intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cho thấy thu hút đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được một số kết quả tích cực, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quy mô vốn của các doanh nghiệp tại Đắk Lắk có xu hướng tăng; Đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tác động đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, huy động thêm nguồn lực cho ngân sách; Tạo ra thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Võ Xuân Hội, Phạm Thanh Hùng, Ao Xuân Hòa, Nguyễn Đức Quyền Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đã và đang trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế ở cấp quốc gia nói chung và cả cấp địa phương nói riêng. Thu hút đầu tư là mục tiêu và cũng là giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Nghiên cứu cho thấy thu hút đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được một số kết quả tích cực, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quy mô vốn của các doanh nghiệp tại Đắk Lắk có xu hướng tăng; đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tác động đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, huy động thêm nguồn lực cho ngân sách; tạo ra thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư thu hút được còn thấp so với mức bình quân chung cả nước. Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đạt được những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần cải thiện trong thời gian tới. Để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cũng đã có nhiều giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông, cụm công nghiệp và các trung tâm thương mại; Hoàn thiện môi trường đầu tư; Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị địa phương. Từ khóa: thu hút đầu tư ABSTRACT The private economy is increasingly playing an important role and coming a driving force for economic development at the national level in general and at the local level in particular. Attracting investment is not only a goal but also a solution to mobilize capital for socio-economic development of every province. The study showed that the attraction of private investment in Dak Lak province has achieved some positive results such as: the number of newly established enterprises and the capital scale of enterprises in Dak Lak tend to increase; Private investment in the province has affected the shift of economic structure, mobilizing more resources for the budget; create more jobs in the economy. However, the amount of investment capital attracted is still low in comparison to the national average. The government of Dak Lak province has also taken many measures to improve the investment environment and achieved positive changes, but there are still some limitations that need to be improved in the near future. In order to enhance the attraction of private investment in the coming time, Dak Lak province has also provided many solutions such as: continuing to improve transportation systems, industrial clusters and trade centers; Perfecting the investment environment; Promote local marketing activities. Keywords: investment attraction 1. Đặt vấn đề Kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đã và đang trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế ở cấp quốc gia nói chung và cả cấp địa phương nói riêng. Thu hút đầu tư là mục tiêu và cũng là giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư như ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, kinh doanh, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chú trọng cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh. Theo báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của 105
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Đắk Lắk có xu hướng được cải thiện, thuộc tốp đầu trong nhóm xếp hạng trung bình và giữ vững vị trí thứ 2 trong khu vực 05 tỉnh Tây Nguyên. Với những nỗ lực đó, tình hình thu hút đầu tư tư nhân vào tỉnh đã có nhiều khởi sắc, tỉ lệ doanh nghiệp thành lập mới và số lượng doanh nghiệp hoạt động ngày càng tăng, đã thu hút một lượng vốn đáng kể trong dân cư vào sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh những điểm tích cực, thực trạng thu hút đầu tư tại Đắk Lắk cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Kết quả thu hút đầu tư tư nhân vào tỉnh có cải thiện nhưng chưa có sự tăng trưởng cao để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế của tỉnh, chưa tương xứng với một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản sau thu hoạch có quy mô lớn,... Môi trường đầu tư vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho DN phát triển thể hiện qua chỉ số PCI tuy có cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm xếp loại trung bình. Việc nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk từ đó có những giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới là hết sức cần thiết. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Chỉ số phổ biến tổng hợp đầy đủ nhất về các nhân tố của môi trường đầu tư là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI). Chỉ số nghiên cứu này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. PCI đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Cho tới lần cập nhật phương pháp luận gần nhất vào năm 2017, PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần được xây dựng dựa trên 128 chỉ tiêu, bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố có liên quan tới sự phát triển của DN, gồm có: 1. Chi phí gia nhập thị trường. 2. Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất. 3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin. 4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước. 5. Chi phí không chính thức. 6. Cạnh tranh bình đẳng – Chỉ số thành phần mới. 7. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. 8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. 9. Đào tạo lao động. 10. Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi trường kinh doanh minh bạch, thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; 106
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu Số liệu được thu thập qua các năm: 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 Nguồn số liệu gồm có: + Các tài liệu chuyên ngành, giáo trình, báo cáo, bài báo, các công trình nghiên cứu, văn bản pháp luật có liên quan đến thu hút đầu tư tư nhân. + Các báo cáo, văn bản của UBND tỉnh, các Sở, ngành trong tỉnh như Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Công thương, Sở Lao động TB&XH ...của tỉnh Đắk Lắk + Số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phản ánh các khía cạnh môi trường đầu tư của tỉnh Đắk Lắk bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thể chế pháp lý và an ninh trật tự. + Niên giám thống kê hàng năm và các tài liệu khác có liên quan... 2.1.2. Phương pháp phân tích a) Khung phân tích - Chủ thể nghiên cứu: + Các chủ thể đầu tư tư nhân: Gồm các DN khu vực ngoài nhà nước (các DN có vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc thuộc sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống) với các loại hình: DN tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống, Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước, Công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống. + Các chủ thể quản lý đầu tư: Là hệ thống chính quyền cấp tỉnh từ Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ngành chuyên môn. b) Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích sau đây: - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, các đặc điểm của môi trường đầu tư,… - Phương pháp so sánh, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối cũng như số tuyệt đối nhằm đánh giá thực trạng thu hút đầu tư tư nhân vào tỉnh Đắk Lắk, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, phân tích quá trình hiện thực hóa vai trò của chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong việc thu hút đầu tư nhằm chỉ ra các tồn tại, hạn chế. 3. Kết quả nghiên cứu, thảo luận và hàm ý chính sách 3.1. Thực trạng thu hút đầu tư tư nhân của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2014 – 2018 3.1.1. Tình hình về phát triển về số lượng doanh nghiệp dân doanh Trong giai đoạn 2014 - 2018, có đến 4.083 DN đăng ký mới tại Đắk Lắk, bình quân mỗi năm tỉnh Đắk Lắk có 817 DN mới được thành lập, tốc độ tăng bình quân đạt 10,23%; quy mô vốn trung bình đạt 5,62 tỷ đồng/DN, chỉ bằng ½ lượng vốn bình quân của các DN thành lập mới trên cả nước (11,26 tỷ đồng). Trong năm 2018, có 1004 DN dân doanh đăng ký mới, gấp 1,5 lần so với năm 2014. 107
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 1. Số lượng DN đăng ký mới giai đoạn 2014-2018 Số DN đăng ký mới Số DN giải thể, Năm Tổng vốn ngừng hoạt So với năm Quy mô vốn trung Số DN đăng ký (tỷ động, bỏ địa chỉ trước (%) bình (tỷ đồng) đồng) 2014 680 930 2015 760 +11,8 2.266 2,81 670 2016 720 -5,26 2.880 4,00 686 2017 919 +25,5 8.923 9,71 463 2018 1.004 +9,2 7.360 7,33 524 Tổng 4.083 22.929 5,62 3.273 Nguồn: Báo cáo KT-XH 2014 – 2018, Niên giám thống kê 2014 – 2018 Bảng 2. Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: % Loại hình DN 2014 2015 2016 2017 BQ DN nhà nước 2,26 2,06 1,28 1,0 1,65 DN dân doanh 97,61 97,87 98,59 98,89 98,24 DN FDI 0,14 0,07 0,12 0,1 0,11 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 – 2018 Quy mô vốn sản xuất kinh doanh Nhờ những nỗ lực của tỉnh để cải cách hành chính trong đăng ký DN, số lượng kinh tế tư nhân không những đã tăng lên về số lượng mà lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Năm 2018, vốn đầu tư khu vực tư nhân thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo giá so sánh năm 2010 đạt 14.801 tỷ đồng. 3.1.2. Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk a) Tác động tới tăng trưởng kinh tế và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Giai đoạn 2014 - 2018, kinh tế tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ổn định và tăng trưởng qua các năm với tốc độ trung bình khá (đạt 6,37%/năm). Trong đó, kinh tế tư nhân đóng góp bình quân 1,27 điểm %, cao hơn nhiều so với mức đóng góp bình quân chung của khu vực kinh tế tư nhân cả nước trong GDP (đạt 0,55 điểm %). Dù mức đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong GRDP năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn trong xu hướng tăng so với năm 2014. Rõ ràng, kinh tế tư nhân đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 108
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 3. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 theo giá so sánh năm 2010 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 TT BQ %) GRDP (tỷ đồng) 36.846 39.094 41.577 44.388 47.176 6,37 -Kinh tế nhà nước 9.661 10.072 10.603 11.137 11.683 4,87 -Kinh tế tập thể 1.682 1.777 1.843 1.907 1.985 4,23 -Kinh tế tư nhân 7.806 8.450 8.959 9.502 10.084 6,61 -Kinh tế cá thể 16.555 17.616 18.867 20.465 21.758 7,07 -Khu vực FDI 139 296 316 339 370 34,03 -Thuế sản phẩm 1.002 882 989 1.038 1.296 7,49 Đóng góp vào GRDP (%) 4,09 6,10 6,35 6.76 6,28 6,37 -Kinh tế nhà nước 1,07 1,57 1,62 1,70 1,56 1,5 -Kinh tế tập thể 0,19 0,28 0,28 0,29 0,26 0,26 -Kinh tế tư nhân 0,87 1,32 1,37 1,45 1,34 1,27 -Kinh tế cá thể 1,84 2,75 2,88 3,12 2,90 2,70 -Khu vực FDI 0,02 0,05 0,05 0,05 0,05 0,04 -Thuế sản phẩm 0,11 0,14 0,15 0,16 0,17 0,15 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê 2014 - 2018 Giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong GRDP, có xu hướng tăng từ 70,25% năm 2014 lên 71,22% năm 2018. Với thực trạng là các DN đang hoạt động tại Đắk Lắk chủ yếu đầu tư, SXKD trong các ngành CN-XD và dịch vụ (chiếm khoảng 65%), có thể thấy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đang là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự chuyển dịch kinh tế của tỉnh. Bảng 4. Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: % Năm 2018 2014 2015 2016 2017 Kinh tế nhà nước 24,76 26,22 25,76 25,50 25,12 Kinh tế tập thể 4,21 4,56 4,55 4,43 4,30 Kinh tế tư nhân 21,38 21,19 21,61 21,55 21,43 Kinh tế cá thể 46,12 44,93 45,06 45,38 46,16 Khu vực FDI 0,78 0,38 0,76 0,76 0,76 Thuế sản phẩm 2,75 2,72 2,26 2,38 2,34 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê 2014 – 2018 109
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 b) Đóng góp vào ngân sách địa phương Bảng 5. Thu ngân sách nhà nước của Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 TTBQ Tổng thu ngân sách 5.126 5.023 6.249 6.872 8.111 13% Thu từ khu vực DN 1.994 1.789 2.020 2.477 2.810 10% -Khu vực DN nhà nước 1.019 890 1.029 1.376 1.542 12% -Khu vực DN FDI 8 13 32 30 52 69% -Khu vực tư nhân 967 886 959 1.071 1.216 6% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk. Đóng góp của các đơn vị thuộc loại hình kinh tế tư nhân vào ngân sách đang có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2014-2018, từ 967 tỷ đồng năm 2014 lên 1.542 tỷ đồng năm 2018. Trong với tổng thu ngân sách của tỉnh, tỷ trọng các khoản đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng, cho thấy mức đóng góp cũng như vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách ngày càng tăng. c) Thu hút nguồn vốn đầu tư toàn xã hội Số liệu thống kê cho thấy, trong 18.718 tỷ đồng tổng vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh năm 2018, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân chiếm gần 80%, gấp 04 lần vốn đầu tư từ khu vực nhà nước. Tỷ trọng đóng góp của vốn đầu tư khu vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư thực hiện được trên địa bàn tỉnh năm 2014 đạt 71,71% (6.873 tỷ đồng) tăng lên mức 79,08% (18.718 tỷ đồng) vào năm 2018, đạt mức tăng trưởng bình quân lên tới 18,22%/năm, cho thấy mức độ đóng góp của vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nền kinh tế của tỉnh ngày càng tăng. Bảng 6. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư theo giá so sánh 2010 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) 9.584 9.995 12.530 16.335 18.718 Tỷ trọng vốn khu vực nhà nước (%) 28,29 28,11 28,95 23,49 20,92 Tỷ trọng vốn khu vực tư nhân (%) 71,71 71,89 71,05 76,51 79,08 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 – 2018 Bảng 7. Tổng sản phẩm và vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo giá so sánh năm 2010 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Hệ số tương quan GRDP (tỷ đồng) 36.846 39.094 41.577 44.388 47.176 0,98 Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 9.584 9.995 12.530 16.335 18.718 Tỷ lệ vốn khu vực tư nhân/GRDP (%) 26,44 24,66 26,87 36,87 42,39 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 – 2018 Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, chứng tỏ sự đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh. 110
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 d) Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Bảng 8. Thống kê lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Lao động Loại hình DN 2014 2015 2016 2017 - DN nhà nước 24.870 25.283 19.341 18.335 - DN ngoài nhà nước 46.778 42.655 51.329 54.467 - DN FDI 415 302 402 409 Tổng số 72.063 68.240 71.072 73.211 Nguồn: Niên giám Thống kê Đắk Lắk 2014- 2018. 3.1.3. Môi trường đầu tư tỉnh Đắk Lắk Điểm số PCI của Đắk Lắk trong giai đoạn 2014 - 2018 có chiều hướng đi lên (PCI năm 2018 tăng đến 3,72 điểm so với năm 2014), chứng tỏ môi trường đầu tư tại tỉnh ngày càng cải thiện. Sau khi bị giảm điểm vào năm 2016, chính quyền tỉnh đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nhờ đó điểm số PCI của tỉnh năm 2018 tăng 3,86 điểm so với 2016. Bảng 9. Thống kê điểm số và thứ hạng PCI của Đắk Lắk Điểm số PCI Thứ hạng Năm Điểm số Tăng/giảm so với năm 2014 Xếp hạng Tăng/giảm so với năm 2014 2014 58,76 - 30 - 2015 59,00 +0,24 23 +7 2016 58,62 -0,14 28 +2 2017 62,19 +3,43 31 -1 2018 62,48 +3,72 40 -10 Nguồn: pcivietnam.org Trong khi đó, thứ hạng PCI của Đắk Lắk có xu hướng sụt giảm (thứ hạng năm 2018 thấp hơn 10 bậc so với năm 2014). Trong khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk duy trì vị trí thứ 2 hoặc thứ 3, chưa thể vươn lên dẫn đầu. a) Chi phí gia nhập thị trường Năm 2014 - 2016, chỉ số Chi phí gia nhập thị trường của tỉnh ghi nhận nhiều chuyển biến rất tích cực về điểm số và thứ hạng. Tuy nhiên, liên tiếp trong 2 năm 2017 và 2018, chỉ số này lại sụt giảm nghiêm trọng từ vị trí thứ 19/63 (năm 2016) xuống vị trí 60/63 (2017), 58/63 (2018) thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng cả nước. Trong năm 2018 vừa qua, Đắk Lắk chỉ xếp vị trí thứ 4 trong 5 tỉnh Tây Nguyên, kém 0,78 điểm so với địa phương dẫn đầu khu vực là Kon Tum, thấp hơn 0,74 điểm so với giá trị trung vị, giảm 1,41 điểm và 13 bậc so với kết quả đạt được năm 2014. 111
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 10. Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường của Đắk Lắk từ 2014-2018 Trung vị 2018 so với Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2018 2014 Điểm số 8,10 8,40 8,66 6,99 6,69 7,43 -1,41 Thứ hạng 45 35 19 60 58 - -13 Nguồn: pcivietnam.org Từ kết quả các tiêu chí đánh giá của chỉ số này cho thấy, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã có sự thay đổi không tốt, điểm số và thứ hạng đều tụt giảm. b) Tiếp cận đất đai Chỉ số Tiếp cận đất đai của Đắk Lắk năm 2018 thuộc nhóm các địa phương có kết quả tốt, đạt 6,59 điểm (tiệm cận giá trị trung vị) và xếp thứ 23/63 toàn quốc, có sự cải thiện về điểm số (0,26 điểm) nhưng thứ hạng là giảm đến 10 bậc so với 2014. Bảng 11. Chỉ số Tiếp cận đất đai của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 2018 so với 2014 Điểm số 6,33 6,11 6,01 6,89 6,59 6,60 + 0,26 Thứ hạng 13 24 24 10 23 - -10 Nguồn: pcivietnam.org Kết quả khảo sát cho thấy, các DN tại Đắk Lắk ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận đất đai, ít khó khăn hơn về quỹ đất sạch, dễ dàng tiếp cận mặt bằng kinh doanh hơn. Thủ tục hành chính có liên quan đơn giản hơn, ít nhũng nhiễu. Số DN tin tưởng sẽ được bồi thường thỏa đáng khi bị thu hồi đất cũng tăng lên. Việc xác định khung giá đất của chính quyền tỉnh cũng được đánh giá tích cực. c) Tính minh bạch Chỉ số Tính minh bạch của Đắk Lắk đang có xu hướng được cải thiện nhẹ so với năm 2014 nhưng lại giảm sâu trong 03 năm gần đây (năm 2016 đứng thứ 21/63, năm 2017 đứng thứ 32/63, năm 2018 đứng thứ 46/63), đưa Đắk Lắk xuống nhóm cuối bảng xếp hạng PCI. Bảng 12. Chỉ số Tính minh bạch của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 So sánh 2018 và 2014 Điểm số 5,69 5,99 6,36 6,34 5,94 6,25 +0,56 Thứ hạng 50 41 21 32 46 - -4 Nguồn: Dữ liệu PCI (pcivietnam.org) d) Chi phí thời gian Bảng 13. Chỉ số Chi phí thời gian của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 2018 so với 2014 Điểm số 6,20 5,86 6,05 6,02 6,89 6,94 +0,69 Xếp hạng 42 54 50 48 33 - -9 Nguồn: pcivietnam.org 112
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Hầu hết các tiêu chí đánh giá chỉ số này của Đắk Lắk trong năm 2018 đều ghi nhận sự cải thiện đáng kể: Công tác cải cách hành chính có chuyển biến tích cực; Nguồn nhân lực phục vụ các DN cũng được tỉnh chú trọng bồi dưỡng, số lượng DN có nhận định cán bộ, công chức thân thiện, giải quyết công việc hiệu quả hơn tăng hơn 20% so với năm 2014. e) Chi phí không chính thức Năm 2018, Chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh có sự cải thiện mạnh nhất về thứ hạng và điểm số so với kết quả năm 2014 và so với các chỉ số thành phần PCI khác, đưa Đắk Lắk vươn lên vị trí 21 toàn quốc, dẫn đầu khu vực Tây Nguyên và tăng đến 2,03 điểm so với năm 2014. Bảng 14. Chỉ số Chi phí không chính thức của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 2018 so với Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 2014 Điểm số 4,31 4,65 4,41 4,88 6,34 6,04 +2,03 Thứ hạng 44 44 58 44 21 +23 Nguồn: pcivietnam.org Hầu hết các khía cạnh đo lường chi phí không chính thức đều được cải thiện. f) Cạnh tranh bình đẳng Trong giai đoạn 2014 - 2018, chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của Đắk Lắk có xu hướng cải thiện đáng kể cả về điểm số và thứ hạng. Năm 2018, chỉ số này đạt 6,73 điểm, đứng thứ 9/63 tỉnh thành (tăng 1,67 điểm và lên 24 bậc so với năm 2016). Điều đó cho thấy, môi trường cạnh tranh bình đẳng hiện đang là lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong năm 2018 và địa phương đã rất nỗ lực tạo môi trường tốt cho tất cả các DN. Bảng 15. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 2018 so với Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 2014 Điểm số 3,81 5,99 5,06 6,39 6,73 5,68 +2,92 Thứ hạng 33 8 33 3 9 - -24 Nguồn: pcivietnam.org g) Tính năng động Năm 2018, chỉ số Tính năng động của tỉnh Đắk Lắk đạt 5,25 điểm, đứng thứ 51 toàn quốc và thứ 4 trong khu vực Tây Nguyên. Đây là năm thứ 2 liên tiếp chỉ số Tính năng động của tỉnh giảm sâu về thứ hạng so với cả nước dù điểm số chỉ giảm nhẹ. Bảng 16. Chỉ số Tính năng động của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 2018 so với Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 2014 Điểm số 3,18 4,21 5,04 5,38 5,25 5,55 +2,07 Thứ hạng 61 49 23 33 51 - -10 Nguồn: pcivietnam.org 113
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 h) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Năm 2018, chỉ số Dịch vụ hỗ trợ DN của Đắk Lắk đạt 6,34 điểm, đứng thứ 39/63 trong bảng xếp hạng toàn quốc và xếp thứ 03 trong khu vực Tây Nguyên. Dù có sự cải thiện đáng kể về điểm số so với năm 2016 (tăng 0,42 điểm), chỉ số này vẫn còn kém 0,48 điểm và thấp hơn 31 bậc so với kết quả đạt được năm 2014. Bảng 17. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Đắk Lắk từ 2014-2018 2018 so Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 với 2014 Điếm số 6,82 6,51 5,92 6,80 6,34 6,43 -0,48 Thứ hạng 2 4 15 20 39 - +31 Nguồn: pcivietnam.org Trong năm 2018, tỉnh đã triển khai rất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ DN (tư vấn pháp lý, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ nghiệp vụ kế toán, thuế, hỗ trợ DN khởi nghiệp…) i) Đào tạo lao động Trong những năm gần đây, chỉ số Đào tạo lao động của tỉnh bị tụt hạng sâu từ vị trí thứ 25 xuống vị trí 41 toàn quốc. Điều này cho thấy chất lượng đào tạo lao động, các dịch vụ và chính sách liên quan đến lao động của tỉnh tuy có cải thiện nhưng không đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của DN, cũng như chưa bắt kịp sự chuyển mình của các tỉnh, thành khác. Bảng 18. Chỉ số Đào tạo lao động của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 2018 so với Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung vị 2018 2014 Chỉ số 6,02 5,58 5,80 6,14 6,21 6,34 0,19 Thứ hạng 25 38 37 44 41 - +16 Nguồn: pcivietnam.org j) Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự tiếp tục được cải thiện về mặt điểm số và thứ hạng, giữ vị trí trung bình trong cả nước, năm 2018 đạt 6,21 điểm, đứng thứ 32/63 trong bảng xếp hạng toàn quốc (vị trí trung vị, hạ 13 bậc xếp hạng toàn quốc dù tăng 0,86 điểm so với kết quả đạt được năm 2014). Bảng 19. Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự của Đắk Lắk từ 2014 - 2018 Trung vị 2018 so với Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2018 2014 Điểm số 5,35 5,83 5,29 5,84 6,21 6,21 +0,86 Thứ hạng 45 33 40 33 32 -13 Nguồn: pcivietnam.org k) Đánh giá chung về môi trường đầu tư tỉnh Đắk Lắk Trong 10 khía cạnh phản ảnh môi trường đầu tư thì có đến 8/10 chỉ số thành phần có điểm số tăng so với năm 2014. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh theo cảm nhận của DN. Trong số đó, lĩnh vực có sự cải thiện mạnh mẽ nhất là tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn cho DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác (tăng 2,92 điểm), năng động hơn trong chỉ đạo, 114
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 điều hành (tăng 2,07 điểm), cắt giảm chi phí không chính thức cho DN (tăng 2,03 điểm) và cải cách hành chính có tiến bộ (chỉ số Chi phí thời gian tăng 1,36 điểm). Đây cũng là các xu hướng chính nổi bật của môi trường kinh doanh Việt Nam, phản ánh những xu hướng thay đổi chính sách được ghi nhận từ điều tra của PCI bắt đầu từ năm 2016. Bên cạnh 04 chỉ số khác chưa có sự cải thiện đáng kể, có 02 chỉ số bị giảm sút so với năm 2014, đó là Gia nhập thị trường (giảm 1,41 điểm) và Dịch vụ hỗ trợ DN (giảm 0,49 điểm). Như vậy, các dịch vụ hỗ trợ DN tại tỉnh chưa thật sự mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động của DN và cho dù có những cải cách hành chính ấn tượng trong thời gian qua, việc gia nhập thị trường của DN tại Đắk Lắk vẫn còn tồn tại những hạn chế cần giải quyết để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho DN khu vực tư nhân. Bảng 20. Các chỉ số thành phần của PCI Đắk Lắk từ 2014 - 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 8.10 8.40 8.66 6.99 6.69 Gia nhập thị trường (+) (+) (+) (-) (-) 6.33 6.11 6.01 6.89 6.59 Tiếp cận đất đai (-) (-) (-) (+) (-) 5.69 5.99 6.36 6.34 5.94 Tính minh bạch (+) (+) (+) (-) (-) 6.20 5.86 6.05 6.02 6.89 Chi phí thời gian (+) (-) (+) (-) (+) 4.61 4.65 4.41 4.88 6.34 Chi phí không chính thức (-) (+) (-) (+) (+) 5.02 5.99 5.06 6.39 6.73 Cạnh tranh bình đẳng (-) (+) (-) (+) (+) 3.18 4.21 5.04 5.38 5.25 Tính năng động (-) (+) (+) (+) (-) 6.82 6.51 5.92 6.80 6.34 Dịch vụ hỗ trợ DN (+) (-) (-) (+) (-) 6.02 5.58 5.80 6.14 6.21 Đào tạo lao động (+) (-) (+) (+) (+) 5.35 5.83 5.29 5.84 6.21 Thiết chế pháp lý (-) (+) (-) (+) (+) 58.76 59.00 58.62 62.19 62.48 Điểm số PCI (+) (+) (-) (+) (+) Xếp hạng 30 23 28 31 40 Ghi chú: (+) / (-): Tăng/ giảm so với năm trước. Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org 115
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3.2. Vai trò của chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân phát triển kinh tế 3.2.1. Hoàn thiện môi trường đầu tư Bảng 21. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk STT Chỉ tiêu Số lượng Chiều dài (Km) 1 Đường quốc lộ 5 576,5 2 Đường tỉnh lộ 11 351 3 Đường cấp huyện 71 1.403 4 Đường cấp xã 760 3.220 5 Đường thôn buôn - 4.079 6 Đường sông - 544 7 Đường sắt 0 0 8 Sân bay (Đường hạ và cất cánh) 1 3 Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk Bảng 22. Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tạo Vốn Diện Số việc Số đăng Chỉ tiêu tích dự làm Ghi chú lượng ký (tỷ (ha) án (lao đồng) động) Quy hoạch Khu công 2 - - - - Hòa Phú và Phú Xuân nghiệp Cụm công 14 - - - - nghiệp Thực hiện thực tế Khu công 33 3.30 1 48 900 Hòa Phú nghiệp 2 0 Cụm công 24 13 4.33 2.94 Tân An 1, Tân An 2, Ea Ral, Ea Lê, Ea Dar, Krông Búk 1, 8 nghiệp 5 7 6 5 M’Đrăk, Cư Kuin Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp lý Dựa trên các chỉ đạo của Trương ương, trong thời gian vừa qua, chính quyền tỉnh Đắk Lắk cũng chú trọng thực hiện cải cách hành chính và đạt được một số kết quả tích cực như sau: 116
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 - Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng hệ thống chính quyền điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính giúp rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động công vụ, đáp ứng nhanh hơn và tạo thuận lợi cho DN. - Về lĩnh vực đăng ký DN: Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giảm thời gian giải quyết 26 thủ tục đăng ký kinh doanh cho DN từ 03 ngày theo quy định xuống còn 01 ngày, thực hiện đăng ký DN trên Hệ thống đăng ký kinh doanh góp phần làm giảm chi phí gia nhập thị trường của DN; - Về lĩnh vực thuế: Cục Thuế tỉnh đã thực hiện rút ngắn thời gian cho ý kiến về việc sử dụng hóa đơn đặt in, tự in của người nộp thuế từ 05 ngày xuống còn 02 ngày; đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, khuyến khích các DN sử dụng hóa đơn điện tử, tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí khi thực hiện nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế. Trong năm 2018, có 314 DN sử dụng hóa đơn điện tử, 100% DN đăng ký kê khai thuế qua mạng, 99,67% DN đăng ký nộp thuế điện tử với Ngân hàng thương mại, 97,61% số tiền thuế nộp vào NSNN được thực hiện qua giao dịch điện tử; 28 DN được giải quyết thủ tục hoàn thuế điện tử. Bảng 23. Ứng dụng công nghệ trong nộp thuế STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Số DN sử dụng hóa đơn điện tử 314 2 Tỷ lệ DN đăng ký kê khai thuế quan mạng (%) 100 3 Tỷ lệ DN đăng ký nộp thuế điện tử với ngân hàng thương mại (%) 97,61 4 Tỷ lệ thu thuế được qua giao dịch điện tử (%) 97,61 Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk - Về lĩnh vực hải quan: Cục Hải quan tỉnh cũng đã cập nhật đầy đủ chức năng vào hệ thống một cửa quốc gia, đảm bảo các chứng từ điện tử được khai thác, sử dụng thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; tăng cường phân tích thông tin, thiết lập kịp thời tiêu chí lựa chọn kiểm tra nhằm quản lý rủi ro và giảm tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra chi tiết hồ sơ, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Công tác phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc - Thuế - Hải quan và các Ngân hàng thương mại đối với DN hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục được triển khai có hiệu quả, 100% các khoản thu ngân sách Nhà nước được DN nộp qua Ngân hàng thương mại và trực tiếp tại Kho bạc nhà nước. 3.2.3. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành và tích cực triển khai thực hiện nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm phát huy vai trò động lực của khu vực kinh tế tư nhân nói chung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DN khu vực tư nhân nói riêng, hướng tới mục tiêu tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế của tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2012 – 2015, một số Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp . Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, chính sách hỗ trợ DN như: Quyết định 20/2012/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2012- 2015; Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định 22/2016/QĐ-UBND ngày 20/2/2016 về việc ban hành Quy định về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; Quyết định 01/2016/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 về việc ban hành Quy định về miễn giảm tiền thuê đất đối 117
  14. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 với dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp; Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 về việc ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016 - 2020; Công văn số 6774/UBND-CN ngày 26/8/2016 về danh mục các dự án giới thiệu kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư giai đoạn 2016-2020; Quyết định 421/QĐ-UBND ngày 24/2/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Quyết định số 1871/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030;… Theo quy định, toàn bộ tỉnh Đắk Lắk thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư, trong đó: Thị xã Buôn Hồ và các huyện thuộc địa bàn KT - XH đặc biệt khó khăn, thành phố Buôn Ma Thuột thuộc địa bàn KT - XH khó khăn. Mức ưu đãi cụ thể như sau: Bảng 24. Bảng tổng hợp chính sách ưu đãi đầu tư của Đắk Lắk Miễn tiền thuê đất, mặt nước kể từ ngày dự án hoạt động Địa điểm Lĩnh vực đầu tư Số năm được miễn Không thuộc lĩnh vực ưu đãi 7 Thành phố Buôn Ma Thuột Ưu đãi đầu tư 11 Đặc biệt ưu đãi đầu tư 15 Không thuộc lĩnh vực ưu đãi 11 Các huyện, thị xã Buôn Hồ Ưu đãi đầu tư 15 Đặc biệt ưu đãi đầu tư Toàn bộ thời gian thuê Miễn tiền thuê đất đối với dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Loại dự án Tiền sử dụng đất Khuyến khích đầu tư Giảm 50% Ưu đãi đầu tư Giảm 70% Đặc biệt ưu đãi đầu tư Miễn 100% Miễn, giảm tiền thuê đất đối với lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa (Giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp) Địa điểm Tiền sử dụng đất Miễn 25 năm tiền thuê đất và giảm 70% tiền thuê trong Các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột thời gian còn lại Miễn 25 năm tiền thuê đất và giảm 70% tiền thuê trong Các xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột thời gian còn lại 118
  15. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Các huyện, thị xã Buôn Hồ Miễn 100% Thuế thu nhập doanh nghiệp Địa điểm Miễn, giảm thuế Thuế suất Miễn 04 năm đầu kể từ khi có thu nhập Áp dụng thuế suất 10% trong Các huyện, thị xã Buôn Hồ chịu thuế, giảm 50% trong 09 năm tiếp 15 năm theo Miễn 02 năm đầu kể từ khi có thu nhập Áp dụng thuế suất 10% trong Thành phố Buôn Ma Thuột chịu thuế, giảm 50% trong 04 năm tiếp 15 năm theo Thuế nhập khẩu Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa để thực hiện dự án tại Đắk Lắk Nguồn: ipc.daklakdpi.gov.vn Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; tiếp tục giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn cho DN và nền kinh tế, hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6,5%/năm, một số DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả được các tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn 0,5 - 1%/năm so với các khoản vay cùng lĩnh vực. 3.2.4. Các hoạt động khác Tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nhằm tổ chức các phiên giao dịch thường kỳ vào ngày 15 hàng tháng tạo điều kiện cho DN và người lao động có nhu cầu tham gia tuyển dụng trực tiếp; tiếp nhận nhu cầu đăng ký và giới thiệu cho các DN để phỏng vấn, tuyển dụng. Trong năm 2018, Trung tâm đã tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm (bình quân mỗi phiên có 15 DN tham gia), giới thiệu 12.518 lượt lao động cho DN. Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; tiếp tục giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn cho DN và nền kinh tế, hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6,5%/năm, một số DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả được các tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn 0,5 – 1%/năm so với các khoản vay cùng lĩnh vực. Hoạt động đối thoại giữa chính quyền và DN được UBND tỉnh thực hiện dưới nhiều hình thức như: tổ chức Hội nghị đối thoại DN 02 lần/năm; Ngày Thứ Năm doanh nghiệp (họp trực tiếp với Lãnh đạo UBND tỉnh để nêu kiến nghị, đề nghị tháo gỡ khó khăn); cà phê doanh nhân - doanh nghiệp (sáng thứ Ba hàng tuần); chuyên mục Dân hỏi - Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời với các chủ đề liên quan trực tiếp đến DN. Các kiến nghị của DN đều được ghi nhận và xem xét giải quyết theo quy định. Bên cạnh đó, Cục thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh cũng tổ chức các hoạt động đối thoại với các DN để lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc cho DN và hướng dẫn các thủ tục liên quan. 3.3. Giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk 3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông, cụm công nghiệp và các trung tâm thương mại - Tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư vào hệ thống giao thông. - Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và nâng cao hiệu quả quá trình đầu tư của nhà nước vào hệ thống giao thông, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại. 119
  16. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 - Tiếp tục ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư tỉnh Đắk Lắk - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm giảm thời gian đi lại và các chi phí khác cho doanh nghiệp. - Tăng cường tính minh bạch trong điều hành: tăng cường minh bạch, công khai thông tin, tạo thuận lợi cho DN trong tiếp cận thông tin về các chính sách của tỉnh. - Nâng cao tính năng động của chính quyền: UBND tỉnh cần kịp thời chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng linh hoạt hơn nữa các quy định pháp luật hiện hành, bảo đảm lợi ích tối đa của DN trong khuôn khổ pháp lý; chú trọng vai trò và trách nhiệm thực thi ở cơ quan hành chính cấp thấp hơn; - Tăng cường và nâng cao hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ DN tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước; tổ chức thêm nhiều Hội chợ thương mại, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại và tăng cường công tác quảng bá để các DN biết, đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của khối tư nhân vào hoạt động cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đáp ứng mong đợi và nhu cầu ngày càng cao của DN. 4. Kết luận Thu hút đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được một số kết quả tích cực. Số lượng DN thành lập mới và quy mô vốn của các doanh nghiệp tại Đắk Lắk có xu hướng tăng. Thu hút đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tác động đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của tỉnh (góp phần làm tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm ngư nghiệp), huy động thêm nguồn lực cho ngân sách; tạo ra thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, số lượng DN và quy mô vốn đăng ký trên mỗi DN thành lập mới cũng chỉ bằng ½ so với cả nước. Lượng vốn đầu tư thu hút được còn thấp, bẳng khoảng 1/3 so với mức bình quân chung cả nước. Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đạt được những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần cải thiện trong thời gian tới. Để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cũng đã có nhiều giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông, cụm công nghiệp và các trung tâm thương mại; Hoàn thiện môi trường đầu tư; Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2014 - 2018), Niên giám thống kê, Đắk Lắk. [2] Cục thuế tỉnh Đắk Lắk (2014 – 2018), Báo cáo tổng kết năm, Đắk Lắk. [3] Đặng Văn Sáng (2015), Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân - Nghiên cứu tại Long An, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Ngô Văn Thiện (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc, Đại học Kiên Giang. [5] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2014 – 2018), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, pcivietnam.org. [6] Tổng cục Thống kê (2018), Bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010-2017, Hà Nội. [7] Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015 - 2019), Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk. [8] Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2018), Báo cáo Đề án Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2017 – 2025, định hướng đến năm 2030, Đắk Lắk. 120
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1