T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
<br />
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN<br />
NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH Ở 6 TỈNH VIỆT NAM NĂM 2014<br />
Nguy n Thanh Hà*; D ơng Chí Nam*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả thực trạng xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu hộ gia đình (HGĐ) năm<br />
2014 và so sánh sự thay đổi so với nghiên cứu năm 2006. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang và so sánh trước sau. Số liệu được thu thập từ 4.698 HGĐ. Kết quả: > 90% HGĐ có nhà<br />
tiêu, trong đó 72,4% nhà tiêu hợp vệ sinh, chủ yếu là tự hoại (51%) và thấm dội nước (14,7%).<br />
So với năm 2006, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu tự hoại đã tăng 359,5% (từ 11,1 - 51%, p < 0,001), tỷ lệ<br />
HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản đã tăng 257,8%<br />
(64,4% so với 18%). Kết luận: tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng, sử dụng và<br />
bảo quản tăng cao trong giai đoạn 2006 - 2014 và gần đạt mục tiêu của quốc gia. Tuy nhiên,<br />
kết quả không đều giữa các vùng. Khuyến cáo: cần ưu tiên nguồn lực hỗ trợ và triển khai các<br />
giải pháp nâng cao tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh tại vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.<br />
* Từ khóa: Nhà tiêu; Hộ gia đình; Thực trạng.<br />
<br />
Reality of Construction, Usage and Maintenance of Household<br />
Latrines in 6 Provinces of Vietnam in 2014<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the reality of construction, usage and maintenance of household<br />
latrines in 2014 and to compare this study’s findings to the survey in 2006. Methods: We conducted<br />
a cross-sectional descriptive pre-and-post-study. The data was collected from 4,698 households<br />
in 2014. Results: The study revealed that 90% of households had latrines; including 72.4%<br />
sanitary latrines, most of which had septic tank latrines (51%) and pour-flash latrines (14.7%).<br />
In comparison to 2006’s survey, this study found that the proportion of households with septic<br />
tank latrines increased up to 359.5% (from 11.1 to 51%, p < 0.001), approximately 257.8% of<br />
households met sanitary latrine standards in terms of construction, usage and maintenance,<br />
which was higher than that in 2006 (64.4% vs. 18%). Conclusions: There was an increase in<br />
the rate of households which had sanitary latrines during the period 2006 - 2014, which nearly<br />
reaches the nation's goals in normalizing sanitary latrines. However, the results are not similar<br />
among regions. It is recommended that we need to prioritize resources to support and improve<br />
the proportion of household’s sanitary latrines in the Northern and Central Highlands regions.<br />
* Key words: Latrines; Households; Reality.<br />
* Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): Nguy n Thanh Hà (haytdpvn@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 11/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 05/12/2016<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 26/12/2016<br />
<br />
40<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm qua, Việt Nam đã<br />
đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cung<br />
cấp nước sạch và thiết bị vệ sinh cho<br />
người dân nông thôn. Điều tra năm 2006<br />
cho thấy: tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là 75%,<br />
trong đó tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ<br />
sinh 18% [1]. Đến năm 2010, tỷ lệ đạt tiêu<br />
chuẩn vệ sinh tăng (60%), nhưng vẫn thấp<br />
hơn 10% so với mục tiêu quốc gia đề ra.<br />
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giảm<br />
thiểu được trứng, ấu trùng giun, sán và<br />
các vi khuẩn phát tán gây bệnh ở người<br />
[5, 6]. Đầu tư vệ sinh môi trường sẽ mang<br />
lại lợi ích về kinh tế xã hội ở các nước<br />
đang phát triển [7]. Xuất phát từ thực<br />
tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề<br />
tài nhằm:<br />
- Mô tả thực trạng xây dựng, sử dụng,<br />
bảo quản nhà tiêu HGĐ năm 2014.<br />
- So sánh sự thay đổi nhà tiêu tại các<br />
HGĐ trên cùng địa bàn giữa hai cuộc điều<br />
tra 2006 và 2014.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Địa bàn nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến hành tại 6 tỉnh thuộc<br />
6/7 vùng sinh thái Việt Nam.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Nhà tiêu tại các HGĐ.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thời gian: thực hiện từ tháng 1 đến<br />
5 - 2014.<br />
* Cỡ mẫu và chọn mẫu:<br />
<br />
- Cỡ mẫu: tính theo công thức:<br />
n=<br />
<br />
Z2(1-α/2).p.q<br />
d2<br />
<br />
x DE<br />
<br />
Trong đó: n: cỡ mẫu; p: tỷ lệ HGĐ có<br />
nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh (p = 0,5);<br />
Z = 1,96 (α = 0,05 độ tin cậy 95%); d =<br />
0,05; DE = 2. Tính được cỡ mẫu tại một<br />
tỉnh n = 768 HGĐ. Tổng số HGĐ cần điều<br />
tra tại 6 tỉnh là 4.068. Thực tế điều tra<br />
4.698 HGĐ.<br />
- Chọn mẫu:<br />
+ Chọn tỉnh: chọn ngẫu nhiên 6 tỉnh<br />
đại diện cho 6 vùng sinh thái bằng<br />
phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Các<br />
tỉnh được lựa chọn gồm: Hòa Bình (miền<br />
núi phía Bắc), Thái Bình (Đồng bằng sông<br />
Hồng), Thanh Hóa (Bắc Trung bộ), Bình<br />
Định (Duyên hải Nam Trung bộ), Đắk Lắk<br />
(Tây Nguyên) và An Giang (Đồng bằng<br />
sông Cửu Long).<br />
+ Chọn huyện, xã, thôn bản: tại mỗi<br />
tỉnh chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã,<br />
mỗi xã chọn 3 thôn/bản/ấp bằng cách<br />
bốc thăm ngẫu nhiên. Tổng số 18 huyện,<br />
54 xã và 162 thôn/bản/ấp được điều tra ở<br />
6 tỉnh.<br />
+ Chọn HGĐ: tại mỗi thôn, chọn<br />
nhiên HGĐ đầu tiên trong danh<br />
HGĐ của thôn bằng cách sử dụng<br />
số ngẫu nhiên. Các HGĐ tiếp theo<br />
theo phương pháp cổng liền cổng.<br />
<br />
ngẫu<br />
sách<br />
bảng<br />
chọn<br />
<br />
* Phương pháp thu thập thông tin và<br />
xử lý số liệu:<br />
- Tại các HGĐ được chọn, điều tra<br />
viên tiến hành quan sát nhà tiêu HGĐ,<br />
điền thông tin vào bảng kiểm thiết kế sẵn.<br />
- Các thông tin thu được từ thực địa<br />
đều xử lý thô, sau đó nhập 2 lần để kiểm<br />
tra lỗi và xử lý theo phần mềm SPSS.<br />
41<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
* Các tiêu chí phân loại, so sánh, đánh<br />
giá:<br />
- HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh: theo<br />
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu QCVN01:2011/BYT.<br />
- Để đánh giá thay đổi độ bao phủ nhà<br />
tiêu hợp vệ sinh tại các HGĐ, chúng tôi<br />
dựa vào so sánh kết quả giữa 2 cuộc<br />
điều tra bằng công thức:<br />
<br />
Mức độ thay đổi (MĐTĐ)<br />
MĐTĐ (%) =<br />
<br />
│P2 - P1│<br />
P1<br />
<br />
x 100<br />
<br />
Trong đó P1: tỷ lệ % HGĐ có nhà tiêu<br />
hợp vệ sinh trong điều tra năm 2006;<br />
P2: tỷ lệ % HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh<br />
trong điều tra năm 2014. Sự thay đổi này<br />
được coi có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ.<br />
Các loại nhà tiêu được coi là hợp vệ sinh bao gồm tự hoại, thấm dội nước, biogas,<br />
hai ngăn và chìm có ống thông hơi.<br />
8.5<br />
3.2<br />
7.3<br />
0.4<br />
8.2<br />
0.3<br />
3.4<br />
3<br />
<br />
Không có<br />
Khác<br />
Cầu tro/thùng<br />
Cầu tiêu ao cá<br />
Một ngăn<br />
Chìm có ống thông hơi<br />
Hai ngăn<br />
Biogas<br />
T hấm dội nước<br />
T ự hoại<br />
<br />
14.7<br />
51<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu.<br />
Đa số HGĐ đã có nhà tiêu (91,5%). Trong đó, các loại nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm<br />
đa số (72,4%), chủ yếu là nhà tiêu tự hoại (51%) và thấm dội nước (14,7%). Nhà tiêu<br />
biogas, hai ngăn và chìm có ống thông hơi chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (3%; 3,4% và 0,3%).<br />
100<br />
<br />
91.3<br />
<br />
81.6<br />
<br />
80<br />
<br />
80.6<br />
<br />
70.7<br />
<br />
72.4<br />
<br />
63.4<br />
<br />
60<br />
<br />
46.6<br />
<br />
40<br />
20<br />
0<br />
Bình<br />
Định<br />
<br />
Thái<br />
Bình<br />
<br />
An Thanh<br />
Giang Hóa<br />
<br />
Đắc<br />
Lắc<br />
<br />
Hòa<br />
Bình<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh theo tỉnh.<br />
42<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Bình Định, Thái Bình và An Giang là các tỉnh có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh rất cao<br />
(> 80%). Tiếp theo là Thanh Hóa và Đắc Lắk (70,7% và 63,4%). Tỷ lệ này rất thấp tại<br />
tỉnh Hòa Bình (46,6%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Không HVS về XD, SD, BQ<br />
<br />
31.4<br />
<br />
HVS về XD, SD, bảo quản<br />
<br />
64.4<br />
<br />
HVS về sử dụng, bảo quản<br />
<br />
65.2<br />
<br />
HVS về xây dựng<br />
<br />
67.8<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản.<br />
Khoảng 2/3 số HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng, sử dụng<br />
và bảo quản; 31,4% số HGĐ có nhà tiêu không đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng,<br />
sử dụng và bảo quản.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo loại nhà tiêu.<br />
Hợp vệ sinh về<br />
xây dựng<br />
<br />
Hợp vệ sinh về xây dựng,<br />
sử dụng, bảo quản<br />
<br />
Không hợp<br />
vệ sinh<br />
<br />
Tự hoại (n = 2.396)<br />
<br />
97,1<br />
<br />
93,0<br />
<br />
7,0<br />
<br />
Biogas (n = 142)<br />
<br />
93,7<br />
<br />
89,4<br />
<br />
10,6<br />
<br />
Thấm dội nước (n = 689)<br />
<br />
94,8<br />
<br />
90,6<br />
<br />
9,4<br />
<br />
Hai ngăn (n = 160)<br />
<br />
45,6<br />
<br />
28,1<br />
<br />
71,9<br />
<br />
Chìm thông hơi (n = 13)<br />
<br />
7,7<br />
<br />
0,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Khác (n = 897)<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Không có<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Đánh giá chung (n = 4.698)<br />
<br />
67,8<br />
<br />
64,4<br />
<br />
31,4<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Loại nhà tiêu<br />
<br />
Xét theo từng loại nhà tiêu, nhà tiêu tự hoại, biogas và thấm dội nước có tỷ lệ hợp<br />
vệ sinh rất cao cả về xây dựng, sử dụng và bảo quản (> 90%). Các nhà tiêu hai ngăn<br />
và chìm có ống thông hơi có tỷ lệ hợp vệ sinh rất thấp (71,9% và 100%). Hầu hết các<br />
HGĐ có nhà tiêu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản.<br />
43<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
2. Thay đổi nhà tiêu HGĐ giữa 2 lần điều tra 2006 và 2014.<br />
So sánh 2 thời điểm điều tra 2006 và 2014, độ bao phủ nhà tiêu HGĐ đã có thay đổi:<br />
Bảng 2: Độ bao phủ nhà tiêu và nhà tiêu hợp vệ sinh tại HGĐ (2006 - 2014).<br />
Chỉ số về nhà tiêu<br />
<br />
Năm 2006 (n = 37.306)<br />
<br />
Năm 2014 (n = 4.698)<br />
<br />
p<br />
<br />
MĐTĐ (%)<br />
<br />
91,5<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
22<br />
<br />
3401<br />
<br />
72,4<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
119,4<br />
<br />
3025<br />
<br />
64,4<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
257,8<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có nhà tiêu<br />
<br />
27980<br />
<br />
75<br />
<br />
4299<br />
<br />
Hợp vệ sinh<br />
<br />
12311<br />
<br />
33<br />
<br />
Chuẩn xây dựng, sử dụng<br />
<br />
6715<br />
<br />
18<br />
<br />
Độ bao phủ nhà tiêu đã tăng từ 75% (2006) lên 91,5% (2014). Có sự gia tăng mạnh<br />
các HGĐ có loại nhà tiêu thuộc thuộc loại hợp vệ sinh (từ 33 - 72,4%). Tỷ lệ hộ có nhà<br />
tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh cả về xây dựng, sử dụng và bảo quản năm 2014 cao hơn<br />
gần 4 lần so với năm 2006 (64,4% so với 18%).<br />
Bảng 3: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu theo từng loại nhà tiêu hợp vệ sinh (2006 - 2014).<br />
Loại nhà tiêu<br />
<br />
Năm 2006<br />
(n = 37.306)<br />
<br />
Năm 2014<br />
(n = 4.698)<br />
<br />
p<br />
<br />
MĐTĐ<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
37<br />
<br />
0,1<br />
<br />
14<br />
<br />
0,3<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
200<br />
<br />
Nhà tiêu 2 ngăn<br />
<br />
2686<br />
<br />
7,2<br />
<br />
160<br />
<br />
3,4<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
52,8<br />
<br />
Thấm dội nước<br />
<br />
4141<br />
<br />
11,1<br />
<br />
691<br />
<br />
14,7<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
32,4<br />
<br />
Biogas<br />
<br />
187<br />
<br />
0,5<br />
<br />
141<br />
<br />
3<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
500<br />
<br />
Tự hoại<br />
<br />
4141<br />
<br />
11,1<br />
<br />
2396<br />
<br />
51<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
359,5<br />
<br />
Chìm có ống thông hơi<br />
<br />
Loại nhà tiêu tự hoại đã tăng 359,5% (từ 11,1 - 51%, p < 0,001). Các loại nhà tiêu<br />
biogas và thấm dội nước cũng có xu hướng tăng. Trong khi đó, loại nhà tiêu 2 ngăn có<br />
xu hướng giảm đi, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu 2 ngăn đã giảm một nửa so với trước (từ 7,2<br />
xuống 3,4%, p < 0,001) và được thay thế bằng các loại nhà tiêu tiện lợi hơn như tự<br />
hoại, thấm dội nước hoặc biogas.<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu, nhóm tác giả căn<br />
cứ QCVN01:2011/BYT để đánh giá sự<br />
phù hợp vệ sinh cả về xây dựng, sử dụng<br />
và bảo quản các loại nhà tiêu trong điều<br />
tra năm 2014. Tuy nhiên, trong điều tra<br />
năm 2016, nhóm tác giả sử dụng tài liệu<br />
hướng dẫn của Bộ Y tế để đánh giá sự<br />
phù hợp vệ sinh của các loại nhà tiêu.<br />
44<br />
<br />
Trước năm 2011, việc phân loại, giám<br />
sát sự phù hợp vệ sinh của nhà tiêu được<br />
đánh giá dựa trên tài liệu hướng dẫn của<br />
Bộ Y tế. Tài liệu hướng dẫn này được áp<br />
dụng thực hiện cho tới năm 2011. Sau năm<br />
2011, Bộ Y tế ban hành QCVN01:2011/BYT<br />
để chuẩn hóa và thống nhất các tiêu chí<br />
đánh giá phù hợp về vệ sinh của các loại<br />
nhà tiêu. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá<br />
<br />