Hoàng Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
80(04): 41 - 45<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br />
NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Hoàng Thị Mỹ Hạnh*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc. Mặc<br />
dù nền kinh tế của tỉnh đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ,<br />
nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư; trình độ công nghệ và khả năng cạnh<br />
tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp; giữa các vùng trong tỉnh có sự chênh lệch lớn về<br />
nguồn nhân lực... Đây là những hạn chế lâu dài cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục.<br />
Từ khóa: Thái Nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập<br />
<br />
Kinh tế là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính<br />
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của<br />
mỗi quốc gia. Các Mác là người đầu tiên đưa<br />
ra định nghĩa khoa học về vị trí của kinh tế<br />
trong sự phát triển của xã hội. Mác viết:<br />
“Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành<br />
cơ cấu kinh tế của xã hội, thành cơ sở hiện<br />
thực trên đó xây dựng một kiến trúc thượng<br />
tầng pháp lý và chính trị và thích ứng với kiến<br />
trúc thượng tầng ấy là những hình thức nhất<br />
định của ý thức xã hội”1. Lênin cũng đã từng<br />
khẳng định: “Xét đến cùng năng suất lao<br />
động là cái bảo đảm cho thắng lợi của trật tự<br />
xã hội này với xã hội khác”3. Chính vì vậy,<br />
tất cả các quốc gia trên thế giới không phân<br />
biệt chế độ chính trị, xã hội đều lựa chọn cho<br />
mình con đường đi phù hợp để phát triển kinh<br />
tế. Vấn đề căn bản là phải định ra được những<br />
giải pháp đúng, sát thực mới đem lại hiệu quả.<br />
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi nêu<br />
một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh<br />
tế tỉnh Thái Nguyên theo xu hướng công<br />
nghiệp hóa – hiện đại hóa.<br />
THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT<br />
TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN*<br />
Vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư<br />
Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong<br />
việc huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn<br />
vốn từ trong nước cho phát triển kinh tế. Vốn<br />
đầu tư được huy động chủ yếu từ trong nước,<br />
vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) tuy có<br />
*<br />
<br />
Tel: 0942781982; Mail: hh.tn278@gmail.com<br />
<br />
tăng lên trong vài năm gần đây nhưng vẫn<br />
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư<br />
(năm 2009 chiếm 6,5%).<br />
Về cơ cấu các nguồn vốn, hiện tại tỷ trọng<br />
vốn đầu tư khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ<br />
trọng lớn. Vốn Trung ương đầu tư trên địa<br />
bàn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nguồn vốn<br />
ngoài nhà nước bao gồm vốn tín dụng, vốn<br />
của doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn dân<br />
cư cũng tăng nhanh trong cùng giai đoạn.<br />
Thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh liên tục<br />
tăng lên trong những năm qua. Tổng số vốn<br />
ODA ký kết trong thời kỳ 2005 - 2009 đạt<br />
45,72 triệu USD, trong đó số vốn đã đưa vào<br />
thực hiện là 35,68 triệu USD. Nhiều công<br />
trình đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành,<br />
đưa vào sử dụng, góp phần tích cực vào phát<br />
triển kinh tế – xã hội tỉnh.<br />
Về nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước<br />
ngoài), từ năm 1993 đến năm 2009, toàn tỉnh<br />
đã thu hút tổng cộng 40 dự án FDI với tổng số<br />
vốn đăng ký là 369,37 triệu USD. Như vậy,<br />
bình quân mỗi năm có từ 2-3 dự án FDI vào<br />
tỉnh, đóng góp cho tỉnh khoảng 6-15% giá trị<br />
sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tạo thêm việc<br />
làm cho người lao động và đóng góp cho<br />
ngân sách của tỉnh.<br />
Nhìn chung, vốn đầu tư của Thái Nguyên có<br />
hiệu quả khá và tăng dần trong những năm<br />
gần đây. Năng suất lao động của toàn nền<br />
kinh tế liên tục tăng qua các năm nhưng mức<br />
tăng chưa cao. Ngành công nghiệp đạt năng<br />
suất cao nhất, tiếp đó là ngành dịch vụ và<br />
nông - lâm nghiệp – thuỷ sản.<br />
41<br />
<br />
Hoàng Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vấn đề nguồn nhân lực<br />
Tính đến năm 2009, dân số trong độ tuổi lao<br />
động (từ 15 đến 55 đối với nữ, đến 60 tuổi đối<br />
với nam) của Thái Nguyên là 733.227 người<br />
chiếm 66,13% dân số, trong đó số người<br />
trong độ tuổi hoạt động kinh tế (nguồn lao<br />
động tỉnh) có 608.329 người.<br />
Tổng số lao động làm việc trong các ngành<br />
kinh tế của tỉnh năm 2009 là 599.278 người,<br />
chiếm 98,51% nguồn lao động tỉnh.<br />
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2009 đạt<br />
24,16%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo<br />
nghề đạt 11,31%, cao hơn so với vùng trung<br />
du miền núi Bắc Bộ (tương ứng là khoảng<br />
21% và trên 11%) nhưng thấp hơn một chút<br />
so với mức bình quân cả nước (24,79% và<br />
12,41%). Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về<br />
trình độ lao động giữa khu vực nông thôn và<br />
thành thị: Trong khi lao động có nghề từ sơ<br />
cấp trở lên ở khu vực nông thôn chỉ chiếm<br />
14,42% và số có bằng từ công nhân kỹ thuật<br />
trở lên chiếm 9,23% dân số nông thôn thì ở<br />
khu vực thành thị các tỷ lệ này là 62,64% và<br />
52,03% .<br />
Thời gian lao động ở nông thôn chưa cao tuy có<br />
tăng lên trong những năm gần đây, năm 2008<br />
đạt gần 79% và năm 2009 đạt xấp xỉ 80%. Tỷ lệ<br />
thất nghiệp thành thị tuy liên tục giảm từ năm<br />
2000 trở lại đây nhưng vẫn còn cao.<br />
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được<br />
bổ sung về số lượng, nâng cao hơn trình độ<br />
đào tạo, được bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên<br />
môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chất lượng của đội<br />
ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng<br />
được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế<br />
mới, do năng lực thực hiện công vụ, kỹ năng<br />
hành chính, phương pháp làm việc, tác phong<br />
công tác còn nhiều hạn chế. Một số cán bộ<br />
lãnh đạo, quản lý còn có hạn chế về năng lực<br />
trong việc lãnh đạo, tổ chức thực thi nhiệm vụ<br />
của cơ quan, đơn vị mình. Thậm chí còn có<br />
yếu kém về phẩm chất đạo đức và lối sống,<br />
ảnh hưởng xấu đến kết quả công tác và đạo<br />
đức công vụ của cơ quan.<br />
Vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật<br />
Trong những năm qua, tuy các thành phần<br />
kinh tế đã đầu tư nhiều cho cải tạo nhà xưởng,<br />
42<br />
<br />
80(04): 41 - 45<br />
<br />
nâng cấp máy móc, trang thiết bị, … để tăng<br />
năng lực sản xuất nhưng trình độ công nghệ<br />
của các ngành công nghiệp tỉnh nhìn chung<br />
chưa cao, trang thiết bị sử dụng trong chế<br />
biến, chế tạo còn đơn giản, lao động thủ công<br />
còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong hoạt động<br />
sản xuất công nghiệp.<br />
Trang bị trong ngành công nghiệp có tới trên<br />
60% là thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu. Tốc độ<br />
đổi mới công nghệ thấp chỉ ở mức 3%/năm.<br />
Tính chung trong toàn ngành công nghiệp,<br />
năng lực sản xuất chưa vượt quá 50% công<br />
suất thiết kế với mức cơ giới hoá 45%. Mức<br />
tiêu hao năng lượng, nguyên liệu cao hơn gấp<br />
nhiều lần mức trung bình tiên tiến của thế<br />
giới. Sản phẩm đạt chất lượng thấp: chỉ đạt<br />
khoảng 70% tiêu chuẩn nội địa, 15% tiêu<br />
chuẩn xuất khẩu.<br />
Các cơ sở sản xuất cơ khí trong tỉnh được đầu<br />
tư xây dựng từ thập kỷ 70, trang thiết bị lạc hậu.<br />
Ngành chế biến khoáng sản của tỉnh sử dụng<br />
công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.<br />
Một số cơ sở chế biến sử dụng công nghệ<br />
nhập khẩu, ví dụ chế biến chè khô (công nghệ<br />
Nhật Bản), chế biến lợn sữa đông lạnh xuất<br />
khẩu (công nghệ Đài Loan), nhưng trình độ<br />
công nghệ mới ở mức trung bình. Nguồn vốn<br />
đầu tư có hạn là lý do chủ yếu khiến cho<br />
trình độ công nghệ của ngành công nghiệp<br />
tỉnh thấp hơn so với nhiều địa phương khác<br />
trong cả nước.<br />
Vấn đề hợp tác với các tỉnh, thành phố<br />
trong cả nước<br />
Đối với các địa phương ở Đồng bằng sông<br />
Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các<br />
thành phố lớn và khu công nghiệp lớn mà<br />
theo dự báo sẽ tăng trưởng rất nhanh trong<br />
giai đoạn đến năm 2020, Thái Nguyên có<br />
nhiều khả năng đẩy mạnh hợp tác trong việc<br />
cung ứng nguyên nhiên liệu đầu vào cho một<br />
số ngành sản xuất của họ và tiếp nhận từ họ<br />
những sản phẩm mà Thái Nguyên có nhu cầu<br />
lớn. Đồng thời, các cơ sở sản xuất của Thái<br />
Nguyên có thể đóng vai trò vệ tinh cho các<br />
KCN lớn trong các vùng này, hợp tác sản xuất<br />
để cung ứng bán thành phẩm cho họ.<br />
Trong lĩnh vực du lịch, Thái Nguyên có nhiều<br />
khả năng hợp tác có hiệu quả với một số tỉnh<br />
trong vùng như Bắc Kạn, Lạng Sơn và Quảng<br />
<br />
Hoàng Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Ninh và với thủ đô Hà Nội để hình thành các<br />
tour du lịch đường dài, cung cấp cho khách<br />
du lịch những sản phẩm du lịch đa dạng hơn,<br />
có chất lượng cao hơn với chi phí rẻ hơn so<br />
với việc thực hiện các tour du lịch riêng lẻ.<br />
Tuy nhiên, Thái Nguyên cũng sẽ phải cạnh<br />
tranh gay gắt hơn với những địa phương này<br />
trong việc thu hút khách du lịch.<br />
Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, Thái<br />
Nguyên sẽ phải cạnh tranh ngày càng nhiều<br />
hơn với các tỉnh lân cận trong việc thu hút<br />
vốn FDI, ODA và các nguồn vốn bên ngoài<br />
khác vào địa phương mình.<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Huy động các nguồn vốn đầu tư<br />
Tỉnh Thái Nguyên cần có hệ thống các giải<br />
pháp huy động vốn một cách tích cực, tập<br />
trung vào huy động các nguồn vốn sau: Vốn<br />
từ ngân sách nhà nước (trung ương và địa<br />
phương), vốn tự có của các doanh nghiệp,<br />
vốn trong dân, vốn bên ngoài (FDI và vốn<br />
liên doanh liên kết với các địa phương khác),<br />
vốn tín dụng (tín dụng ưu đãi nhà nước và tín<br />
dụng qua các ngân hàng thương mại). Để<br />
nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà<br />
nước, Thái Nguyên cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ<br />
nội bộ nền kinh tế của tỉnh. Tiếp tục duy trì<br />
tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp<br />
khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách để dành<br />
ưu tiên cho đầu tư phát triển; Kêu gọi Trung<br />
ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ<br />
tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp<br />
điện, thuỷ lợi...; Xây dựng các dự án có căn<br />
cứ để tranh thủ các nguồn vốn thông qua<br />
các chương trình của nhà nước và của các tổ<br />
chức quốc tế như: chương trình xoá đói<br />
giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi<br />
trường, y tế, giáo dục...<br />
Nhằm tăng nguồn vốn đầu tư từ các doanh<br />
nghiệp, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện cải<br />
cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh<br />
vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích<br />
nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây<br />
dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa<br />
bàn tỉnh; Tiến hành cổ phần hoá, tham gia thị<br />
trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp<br />
<br />
80(04): 41 - 45<br />
<br />
trong tỉnh có điều kiện để huy động thêm<br />
nguồn vốn; Thực hiện nghiêm túc luật Doanh<br />
nghiệp, phổ biến rộng rãi Luật Doanh nghiệp;<br />
Khuyến khích tư nhân thành lập các doanh<br />
nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tạo các điều kiện<br />
để các nhà đầu tư kinh doanh có lãi, nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng vốn.<br />
Sau khi huy động hết các nguồn vốn trên,<br />
phần vốn còn thiếu được cân đối bằng vốn<br />
vay tín dụng. Dự kiến giai đoạn 2011-2020,<br />
cần vay khoảng 30.000 tỷ, chiếm khoảng<br />
16,7% tổng nhu cầu vốn đầu tư 5. Nguồn vốn<br />
vay được sử dụng để thực hiện các dự án phát<br />
triển công nghiệp khai khoáng, chế biến nông<br />
lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng cây<br />
ăn quả và cây công nghiệp.<br />
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao<br />
đáp ứng yêu cầu phát triển<br />
- Trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hoá cán<br />
bộ, nâng cao trình độ chuyên môn theo phương<br />
châm “cần gì học nấy, thiếu gì học nấy”.<br />
- Khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên<br />
môn, nghiệp vụ giỏi ở địa phương.<br />
- Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động trình<br />
độ cao từ bên ngoài, đặc biệt là của Hà Nội.<br />
Có thể thực hiện thuê khoán chuyên gia bên<br />
ngoài đối với một số công việc cụ thể (ví dụ<br />
như thuê lập luận chứng khả thi công trình,<br />
nghiên cứu nâng cao chất lượng một số sản<br />
phẩm...). - Thực hiện đa dạng hoá các hình<br />
thức đào tạo (trường hướng nghiệp, dạy nghề,<br />
các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm<br />
việc, xuất khẩu lao động ra nước ngoài và các<br />
địa phương bên ngoài nhằm thu nhận kinh<br />
nghiệm sản xuất - kinh doanh tiên tiến hơn...).<br />
- Mạnh dạn cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tu nghiệp<br />
ở ngoài nước, tham gia các lớp bồi dưỡng. Tổ<br />
chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm<br />
nâng cao tri thức cho cán bộ, viên chức.<br />
- Đối với lao động trẻ hoặc học sinh tốt<br />
nghiệp phổ thông trung học, tỉnh nên có chính<br />
sách gửi đi đào tạo các trường trong nước, sau<br />
đó trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách hỗ<br />
trợ cho các sinh viên người Thái Nguyên<br />
đang học ở các trường đại học và dạy nghề,<br />
có ý định về quê làm việc.<br />
43<br />
<br />
Hoàng Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện để các<br />
cán bộ giỏi, người Thái Nguyên đang công<br />
tác ở các nơi trở về quê hương làm việc.<br />
Phát triển khoa học và công nghệ<br />
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và<br />
công nghệ<br />
+ Sử dụng công nghệ nhiều tầng, ưu tiên công<br />
nghệ hiện đại, kết hợp với công nghệ truyền<br />
thống. Nhập các thiết bị máy móc thế hệ mới,<br />
công nghệ hiện đại phù hợp với trình độ sản<br />
xuất của tỉnh.<br />
+ Tăng cường và đẩy nhanh tốc độ chuyển<br />
giao công nghệ, nhất là các công nghệ đặc thù<br />
trong chế biến chè, chế biến và bảo quản nông<br />
sản thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng<br />
sản, luyện kim, lai tạo giống cây trồng, vật<br />
nuôi... Đổi mới công nghệ, thiết bị theo<br />
hướng chuyển dần từ sản xuất và xuất khẩu<br />
sản phẩm thô sang sản xuất và xuất khẩu sản<br />
phẩm tinh. Đào tạo lại đội ngũ lao động làm<br />
công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh<br />
vực công nghệ, nông- lâm nghiệp, quản trị, kinh<br />
doanh, bảo vệ môi trường ở trường đại học, cơ<br />
quan nghiên cứu trên địa bàn tỉnh để theo kịp<br />
với trình độ tiên tiến trong nước và thế giới.<br />
+ Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật<br />
phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ<br />
đáp ứng kịp thời công tác nghiên cứu triển<br />
khai và điều tra cơ bản. Tăng cường nghiên<br />
cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ<br />
công tác quản lý nhà nước. Đầu tư thích đáng<br />
vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới<br />
thông tin khoa học công nghệ (KHCN) trên<br />
cơ sở áp dụng tin học.<br />
+ Đổi mới chính sách cán bộ đối với đội ngũ<br />
lao động khoa học công nghệ trên cơ sở đó<br />
tạo môi trường hoạt động KHCN. Phát triển<br />
cạnh tranh lành mạnh tạo cho cán bộ KHCN<br />
có cơ hội tham gia phát triển năng lực nghiên<br />
cứu KHCN. Có chính sách thích đáng để thu<br />
hút cán bộ KHCN và công nhân giỏi, kể cả<br />
cộng đồng KHCN người Việt Nam ở nước<br />
ngoài, về hợp tác nghiên cứu tham gia quá trình<br />
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế tỉnh.<br />
+ Đổi mới cách tiếp cận công tác thống kê<br />
khoa học - công nghệ theo các hướng dẫn và<br />
44<br />
<br />
80(04): 41 - 45<br />
<br />
tiêu chuẩn quốc tế để làm tốt công tác quản lý<br />
KHCN trong quá trình hội nhập với thế giới<br />
và khu vực. Trước mắt dành đủ nguồn vốn<br />
ngân sách theo quy định cho công tác nghiên<br />
cứu KHCN để có đủ kinh phí thực hiện được<br />
chức năng động lực gia tăng phát triển kinh tế<br />
của công tác KHCN.<br />
+ Miễn, giảm thuế cho các sản phẩm áp dụng<br />
công nghệ mới. Khuyến khích nghiên cứu<br />
khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn<br />
đề bức xúc của tỉnh, đặc biệt là ở cấp<br />
doanh nghiệp.<br />
- Hướng lựa chọn công nghệ của một số<br />
ngành quan trọng : Công nghệ cơ khí chế tạo,<br />
Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, Thông tin<br />
liên lạc, Nông - Lâm nghiệp, Công nghệ xử lý<br />
môi trường, Công nghệ trong khoa học xã hội.<br />
Phối hợp với Hà Nội và các địa phương<br />
trong cả nước<br />
Để phát huy thế mạnh của tỉnh, Thái Nguyên<br />
cần thực hiện tốt các chức năng đối với vùng<br />
và cả nước; khai thác thị trường trong vùng,<br />
tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của các<br />
địa phương khác, tạo hiệu quả cho phát triển<br />
vùng. Thái Nguyên cần kết hợp với các tỉnh,<br />
thành phố trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh<br />
lân cận trên một số lĩnh vực quan trọng sau:<br />
- Phối hợp trong phát triển du lịch: Phối hợp<br />
phát triển du lịch Thái Nguyên với du lịch các<br />
địa phương khác, đặc biệt là với Hà Nội, Hải<br />
Phòng, Quảng Ninh trong việc xây dựng các<br />
điểm, tuyến, tour du lịch, trong quảng bá và<br />
đào tạo nhân lực du lịch. Trong đó, Thái<br />
Nguyên phấn đấu trở thành một trung tâm du<br />
lịch quan trọng của vùng.<br />
- Phối hợp với các tỉnh trong vùng thu hút<br />
vốn FDI.<br />
- Phối hợp với các tỉnh trong việc sử dụng<br />
nguồn nước và chống ô nhiễm nước.<br />
- Phối hợp với các tỉnh lân cận trong đào tạo,<br />
sử dụng nguồn nhân lực, trong việc ứng xử với<br />
tình trạng di dân tự do vào thành phố; trong hoạt<br />
động phòng chống và tìm kiếm cứu nạn.<br />
- Phối hợp với các tỉnh về phát triển các<br />
ngành mũi nhọn của tỉnh trong các ngành<br />
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.<br />
<br />
Hoàng Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Như vậy, phát triển kinh tế địa phương được<br />
Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng,<br />
lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng,<br />
phát triển đất nước. Thái Nguyên được xác<br />
định là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng<br />
trung du và Đông Bắc – Bắc Bộ. Tại đây có<br />
rất nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng<br />
có tầm chiến lược của đất nước. Nghị quyết<br />
Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của tỉnh Thái<br />
Nguyên<br />
(11-19/1/2011)<br />
đã<br />
nhấn<br />
mạnh: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức<br />
chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ, tập<br />
trung trí tuệ, huy động và sử dụng có hiệu<br />
quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Thái Nguyên<br />
phát triển nhanh, bền vững ” . Chính vì vậy,<br />
việc đầu tư và đưa ra các giải pháp phát triển<br />
kinh tế tỉnh Thái Nguyên không chỉ có ý<br />
<br />
80(04): 41 - 45<br />
<br />
nghĩa trước mắt, mà là chiến lược lâu dài để<br />
củng cố tiềm lực kinh tế địa phương, góp<br />
phần vào sự phát triển chung của đất nước.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. C.Mác – Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13 (xuất<br />
bản lần thứ 2) (1960), Nxb Chính trị Mátxcơva.<br />
[2]. “Kinh tế - xã hội Việt Nam, Các tỉnh – thành<br />
phố - quận – huyện năm 2010”, Nxb Thống kê,<br />
HN, 2006.<br />
[3]. Lênin toàn tập (Tiếng Việt), tập 36 (1977),<br />
Nxb Tiến bộ Mátxcơva (1977).<br />
[4]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện<br />
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII.<br />
[5]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007),<br />
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh<br />
Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.<br />
<br />
SUMMARY<br />
CURRENT SITUATION AND SOME SOLUTIONS<br />
TO BOOST ECONOMIC DEVELOPMENT THAI NGUYEN<br />
Hoang Thi My Hanh*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
Thai Nguyen is one of the political, economic and culture of the Northeast. Although the<br />
province's economy has gained some achievements, especially in the fields of industry and<br />
services, but also unbalanced in many aspects such as lack of capital investment,<br />
technological level and competitiveness of many sectors and products is low; between regions<br />
in the province is great disparity in human resources ... These are limited long-term needs of<br />
practical solutions to overcome.<br />
Keywords: Thai Nguyen, economy, social, cultural, integration<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0942781982; Mail: hh.tn278@gmail.com<br />
<br />
45<br />
<br />