intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá môn học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

  1. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Phan Xuân Cường*, Nguyễn Phước Trọng, Nguyễn Thị Tú Trinh, Mai Quốc Dũng, Nguyễn Thị Tươi Khoa Lý luận chính trị, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: cuongpx@cntp.edu.vn TÓM TẮT Kiểm tra, đánh giá là khâu then chố t cuối cùng của quá trình dạy – học và được thể hiện qua bảng điểm của sinh viên. Đây cũng là khâu quan trọng tác động to lớn đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo. Viê ̣c kiể m tra, đánh giá khách quan, nghiêm túc, khoa học sẽ là động lực mạnh mẽ kích thích sự vươn lên trong học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng của sinh viên. Đồng thời, nó có tác động sâu sắc đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. 1. MỞ ĐẦU Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đang triển khai quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học nói chung và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thể hiện qua việc đánh giá kết quả theo hướng khoa học, hiện đại. Do đó, cần phải có những thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá mới sao cho có thể đáp ứng được sự phát triển của thời đại, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục, đồng thời khắc phục những hạn chế của phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống trước đây. Chính vì vậy, trong bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá môn học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Kiểm tra Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức như kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hàng ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chương, hết phần...) và kiểm tra tổng kết (kiểm tra cuối học kì). 2.1.1.2. Đánh giá Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Cũng theo đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là 68
  2. nhận xét bình phẩm về giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật. Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính. Như vậy, đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh. Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định. Do vậy, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra - đánh giá. 2.1.1.3. Kết quả học tập Có một số quan niệm về kết quả học tập.“Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục” (James Madison University, 2003; James O. Nichols, 2002). Một quan niệm khác là “Kết quả học tập là kết quả của một môn học, một chuyên ngành hay của cả một khóa đào tạo.” hay “Kết quả học tập của sinh viên bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà họ có được”. Các kiến thức, kĩ năng này được tích lũy từ các môn học khác nhau trong suốt quá trình học được qui định cụ thể trong chương trình đào tạo. Trường Cabrillo quan niệm về kết quả học tập của sinh viên “là kiến thức, kỹ năng và thái độ sinh viên đạt được và phát triển trong suốt khóa học.” Những quan niệm này tuy cách nói khác nhau nhưng tất cả đều cho rằng kết quả học tập là gồm các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. 2.1.1.4. Đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin và những thông tin này sẽ thông báo cho cơ sở đào tạo biết liệu rằng những dịch vụ, hoạt động của cơ sở đào tạo hoặc những thực nghiệm đang được cơ sở đào tạo áp dụng có tác động như mong muốn lên những người tham gia vào những dịch vụ, hoạt động hoặc những thực nghiệm đó hay không. Mặt khác, cơ sở đó có tạo ra một sự khác nhau trong đời sống giữa các cá nhân nó phục vụ hay không. Ở bậc đại học, đánh giá kết quả học tập gồm có 03 giai đoạn: - Xác định những mục tiêu quan trọng nhất sinh viên cần đạt được. - Đánh giá sinh viên thực sự đạt được mục tiêu ở mức độ nào. - Sử dụng kết quả cải tiến đào tạo. 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Kết quả học tập của môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam được đánh giá theo thang điểm 10 với các điểm thành phần như sau: - Điểm tiểu luận: trọng số điểm là 20%. Hình thức: giảng viên đưa ra yêu cầu và đánh giá dựa vào: tính chuyên cần của sinh viên, phân công sinh viên làm bài tiểu luận, tham quan thực tế tại các bảo tàng hoặc những buổi thảo luận trên lớp. - Điểm thi giữa kỳ: trọng số điểm là 30%. 69
  3. Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan, không sử dụng tài liệu (nội dung các chương đã học theo đề cương chi tiết môn học). - Điểm thi cuối kỳ: trọng số điểm là 50%. Hình thức thi: tự luận, được sử dụng tài liệu (Nội dung các chương còn lại trong chương trình môn học). Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên: Để đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, giảng viên dựa vào: số buổi tham gia lớp học của sinh viên, tinh thần tham gia của sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận. Sinh viên tham gia lớp học là cần thiết để nghe giảng viên truyền đạt những nội dung cơ bản của môn học. Trên cơ sở đó, sinh viên tự nghiên cứu và trình bày ý kiến trong những buổi thảo luận. Vì vậy, việc đánh giá tính chuyên cần sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản của môn học và định hướng tự nghiên cứu cho mình. Đối với sinh viên, việc cho điểm tiểu luận là điều kiện thuận lợi để họ dễ đạt được điểm cao của môn học. Bởi vì, ở phần này sinh viên được nhiều quyền chủ động, có nhiều thời gian thực hiện các yêu cầu của thầy cô. Khi sinh viên đạt điểm cao ở phần này họ sẽ có khả năng đạt điểm cao của môn học, sẽ giảm áp lực trong kỳ thi hết môn, sẽ tạo được sự phấn khích nhất định trong sinh viên. Đồng thời, khi cho phần điểm tiểu luận ở mức 20%, giảng viên sẽ có cơ sở để yêu cầu sinh viên làm nhiều việc liên quan đến nội dung bài giảng trong quá trình học. Đây cũng chính là yếu tố góp phần làm tăng chất lượng trong quá trình học tập. Trong nhiều năm qua việc đánh giá kết quả điểm quá trình môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam giữa các thầy cô trong một môn học thường chưa có sự thống nhất, vì phần điểm này còn tùy thuộc vào sự cần cù, chủ động và tích cực của sinh viên trong từng nhóm dạy. Tham quan học tập tại bảo tàng: giúp sinh viên tìm hiểu những hình ảnh, tư liệu, những gì đã diễn ra trong lịch sử chống giặc ngoại xâm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên một cách thực tế. Đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì: hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Đây là phương pháp kiểm tra, đánh giá đòi hỏi người học phải nắm vững kiến thức để chọn đúng đáp án. Việc đánh giá kết quả của người học theo hình thức này mang tính khách quan vì kết quả chấm thi hoàn toàn không dựa vào ý chủ quan của người chấm. Đánh giá kết quả thi cuối kì: điểm thi cuối kỳ là điểm kết quả bài thi kết thúc một môn học (học phần). Điểm này do giảng viên trực tiếp giảng dạy chấm hoặc do các giảng viên trong cùng môn học chấm. Trọng số điểm thi hết môn (học phần) là 50%, việc giành điểm cao ở phần này mới thực sự là yếu tố quyết định điểm cao của môn học (học phần) và đây còn là yếu tố thuận lợi cho một số sinh viên. Bởi vì, nếu vì lý do nào đó sinh viên không đi học được, không có điểm tiểu luận hoặc điểm thi giữa kỳ thấp, nhưng sinh viên cố gắng làm tốt bài thi cuối kỳ thì cũng có cơ hội vượt qua được môn học. Với trọng số điểm cao ở phần điểm thi hết môn (học phần) thì kết quả điểm thi quyết định điểm cao hay thấp của một môn học. Hình thức thi tự luận, được sử dụng tài liệu: phương pháp này có ưu điểm là tạo cho sinh viên có điều kiện trình bày các vấn đề đã học một cách chủ động, rèn luyện khả năng tư duy, lập luận logic, phân tích, tổng hợp kiến thức môn học. Thực tế hiện nay, mặc dù phương pháp đánh giá đã có nhiề u cải tiế n tić h cực nhưng vẫn còn nhiều vấ n đề cầ n phải bàn luận để tiế p tu ̣c hoàn thiê ̣n: - Hình thức thi và kiểm tra: chưa phong phú, chủ yế u vẫn là thi và kiể m tra viế t. Hình thức thi tự luận được tham khảo tài liệu nhưng lại chỉ yêu cầu sinh viên trình bày một hay một số nội dung nào đó trong môn học. Như vậy, sinh viên chỉ cần chép thật nhiều nội dung trong giáo trình vào bài làm của mình là chắc chắn đạt từ điểm khá trở lên (trừ trường hợp chép nhầm do không đọc kỹ câu hỏi). Như vậy, dẫn đến hiện tượng nhiều sinh viên không quan tâm đến việc học tập nói chung, ôn tập nói riêng. Những nội dung của môn học do thầy cô phân tích, giảng giải sẽ không đọng lại nhiều trong đầu sinh viên, chất lượng giảng dạy vì thế cũng 70
  4. hạn chế. Mặt khác, với cách ra đề thi này sẽ không đánh giá, phân loại được chất lượng thực sự của sinh viên. - Pha ̣m vi thi và kiể m tra: vẫn còn tiǹ h tra ̣ng nội dung giới hạn thi còn nhiều (thi trắc nghiệm khách quan), chưa có trọng tâm, tình trạng sinh viên ho ̣c tủ, ho ̣c lệch, ho ̣c đố i phó. - Nô ̣i dung thi và kiể m tra: các câu hỏi thi và kiể m tra vẫn còn trùng lắ p, chưa thật sự phát huy tính sáng ta ̣o, tính thực tế. Nhiều câu hỏi chủ yế u là tái hiê ̣n kiế n thức lý thuyế t, thâ ̣m chí ra đúng như đề mu ̣c trong bài. Vì vâ ̣y, nhiề u sinh viên bỏ tiết không đi ho ̣c nhưng vẫn thi đạt điểm cao là nhờ ho ̣c thuộc lòng (ho ̣c ve ̣t, không cầ n hiể u) hoă ̣c quay cóp khi thi. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY Qua phân tích thực trạng giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy vẫn còn nhiều điểm hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, để công tác giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn học có hiệu quả hơn cần thực hiện tốt những giải pháp sau đây: Thứ nhất, thống nhất về các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho các điểm thành phần. Cụ thể: - Thống nhất về quan điểm đánh giá điểm tiểu luận. Khi đánh giá các yếu tố của điểm tiểu luận như chuyên cần, bài tập thảo luận nhóm, tham quan bảo tàng, các thầy cô không nên đặt nặng về chất lượng mà nên đặt nặng về ý thức tham gia thực hiện các yếu tố của sự chuyên cần như: có làm và đạt mức trung bình các bài tập thảo luận nhóm không, có tham gia với nhóm làm bài thuyết trình không, có tham quan bảo tàng không. - Khi đánh giá điểm tiểu luận các giảng viên cần thống nhất phải có đầy đủ các yếu tố là điểm chuyên cần và điểm bài tập thảo luận nhóm, điểm tham quan bảo tàng. Bởi vì đây là những yếu tố cơ bản phản ánh sự chăm chỉ cũng như ý thức học tập của sinh viên. - Thống nhất về số lượng các yếu tố của phần điểm chuyên cần. Các yếu tố này cần được nêu ra cụ thể như: tham gia học tập trên lớp bao nhiêu buổi; có mấy hoạt động khác trong quá trình học như: bài thuyết trình nhóm, bài thu hoạch sau buổi học thực tế. Khi có sự thống nhất những nội dung cơ bản của việc đánh giá điểm tiểu luận như vậy thì kết quả đánh giá sẽ công bằng hơn giữa các sinh viên trong cùng một khóa học, sẽ tạo cơ hội để sinh viên dạt điểm cao của môn học và điểm cao khi kết thúc khóa học. - Thống nhất ra các dạng đề thi được tham khảo tài liệu nhằm phát huy tính năng động sáng tạo trong việc học tập của sinh viên. - Đặc biệt đối với dạng đề thi được tham khảo tài liệu, trong mỗi câu hỏi cần chia làm hai phần với hai mức điểm khác nhau. Phần yêu cầu sinh viên trình bày một hay một số nội dung trong môn học, chỉ nên cho thang điểm bằng 1/3 tổng điểm của câu hỏi đó, bởi vì ở phần này sinh viên chỉ cần chép lại những nội dung trong tài liệu để trả lời cho câu hỏi thi. Còn phần yêu cầu sinh viên phải tự luận (viết ra những lập luận, phân tích, lý giải,… thể hiện sự hiểu biết thực sự) nên cho điểm ở mức cao bằng 2/3 tổng điểm của câu hỏi đó. Như vậy, sẽ có cơ sở để đánh giá, phân loại được chất lượng sinh viên. - Khi ra một câu hỏi thi có nhiều phần (nội dung) sau mỗi nội dung nên viết cả trọng số điểm của phần đó. Bởi vì, làm như vậy để sinh viên có cơ sở tính toán thời gian cho từng phần, từng nội dung, tránh tình trạng mất nhiều thời gian cho phần có trọng số điểm thấp (vì sinh viên không được biết trọng số điểm), đến phần có trọng số điểm cao thì còn ít thời gian, thậm chí không còn thời gian làm bài thi. Thứ hai, về bố trí lớp học và trọng số điểm tiểu luận: - Về bố trí lớp học: sĩ số phù hợp (dưới 80 sinh viên). Khi đánh giá kết quả học tập, giảng viên các môn lý luận chính trị cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá kết quả học tập, như thảo luận, thuyết trình nhóm, kiểm tra.Với số lượng sinh viên quá đông chắc chắn 71
  5. sẽ rất khó cho giảng viên trong việc giảng dạy cũng như trong việc đánh giá kết quả học tập. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. - Về trọng số điểm tiểu luận: nên tăng trọng số điểm tiểu luận lên 30% (hiện nay là 20%). Khi nâng trọng số điểm tiểu luận cao, một mặt khi giảng viên đưa ra được nhiều hình thức hoạt động cho sinh viên thực hiện trong quá trình học như tham quan bảo tàng, làm bài tập ở nhà, làm bài thuyết trình nhóm, cá nhân… Đây chính là “áp lực” buộc sinh viên luôn luôn quan tâm đến môn học, từ đó mà nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Mặt khác, với việc đánh giá cao điểm quá trình, sinh viên được chủ động thực hiện các nội dung trong quá trình học, do đó được điểm quá trình cao. Đây là điều kiện thuận lợi để sinh viên đạt điểm cao của từng môn học và điểm trung bình chung cao của cả khóa học. 4. KẾT LUẬN Kiểm tra, đánh giá môn học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả giảng viên và sinh viên. Đối với giảng viên, thông qua công tác kiểm tra, đánh giá sẽ làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên so với yêu cầu của chương trình môn học, đồng thời giúp cho giảng viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động giảng dạy, phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đối với sinh viên, việc kiểm tra, đánh giá thông qua những lần thi giữa kỳ, những bài thực tế, tiểu luận hay bài thi cuối kỳ sẽ giúp sinh viên thấy được kiến thức mà mình tiếp thu trong quá trình học tập môn học ở mức độ nào, còn khiếm khuyết ở nội dung nào để tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân, củng cố và phát triển trí tuệ, giáo dục cho sinh viên những phẩm chất, đạo đức nhất định. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là khi tiến hành kiểm tra, đánh giá cần phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, hệ thống và công khai cho sinh viên. Thực hiện tốt những yêu cầu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá đối với môn học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thành Hưng, Trần Quốc Thành (2010). Một số vấn đề về quản lý giáo dục và lý luận dạy học Đại học- Tài liệu tham khảo phục vụ kỳ thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính -Tập 1. [2]. Trần Bá Hoành (1997). Đánh giá trong giáo dục. Nxb. Giáo dục. [3]. Lê Thị Thu Liễu, Huỳnh Xuân Nhựt (2010). Thực trạng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học, cao đẳng – Phần 1. [4]. Nguyễn Cảnh Toàn (1989). Những vấn đề về phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục tính tích cực, Bàn về "Học" và "nghiên cứu khoa học", Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, tr.5. [5]. Thái Duy Tuyên (1998). Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục. [6]. Tạ Trần Trọng (2015). Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị theo hình thức tín chỉ. Hội thảo khoa học. Đại học Văn Lang. [7]. Nguyễn Như Ý (2010). Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin. 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1