intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế và một số dự báo nhu cầu giai đoạn 2011-2020

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vốn đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển để trở thành một trong những tỉnh, thành phát triển của cả nước. Bài viết sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng vốn đầu tư công giai đoạn 2000-2009 và dự báo nhu cầu vốn đầu tư công giai đoạn 2011-2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế và một số dự báo nhu cầu giai đoạn 2011-2020

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010<br /> THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br /> VÀ MỘT SỐ DỰ BÁO NHU CẦU GIAI ĐOẠN 2011-2020<br /> Trần Viết Nguyên<br /> Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Vốn đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,<br /> đặc biệt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng<br /> điểm miền Trung, đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển để trở thành một trong<br /> những tỉnh, thành phát triển của cả nước. Bài viết sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng,<br /> đánh giá thực trạng vốn đầu tư công giai đoạn 2000-2009 và dự báo nhu cầu vốn đầu tư công<br /> giai đoạn 2011-2020.<br /> <br /> Đầu tư công là các khoản chi của Chính phủ để cung ứng hàng hóa, dịch vụ<br /> công cộng. Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia trên thế giới về ảnh hưởng<br /> của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại các nước đang phát triển cho thấy trung bình<br /> tăng 10% đầu tư công sẽ tác động tăng trưởng 2% đầu tư tư nhân.<br /> Vốn đầu tư công trong bài viết này bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn của<br /> doanh nghiệp nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Chính phủ và nguồn vốn viện trợ<br /> nước ngoài cho đầu tư phát triển (ODA và NGO) do Chính phủ quản lý.<br /> 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam<br /> xác định mục tiêu về kết cấu hạ tầng phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội,<br /> quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Kinh tế nhà nước phải được đổi mới và phát<br /> triển để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng,<br /> là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tập trung đầu tư cho<br /> kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp<br /> nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học, công<br /> nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội, chấp hành pháp luật.<br /> Nhà nước đã tập trung huy động nhiều nguồn vốn khác nhau đầu tư kết cấu hạ<br /> tầng và tăng cường phân cấp, uỷ quyền cho các ngành, địa phương, chủ đầu tư chủ động<br /> hơn trong thực hiện đầu tư công. Tuy nhiên, việc quy định rải rác ở nhiều văn bản luật<br /> khác nhau, nội dung quy định về đầu tư công chưa đầy đủ đã gây khó khăn trong thực hiện.<br /> <br /> 123<br /> <br /> - Vốn đầu tư công của Việt Nam không ngừng tăng nhanh , nhờ vậy vốn đầu tư<br /> công Trung ương đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế tăng theo. Nguồn vốn đầu tư công<br /> tăng nhanh, đặt ra vấn đề lớn là hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ huy động vốn đầu tư so với<br /> GDP đã tăng ở mức cao làm tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước.<br /> - Vị trí, địa hình Thừa Thiên Huế bị chia cắt mạnh, mùa mưa trùng với mùa bão<br /> lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa lớn thường gây ra lũ lụt và ngập úng, làm<br /> thiệt hại kết cấu hạ tầng, hạn chế thời gian thi công công trình và suất đầu tư xây dựng<br /> hạ tầng cao. Tuy vậy, với lợi thế ở vị trí trung độ trên trục giao thông quan trọng của cả<br /> nước, trong hành lang kinh tế Đông – Tây, có thành phố Huế là cố đô, thành phố festival,<br /> đô thị loại I, trong tương lai là đô thị hạt nhân của thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc<br /> Trung ương nên có cơ hội lớn thu hút, huy động vốn đầu tư.<br /> - Sự phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế những năm qua đã tăng nguồn<br /> huy động vốn đầu tư công và các nguồn khác, đồng thời làm tăng nhu cầu vốn đầu tư xã<br /> hội.<br /> - Các nhà thầu trên địa bàn vừa đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước vừa<br /> tham gia thực hiện các dự án đầu tư công, giữ vai trò quan trọng đến chất lượng, tiến độ<br /> thực hiện và hiệu quả đầu tư công trên địa bàn. Mặt khác, đầu tư công lại kích thích,<br /> thúc đẩy các nhà thầu trên địa bàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, lực lượng này chủ yếu vẫn<br /> là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực quản lý, thiết bị, công nghệ còn thiếu và yếu.<br /> 2. Thực trạng đầu tư công ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2009<br /> 2.1. Công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư công<br /> - Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công đã có nhiều tiến bộ về tổ chức bộ<br /> máy, quản lý, trình độ chuyên môn và sự phối hợp đặc biệt là từ khi thực hiện chương<br /> trình cải cách hành chính. Song vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển.<br /> - Tỉnh đã ban hành danh mục các chương trình, dự án trọng điểm kế hoạch 5<br /> năm đã tạo điều kiện chủ động trong huy động, bố trí vốn và thực hiện các chương trình,<br /> dự án. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020<br /> lập trong năm 2008 kèm danh mục dự án là cơ sở định hướng đầu tư trên địa bàn tỉnh.<br /> - Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư đã được tập trung thực hiện nên<br /> ngày càng tiến bộ, số lượng dự án đầu tư thực hiện công tác báo cáo đánh giá, giám sát<br /> đầu tư tăng nhanh, qua đó đã phát hiện, khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong quản<br /> lý, nhưng vẫn còn khoảng 20% số lượng dự án chưa thực hiện theo quy định.<br /> <br /> *<br /> <br /> Theo giá thực tế, số vốn đầu tư công cả nước tăng nhanh giá trị từ 30.447 tỷ đồng năm 1995 lên 89.417<br /> tỷ đồng năm 2000 và 175.435 tỷ đồng năm 2008 nhưng lại giảm mạnh về tỷ trọng từ 51,9% năm 2000<br /> xuống còn 22,7% năm 2009 trong tổng vốn đầu tư do sự phát triển mạnh mẽ các các thành phần kinh tế<br /> khác. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)<br /> <br /> 124<br /> <br /> 2.2. Về huy động vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2009<br /> Biểu đồ 1. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> TỶ LỆ % VỐN ĐẦU TƯ/GDP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br /> 60,00<br /> 50,00<br /> 40,00<br /> 30,00<br /> 20,00<br /> 10,00<br /> 2000<br /> <br /> 2001<br /> <br /> 2002 2003<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê tỉnh<br /> Thừa Thiên Huế.<br /> <br /> Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2000-2009 là 36.975 tỷ đồng, tăng từ 1.288 tỷ đồng<br /> năm 2000 lên 7.243 tỷ đồng năm 2009, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 22,99% (theo<br /> giá thực tế), trong đó vốn đầu tư công tăng bình quân 14,33%, vốn đầu tư ngoài nhà<br /> nước tăng bình quân 52,3% do vậy tỷ trọng vốn đầu tư công giảm nhanh.<br /> Tình hình huy động một số nguồn vốn đầu tư công như sau:<br /> - Thu ngân sách nhà nước tỉnh theo giá thực tế tăng nhanh từ 1.264 tỷ đồng năm<br /> 2000 lên 3.915 tỷ đồng năm 2009, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17,98%. Thu ngân<br /> sách nhà nước địa phương tăng từ 306 tỷ đồng năm 2000 lên 2.570 tỷ đồng vào năm<br /> 2009, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 26,48% (theo giá thực tế). Tỷ lệ huy động<br /> nguồn ngân sách nhà nước nội địa từ GDP tỉnh đạt 12,99% (thấp hơn nhiều so với bình<br /> quân cả nước) tăng dần từ 8,84% năm 2000 lên 15,72% năm 2009. Chi ngân sách địa<br /> phương tăng bình quân giai đoạn này là 11,2%, trong đó chi đầu tư phát triển (chiếm<br /> 19,88%) giảm bình quân hàng năm 4,85%.<br /> Thu ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000 xếp thứ 20 so với 61<br /> tỉnh, thành phố cả nước, xếp thứ 4 so với 14 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung. Đến<br /> năm 2007, xếp thứ 19 so với 64 tỉnh, thành phố cả nước và thứ 5 khu vực miền Trung,<br /> so với năm 2000, năm 2007 thu ngân sách nhà nước tỉnh tăng vị trí so với cả nước<br /> nhưng giảm so với khu vực. Dự toán thu ngân sách nhà nước tỉnh năm 2009 là 1.945 tỷ<br /> đồng xếp thứ 19 so cả nước và thứ 8 trong khu vực miền Trung, dự toán thu năm 2010<br /> là 2.301 tỷ đồng xếp thứ 22 cả nước và xếp thứ 8 khu vực miền Trung.<br /> Mức bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương trong thời kỳ ổn định ngân sách<br /> 2007-2010 của tỉnh là 311,193 tỷ đồng xếp thứ 49 so với các tỉnh, thành phố trong cả<br /> nước. Bổ sung có mục tiêu của Trung ương theo dự toán năm 2009 là 738,034 tỷ đồng<br /> xếp vị trí thứ 14, bổ sung năm 2010 là 893,126 tỷ đồng xếp thứ 24 cả nước.<br /> Nhìn chung, thu ngân sách nhà nước tỉnh tuy đã tăng qua các năm nhưng vẫn ở<br /> mức thấp so với các tỉnh, thành trong cả nước, chưa đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát<br /> 125<br /> <br /> triển. Tỷ trọng vốn đầu tư trong nguồn ngân sách nhà nước tỉnh giảm nhanh qua các<br /> năm, mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương còn thấp.<br /> - Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án quan trọng về giao<br /> thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và đào tạo, được bố trí từ năm 2003 đến nay đã góp phần<br /> quan trọng vào phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. Nguồn vnày thường được bổ sung<br /> chậm gây khó khăn cho thực hiện trong điều kiện tỉnh thường hay bị mưa, lũ kéo dài.<br /> Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phi<br /> chính phủ được bố trí tăng và sử dụng tương đối ổn định từ năm 2000 đến nay góp phần<br /> quan trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được bố trí từ năm<br /> 2000 đến nay, tăng nhanh kể từ năm 2006 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư<br /> công của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư tự có của doanh nghiệp nhà nước huy động từ 435 tỷ<br /> đồng (2005) lên 550 tỷ đồng (2008), tốc độ tăng chậm (4,14% năm 2006, 17,22% năm<br /> 2007 và 3,58% năm 2008). Nguồn này tuy nhỏ song là cơ sở quan trọng để doanh<br /> nghiệp huy động nhiều nguồn khác tăng đầu tư phát triển trong thời gian qua.<br /> 2.3. Về sử dụng vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2009<br /> 2.3.1. Giá trị vốn đầu tư công sử dụng qua các năm<br /> Vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thực hiện giai đoạn 2000-2009 là 19.802 tỷ<br /> đồng chiếm 53,55% tổng vốn đầu tư, trong đó địa phương quản lý là 12.732 tỷ đồng<br /> chiếm tỷ lệ 64,4%, Trung ương quản lý chiếm 35,6%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm<br /> là 14,33% tăng, giảm không ổn định, trong đó vốn địa phương quản lý tăng bình quân<br /> 16,75%; vốn Trung ương quản lý tăng bình quân 13,27%. Cụ thể như sau:<br /> Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư là 13.054 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm<br /> 17,98%, tăng giảm không ổn định, bao gồm: nguồn ngân sách Chính phủ giao là 3.335<br /> tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 20,8%; nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc<br /> gia là 726 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 18,86%, nguồn này rất quan trọng trong an<br /> sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 537,9 tỷ đồng, tăng<br /> bình quân hàng năm 88,74%.<br /> Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 3.545 tỷ đồng, tăng bình quân<br /> hàng năm 17,48%. Nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) là 523 tỷ đồng,<br /> tăng bình quân hàng năm 29,24%, nguồn này không lớn nhưng góp phần quan trọng<br /> trong hỗ trợ dân sinh, tập trung trong lĩnh vực y tế, phát triển nông thôn, rà phá bom<br /> mìn, biến đổi khí hậu, hỗ trợ trẻ em.<br /> Nguồn vốn đầu tư tín dụng ưu đãi là 2.680 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng<br /> năm là 85,14%, đạt mức cao nhưng biến động mạnh qua các năm.<br /> Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đã thể hiện vai trò chủ đạo trong đầu<br /> tư phát triển trên địa bàn tỉnh như các doanh nghiệp về bưu chính, viễn thông (VNPT,<br /> Vinaphone, Viettel), điện, giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, cấp và thoát<br /> nước, lâm nghiệp…là lực lượng nòng cốt trong xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn<br /> tỉnh như bưu chính viễn thông, điện, nước, giao thông, quản lý tài nguyên rừng…<br /> 126<br /> <br /> 2.3.2. Kết quả đầu tư qua một số chương trình, dự án quan trọng và hiệu quả<br /> đầu tư công của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2009.<br /> - Kết quả đầu tư công qua một số chương trình, dự án quan trọng:<br /> Công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân một trong mười hầm đường bộ lớn<br /> nhất châu Á, cùng với các công trình đã và đang xây dựng như nâng cấp Quốc lộ 1A,<br /> đường tránh thành phố Huế, đường La Sơn – Nam Đông, đường 74, đường 71, Quốc lộ<br /> 49A, Quốc lộ 49B, cầu đường bộ qua sông Hương, hình thành những tuyến giao thông<br /> huyết mạch, rút ngắn khoảng cách, giảm thiểu chi phí đi lại, vận chuyển giữa các vùng,<br /> miền trên địa bàn tỉnh và cả nước. Hồ Tả Trạch là công trình có quy mô lớn giữ vai trò<br /> quan trọng trong điều hoà nguồn nước ngọt và chống hạn, giảm lũ phục vụ sản xuất và<br /> sinh hoạt nhân dân.<br /> Các dự án xây dựng, nâng cấp cảng hàng không Phú Bài, Đại học Huế, Bệnh<br /> viện Trung ương Huế, ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người có thu nhập thấp, bệnh viện<br /> đa khoa huyện, liên huyện, kiên cố hoá trường học,..khi hoàn thành góp phần quan<br /> trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triển<br /> kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.<br /> Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng 2 khu<br /> kinh tế, 4 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 3 khu đô thị<br /> mới, 4 khu chung cư, 8 khu dân cư, 52 khu tái định cư,...tạo điều kiện huy động, thu hút<br /> đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô theo quy hoạch sẽ được xây<br /> dựng thành thành phố phía nam, là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh, sau 4 năm<br /> hoạt động đã thu hút được 34 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 32.791 tỷ đồng<br /> (2,05 tỷ đô la Mỹ), vốn thực hiện 2.065 tỷ đồng. Để Khu kinh tế này phát triển theo quy<br /> hoạch, nhu cầu đầu tư công rất lớn (tổng mức đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng được phê<br /> duyệt đến nay là 2.085 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2009 mới bố trí 964 tỷ đồng), hiệu<br /> quả đầu tư có thể thấy rõ nhưng vốn đầu tư công bố trí chưa đáp ứng nhu cầu.<br /> Kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế<br /> phát triển nhanh, mật độ hạ tầng giao thông toàn tỉnh đạt 0,66km/km2, 68% xã bê tông<br /> hoá và nhựa hoá đường liên thôn trên 50%, tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương đạt trên 51%,<br /> 100% xã có đường đến trung tâm xã, 98% hộ sử dụng điện, 85% hộ sử dụng nước hợp<br /> vệ sinh trong đó 59% số hộ sử dụng nước sạch, 100% xã có trạm y tế với tỷ lệ kiên cố<br /> hoá 44%, 69,5% xã có chợ nông thôn, 100% xã có trường mầm non tỷ lệ kiên cố hoá<br /> 92%, 100% xã có trường tiểu học tỷ lệ kiên cố hoá 99%, 67% xã có trường trung học cơ<br /> sở tỷ lệ kiên cố hoá 80%, 13% xã có trường trung học phổ thông tỷ lệ kiên cố hoá 100%,<br /> sóng phát thanh truyền hình, hạ tầng viễn thông phủ đến 100% thôn, xã; hạ tầng các đô<br /> thị, khu dân cư tập trung được đầu tư, xây dựng góp phần sắp xếp, ổn định cho các hộ<br /> dân ở những vùng phải di dời, giải toả, vùng sạt lở, thiên tai.<br /> Việc đầu tư các dự án nêu trên làm thay đổi nhanh kết cấu hạ tầng đô thị và nông<br /> thôn trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế-xã<br /> 127<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2