Thực trạng vận dụng chế độ kế toán tại các HTX tỉnh Nghệ An
lượt xem 0
download
Bài viết "Thực trạng vận dụng chế độ kế toán tại các HTX tỉnh Nghệ An" phân tích thực trạng và nhận diện những điểm còn hạn chế trong vận dụng chế độ kế toán tại các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng chế độ kế toán tại các Hợp tác xã này trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng vận dụng chế độ kế toán tại các HTX tỉnh Nghệ An
- THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÁC HTX TỈNH NGHỆ AN Trần Thị Thương1 Nguyễn Thị Thủy Hoàng Thị Mai Anh Tóm tắt Bài viết phân tích thực trạng và nhận diện những điểm còn hạn chế trong vận dụng chế độ kế toán tại các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng chế độ kế toán tại các Hợp tác xã này trong thời gian tới. Bài viết đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, kiểm định T-test, và thang đo Likert. Kết quả phân tích cho thấy: (1) Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán chưa tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành; (2) Tổ chức lập báo cáo kế toán còn mang tính hình thức, thông tin kế toán chưa đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời; (3) Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến kế toán còn hạn chế. Vì vậy, bài viết đã đưa ra một số giải pháp như sau: (i) Lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán cần thực hiện thường xuyên hơn tránh dồn vào một thời điểm và tổ chức thêm một số chứng từ kế toán phục vụ cho quản lý nội bộ; (ii) Bổ sung mở thêm một số sổ kế toán chi tiết và Báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ; (iii) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định kiểm tra, kiểm soát về kế toán trong Hợp tác xã; (iv) Nâng cao năng lực quản lý tài chính, năng lực chuyên môn về kế toán của Ban kiểm soát. Từ khóa: Hợp tác xã, kế toán, Nghệ An 1. Đặt vấn đề Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao, hoạt động không hoàn toàn giống như một doanh nghiệp mà dựa trên các giá trị và nguyên tắc tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Tại Việt Nam, chính phủ cũng xác định kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là bộ phận của nền kinh tế, là một thành tố không thể thiếu trong chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; phát triển cộng đồng bảo đảm an sinh xã hội cho một bộ phận dân cư và trật tự an toàn xã hội. Với sự ra đời của Luật 1 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Email: tranthithuong@vnua.edu.vn 333
- HTX năm 2012 đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh của HTX kiểu mới, tạo ra công ăn việc làm ổn định cho những người ít có cơ hội tham gia thị trường lao động. Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác với 2 triệu thành viên, 45.000 HTX với 8 triệu thành viên, 340 liên hiệp HTX với 1.700 HTX thành viên, số HTX hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60-70% tổng số HTX cả nước (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Như vậy, mô hình HTX là xu thế tất yếu trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hòa cùng xu thế phát triển đó, năm 1957, HTX đầu tiên ở tỉnh Nghệ An được thành lập tại làng Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Nghệ An có 794 HTX, trong đó có 419 HTX hoạt động hiệu quả (chiếm 53%), 345 HTX hoạt động trung bình (chiếm gần 43,4%); 30 HTX hoạt động kém hiệu quả (chiếm dưới 4,0%) (Xuân Hoàng, 2021). Năng lực của các HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng được nâng cao, tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX cơ bản đúng với quy định của Luật HTX năm 2012. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực HTX khoảng 10 - 15%. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các HTX đã chủ động vươn lên, trở thành chỗ dựa tin cậy cho xã viên, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (Nguyễn Văn Phượng, 2017). Công tác kế toán trong các HTX nói chung và các HTX tại tỉnh Nghệ An nói riêng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin tài chính cho bộ phận quản lý, cơ quan thuế … Cụ thể, tổ chức tốt công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho nhà quản lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các HTX (Yến Nhi, 2021). Tùy theo khối lượng công tác kế toán, các HTX sẽ tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Cuối kỳ kế toán, kế toán viên cần cung cấp các báo cáo kế toán cho người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn từ các địa phương cho thấy chất lượng báo cáo kế toán của HTX còn hạn chế và đây là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng tiếp cận với vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại (Lê Thị Minh Châu, 2020). Qua tìm hiểu các nguồn tài liệu hiện có cho thấy chưa có nghiên cứu nào trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An về lĩnh vực kế toán HTX. Do đó, bài viết này tập trung vào phân tích thực trạng vận dụng chế độ kế toán trong các HTX tại tỉnh Nghệ An trên các khía cạnh: (i) Thực trạng vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thu thập thông tin kế toán, (ii) Thực trạng vận dụng hệ thống hệ thống tài khoản và ghi sổ kế toán, (iii) Thực trạng lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin kế toán, (iv) Thực trạng kiểm soát nội bộ về kế toán và kiểm kê tài sản. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng chế độ kế toán tại các HTX tỉnh Nghệ An. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu 334
- Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp được tìm hiểu, thu thập từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Liên Minh HTX tỉnh Nghệ An và trên các website..., Luật Kế toán năm 2015, Luật HTX năm 2012, Thông tư số 133/2016/TT- BTC, Thông tư 24/2017/TT-BTC và các văn bản pháp quy khác có liên quan đến chế độ kế toán HTX. Những thông tin thứ cấp này được xem xét nhằm phân tích thực trạng công tác kế toán của các HTX trên địa bàn nghiên cứu. Thu thập dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu được thực hiện khảo sát tại 156 HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An (chiếm 19,65% trong tổng số HTX trên địa bàn tỉnh). Các HTX được lựa chọn ngẫu nhiên theo danh sách HTX do Liên minh HTX tỉnh Nghệ An cung cấp. Đối tượng được phỏng vấn gồm giám đốc và kế toán của HTX. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn. Một số chỉ tiêu được sử dụng trong bảng hỏi như: Thực trạng vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, thực trạng vận dụng chứng từ kế toán, thực trạng vận dụng ghi chép sổ kế toán, thực trạng lập báo cáo tài chính của các HTX; Công tác kiểm tra kế toán của các HTX… Quy trình thu thập số liệu sơ cấp: Lập bảng hỏi Xác định số lượng người được phỏng vấn Chuẩn bị bảng hỏi Tiến hành phỏng vấn thử Điều chỉnh bảng hỏi Tiến hành phỏng vấn chính thức Nhập dữ liệu phỏng vấn Xử lý số liệu. 2.2. Phương pháp phân tích số liệu Kiểm định T-test (sig-2tails) với mức ý nghĩa 90% được sử dụng trên phần mềm STATA 15.1 để đo lường về sự khác biệt giữa giá trị trung bình của hai nhóm HTX trong mẫu điều tra. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập, thực hiện thông qua biểu diễn số liệu dưới dạng đồ thị, bảng thống kê tóm tắt. Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng để phân tích một số chỉ tiêu về thực trạng công tác kế toán theo các nội dung cụ thể như thực trạng vận dụng chứng từ kế toán, thực trạng vận dụng tài khoản kế toán và sổ kế toán … giữa hai nhóm HTX trong mẫu điều tra. Thang đo Likert: Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 3 mức độ (1 – Hoàn toàn không tuân thủ, 2 – Tuân thủ mức độ trung bình, 3 – Tuân thủ hoàn toàn) để đo lường mức độ tuân thủ chế độ kế toán của các HTX được điều tra. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đặc điểm của các HTX trong mẫu điều tra 156 HTX trong mẫu điều tra được chia thành 2 nhóm gồm: 73 HTX nông nghiệp và 83 HTX khác. Các HTX nông nghiệp tập trung sản xuất tiêu thụ nông sản tươi sống, trong khi đó HTX khác ngoài hoạt động tiêu thụ nông sản thông thường còn có các hoạt động kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (cung ứng giống, phân bón, thủy nông, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, sản xuất giống, dịch vụ khác) và phi 335
- nông nghiệp (cấp nước sạch, quản lý chợ, vệ sinh môi trường, điện năng, tín dụng nội bộ, xây dựng cơ bản, dịch vụ khác)… Bảng 1 trình bày một số chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của HTX trong mẫu khảo sát. Kết quả kiểm định về sự khác biệt giữa giá trị trung bình của hai nhóm HTX thông qua kiểm định T-test (sig-2tails) với mức ý nghĩa 90% cho thấy hầu hết giá trị p-value đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,1 điều này cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm HTX về các chỉ tiêu số năm thành lập HTX, số lượng thành viên HTX, tuổi của giám đốc HTX, số năm đi học của giám đốc, lợi nhuận gộp của HTX/năm. Bảng 1. Đặc điểm của hợp tác xã trong mẫu khảo sát Đơn Giá trị trung Giá trị trung bình Kiểm định Chỉ tiêu vị bình của mẫu HTX NN HTX khác sự khác biệt tính điều tra (n=156) (n=73) (n=83) (P-value)a Số năm thành lập Năm 6,2 7,4 5,0 0,0000 Số lượng thành viên HTX Người 407 289 503 0,0294 Tuổi của Giám đốc HTX Năm 42,9 45,5 40,6 0,0001 Số năm đi học của giám đốc Năm 10,2 9,6 10,7 0,0002 Vốn điều lệ của HTX Trđ 925,5 1.090,8 790,0 0,3177 Doanh thu của HTX/năm Trđ 2.113,1 1.588,9 2.542,5 0,1534 Lợi nhuận gộp của Trđ 238,1 153,1 307,8 0,0164 HTX/năm Chú thích: a: Giá trị p-value của Kiểm định T-test (sig-2tails) với mức ý nghĩa 90%. (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) 3.2. Thực trạng vận dụng chế độ kế toán trong Hợp tác xã Theo kết quả điều tra, 70 HTX (chiếm 44,9%) áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 24/2017/TT-BTC (Hướng dẫn về chế độ kế toán HTX và liên hiệp HTX) (Bộ tài chính, 2017), 86 HTX còn lại (chiếm 55,1%) áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC (Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa) (Bộ tài chính, 2016) (Sơ đồ 1). Đây là những HTX có quy mô lớn, có nhiều giao dịch mà Thông tư 24/2017/TT-BTC không có quy định, nên họ đã lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Theo kết quả điều tra, những người được phỏng vấn cho rằng nội dung của chế độ kế toán trong hai thông tư trên là phù hợp với tình hình kinh doanh của HTX. 336
- Sơ đồ 1. Thực trạng áp dụng chế độ kế toán tại các hợp tác xã (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) 3.3. Thực trạng vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thu thập thông tin kế toán Theo kết quả điều tra từ các HTX, thực trạng vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thu thập thông tin kế toán giữa hai nhóm HTX tồn tại một số điểm khác biệt: Nhóm HTX nông nghiệp: (i) Các HTX tiêu thụ nông sản hoạt động chủ yếu dựa trên hình thức thành lập HTX để các thành viên sử dụng tên của HTX trong tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn. Các HTX này tiêu thụ nông sản tươi như lúa, rau, quả… và những loại nông sản này không được lưu trữ trong kho nên HTX không sử dụng phiếu nhập kho và phiếu xuất kho; Chứng từ sử dụng chủ yếu là phiếu thu, phiếu chi. (ii) Thu thập thông tin kế toán qua chứng từ: Đa số các HTX nông nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán, vì vậy khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế thì chứng từ không được lập hay xử lý ngay. Khoảng 61,6% giám đốc các HTX nông nghiệp cho biết họ không nắm được đủ thông tin tài chính cần thiết trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh nên kết quả chưa đạt như dự kiến. Nhóm HTX khác: (i) Nhóm HTX này sử dụng số lượng các chứng từ và loại chứng từ nhiều hơn so với nhóm HTX nông nghiệp. Các loại chứng từ được sử dụng gồm: chứng từ hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho), chứng từ tiền tệ (phiếu thu, phiếu chi), chứng từ tiền lương (liên quan đến lương của cán bộ quản lý HTX và thành viên tham gia làm việc trực tiếp tại HTX), Hóa đơn giá trị gia tăng do cơ quan thuế phát hành và hợp đồng cung ứng dịch vụ (do các HTX này có các hợp đồng ký với các chương trình của huyện về bán cây giống hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ …). (ii) Thu thập thông tin qua chứng từ kế toán: Việc lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ xảy ra thường xuyên hơn so với các HTX nông nghiệp. Bài viết đã sử dụng thang đo Likert 3 mức độ (1 – Hoàn toàn không tuân thủ, 2 – Tuân thủ mức độ trung bình, 3 – Tuân thủ hoàn toàn) để đo lường mức độ tuân thủ quy định về chứng từ kế toán tại HTX. Mức độ tuân thủ về lập và luân chuyển chứng từ kế toán tại HTX được xem xét trên ba khía cạnh (i) chứng từ được lập kịp thời, (ii) chứng từ 337
- đầy đủ thông tin bắt buộc theo quy định, (iii) xử lý chứng từ khi lập sai theo quy định. Báo cáo sử dụng kiểm định T-test để kiểm định về sự khác biệt mức độ tuân thủ chế độ kế toán về vận dụng chứng từ kế toán tại HTX. Kết quả cho thấy nhóm HTX khác có sự tuân thủ chế độ cao hơn so với nhóm HTX nông nghiệp trên khía cạnh chứng từ được lập kịp thời (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%) và cách xử lý chứng từ lập sai (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%) (Bảng 2). Có 71,2% HTX trong mẫu điều tra đã xảy ra sai sót trong quá trình vận dụng chứng từ như: (1) chứng từ không lập kịp thời; (2) chứng từ không có đầy đủ chữ kí; (3) khi lập sai chứng từ kế toán sửa trực tiếp trên chứng từ kế toán. Bảng 2. Mức độ tuân thủ chế độ kế toán về vận dụng chứng từ kế toán tại HTX Chỉ tiêu HTX nông nghiệp HTX khác Kiểm định sự khác biệt Chứng từ được lập kịp thời 2,12 2,31 0,0895 Chứng từ đầy đủ thông tin 2,37 2,41 0,6033 bắt buộc theo quy định Xử lý chứng từ lập sai theo 2,13 2,36 0,0304 quy định (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) 3.4. Thực trạng vận dụng hệ thống hệ thống tài khoản và ghi sổ kế toán 3.4.1. Thực trạng vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Các tài khoản kế toán cấp 1 được sử dụng phổ biến tại 2 nhóm HTX gồm vốn bằng tiền, phải thu khách hàng, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh. Ngoài ra, nhóm HTX khác sử dụng thêm một số tài khoản do đặc thù hoạt động kinh doanh như phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, vật liệu dụng cụ thành phẩm hàng hóa, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động tín dụng nội bộ… Bảng 3. Mức độ tuân thủ chế độ kế toán về vận dụng tài khoản kế toán Chỉ tiêu HTX nông nghiệp HTX khác Kiểm định sự khác biệt Sử dụng tài khoản theo quy định 2,65 2,60 0,8250 của chế độ kế toán Mở tài khoản chi tiết theo dõi 2,63 2,64 0,8992 theo từng đối tượng kế toán Hạch toán đúng tài khoản trong 2,64 2,75 0,0788 từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) 338
- Để nắm được rõ hơn về mức độ tuân thủ chế độ kế toán trong quá trình vận dụng tài khoản kế toán tại HTX, bài viết đã sử dụng thang đo Likert 3 mức độ để đo lường trong Bảng 3. Mức độ tuân thủ chế độ kế toán về vận dụng tài khoản kế toán tại HTX được xem xét trên các khía cạnh: (i) Sử dụng tài khoản theo quy định của chế độ kế toán (thông tư) đang áp dụng, (ii) Mở tài khoản chi tiết theo dõi theo từng đối tượng kế toán, (iii) Hạch toán đúng tài khoản trong từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo kết quả kiểm định thì việc hạch toán đúng tài khoản trong từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở nhóm HTX khác được đánh giá ở mức cao hơn so với nhóm HTX nông nghiệp (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%). Đối với tuân thủ vận dụng tài khoản kế toán theo quy định của chế độ kế toán và mở tài khoản chi tiết theo dõi theo từng đối tượng kế toán không có sự khác biệt giữa hai nhóm HTX. Nhìn chung mức độ tuân thủ chế độ kế toán về vận dụng tài khoản kế toán của các HTX được đánh giá ở mức gần như tuân thủ hoàn toàn với mức điểm trung bình khoảng 2,6. Sai sót kế toán thường gặp trong quá trình vận dụng tài khoản kế toán ở một số HTX là chưa có tài khoản chi tiết đối với một số tài khoản hàng tồn kho, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh... 3.4.2. Thực trạng vận dụng ghi sổ kế toán Theo kết quả khảo sát, có 17,8% HTX nông nghiệp sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký – Sổ cái và 82,2% các HTX sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Hình thức Nhật ký – Sổ cái chủ yếu sử dụng trong các HTX có ít hoạt động và thường được xếp loại “trung bình”. Trong khi đó, khoảng 70% các HTX khác sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung và 30% còn lại sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Tỷ lệ HTX khác sử dụng sổ cái và sổ chi tiết cao hơn nhóm HTX nông nghiệp do nhóm này có thêm hoạt động kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các sổ kế toán chủ yếu sử dụng tại hai nhóm HTX gồm sổ vốn bằng tiền, sổ quỹ phát triển sản xuất, sổ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán), sổ chi tiết vốn góp của thành viên, sổ chi tiết vốn bằng tiền… Nhóm HTX khác sử dụng thêm một số sổ kế toán do đặc thù hoạt động kinh doanh như sổ kho, sổ quỹ khen thưởng, sổ doanh thu và chi phí hoạt động tín dụng nội bộ, sổ chi tiết phải thu hoạt động tín dụng nội bộ… Bài viết đã sử dụng thang đo Likert 3 mức độ trong Bảng 4 để đánh giá mức độ tuân thủ chế độ kế toán trong quá trình vận dụng sổ kế toán tại HTX. Mức độ tuân thủ về vận dụng sổ kế toán tại HTX được xem xét trên các khía cạnh: (i) sử dụng sổ kế toán đầy đủ các yếu tố, (ii) sử dụng đủ số lượng sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, (iii) sửa sổ theo quy định khi phát sinh sai sót, (iv) cuối kỳ thực hiện việc khoá sổ đối chiếu kiểm tra. Báo cáo sử dụng kiểm định T-test để kiểm định về sự khác biệt mức độ tuân thủ chế 339
- độ kế toán về vận dụng sổ kế toán tại HTX. Kết quả cho thấy nhóm HTX khác có sự tuân thủ chế độ cao hơn so với nhóm HTX nông nghiệp trên ba khía cạnh: Sử dụng sổ kế toán đầy đủ các yếu tố; Sử dụng đủ số lượng sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; Sửa sổ theo quy định khi phát sinh sai sót (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%). Bảng 4. Mức độ tuân thủ chế độ kế toán về vận dụng sổ kế toán tại HTX Chỉ tiêu HTX nông HTX khác Kiểm định sự nghiệp khác biệt Sử dụng sổ kế toán đầy đủ các yếu tố 2,19 2,37 0,0898 Sử dụng đủ số lượng sổ kế toán tổng hợp 2,3 2,4 0,0930 và sổ kế toán chi tiết Sửa sổ theo quy định khi phát sinh sai sót 2,53 2,66 0,0929 Cuối kỳ thực hiện việc khoá sổ đối chiếu 2,24 2,25 0,5009 kiểm tra (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) Loại sổ kế toán thường có sai sót trong quá trình vận dụng gồm sổ chi phí, sổ doanh thu và sổ thanh toán với người mua. Việc ghi sổ chưa thực hiện thường xuyên, sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không đúng theo quy định là sai sót thường gặp khi vận dụng sổ kế toán. Chính vì vậy các HTX nên tuân thủ quy định về thời gian ghi sổ, sửa chữa sổ theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 24 để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán. 3.5. Thực trạng lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin kế toán Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các HTX đều lập tương đối đầy đủ số lượng báo cáo kế toán bắt buộc theo ngành nghề hoạt động kinh doanh của HTX (Sơ đồ 2). Tuy nhiên, trên Báo cáo kế toán của HTX có một số vấn đề như sau: (i) Thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính chưa được trình bày đầy đủ. Trong nông nghiệp, vườn cây lâu năm được đầu tư chủ yếu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ban đầu, 2-3 năm sau mới tạo ra sản phẩm và thường cho thu hoạch trong nhiều năm. Do vậy, vườn cây lâu năm đáp ứng đủ điều kiện là tài sản cố định hữu hình. Tuy nhiên, thực tế một số HTX chưa ghi nhận giá trị của vườn cây lâu năm trên Báo cáo tình hình tài chính. Điều này dẫn đến tổng giá trị tài sản của HTX thấp do không tính giá trị vườn cây lâu năm; HTX thiếu tài sản đảm bảo… Do đó, làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng của HTX, và phần nào ảnh hưởng đến tính chính xác trong quyết định kinh doanh của HTX. (ii) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chưa phản ánh đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong HTX. Thực tế, hầu hết HTX sử dụng nhà riêng của giám đốc cho hoạt động chung của HTX như họp, giao dịch mua bán, tuy nhiên các HTX chưa chi trả khoản tiền thuê văn phòng, tiền điện sử dụng hàng tháng cho giám đốc HTX và chưa ghi nhận vào chi phí quản lý kinh doanh trên Báo cáo này. 340
- Sơ đồ 2. Tình hình lập báo cáo kế toán tại các hợp tác xã (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) Mức độ tuân thủ chế độ kế toán về lập Báo cáo kế toán tại HTX được xem xét trên các khía cạnh (số lượng báo cáo, thời gian lập báo cáo, thời gian nộp báo cáo, chất lượng thông tin trên báo cáo) tại Bảng 5. Theo kết quả điều tra và kết quả kiểm định về sự khác biệt, nhóm HTX khác có sự tuân thủ chế độ cao hơn so với nhóm HTX nông nghiệp về việc lập đủ số lượng báo cáo (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%) và thời gian lập báo cáo (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%). Đối với việc tuân thủ về thời gian nộp báo cáo và đảm bảo chất lượng thông tin trên báo cáo thì giữa hai nhóm HTX không có sự khác biệt. Khoảng 38,3% các HTX nông nghiệp đã từng nộp muộn các Báo cáo tài chính đến cơ quan quản lý như Phòng nông nghiệp huyện, trong khi đó chỉ có 27,7% HTX khác đã nộp muộn Báo cáo tài chính. Nhìn chung mức độ tuân thủ chế độ kế toán về lập báo cáo tại hai nhóm HTX ở mức vừa phải. Theo khảo sát, việc trình bày Báo cáo kế toán không tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán đã dẫn đến quyết định mua hàng kho cất trữ hoặc mở rộng quy mô kinh doanh chưa đúng thời điểm…đã gây ra thua lỗ của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc tại 32,7% HTX. Bảng 5. Mức độ tuân thủ chế độ kế toán về lập báo cáo kế toán tại Hợp tác xã Chỉ tiêu HTX NN HTX khác Kiểm định sự khác biệt Đủ số lượng báo cáo theo quy định 2,64 2,79 0,0873 Thời gian lập báo cáo theo quy định 2,58 2,83 0,0036 Thời gian nộp báo cáo đúng hạn 2,61 2,62 0,9343 Chất lượng thông tin trên báo cáo đảm bảo 2,63 2,65 0,7379 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) 341
- 3.6. Thực trạng kiểm soát nội bộ về kế toán và kiểm kê tài sản Qua số liệu thu thập, tất cả các HTX đều có ban kiểm soát, tuy nhiên, phần lớn các HTX chưa xem trọng vai trò của ban kiểm soát và chưa nêu rõ trách nhiệm mà ban kiểm soát phải gánh chịu nếu chưa làm tròn nhiệm vụ. Cán bộ ban kiểm soát chưa chủ động kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của HTX; nghiệp vụ chuyên môn kiểm soát còn hạn chế, đặc biệt trong kiểm tra về quản lý tài chính, kế toán. Thành viên ban kiểm soát thường là người nhà, người thân của giám đốc hoặc kế toán nên tính độc lập của ban kiểm soát bị hạn chế. Trình độ học vấn của cán bộ ban kiểm soát còn thấp (cụ thể 6,4% tốt nghiệp tiểu học; 35,8% tốt nghiệp trung học cơ sở; 46,8% tốt nghiệp trung học phổ thông và 10,9% tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học) nên hiệu quả công việc kiểm soát chưa cao. Sai sót phát hiện trong quy trình kiểm soát về kế toán tại HTX gồm việc ghi sổ chưa kịp thời, mua sắm tài sản chưa được phê duyệt đúng thẩm quyền… Theo kết quả điều tra các nội dung kiểm kê tài sản tại HTX chủ yếu về quỹ tiền mặt và kho hàng hóa. Cuối mỗi ngày, HTX sẽ tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt, trong khi đó đối với kho hàng hóa thời gian kiểm kê thường là 3 tháng/ 1 lần, vì các giao dịch phát sinh trong HTX ít. Kết quả kiểm kê: Chưa phát hiện sai sót nghiêm trọng (Bảng 6). Bảng 6. Nội dung kiểm soát kế toán và kiểm kê tài sản tại các hợp tác xã Tổng mẫu điều tra HTX NN HTX khác (n=156) (n=73) (n=83) Nội dung HTX sử Tỷ lệ HTX sử Tỷ lệ HTX sử Tỷ lệ dụng (%) dụng (%) dụng (%) Kiểm soát kế toán Quy định về lập đối chiếu chứng từ 38 24,4 13 17,8 25 30,1 Quy định về quản lý vốn bằng tiền 96 61,5 43 58,9 53 63,9 Quy định về quản lý TSCĐ 26 16,7 10 13,7 16 19,3 Quy định về quản lý hàng tồn kho 41 26,3 0 0 41 49,4 Quy định về sự phối hợp và trách nhiệm của 68 43,6 35 47,9 43 51,8 các bên liên quan (cơ chế, thủ tục kiểm soát) Kiểm kê tài sản Kiểm kê quỹ tiền mặt 156 100,0 73 100,0 83 100,0 Kiểm kê kho hàng hóa 83 53,21 0 0 83 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020-2021) 3.7. Giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng chế độ kế toán tại các HTX tỉnh Nghệ An Dựa trên kết quả phân tích, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng chế độ kế toán tại các HTX tỉnh Nghệ An như sau: 342
- Lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán cần thực hiện thường xuyên hơn, tránh dồn vào cuối tháng, cuối quý nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời hơn, đầy đủ hơn cho người sử dụng thông tin. Đồng thời, các HTX cần tổ chức thêm một số chứng từ kế toán phục vụ cho quản lý nội bộ HTX. Bổ sung mở một số sổ kế toán chi tiết và Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của HTX. Hiện nay các HTX mới chỉ dừng lại ở việc lập Báo cáo kế toán nộp cho cơ quan quản lý và chưa sử dụng đầy đủ hệ thống sổ chi tiết. Báo cáo kế toán này thường được lập mang tính chất đối phó nên thông tin kế toán không đủ hữu ích để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Vì vậy, sử dụng phù hợp sổ kế toán chi tiết và Báo cáo kế toán quản trị là điều rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán của HTX. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định kiểm tra, kiểm soát về kế toán trong HTX. Quy định cần nêu rõ những nội dung cần kiểm tra, trình tự kiểm tra kế toán đối với từng phần hành riêng biệt như mua hàng, bán hàng, tài sản cố định... và nội dung kiểm soát về tài chính. Nâng cao năng lực quản lý tài chính, năng lực chuyên môn về kế toán của Ban kiểm soát thông qua các khóa tập huấn của phòng nông nghiệp huyện và liên minh HTX, và khả năng tự học hỏi trau dồi kiến thức. 4. Kết luận Từ kết quả phân tích thực trạng vận dụng chế độ kế toán tại 156 HTX của tỉnh Nghệ An cho thấy còn nhiều điểm hạn chế. Cụ thể, thực trạng vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán chưa tuân thủ đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành. Thực trạng lập Báo cáo kế toán và cung cấp thông tin còn mang tính hình thức, chất lượng thông tin kế toán cung cấp chưa đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc (32,7% HTX). Phần lớn Ban kiểm soát của HTX chưa xây dựng được đầy đủ quy trình quản lý tài chính, kiểm tra kế toán. Do vậy, để phát triển công tác kế toán của HTX trong thời gian tới, cần ưu tiên thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: (i) Lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán cần thực hiện thường xuyên hơn và tổ chức thêm một số chứng từ kế toán phục vụ cho quản lý nội bộ HTX; (ii) Bổ sung mở thêm một số sổ kế toán chi tiết và Báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của HTX; (iii) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định kiểm tra, kiểm soát về kế toán trong HTX; (iv) Nâng cao năng lực quản lý tài chính, năng lực chuyên môn về kế toán của Ban kiểm soát. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra về công tác kế toán HTX như tổ chức các lớp tập huấn về kế toán HTX và tiếp tục 343
- kiểm tra công tác kế toán của HTX thường xuyên hơn để nâng cao chất lượng công tác kế toán HTX và chất lượng Báo cáo kế toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2016). Thông tư số 133/2016/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Truy cập tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh- nghiep/Thong-tu-133-2016-TT-BTC-huong-dan-che-do-ke-toan-doanh-nghiep- nho-va-vua-284997.aspx. Ngày truy cập 18/4/2022. 2. Bộ tài chính (2017). Thông tư số 24/2017/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán HTX, liên hiệp HTX. Truy cập tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem- toan/Thong-tu-24-2017-TT-BTC-che-do-ke-toan-hop-tac-xa-lien-hiep-hop-tac-xa- 317213.aspx. Ngày truy cập 18/4/2022. 3. Lê Thị Minh Châu (2020). Phân tích một số chỉ tiêu trình bày trong báo cáo kế toán của HTX nông nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt. Tạp chí kế toán & kiểm toán. 3/2020: 24-26. 4. Nguyễn Văn Phượng (2017). Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Nghệ an. Tạp chí khoa học – công nghệ Nghệ An. 9/2017: 20-22. 5. Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 340/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030. 6. Xuân Hoàng (2021). Nghệ An có 419 hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Truy cập tại https://baonghean.vn/nghe-an-co-419-hop-tac-xa-hoat-dong-hieu-qua- 280654.html. Ngày truy cập 18/4/2022. 7. Yến Nhi (2021). Mở khóa cho công tác kế toán hợp tác xã. Truy cập tại http://lienminhhtxhaiphong.org.vn/mo-khoa-cho-cong-tac-ke-toan-hop-tac-xa/. Ngày truy cập 18/4/2022. 344
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài : Phân tích các tác động của chính sách bảo trợ mậu dịch của Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
33 p | 759 | 162
-
Giáo trình kiểm toán - ThS. Đồng Thị Vân Hồng
154 p | 335 | 120
-
Hạn chế rủi ro trong thanh tóan tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa - 4
10 p | 139 | 25
-
Ba nguyên nhân làm chậm tiến độ tái cơ cấu ngân hàng
2 p | 122 | 23
-
Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương - 4
19 p | 90 | 14
-
Quá trình hình thành và phương pháp giải quyết thực trạng giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam p5
5 p | 86 | 12
-
Báo cáo tài chính hợp nhất đối sánh giữa VAS 25 và IAS 27/IFRS 10
6 p | 112 | 9
-
NGÂN HÀNG PHẢI NHẬP CUỘC
5 p | 97 | 8
-
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Những vấn đề cần tháo gỡ
12 p | 80 | 7
-
Hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Khó khăn và hướng khắc phục
6 p | 71 | 7
-
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 p | 24 | 6
-
Vấn đề tiền lương
4 p | 53 | 5
-
Giải pháp tăng thu dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang
15 p | 31 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Bến Lức tỉnh Long An
10 p | 45 | 4
-
Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
7 p | 53 | 4
-
Giới thiệu kế toán lợi ích người lao động - bài học kinh nghiệm và lộ trình áp dụng IAS 19 ở Việt Nam
4 p | 29 | 2
-
Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách tài chính xã, phường, thị trấn và hướng dẫn thực hành chế độ kế toán: Phần 1
215 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn