Thực trạng và giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An
lượt xem 4
download
Bài viết "Thực trạng và giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An" phân tích thực trạng công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường tiểu học; đề xuất các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT Nghệ An I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường học sinh (HS) được học tập trong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất; tài liệu, đồ dùng, thiết bị sử dụng để giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính sư phạm, nhân văn và thẩm mỹ. Trong đó, học sinh được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý đối với các thành viên trong cơ sở giáo dục. Đặc biệt, học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, cơ sở giáo dục không bị ảnh hưởng xấu của các loại hình kinh doanh, dịch vụ xung quanh…Thế nhưng, môi trường ấy đang có nhiều biểu hiện không an toàn, lành mạnh khiến cho các nhà trường và cả xã hội quan tâm. Bởi vì chính sự sự không an toàn, lành mạnh ấy dẫn đến phá vỡ văn hóa, các giá trị truyền thống của mỗi nhà trường. Trước đây, vấn đề này gần như chỉ đáng lo ngại ở các cấp học THCS, THPT. Song, thời gian gần đây nó đã len lỏi và xẩy ra ở các cấp học khác như mầm non, tiểu học. Đây là điều đáng lo ngại khi mà nhiều vấn đề đi ngược với chuẩn mực văn hóa nhà trường lại đang xâm nhập vào lứa tuổi mà đạo đức, nhân cách của các em đang được hình thành và phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các nhà trường nhưng trong đó nổi bật là các vấn đề nảy sinh từ chính các em học sinh, từ gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường văn hóa học đường (MTVHHĐ) chuẩn mực là một yếu tố cơ sở để góp phần lớn phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mất an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường tiểu học. Vì vậy, quan tâm đến vấn đềxây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong các nhà trường tiểu học hiện nay là rất cần thiết. 133
- II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Những kết quả đạt được Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng trường học thân thiện, an toàn, lành mạnh phòng chống bạo lực học đường trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, góp phần đảm bảo một môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, có thể kể đến: công tác đầu tư xây dựng phòng học, quy hoạch mạng lưới trường, lớp được đầu tư; thiết bị, đồ dùng được trang bị; các phòng chức năng, phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Khoa học được quan tâm. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống được các nhà trường thực hiện lồng ghép trong quá trình dạy học các môn văn hóa và trong các hoạt động ngoại khóa. Nhiều trường đã mời các chuyên gia giảng bài, tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bạo lực học đường được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Lồng ghép giáo dục kiến thức về bạo lực học đường; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học chính khóa, các giờ ngoại khóa, các giờ sinh hoạt…Phương pháp sân khấu hóa giáo dục đã được áp dụng tại nhiều trường tiểu học giúp học sinh dễ tiếp thu hơn. Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", cộng với việc thực hiện Nghị định 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, từ những nội dung cốt yếu của phong trào, các nhà trường đã xây dựng các nhóm giải pháp phù hợp, các tiêu chí về môi trường học tập thân thiện như: Truyền thông, xây dựng cơ sở vật chất; tăng cường vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp; tổ chức hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh; tổ chức cho học sinh tìm hiểu, chăm sóc các khu di tích, lịch sử văn hóa tại địa phương. Cùng với việc vận dụng các thành tố tích cực từ Mô hình trường học mới, ở nhiều trường, các lớp học được đầu tư khang trang, sạch, đẹp; khuôn viên có nhiều cây xanh, bóng mát đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của học sinh; học sinh có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động, mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình; môi trường học tập thân thiện, tạo được niềm tin với phụ huynh học sinh. 134
- 2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 2.1. Những hạn chế, khó khăn Mặc dù tại địa bàn Nghệ An thời gian gần đây, ở cấp Tiểu học không xảy ra những vụ việc về bạo lực học đường khiến dư luận đau xót và lo ngại. Tuy nhiên, đâu đó tại các nhà trường, vẫn còn tình trạng mất an toàn, bạo lực học đường, có thể kể: học sinh bị tai nạn thương tích do điều kiện cơ sở vật chất trong trường học không đảm bảo (TH Diễn Tháp năm 2014); phụ huynh hành hung, gây thương tích, xúc phạm, tinh thần, thể chất học sinh, giáo viên (TH Đỉnh Sơn, Anh Sơn 2017); học sinh đánh nhau trong nhà trường và nơi công cộng (TH Cửa Nam 1 năm 2019), hay là hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề vẫn còn xảy ra… Giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm, quát mắng, bạo hành học sinh nhưng không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp. Những vụ việc đó không chỉ gây bất an trong nhà trường mà còn kéo theo sự xuống cấp đạo đức học đường và đạo đức xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, danh dự của giáo viên và học sinh; tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận cộng đồng, xã hội. 2.2. Nguyên nhân Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tính cần thiết xây dựng trường học an toàn, thân thiện để góp phần vào việc phòng chống bạo lực học đường; định hướng giáo dục cho học sinh chưa toàn diện, thiên lệch vào việc dạy chữ, dạy kiến thức; triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo còn máy móc, hình thức, hiệu quả đem lại chưa cao, thiếu giải pháp phù hợp với thực tiễn. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nội dung bạo lực, phản cảm, đi ngược với văn hóa thuần phong mĩ tục của người Việt Nam vẫn còn len lỏi vào trong môi trường sống, môi trường học tập và rèn luyện của học sinh làm cho các em bị thu hút, kích động dẫn đến những hành vi lệch lạc với chuẩn mực đạo đức. Bên cạnh đó cuộc sống mưu sinh với cơm, áo, gạo, tiền nên sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình – nhà trường có nơi chưa hiệu quả. Chương trình giáo dục hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học; nội dung học tập vẫn còn nặng về kiến thức, 135
- phương pháp giáo dục để hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực người học chưa đạt đến kết quả nhất định; lĩnh vực giáo dục trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp chưa được coi trọng đúng mức. Vẫn còn những hạn chế nhất định về các điều kiện trong môi trường giáo dục nhất là ở các trường tiểu học vùng miền núi, vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số; ngân sách Nhà nước hạn hẹp, mức huy động xã hội hóa giáo dục thấp cho nên việc đầu tư, bổ sung các điều kiện dạy học và giáo dục, rèn luyện cho học sinh là rất khó khăn. III. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đến cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong các trường tiểu học; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em; các văn bản quy định công tác quản lý nâng cao đạo đức nhà giáo theo Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng môi truờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường học theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong việc phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học.Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường. Về hình thức tuyên truyền đa dạng phong phú: chỉ đạo các nhà trường đa dạng hóa và lồng ghép các hình thức tuyên truyền thông qua giảng dạy các môn học, các cuộc thi, khen thưởng các tấm gương tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, qua các hoạt động 136
- trải nghiệm, sinh hoạt tập thể ở nhà trường, địa phương trong thời gian học sinh nghỉ hè. 2. Chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục Chỉ đạo các nhà trường thực hiện nội dung dạy học môn Đạo đức theo chương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh tiểu học, giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học. Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm, hoạt động NGLL, lao động, vệ sinh trường, lớp học, các câu lạc bộ các phong trào thi đua trong nhà trường để học sinh được rèn luyện các kỹ năng thiết yếu về an toàn. Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường. Tham gia và tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cốt cán các đơn vị với các nội dung xây dựng môi trường văn hóa học đường, phòng chống bạo lực trong trường học; bồi dưỡng các nội dung, phương pháp, năng lực cho cơ sở khi tổ chức các chương trình giáo dục trải nghiệm, giáo dục đạo đức lối sống, kĩ năng sống cho học sinh. 3. Tăng cường cơ sở vật chất và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, thân thiện Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi (phòng học, đồ dùng, thiết bị dạy học, tường rào, lan can, khu vui chơi, thể thao...) trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo môi trường nhà trường an toàn, thân thiện theo yêu cầu của Thông tư 17/2018/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT. Tổ chức rà soát lại việc bố trí, sử dụng sân chơi, các công trình thể thao cho học sinh trong nhà trường và tại địa phương. Phát huy hiệu quả các việc sử 137
- dụng các cơ sở vật chất hiện có; xã hội hóa nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng CSVC đảm bảo quy định; tham gia, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh trong nhà trường và tại địa phương. 4. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội Chỉ đạo các trường tiểu học phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh, thực hiện cam kết với cơ sở giáo dục về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường tốt nhất góp phần hướng dẫn, quản lý con em học tập, rèn luyện. Thực hiện tốt việc vận dụng nội dung “Huy động cộng đồng cùng tham gia công tác giáo dục” trong Mô hình trường học mới để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện từ các lớp. Thực hiện tốt Quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục thực hiện và đưa nội dung của phong trào “Thi đua dạy tốt - học tốt”; xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên trong các trường tiểu học gắn với việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Yêu cầu các cơ sở giáo dục có phòng tư vấn tâm lý học đường và bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý cho phụ huynh và học sinh. Thực hiện giáo dục hoà nhập theo quy định; tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về can thiệp sớm, giáo dục hoà nhập phù hợp với khả năng và nhu cầu người khuyết tật; phối hợp gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hoà nhập, thân thiện đối với người khuyết tật. Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin; Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp học sinh; thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của học sinh. Phối kết hợp với Cha mẹ học sinh: Đây là lực lượng rất quan trọng, nhà trường và gia đình luôn luôn là lực lượng đầu mối hai chiều chủ động trao đổi mọi thông tin về học sinh những biểu hiện sai lệch trong hành vi của học sinh sẽ phải được kiểm soát và có biện pháp uốn nắn kịp thời; trong đó giáo viên chủ 138
- nhiệm cần chủ động nắm bắt diễn biến về tâm tính, những thay đổi bất thường ở học sinh để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực, bạo lực cũng như nêu cao trách nhiệm trong giáo dục học sinh. Phối kết hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương, khối xóm, thôn bản: tìm những giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý, giáo dục học sinh; ngăn chặn các tụ điểm game, các loại văn hóa phẩm đồi trụy có trong địa bàn quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho học sinh, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục.Hàng kỳ, cùng nhà trường tổ chức công tác tuyên truyền trên diện rộng; cùng xây dựng chương trình giáo dục học sinh theo chủ đề nhất là ở các nội dung giáo dục truyền thống cho học sinh. IV. KẾT LUẬN Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện là một trong những chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục. Vấn đề đặt ra là xây dựng môi trường đó như thế nào để đạt hiệu quả giáo dục. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hội nhập với thế giới việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống ở các nhà trường lại đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy, việc xây dựng môi trường môi trường giáo dục an toàn lành mạnh không chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường mà là của cả các cấp, các ngành, sự vào cuộc của toàn xã hội. Trong đó ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, để mỗi ngôi trường thực sự là “Ngôi trường hạnh phúc” đối với thầy, cô giáo và các em học sinh./. 139
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao tính tích cực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
10 p | 28 | 6
-
Từ văn hóa ứng xử trên không gian mạng đến văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên trong trường học - Thực trạng và giải pháp
14 p | 99 | 6
-
Tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định - thực trạng và giải pháp
12 p | 28 | 5
-
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề thực trạng và giải pháp
6 p | 12 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo dục nhìn từ chủ trương “học thật, thi thật” ở một số trường đại học công lập
9 p | 25 | 4
-
Thực trạng và giải pháp trong việc thực hiện dạy và học thực chất tại các trường đại học
9 p | 20 | 4
-
Thực trạng và giải pháp cho hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam hiện nay qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn
9 p | 55 | 4
-
Xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Hải Dương hiện nay - Thực trạng và giải pháp
7 p | 7 | 4
-
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện - Thực trạng và giải pháp
6 p | 52 | 4
-
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Nghệ An - Thực trạng và giải pháp
4 p | 55 | 4
-
Nhận thức về nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Thực trạng và giải pháp
5 p | 77 | 4
-
Xây dựng nguồn học liệu mở - Thực trạng và giải pháp đối với trường đại học Việt Nam
8 p | 37 | 3
-
Dạy học toán theo định hướng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành Kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng - Thực trạng và giải pháp
13 p | 12 | 3
-
Thực trạng và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở tỉnh Thái Bình hiện nay
8 p | 15 | 3
-
Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên
9 p | 21 | 2
-
Thực trạng và giải pháp xây dựng cơ chế chính sách nghiên cứu khoa học giáo dục đối với giáo viên trường phổ thông
6 p | 29 | 2
-
Thực hiện chính sách sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
7 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn