br />
Sinh viên<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Rất cần thiết<br />
<br />
47<br />
<br />
78,3<br />
<br />
90<br />
<br />
72,0<br />
<br />
427<br />
<br />
67,8<br />
<br />
Cần thiết<br />
<br />
11<br />
<br />
18,4<br />
<br />
28<br />
<br />
22,4<br />
<br />
182<br />
<br />
28,9<br />
<br />
Không cần thiết lắm<br />
<br />
2<br />
<br />
3,3<br />
<br />
7<br />
<br />
5,6<br />
<br />
21<br />
<br />
3,3<br />
<br />
Không cần thiết<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy, 96,7% cán bộ quản lý, 94,4% giảng viên và 96,7% sinh viên<br />
khẳng định công tác giáo dục BVMT trong trường đại học là rất cần thiết và cần thiết.<br />
Kết quả đó hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của Bộ<br />
Giáo dục & Đào tạo về việc giáo dục BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn 3,3% cán bộ quản lý, 5,6% giảng viên và 3,3% sinh<br />
viên chưa coi trọng công tác giáo dục BVMT, họ cho rằng giáo dục BVMT trong sinh<br />
viên không cần thiết lắm. Tuy số lượng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng đây cũng là<br />
một vấn đề mà lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm để thay đổi nhận thức của họ đối<br />
với giáo dục BVMT.<br />
Về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, qua quá trình khảo sát đã cho kết quả<br />
như bảng 3 dưới đây:<br />
Bảng 3. Kết quả khảo sát về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở trường đại học<br />
<br />
Cán bộ<br />
quản lý<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
Giảng viên<br />
<br />
Sinh viên<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Cung cấp kiến thức về MT<br />
và BVMT<br />
<br />
58<br />
<br />
96,67<br />
<br />
120<br />
<br />
96,00<br />
<br />
628<br />
<br />
99,68<br />
<br />
Nâng cao nhận thức về MT<br />
và BVMT<br />
<br />
60<br />
<br />
100,00<br />
<br />
122<br />
<br />
97,60<br />
<br />
625<br />
<br />
99,21<br />
<br />
Hình thành hành vi tích cực<br />
đối với MT<br />
<br />
55<br />
<br />
91,67<br />
<br />
98<br />
<br />
78,40<br />
<br />
421<br />
<br />
66,83<br />
<br />
Xây dựng hành vi bảo vệ MT<br />
<br />
54<br />
<br />
90,00<br />
<br />
102<br />
<br />
81,60<br />
<br />
515<br />
<br />
81,75<br />
<br />
Xây dựng và rèn luyện kỹ<br />
năng BVMT<br />
<br />
56<br />
<br />
93,33<br />
<br />
87<br />
<br />
69,60<br />
<br />
298<br />
<br />
47,30<br />
<br />
Lý do khác<br />
<br />
0<br />
<br />
0.00<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
91<br />
<br />
Kết quả khảo sát về mục tiêu giáo dục BVMT ở bảng 3 cho thấy: ngoài 5 mục<br />
tiêu mà chúng tôi đã nêu ra, không có mục tiêu nào được cán bộ quản lý, giảng viên và<br />
sinh viên bổ sung thêm.<br />
Đa số sinh viên cho rằng giáo dục BVMT trong trường đại học chỉ nhằm mục<br />
tiêu cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường<br />
(được chọn với tỷ lệ 96,69% và 98,07%). Trong khi đó, mục tiêu hình thành hành vi tích<br />
cực đối với MT, xây dựng hành vi BVMT và xây dựng, rèn luyện kỹ năng được sinh<br />
viên lựa chọn lần lượt với tỷ lệ là 66,83%, 81,75% và 47,30%. Tỷ lệ này đối với giảng<br />
viên và cán bộ quản lý cao hơn. Điều đó chứng tỏ mục tiêu giáo dục BVMT hiện nay<br />
chưa được sinh viên nhận thức một cách đầy đủ. Trong giáo dục BVMT, nhà trường chỉ<br />
chú trọng đến việc cung cấp kiến thức, chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành hành vi<br />
và rèn luyện kỹ năng BVMT cho SV.<br />
3.2. Thực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường tại Đại học Huế<br />
3.2.1. Thực trạng về hình thức giáo dục trong nhà trường<br />
3.2.1.1. Chương trình giáo dục BVMT chính khóa<br />
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, hình thức giáo dục BVMT trong nhà<br />
trường tại các trường thuộc Đại học Huế có sự khác nhau về ngành nghề đào tạo. Chúng<br />
tôi chỉ giới hạn nghiên cứu hình thức GDMT ở trường đại học thông qua việc đưa nội<br />
dung GDMT vào trong môn học chính thức của chương trình cho các ngành học (trừ<br />
ngành Khoa học Môi trường của Trường Đại học Khoa học).<br />
Bảng 4. Đánh giá của GV và SV về kiến thức giáo dục BVMT thông qua môn học<br />
Đánh giá<br />
<br />
Mức độ thực hiện (%)<br />
Chuyên sâu<br />
<br />
Không chuyên<br />
sâu<br />
<br />
Kết quả thực hiện (%)<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
TB<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
Môn học<br />
<br />
GV<br />
<br />
SV<br />
<br />
GV<br />
<br />
SV<br />
<br />
Môi trường và con người<br />
<br />
100<br />
<br />
95,6<br />
<br />
0<br />
<br />
4,4<br />
<br />
Môi trường và phát triển<br />
<br />
75<br />
<br />
58,3<br />
<br />
25<br />
<br />
41,7<br />
<br />
0<br />
<br />
75<br />
<br />
25<br />
<br />
0<br />
<br />
Giáo dục môi trường<br />
<br />
100<br />
<br />
55,6<br />
<br />
0<br />
<br />
54,4<br />
<br />
66,7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Dân số và phát triển<br />
<br />
0<br />
<br />
24<br />
<br />
100<br />
<br />
76<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Giáo dục dân số<br />
<br />
0<br />
<br />
25,2<br />
<br />
100<br />
<br />
74,8<br />
<br />
50<br />
<br />
50<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Sinh thái môi trường<br />
<br />
0<br />
<br />
14,2<br />
<br />
100<br />
<br />
85,8<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Cảnh quang học<br />
<br />
0<br />
<br />
31,4<br />
<br />
100<br />
<br />
68,6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
Kinh tế và ô nhiễm MT<br />
<br />
0<br />
<br />
29,4<br />
<br />
100<br />
<br />
30,6<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
92<br />
<br />
Môi trường và nghèo đói<br />
<br />
100<br />
<br />
80<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
50<br />
<br />
0<br />
<br />
Địa lý tự nhiên<br />
<br />
0<br />
<br />
14<br />
<br />
100<br />
<br />
86<br />
<br />
25<br />
<br />
50<br />
<br />
25<br />
<br />
0<br />
<br />
Địa lý kinh tế<br />
<br />
0<br />
<br />
16,5<br />
<br />
100<br />
<br />
83,5<br />
<br />
25<br />
<br />
50<br />
<br />
25<br />
<br />
0<br />
<br />
Địa lý Du lịch<br />
<br />
0<br />
<br />
42<br />
<br />
100<br />
<br />
58<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Địa lý Tài nguyên Môi<br />
trường<br />
<br />
100<br />
<br />
29,4<br />
<br />
0<br />
<br />
60,6<br />
<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
50<br />
<br />
0<br />
<br />
Chính sách quản lý Tài<br />
nguyên Môi trường<br />
<br />
0<br />
<br />
41,6<br />
<br />
100<br />
<br />
58,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
Địa lý đô thị<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
100<br />
<br />
80<br />
<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
50<br />
<br />
0<br />
<br />
Đánh giá tác động môi<br />
trường<br />
<br />
100<br />
<br />
91,1<br />
<br />
0<br />
<br />
8,9<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
Hóa học Công nghệ - MT<br />
<br />
0<br />
<br />
7,8<br />
<br />
100<br />
<br />
82,2<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tại Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kinh tế, giáo dục BVMT được<br />
đưa vào chương trình giảng dạy chính thức cho tất cả các ngành học thông qua môn học<br />
“Môi trường và con người”. Đồng thời, một số chuyên ngành đào tạo khác cũng đưa<br />
vào chương trình nhiều môn học chuyên sâu về môi trường như: Giáo dục môi trường,<br />
Sinh thái môi trường, Khoa học môi trường, Luật môi trường - Tài nguyên, Dân số Môi trường, Địa lý Tài nguyên Môi trường…<br />
Tại trường Đại học Sư phạm, giáo dục BVMT chỉ được đưa vào chương trình<br />
giảng dạy chính thức cho một số ngành học (Địa lý, Sinh học, Tâm lý học, Giáo dục<br />
Tiểu học, Sư phạm mẫu giáo, Giáo dục Chính trị). Các chuyên ngành đào tạo khác như<br />
toán, lý, văn, sử… thì giáo dục BVMT không được đưa vào trong giảng dạy thông qua<br />
môn học chính thức mà chỉ được lồng ghép vào trong nội dung một số môn học.<br />
Chúng tôi nhận thấy rằng, kiến thức chuyên sâu về giáo dục BVMT đã được đưa<br />
vào giảng dạy cho sinh viên đại học thông qua các môn học chính thức như: Môi trường<br />
và con người, Giáo dục môi trường (trừ một số ngành của đại học sư phạm).<br />
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Địa lý còn được học nhiều môn học khác có<br />
nội dung liên quan trực tiếp đến môi trường như: Địa lý tài nguyên môi trường, Địa lý<br />
tự nhiên, Địa lý kinh tế, Địa lý du lịch, Giáo dục dân số... Sinh viên các ngành kinh tế<br />
có nhiều môn học chuyên sâu về môi trường như Đánh giá tác động môi trường, kinh tế<br />
và ô nhiễm môi trường, Chính sách quản lý TNMT, Dân số và phát triển...<br />
Kết quả thực hiện nội dung môn học của SV thông qua đánh giá của GV từ mức<br />
độ từ trung bình đến tốt, không có yếu. Tuy nhiên, chất lượng tiếp thu kiến thức BVMT<br />
của sinh viên không đồng đều tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo.<br />
93<br />
<br />