Thực trạng và định hướng sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày một số vấn đề về thực trạng của hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam hiện nay, những bất cập trong cơ cấu, số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, trên cơ sở đó bài viết trình bày những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới cũng như đề xuất một số giải pháp triển khai tổ chức thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và định hướng sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SẮP XẾP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT 19-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG Trương Anh Dũng* TÓM TẮT: Bài viết trình bày một số vấn đề về thực trạng của hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam hiện nay, những bất cập trong cơ cấu, số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, trên cơ sở đó bài viết trình bày những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới cũng như đề xuất một số giải pháp triển khai tổ chức thực hiện. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, mạng lưới, thực trạng, định hướng phát triển. Cùng với hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong những năm qua, mạng lưới cơ sở GDNN đã phát triển rộng khắp trên cả nước, đa dạng về loại hình tổ chức, trình độ đào tạo. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có trường trung cấp, trường cao đẳng; đã hình thành và phát triển các trường chất lượng cao, một số trường đặc thù để đào tạo cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, hình thành các trường đào tạo những ngành, nghề năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao. Tuy nhiên, về tổng thể, hệ thống các cơ sở GDNN hiện còn khá dàn trải và chồng chéo, chất lượng không đồng đều, thực hiện tự chủ còn hạn chế. Để góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện, tạo bước đột phá về cơ cấu và nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng hệ thống GDNN hiện đại, linh hoạt, hiệu quả và phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhân lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải có cái nhìn tổng quan, đánh giá và sắp xếp, cơ cấu, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. I. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1. Thực trạng chung * Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 36 Trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp 70
- Thực hiện phân công của Chính phủ , ngày 30/12/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện bàn giao chức năng quản lý nhà nước về GDNN đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý toàn bộ các cơ sở GDNN36 từ ngày 01/01/2017. Tại thời điểm bàn giao, cả nước có 1.989 cơ sở GDNN, gồm: 409 trường cao đẳng (trong đó: 331 trường công lập), 583 trường trung cấp (trong đó: 351 trường công lập) và 997 trung tâm GDNN (653 trung tâm công lập). Tổng số cơ sở GDNN công lập là 1.335 cơ sở, trong đó có 682 trường cao đẳng, trung cấp công lập. Đến ngày 31/12/2018, cả nước có 1.954 cơ sở GDNN, gồm: 394 trường cao đẳng (307 trường công lập; 83 trường tư thục; 04 trường có vốn đầu tư nước ngoài), 515 trường trung cấp (295 trường công lập; 219 trường tư thục; 01 trường có vốn đầu tư nước ngoài), 1.045 trung tâm GDNN (697 trung tâm công lập; 346 trung tâm tư thục; 2 trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài). Bảng 1. Phân bố cơ sở GDNN theo vùng kinh tế - xã hội (đến 31/12/2018) Trường trung Trung tâm Trường cao đẳng cấp GDNN Tổng Trong Trong Trong TT Vùng số đó: đó: Tổng đó: Tổng số Tổng số Công Công số Công lập lập lập Tổng số 1.954 394 307 515 295 1.045 697 1 Đồng bằng sông Hồng 589 140 104 184 77 265 165 2 Trung du và miền núi phía 305 50 47 56 34 199 127 Bắc 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền 406 81 59 101 70 224 157 Trung 4 Tây Nguyên 105 13 13 18 13 74 48 5 Đông Nam Bộ 295 72 48 95 51 128 70 6 Đồng bằng sông Cửu Long 245 38 36 65 50 142 130 71
- Theo số liệu thống kê, các cơ sở GDNN tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (30%), tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (20,7%) và vùng Đông Nam Bộ (15%). Vùng Tây Nguyên có số lượng cơ sở GDNN thấp nhất so với cả nước (5,3%). Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP, trong khi chờ ban hành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Luật Quy hoạch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã khẩn trương, tập trung hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp theo Nghị quyết 19-NQ/ TƯ. Đến nay (tháng 8/2019), cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó 400 trường cao đẳng (301 trường công lập), 492 trường trung cấp (277 trường công lập), 1025 trung tâm GDNN (645 trung tâm công lập). Cả nước đã có 538 huyện của 54 tỉnh sáp nhập trung tâm dạy nghề với trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm dạy nghề với trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (sáp nhập 02 trung tâm) đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Số cơ sở GDNN công lập đến nay là 1.223 cơ sở (578 trường cao đẳng, trung cấp công lập). Như vậy, số trường cao đẳng, trung cấp công lập đã giảm 112 cơ sở (đạt tỷ lệ 8,39%). 2. Thực trạng mạng lưới các trường chất lượng cao, nghề trọng điểm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặc thù Triển khai thực hiện Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” đã có 45 trường trên địa bàn 26 tỉnh/thành phố ở cả 3 miền được lựa chọn để tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo các nghề được các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế công nhận. Đồng thời, đã phê duyệt quy hoạch nghề trọng điểm theo các cấp độ quốc tế, ASEAN, trọng điểm cấp độ quốc gia (62 nghề cấp độ quốc tế, 93 nghề cấp độ khu vực ASEAN và 134 nghề cấp độ quốc gia) tại Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các nghề trọng điểm đã được các bộ, ngành, địa phương đề xuất căn cứ vào nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại 63 địa phương. Ngoài ra, đã hình thành được 30 cơ sở GDNN (07 trường cao đẳng, 23 trường trung cấp) chuyên biệt để đào tạo cho đối tượng là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, đào tạo phục vụ phát triển Chiến lược biển. 3. Đánh giá chung về thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp * Hạn chế, khó khăn Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và độ bao phủ trên khắp cả nước của các cơ sở GDNN trong những năm qua, hệ thống GDNN vẫn còn có những hạn chế, khó khăn nhất định, cụ thể là: 72
- - Nhiều cơ sở GDNN còn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, diện tích sử dụng cho đào tạo đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn, trong khu vực nội thành. - Các cơ sở GDNN đang phải đối mặt với nhiều thách thức về việc tuyển sinh khó khăn do tâm lý người học không muốn học nghề, phần lớn người học nghề thuộc đối tượng gia đình có thu nhập thấp, khó quy định trần thu học phí ở mức cao dẫn đến nguồn thu từ học phí thấp, trong khi chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu để dạy thực hành lớn. - Việc triển khai thực hiện xã hội hoá GDNN còn chậm và nhiều lúng túng, không đồng đều ở các tỉnh, thành phố, địa phương (các cơ sở GDNN tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài thường tập trung ở các thành phố, vùng kinh tế trọng điểm). Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội chưa tích cực tham gia vào GDNN. - Có tình trạng nhiều trường cùng đào tạo nghề giống nhau trên một địa bàn, trong khi chính sách thu hút người học lại thiếu thống nhất: tại Thành phố Hồ Chí Minh, có 12 trường cùng đào tạo nghề Điện công nghiệp, 9 trường cùng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại, 9 trường cùng đào tạo nghề Công nghệ ô tô, 8 trường cùng đào tạo nghề Quản trị mạng máy tính. Trong khi đó, tại địa phương lân cận là Đồng Nai: 7 trường cùng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại và tại Bình Dương có 4 trường đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Tại Vĩnh Phúc có 6 trường cùng đào tạo nghề Điện công nghiệp, tại Nam Định có 5 trường cùng đào tạo nghề Công nghệ ô tô, tại Hải Phòng có 7 trường cùng đào tạo nghề Công nghệ ô tô, tại Hà Nội có 14 trường cùng đào tạo nghề Điện công nghiệp... - Việc sắp xếp các cơ sở GDNN ở các bộ, ngành, địa phương hiện nay còn mang tính hành chính, cơ học; các bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng nguyên tắc sáp nhập cụ thể, chưa xác định chỉ tiêu giảm đầu mối cơ sở GDNN công lập, chưa xây dựng cụ thể lộ trình tự chủ đối với các cơ sở GDNN công lập, chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN sau sắp xếp. Thậm chí một số địa phương lại bố trí cơ sở vật chất, nhất là quỹ đất ở trung tâm đô thị vào mục đích sử dụng khác. - Một số cơ sở GDNN sau khi sắp xếp, tổ chức lại chưa đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. * Nguyên nhân - Năng lực quản lý về GDNN ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu so với yêu cầu triển khai nhiệm vụ và chưa chuyên 73
- nghiệp, một bộ phận chưa đạt chuẩn, đặc biệt là cấp địa phương. - Ngân sách nhà nước đầu tư cho GDNN những năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; nhiều địa phương chưa ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển GDNN. Số nghề đầu tư còn dàn trải, nhiều địa phương quy hoạch quá nhiều nghề trọng điểm. - Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDNN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Xã hội hoá trong lĩnh vực GDNN còn chậm. - Nhiều địa phương chưa hiểu hết và đúng tinh thần Nghị quyết 19-NQ/ TW và Nghị quyết 08/NQ-CP. Mục tiêu (lộ trình thực hiện) về GDNN trong Nghị quyết 19-NQ/TW là: bảo đảm giảm tối thiểu 10% cơ sở GDNN công lập đến năm 2021 (bình quân giảm 2,5%/năm), tiếp tục giảm tối thiểu 10% đến năm 2025. Việc giải thể, sáp nhập cơ sở GDNN là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu trên. Tuy nhiên, nhiều địa phương lấy nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 19-NQ/TW thành mục tiêu của sắp xếp cơ sở GDNN. II. ĐỊNH HƯỚNG RÀ SOÁT, SẮP XẾP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Quan điểm - Sắp xếp, tổ chức lại cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp của các bộ, ngành, địa phương theo từng thời kỳ, ưu tiên phát triển các trường chất lượng cao tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, các nước phát triển trong nhóm G20 và các cơ sở GDNN cho các ngành, nghề, đối tượng đặc thù. - Lấy mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Thực hiện công khai, minh bạch việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDNN. - Sắp xếp, tổ chức lại cơ sở GDNN thực hiện theo lộ trình phù hợp; bảo đảm quyền lợi của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, người học; bảo toàn tài sản của Nhà nước và đất đai của các cơ sở GDNN sau khi sắp xếp, tổ chức lại. - Đẩy mạnh xã hội hóa, ưu tiên phát triển đào tạo các ngành, nghề theo lĩnh vực, địa bàn mà các cơ sở GDNN ngoài công lập làm được và làm tốt. - Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau sắp xếp, tổ chức lại. 74
- 2. Nguyên tắc - Phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, chiến lược phát triển nhân lực của các ngành, lĩnh vực và nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp của địa phương, vùng kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ cụ thể. - Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDNN công lập thực hiện theo lộ trình và bảo đảm mục tiêu giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2021, 2025 và 2030; không sáp nhập, giải thể một cách cơ học; chỉ tổ chức sắp xếp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. - Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDNN phải trên cơ sở rà soát các tiêu chí, điều kiện thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể các cơ sở GDNN theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động sau khi sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDNN. - Đối với các cơ sở GDNN đang tự chủ tài chính hoặc đang được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án tự chủ theo lộ trình thì không xem xét sắp xếp, tổ chức lại. - Tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở GDNN nhằm tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia). - Hạn chế thành lập mới cơ sở GDNN công lập. Trường hợp cần thiết phải thành lập mới cơ sở GDNN công lập, thì cơ sở đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính theo quy định của Chính phủ (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). - Khuyến khích phát triển các cơ sở GDNN xã hội hoá, đặc biệt là ở các địa bàn, lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo mà các cơ sở GDNN xã hội hoá làm được và làm tốt. 3. Giải pháp - Cơ cấu lại hoặc giải thể các trường trung cấp, trường cao đẳng hoạt động không hiệu quả theo quy định của pháp luật hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động GDNN theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ- 75
- CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Sáp nhập theo lộ trình các trường trung cấp công lập vào trường cao đẳng công lập, trước mắt thực hiện đối với các trường trung cấp có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với ngành, nghề đào tạo của trường cao đẳng trên địa bàn. - Từng bước chuyển cơ sở GDNN công lập thuộc các bộ, ngành Trung ương về chính quyền địa phương quản lý đối với các cơ sở GDNN đóng trên địa bàn các địa phương mà có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với các cơ sở GDNN do địa phương quản lý. - Đối với các cơ sở GDNN công lập đang hoạt động có hiệu quả, đã tự chủ, các trường đang được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án tự chủ thì tiếp tục triển khai đào tạo theo quy định hiện hành, không xem xét sắp xếp, tổ chức lại. Trường hợp cần thiết phải xem xét để sáp nhập với các cơ sở GDNN khác thì phải bảo đảm nguyên tắc hoạt động hiệu quả sau sắp xếp và được sự đồng thuận của các cơ sở GDNN. - Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện và hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, trung cấp để tổ chức đào tạo theo quy định. - Đối với các trường công lập đào tạo các ngành, nghề, đối tượng đặc thù (trường dân tộc thiểu số, trường dạy nghề cho người tàn tật, trường thủ công mỹ nghệ, trường đào tạo các nghề phục vụ kinh tế biển...) thì xây dựng Đề án phát triển và nâng cao chất lượng làm căn cứ đầu tư và giao kinh phí hoạt động thường xuyên. - Khuyến khích thành lập mới cơ sở GDNN tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, ưu tiên doanh nghiệp thành lập cơ sở GDNN./. 76
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Ban Chấp hành Trung ương. (2017). Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2018). Nghị quyết số 617- NQ/BCSĐB ngày 28/12/2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030. 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2018). Báo cáo khảo sát, thống kê về GDNN các năm 2016, 2017, 2018, 2019. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2019). Báo cáo Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp - Giải pháp đột phá đến năm 2020. 6. Quốc hội. (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp. 7. Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục sửa đổi. 77
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và định hướng phát triển phê bình văn học nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay: Phần 1
492 p | 23 | 10
-
Thuật ngữ Giáo dục nghề nghiệp
93 p | 55 | 3
-
Phân tích thực trạng và định hướng chọn trường, chọn ngành của học sinh dưới góc nhìn của sinh viên
7 p | 95 | 3
-
Xây dựng nông thôn mới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
13 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn