intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này xem xét thực trạng và vấn đề đặt ra cho giáo dục đặc biệt Hàn Quốc trên bốn quan điểm chính: Đảm bảo cơ hội giáo dục và công bằng, tăng cường hỗ trợ cho giáo dục hòa nhập và giáo dục đặc biệt, Tăng cường hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục trọn đời, Lan rộng tinh thần đồng cảm chia sẻ với người khuyết tật và tăng cường hệ thống hỗ trợ; và nhìn nhận về các chính sách phúc lợi cho người khuyết tật trên năm quan điểm chính: Chế độ phúc lợi xã hội và sức khỏe; Giáo dục, văn hóa và thể thao; Kinh tế; Gia tăng quyền và sự an toàn của người khuyết tật; Giáo dục hòa nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0064 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 98-105 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT VÀ PHÚC LỢI KHUYẾT TẬT Ở HÀN QUỐC Kim SamSung Cố vấn Giáo dục đặc biệt của Angels Haven Tóm tắt. Bài viết này xem xét thực trạng và vấn đề đặt ra cho giáo dục đặc biệt Hàn Quốc trên bốn quan điểm chính: đảm bảo cơ hội giáo dục và công bằng, tăng cường hỗ trợ cho giáo dục hoà nhập và giáo dục đặc biệt, Tăng cường hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục trọn đời, Lan rộng tinh thần đồng cảm chia sẻ với người khuyết tật và tăng cường hệ thống hỗ trợ; và nhìn nhận về các chính sách phúc lợi cho người khuyết tật trên năm quan điểm chính: chế độ phúc lợi xã hội và sức khoẻ; giáo dục, văn hoá và thể thao; kinh tế; gia tăng quyền và sự an toàn của người khuyết tật; giáo dục hoà nhập. Từ khoá: giáo dục hoà nhập, giáo dục đặc biệt, Hàn Quốc, phúc lợi xã hội. 1. Mở đầu Giáo dục đặc biệt Hàn Quốc được khởi nguồn vào năm 1894 tại Bình Nhưỡng do hoạt động của nhà truyền giáo R.S Hall (1865-1951) thực hiện trên trường hợp cô gái mù Oh Bong-rae (Oh Bong-rae là người khiếm thị Hàn Quốc đầu tiên được học chữ nổi Braille). Chính phủ Hàn Quốc khi đó đã thành lập viện giáo dục đặc biệt cho trẻ em khiếm thị vào ngày 1 tháng 4 năm 1913, sau đó vào năm 1945 thành lập trường giáo dục quốc gia chuyên biệt cho trẻ em khiếm thị (Jesaengwon) theo chương trình đào tạo 6 năm. Tiếp theo, vào năm 1971, lớp chuyên biệt đầu tiên cho trẻ thiểu năng trí tuệ được mở trong trường Tiểu học Chilseong thành phố Daegu và được duy trì vận hành cho tới bây giờ. Kể từ khi chính phủ ban hành “Luật thúc đẩy giáo dục đặc biệt” vào năm 1977 nhờ vai trò chủ đạo của nhà nước, Giáo dục đặc biệt của Hàn Quốc đã đạt được những phát triển đáng kể. Năm 1994, Hàn Quốc thông qua sửa đổi toàn bộ “Luật thúc đẩy giáo dục đặc biệt”, trong đó nhiều biện pháp mang tính bước ngoặt như vận hành Ủy ban điều hành giáo dục đặc biệt để nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập, giáo dục cá nhân, nâng cao quyền lợi về trình tự chọn lọc và bố trí một cách phù hợp trẻ em khuyết tật vào các hình thức giáo dục đã được thực hiện. Vào năm 2007, với việc ban hành “Luật giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật”, chất lượng của giáo dục đặc biệt tại Hàn Quốc ngày càng được nâng cao. Bài viết này xem xét thực trạng và vấn đề đặt ra cho giáo dục đặc biệt Hàn Quốc trên 4 bốn quan điểm chính, và nhìn nhận về các chính sách phúc lợi cho người khuyết tật trên năm quan điểm chính. Cụ thể như các vấn đề được trình bày dưới đây. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hiện trạng nền giáo dục đặc biệt ở Hàn Quốc 2.1.1. Đảm bảo cơ hội giáo dục công bằng, bình đẳng Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021. Tác giả liên hệ: Kim SamSung. Địa chỉ e-mail: ceccicms@gmail.com 98
  2. Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc a. Gia tăng cơ hội giáo dục đặc biệt thông qua việc mở các trường chuyên biệt Theo thống kê năm 2020, trên toàn quốc có tổng cộng 182 trường chuyên biệt, trong đó có 5 trường quốc gia, 87 trường công lập, 90 trường dân lập. Tỉ lệ trường dân lập chiếm tương đương với 52,6%. Để có thể gia tăng cơ hội giáo dục trường học cho tất cả các đối tượng giáo dục đặc biệt cần thúc đẩy thành lập các trường học chuyên biệt đáp ứng được nhu cầu và sự cân bằng tại các địa phương. b. Gia tăng các cơ hội giáo dục đặc biệt thông qua hoạt động thiết lập và mở rộng các lớp học đặc biệt Việc bắt đầu triển khai, vận hành các lớp học đặc biệt 1 đã bắt đầu từ năm 1971, cho đến thời điểm hiện nay là tháng 4 năm 2020, đã có tổng cộng 11.661 lớp. Theo từng cấp học thì hệ thống lớp học đặc biệt có 1.086 lớp mầm non, 6.132 lớp tiểu học, 2.468 lớp THCS, 1.941 lớp THPT (bao gồm môn chuyên ngành2), từ đó có thể thấy lớp tiểu học chiếm 52,6% tổng số các lớp học đặc biệt. Mở rộng hệ thống các lớp học đặc biệt ở các trường học thông thường dựa trên các loại hình khuyết tật tại và điều kiện của địa phương. Thúc đẩy thành lập, tổ chức các lớp học đặc biệt có thể phát huy được vai trò và năng lực của đối tượng giáo dục dặc biệt trong từng lĩnh vực như nghệ thuật, thể dục hay hướng nghiệp. c. Đề cao giá trị của việc hỗ trợ giáo dục bắt buộc với đối tượng giáo dục đặc biệt cấp mầm non Đưa chương trình giáo dục mầm non – tiểu học – THCS và THPT trở thành chương trình giáo dục bắt buộc cho các đối tượng cần được giáo dục đặc biệt, chương trình giáo dục chuyên ngành và giáo dục cho trẻ dưới 3 tuổi là miễn phí (Theo điều 3 luật giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật). Thúc đẩy và bố trí giáo dục bắt buộc trong chương trình bậc mầm non dành cho đối tượng trẻ em cần được giáo dục đặc biệt. Thúc đẩy hỗ trợ cho các em nhỏ là đối tượng cần được giáo dục đặc biệt có nguyện vọng được học trong trường mầm non thông thường. Mở rộng các lớp học đặc biệt cấp mầm non và mầm non hòa nhập nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục đặc biệt cấp mầm non. d. Đẩy mạnh tính chuyên môn, trách nhiệm về giáo dục đặc biệt trong các cơ sở giáo dục thông thường Để có thể nâng cao hiểu biết về giáo dục hòa nhập, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Giám đốc Sở Giáo dục khi tổ chức đào tạo giáo viên trong các trường học thông thường cần bổ sung thêm nội dung giáo dục đặc biệt, đồng thời cần thiết lập và triển khai khóa huấn luyện nghiệp vụ liên quan đến giáo dục đặc biệt dành cho các giáo viên trong trường học phổ thông có nguyện vọng đăng kí giảng dạy chương trình giáo dục hòa nhập (Điều 5 trong bộ luật giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật). Hiệu trưởng, người đứng đầu các trường học phổ thông có nhận học sinh là đối tượng giáo dục đặc biệt cần triển khai các hoạt động, kế hoạch giáo dục hòa nhập như điều chỉnh khóa học, bổ sung nhân lực hỗ trợ, bổ sung trang thiết bị hỗ trợ nội dung học tập, đào tạo giáo viên… (điều 21 bộ luật giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật). Đào tạo liên quan đến giáo dục đặc biệt đang được tăng cường nhằm khẳng định trách nhiệm giáo dục học sinh khuyết tật của các giáo viên phổ thông. 1 Lớp mẫu giáo: Nếu có nhiều hơn 1 người và không quá 4 người thuộc diện giáo dục đặc biệt thì thành lập 1 lớp, Nếu có nhiều hơn 4 người, 2 lớp trở lên sẽ được thành lập. Bậc học tiểu học, trung học cơ sở: Có từ 1 người trở lên thuộc diện giáo dục đặc biệt và không quá 6 học sinh, 01 lớp. Trường hợp trên 6 người thì thành lập 2 lớp trở lên. Trung học phổ thông: Nếu có từ 01 người trở lên thuộc diện giáo dục đặc biệt và không quá 7 học sinh thì thành lập 01 lớp; Nếu có từ 7 học sinh trở lên thì thành lập hai lớp trở lên. 2 Chương trình hay khóa học trên 1 năm được nhà trường xây dựng và triển khai nhằm tạo cơ hội về giáo dục nghề nghiệp và định hướng tương lai cho những đối tượng học sinh của giáo dục đặc biệt đã tốt nghiệp THPT, tập trung vào giáo dục các kỹ năng chuyên môn cần tại các cơ sở việc làm để học sinh có thể dễ dàng xin việc và thích ứng với môi trường xã hội sau khi tốt nghiệp. 99
  3. Kim SamSung e. Tăng cường tính chuyên môn của các cơ sở giáo dục đặc biệt Bằng cấp giáo viên giáo dục đặc biệt được công nhận khi sinh viên tốt nghiệp trường đại học về giáo dục đặc biệt, hoặc có chứng chỉ giáo viên phổ thông được đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt sau Đại học hoặc trường cao học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục chỉ định. Theo thống kê năm 2020, số trường Đại học có chương trình đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt là 36 trường, số giáo viên được công nhận là 1.493 người. Theo thống kê năm 2020, có 27 chương trình đào tạo giáo viên chính quy chuyên ngành giáo dục đặc biệt đang được triển khai tại các trường cao học sư phạm tại 19 trường Đại học. 2.1.2. Tăng cường hỗ trợ cho giáo dục hòa nhập và giáo dục đặc biệt a. Đẩy mạnh hỗ trợ cho đối tượng cần được giáo dục đặc biệt vào học tại các trường phổ thông Hiện tại chương trình giáo dục lưu động dành cho đối tượng giáo dục đặc biệt tại các trường phổ thông đang được triển khai. Đẩy mạnh công tác tư vấn để xây dựng và quản lí kế hoạch giáo dục cả nhân và hỗ trợ theo nhu cầu của đối tượng giáo dục đặc biệt như điều chỉnh chương trình giáo dục và tư vấn định kì thông qua hoạt động mở rộng bố trí giáo viên hỗ trợ giáo dục hòa nhập. b. Đẩy mạnh triển khai vận hành trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt3 Giám đốc các Sở giáo dục cần thiết lập và vận hành trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt như những cơ quan hành chính giáo dục bên dưới. Những trung tâm này chịu trách nhiệm về các hoạt động như phát hiện các đối tượng giáo dục đặc biệt vào thời kì đầu; chẩn đoán, đánh giá; quản lí hành chính; đào tạo giáo dục đặc biệt; hỗ trợ hoạt động đào tạo; luyện tập, hỗ trợ các dịch vụ, hoạt động liên quan tới giáo dục đặc biệt; giáo dục lưu động… (Điều 11 bộ luật giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật). Theo số liệu thống kê đến tháng 4 năm 2020, có tổng cộng 197 trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt tại tất cả các Sở giáo dục tỉnh/thành phố. Trong đó có 1.100 giáo viên, 34 nhân viên phổ thông, 549 người phụ trách những công việc khác như điều trị và hỗ trợ, tổng cộng là 1.693 nhân viên làm việc trong các trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt này. Chi phí lắp đặt các trang thiết bị trong trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt, chi phí mua và vận hành các máy móc hỗ trợ, giáo trình và dụng cụ trang thiết bị… tổng cộng khoảng 125 tỉ 700 triệu won (125.700.000.000W). c. Hỗ trợ dịch vụ liên quan tới giáo dục đặc biệt Năm 2020, có 48.763 người là đối tượng cần được giáo dục đặc biệt được cung cấp các dịch vụ liên quan như vật lí trị liệu, hoạt động trị liệu, luyện tập đi bộ, điều trị tâm lí-hành vi…Chi phí đi lại được hỗ trợ tới các học sinh học trong các trường học chuyên biệt, các trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt hoặc các học sinh được bố trí vào các lớp học đặc biệt trong các trường học phổ thông. Chi phí ăn uống dự kiến hỗ trợ cho học sinh thuộc đối tượng giáo dục đặc biệt là khoảng 69 tỉ 9 trăm triệu Won (69,900,000,000W). Phương án hỗ trợ hiệu quả được đề xuất như: lựa chọn đối tượng phù hợp nhận hỗ trợ điều trị và những dịch vụ liên quan tới giáo dục đặc biệt khác, đưa ra hình thức hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng khác nhau, tính toán chi phí điều trị hợp lí. Thúc đẩy hỗ trợ một cách hiệu quả tận dụng nguồn nhân lực hỗ trợ giáo dục đặc biệt, ví dụ như nâng cao tính đa dạng và năng lực của đội ngũ hỗ trợ. Bắt đầu từ hoạt động hỗ trợ điều trị, để có thể triển khai một cách hiệu quả hoạt động giáo dục đặc biệt với đối tượng phù hợp, cần phải mở rộng hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến giáo dục đặc biệt khác như hỗ trợ từ gia đình, máy móc hỗ trợ luyện tập và tăng cường trang thiết bị công nghệ hay giúp đỡ cho đối tượng được tới trường. 3 Tổ chức giáo dục nhà nước hỗ trợ các hoạt động giáo dục, chẩn đoán – đánh giá, các dịch vụ liên quan cho học sinh là đối tượng của giáo dục đặc biệt nhằm xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo dục đặc biệt trọng tâm trong khu vực. 100
  4. Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc d. Tăng cường hỗ trợ hoạt động văn hóa nghệ thuật – thể dục thể thao cho các học sinh khuyết tật Để mang tới cho các em học sinh khuyết tật một môi trường học tập lành mạnh và vui vẻ, hiện nay có 1.622 chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật đang được liên kết triển khai tại 765 cơ quan đơn vị trên toàn quốc, với sự tham gia của tổng cộng 31.516 em học sinh. Cần phải đưa hệ thống đánh giá thể lực, sức khỏe cho học sinh khuyết tật vào chương trình giáo dục và phát triển thành nội dung cố định để quản lí một cách có hệ thống và nâng cao thể lực cho các em. 2.1.3. Tăng cường hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục trọn đời a. Tiến hành mở rộng triển khai toàn diện chế độ học kì tự do4 trong trường học chuyên biệt Trường học cần triển khai học kì tự do để các em học sinh có thể tìm hiểu thêm về năng lực và tương lai của bản thân, trải nghiệm niềm vui của học tập, nâng cao năng lực và thái độ học tập tự giác, chủ động. Triển khai chế độ học kì tự do tại tất cả 170 trường chuyên biệt đã vận hành chương trình giáo dục trung học cơ sở tương đương với tiến hành học kỳ tự do trên toàn bộ các trường chuyên biệt. b. Chuyên môn hóa giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề cho đối tượng học sinh cần giáo dục đặc biệt Nhằm mở rộng cơ hội giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh khuyết tật – hỗ trợ tăng cường khả năng tìm được việc làm của học sinh khuyết tật thông qua mở rộng giáo dục nghề nghiệp tại các trường trọng tâm đào tạo nghề, hỗ trợ đặc tính hóa và chuyên môn hóa chương trình giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề cho học sinh khuyết tật hiện nay đang mở rộng vận hành các môn chuyên ngành (672 lớp học) và các trường trọng tâm đào tạo nghề (28 trường). Tạo môi trường làm việc theo hình thức tương tự với những nơi làm việc phổ thông, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trường học trong trường học chuyên biệt nhằm mở rộng hệ thống giáo dục dạy nghề tập trung vào thực tập tại hiện trường cho học sinh khuyết tật. Tháng 2 năm 2020, trong số 2.386 học sinh tốt nghiệp cấp 3 từ các trường chuyên biệt thì có 64 em học sinh xin được việc làm, chiếm 6,3 %. Trong số 3.796 học sinh tốt nghiệp từ lớp giáo dục đặc biệt ở các trường THPT thì có 715 em học sinh xin được việc làm, chiếm 34,2%. Trong số 2.247 người tốt nghiệp chuyên ngành trong trường học chuyên biệt thì có 929 người xin được việc làm, chiếm 41,7%. c. Hỗ trợ giáo dục trọn đời cho người khuyết tật Quốc gia và các đoàn thể địa phương cần thành lập và thực hiện những chính sách giáo dục trọn đời cho người khuyết tật nhằm tạo cho người khuyết tật có cơ hội học tập suốt đời (Mục 2 điều 5 luật giáo dục trọn đời). Trên toàn quốc hiện có 62.159 học sinh được dạy tại 897 cơ sở giáo dục suốt đời dành cho người lớn khuyết tật, và có tổng số 5.042 chương trình đang được vận hành. 2.1.4. Lan rộng tinh thần đồng cảm chia sẻ với người khuyết tật và tăng cường hệ thống hỗ trợ a. Bảo vệ nhân quyền và tăng cường giáo dục nhân phẩm cho học sinh khuyết tật 202 đoàn thể hỗ trợ quyền lợi của học sinh khuyết tật với 2.438 thành viên tại các trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt của Sở giáo dục tỉnh/ thành phố đã được thành lập và vận hành nhằm bảo vệ nhân quyền, phòng chống bạo lực học đường – bạo lực tình dục với đối tượng học sinh khuyết tật. Mở rộng giáo dục hiểu biết về khuyết tật và phòng chống bạo lực tình dục đối với học sinh khuyết tật cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 4. Chế độ học kì tự do là chế độ mà trường THCS vận hành 1 học kì tự do trong chương trình học, nhằm tạo điều kiện cho học sinh khám phá về thiên hướng và tương lai của bản thân, tự mình trải nghiệm niềm vui trong học tập và nuôi dưỡng khả năng cũng như thái độ học tập chủ động, qua đó sẽ triển khai chương trình giáo dục phù hợp riêng học sinh. 101
  5. Kim SamSung b. Tăng cường đảm bảo an toàn cho học sinh khuyết tật Các trường học chuyên biệt cùng chung tay với các cơ quan phúc lợi xã hội hỗ trợ đảm bảo an toàn trên con đường tới trường cho các em học sinh khuyết tật. c. Nâng cao hệ thống hỗ trợ giáo dục đặc biệt Quốc gia và các cơ quan địa phương cần ưu tiên chi trả cho các nội dung hỗ trợ chương trình giáo dục đặc biệt khi chi phí đó nằm trong phạm vi dự toán (Điều 5 Bộ luật giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật). d. Nâng cao hệ thống chẩn đoán, bố trí phát hiện người khuyết tật Giám đốc sở giáo dục hoặc trưởng phòng giáo dục cơ sở đào tạo cần có sự phối hợp sát sao cùng với các cơ quan địa phương, trạm y tế, bệnh viện để có thể phát hiện sớm khả năng hình thành khuyết tật ở trẻ nhỏ hay ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp nhận được ủy thác chẩn đoán, đánh giá của người bảo hộ hay của người đứng đầu cấp trường học thì ngay lập tức trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt cần tiến hành chẩn đoán đánh giá và thông báo kết quả cho người bảo hộ của trẻ (Điều 14 bộ luật giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật). 2.2. Phúc lợi cho người khuyết tật ở Hàn Quốc Số lượng người khuyết tật có xu hưởng gia tăng hàng năm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không phải là do sự phát sinh một cách tự nhiên số người khuyết tật mà là do số lượng người khuyết tật được báo cáo và đăng kí gia tăng do có sự mở rộng các loại hình khuyết tật và sự đa dạng hoá các dịch vụ phúc lợi cho người khuyết tật. Nếu như trong quá khứ Hàn Quốc đã đặt mục tiêu cho dịch vụ phúc lợi xã hội cho người khuyết tật là “điều trị và hồi phục”, thì tới nay mục tiêu ấy đã được thay đổi thành “tự lập trong sinh hoạt và phúc lợi hiệu quả”. Có thể nói mục tiêu cuối cùng của phúc lợi khuyết tật là người khuyết tật có thể phát triển năng lực cá nhân tối đa để có được một nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình, tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội và có thể nói là đề cao tính tự lập trong phục hồi chức năng. Theo điều tra thực tế về người khuyết tật vào năm 2014, những điều kiện mà người khuyết tật yêu cầu đối với quốc gia và xã hội theo thứ tự ưu tiên là đảm bảo về thu nhập (38.5%), đảm bảo về y tế (32.8%) và đảm bảo được tuyển dụng (8.5%). Dựa trên thực tế rằng nhu cầu được đảm bảo về thu nhập vẫn đứng đầu danh sách, chúng ta có thể thấy được rằng người khuyết tật vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế trong cuộc sống. Trên thực tế, thu nhập trung bình một tháng của gia đình người khuyết tật là 2.235.000won, tương đương với mức thu nhập 4.152.000won của những gia đình khác trên toàn quốc. Năm 2018 là năm mà “kế hoạch tổng hợp chính sách cho người khuyết tật (2018~2022)” được thiết lập, và năm nay, năm 2019, là năm thứ 2 mà Hàn Quốc triển khai kế hoạch 5 năm này. “Kế hoạch tổng hợp chính sách cho người khuyết tật” là kế hoạch trọng tâm mang tính toàn diện, đưa ra những chính sách cho người khuyết tật ở nước ta, triển khai trên nhiều phương diện cuộc sống của người khuyết tật như phúc lợi, văn hoá – giáo dục, hoạt động kinh tế, hoà nhập với xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ. Mục tiêu của những chính sách tổng hợp là “Giảm bớt, điều chỉnh cách biệt trong cuộc sống của người khuyết tật và người không khuyết tật”, với 5 mục tiêu chính sách cụ thể trong các lĩnh vực như sau: 2.2.1. Về khía cạnh chế độ phúc lợi - sức khoẻ Trong lĩnh vực phúc lợi – sức khoẻ, với chiến lược “cải thiện hệ thống hỗ trợ dịch vụ phúc lợi – sức khoẻ để tạo điều kiện cho cuộc sống xã hội cộng đồng” thì bài toán đang được đề ra là thúc đẩy mở rộng những dịch vụ phúc lợi như đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật, xây dựng hệ thống hỗ trợ tổng hợp, gia tăng sự hỗ trợ về thiết bị đi lại và chỗ ở, nâng cao chất lượng những hoạt động hỗ trợ…; thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ y tế phục hồi sức khỏe và tăng cường khả năng tiếp cận; việc xúc tiến hay xây dựng nền tảng cơ bản được trình bày nhằm định hướng tiêu chuẩn sức khỏe của người khuyết tật. 102
  6. Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc Nâng cao sự ổn định về sinh kế và đảm bảo chế độ y tế đang được thực hiện bằng việc hỗ trợ chi phí y tế cho những người khuyết tật có mức sống khó khăn. Ngoài ra, chế độ cấp miễn phí trang thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật cũng được triển khai, trong đó có hỗ trợ về chi phí chế tạo, mua, sửa chữa, luyện tập sử dụng trang thiết bị. 2.2.2. Về khía cạnh giáo dục – văn hoá – thể dục thể thao Nội dung chính trong khía cạnh giáo dục – văn hóa – thể thao là tăng cường mở rộng 22 trường học chuyên biệt với 1.250 lớp học đặc biệt, đảm bảo được đất dành cho trường học chuyên biệt cũng như việc xây dựng các trường học chuyên biệt được điều chỉnh các chế độ liên quan để thuận tiện trong thực hiện. Kế hoạch là chi phí hỗ trợ thẻ sử dụng văn hoá5 tích hợp cho người khuyết tật từ 70.000won tăng lên 100.000won, nỗ lực tới năm 2022 cải thiện và xây dựng được 100 “điểm du lịch mở” - nơi những người khuyết tật có thể thoải mái hoạt động và sử dụng mà không gặp phải trở ngại nào. Bên cạnh đó, cố gắng đạt được mục tiêu tăng số lượng người hướng dẫn thể dục thể thao trong sinh hoạt cho người khuyết tật, xây dựng các trung tâm thể dục thể thao cho người khuyết tật ở từng địa phương để người khuyết tật ở mọi nơi có thể thoải mái tham gia thể dục thể thao trong sinh hoạt mà không phải đi xa. Các chế độ hỗ trợ khác như giảm giá chi phí đi tàu hay tàu điện trong thành phố, giảm giá vé máy bay (50%), cắt giảm chi phí sử dụng trang thiết bị công cộng, giảm giá phí đỗ xe trong các bãi đỗ xe công cộng, cắt giảm phí thu phát sóng ti vi, giảm chi phí sử dụng đường cao tốc (50%), chi phí cơ bản của việc sử dụng điện thoại di động và thông tin PC cũng được giảm bớt. 2.2.3. Về khía cạnh kinh tế (thu nhập – hoạt động kinh tế) Về khía cạnh kinh tế (thu nhập và hoạt động kinh tế cơ bản) thì các phương án đã được nêu ra như đưa ra chế độ cấp lương cho người khuyết tật để đảm bảo thu nhập, thúc đẩy kết nối các dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng, tăng cường hỗ trợ về dịch vụ tuyển dụng hay phục hồi công việc, hỗ trợ các công ty liên doanh vừa và nhỏ của người khuyết tật với chiến lược “tăng cường cơ sở tự lập về kinh tế để người khuyết tật có được cuộc sống tốt hơn”. Nội dung chính là thúc đẩy gia tăng theo giai đoạn “trợ cấp cơ bản cho người khuyết tật” nhằm đảm bảo thu nhập của họ từ 250.000won vào tháng 9 năm 2018 lên 300.000won vào năm 2021, mặt khác cũng xúc tiến từng bước gia tăng “hỗ trợ bổ sung cho quỹ người khuyết tật và thu nhập của người khuyết tật’ nhằm duy trì chi phí bổ sung cho người khuyết tật. Thêm vào đó, cũng triển khai mở rộng tuyển dụng người khuyết tật thông qua các hình thức gia tăng mức chi phí trợ cấp việc làm, nâng cao tỉ lệ tuyển dụng người khuyết tật theo nghĩa vụ, tăng tỉ lệ mua bán hàng hoá được sản xuất bởi người khuyết tật… Tỉ lệ tuyển dụng theo nghĩa vụ (năm 2007) của chính phủ là 1,60 %; cơ quan công cộng là 1,96%, từ đó tỉ lệ tuyển dụng người khuyết tật theo nghĩa vụ vẫn chưa đạt được tới 2%. Hiện nay thì tỉ lệ đó ở nhà nước, cơ quan quản lí địa phương và cơ quan công cộng đạt 3,4% và ở các doanh nghiệp tư nhân là 3,1%. Tỉ lệ người khuyết tật thất nghiệp rơi vào khoảng 6,2% cao hơn khoảng 1,8 lần so với tỉ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 3,5%. Theo đó, mặc dù nhu cầu đảm bảo thu nhận cho người khuyết tật là khá cao, thì có thể thấy hiện nay mức thu nhập thấp cùng với tình hình hoạt động kinh tế của người khuyết tật là không cao, vì thế cần nhiều hơn những chính sách hỗ trợ tuyển dụng cùng những đảm bảo về thu nhập đa dạng hơn nữa. 2.2.4. Về khía cạnh gia tăng quyền lợi và an toàn Về khía cạnh gia tăng quyền lợi và an toàn cho người khuyết tật, những giải pháp dựa trên chiến lược “đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật đang phải chịu sự phân biệt đối xử từ xã hội” đã được nêu ra như nâng cao bảo vệ nhân quyền cho người khuyết tật, cải thiện hệ thống hỗ trợ cứu nạn và an toàn, bổ sung hỗ trợ về dịch vụ cho người khuyết tật phát triển, tăng cường hỗ trợ cho người khuyết tật là phụ nữ. 5 Thẻ sử dụng văn hóa: thẻ hỗ trợ các dịch vụ tiện ích như xem các chương trình văn hóa và nghệ thuật khác nhau, mua hồ sơ và sách, du lịch trong nước và xem các trận đấu thể thao. 103
  7. Kim SamSung 2.2.5. Về khía cạnh hòa nhập xã hội Về khía cạnh hòa nhập xã hội thì vấn đề đặt ra là dựa trên nền tảng chiến lược “xây dựng nền tảng để hòa nhập xã hội một cách bình đẳng” với những hoạt động cụ thể như tăng cường khả năng được tiếp cận thông tin của người khuyết tật, tăng cường đảm bảo khả năng đi lại cho người khuyết tật, nâng cao hỗ trợ phát triển tiện ích và giao tiếp với người khuyết tật, thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc tế… Nguyên tắc về tiêu chuẩn lắp đặt trang thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật được thực hiện từ năm 1995 có được đưa ra để đảm bảo sự tiếp cận của người khuyết tật để người khuyết tật có thể tham gia sinh hoạt xã hội cùng với người không khuyết tật. Có nghĩa là cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ thích đáng cho người khuyết tật như cải thiện cấu trúc và lắp đặt trang thiết bị để người khuyết tật cũng có thể thoải mái thuận tiện sử dụng các trang thiết bị, hệ thống giao thông công cộng. Chúng ta đều đang sống trong những hiểm nguy của khuyết tật. Do đó, chính sách phúc lợi dành cho người khuyết tật cần được ưu tiên trước chính sách phòng ngừa có thể ngăn ngừa khuyết tật trước cùng với chính sách phục hồi toàn diện về mặt y tế, giáo dục, nghề nghiệp và tâm lí xã hội cho người khuyết tật. 3. Kết luận Chúng ta đang sống với những nguy cơ trở thành người tàn tật bất cứ lúc nào đến từ các nguyên nhân trong cuộc sống như tai nạn giao thông, biến đổi khí hậu - ô nhiễm không khí, dẫn đến các thiên tai hay dịch bệnh và những biến chứng đi kèm ngày càng tăng cao. Vì vậy, chính sách phúc lợi cho người khuyết tật cần phải là tiền đề cho chính sách phòng tránh, ngăn chặn khuyết tật cùng với chính sách phục hồi tích cực trên các phương diện y tế, giáo dục, nghề nghiệp và tâm lí xã hội. Để phát triển giáo dục đặc biệt, chất lượng giảng dạy và tâm huyết của giáo viên là rất quan trọng. Hàn Quốc đã có sự phát triển về số lượng của giáo dục đặc biệt nhưng vẫn còn thiếu sự hỗ trợ đa dạng cho giáo viên để phát triển chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Phúc lợi khuyết tật có phạm vi rất rộng, nội dung cũng rất đa dạng, vì vậy phạm vi và nội dung đều phải được thực hiện theo quy định rõ ràng. Theo đó, để có thể thực thi những chế độ hay dịch vụ, đảm bảo chắc chắn về phạm vi và định nghĩa người khuyết tật thì khi đưa ra quy định rõ ràng về mặt pháp luật thì mục tiêu cuối cùng của phúc lợi người khuyết tật là để người khuyết tật có thể cùng chung sống bình đẳng, thoải mái với người không khuyết tật. Để có thể phát triển hệ thống giáo dục hòa nhập của Hàn Quốc theo đúng hướng thì (1) Việc đầu tiên chính là phải thiết lập được khái niệm rõ ràng về giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục Hàn Quốc, đưa ra những ý tưởng sáng tạo và nỗ lực cống hiến, và (2) Cần tới sự hỗ trợ của chính quyền; (3) Cần có Chính phủ dũng cảm đầu tư vào hoạt động giáo dục từ cơ sở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng của chương trình giáo dục hòa nhập, cũng như (4) Cần đào tạo được giáo viên đặc biệt có những tố chất cần thiết cho chương trình giáo dục đặc biệt. Giáo dục đặc biệt chính là bài tập lớn của cả quốc gia, cần phải nhìn vào tương lai mà thực hiện, và quan trọng là phải liên tục hỗ trợ về tài chính để có thể duy trì hoạt động được hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục Hàn Quốc, 2020. Báo cáo hàng năm về giáo dục đặc biệt (Bản tiếng Hàn) [2] Kim Jong Hyun và đồng sự, 2015. Tìm hiểu về trẻ khuyết tật. Nxb Cộng đồng (Bản tiếng Hàn). [3] Kim Dong Il , 2019. Tìm hiểu về giáo dục đặc biệt. Nxb Hagjisa. 104
  8. Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc [4] Kim Byung Ha, 2012. Lịch sử và triết học giáo dục đặc biệt. Nxb Đại học Daegu. [5] Lee Jun Woo, Jeong Ji Woong, 2017. Thực trạng và đề án về chính sách phúc lợi cho người khuyết tật Hàn Quốc. Nxb Sinjeong. ABSTRACT Status and tasks of special education and social welfare system in Korea Kim SamSung Angels Haven Special Education Advisor This article presents the current situation and problems for special education in Korea from four main points of view on ensuring an equal and fair society, increasing support for special education, increasing support for vocational and lifelong education and promote safety for students with disabilities. The article also gives a view on welfare policies system for people with disabilities on five main aspects: social welfare and health; education, culture and sport; economy; increasing rights of benefits and safety for people with disabilities and social inclusion. Keywords: special education, inclusive education, Korea, social welfare. 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2